Một ngày cần uống bao nhiêu lít nước

Một cái cây để có thể lớn lên cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới mỗi ngày. Cơ thể con người muốn phát triển được phải cần cung cấp thực phẩm thông qua việc ăn uống. Đặc biệt, cơ thể chúng ta chiếm hơn 70% là nước.

Vai trò của nước trong cơ thể chúng ta

Nước giúp chúng ta duy trì nhiệt cho cơ thể, chúng giống như nước trong bộ tản nhiệt của ô tô hay máy bay. Chẳng hạn khi nhiệt độ trong cơ thể của bạn lên cao vì nhiễm trùng, sốt, hay đi dưới nắng nóng. Da bạn sẽ ra tiết mồ hôi để làm điều hòa nhiệt độ cho cơ thể bạn.

Nước có công dụng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cần thiết cho cơ thể chúng ta. Nước còn giúp cơ thể chúng ta hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng, thông qua quá trình tiêu hóa thức ăn [các enzyme có trong nước bọt giúp hòa tan các chất dinh dưỡng].

Bạn có bao giờ thắc mắc nước giúp cơ thể thải độc qua đâu? Nước có nhiệm vụ giúp bạn đào thải các cặn bã trong cơ thể ra ngoài nhờ hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở,… Chúng còn là chất bôi trơn giúp các khớp của bạn vận động trơn tru. Ngoài ra nước sẽ giúp bạn ngăn ngừa việc hình thành máu đông cho cơ thể của bạn trong động mạch tim và não, làm giảm nguy cơ gây tai biến cho bạn.

Nước làm nhiệm vụ gì cho máu và não

Bạn có biết nước chiếm đến 92% là thành phần quan trọng của máu. Do máu được tạo nên từ các tế bào và dung dịch huyết tương [nước chiếm phần lớn trong việc hình thành nên huyết tương của máu hơn 90%]. Bên cạnh đó, nước cũng chiếm hơn 80% trong bộ não của chúng ta. 

Nếu cơ thể chúng ta không cung cấp đủ nước sẽ như thế nào?

Nếu lượng nước trong cơ thể bạn không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, táo bón, chảy máu cam, nhức đầu, chóng mặt. Khi cơ thể bạn thiếu nước da bạn cũng sẽ xuất hiện những vùng da khô, sạm da, nổi mụn,… Bạn cần uống đủ nước để cải thiện những tình trạng trên và giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

Như bạn đã biết, khoảng 60 – 70% cơ thể là nước. Chúng ta cần nước để các cơ quan trong cơ thế hoạt động bình thường. Thiếu nước, hệ thống vận hành các cơ quan trong cơ thể sẽ bị đình trệ. Nhưng liệu rằng, 1 ngày nên uống bao nhiêu nước là đủ?

Khoảng 70% cơ thể là nước [Nguồn ảnh: ST]

Nhu cầu nước hàng ngày của một người trung bình vào khoảng 40ml/kg thể trọng hoặc 1ml/calo. Ví dụ: Bạn có cân nặng 50kg thì lượng nước cần trong một ngày sẽ là 2000 ml [tức 2 lít] nước.

Như vậy, tổng lượng nước tối thiểu mỗi ngày vào khoảng từ 1,5 – 2,5 lít nước, được cung cấp qua nước uống, sữa, nước ép trái cây, nước trong các món ăn... Tuy nhiên, nhu cầu này sẽ tăng lên khi bạn chơi thể thao, vận động ra mồ hôi nhiều hoặc khi bị bệnh [sốt, tiêu chảy…], hoặc vào những ngày thời tiết nóng bức.

Ví dụ: Bạn có cân nặng 45 kg và có chạy bộ 30 phút mỗi ngày. Vậy một ngày nên uống bao nhiêu nước?

– Với cân nặng 45 kg thì lượng nước cần thiết cho một ngày sẽ là 1,8 lít nước [0,04*45].

– Hơn nữa, bạn có chạy bộ 30 phút mỗi ngày [tiêu hao khoảng 200 calo] thì lượng nước cần cung cấp thêm ngoài 1,8 lít nước mỗi ngày là 200 ml. Vậy tổng lượng nước bạn cần uống đủ trong ngày sẽ là 2 lít.

Lượng nước uống sẽ tăng lên tương ứng với lượng calo tiêu hao khi bạn chơi thể thao [Nguồn ảnh: ST]

► Một số lưu ý về lượng nước đối với từng đối tượng

- Đối với trẻ em: nhu cầu nước được tính theo thể trọng và thường cao hơn người lớn. Do tỷ lệ diện tích da/thể trọng lớn hơn người trưởng thành, khả năng cô đặc của thận chưa hoàn chỉnh và tỷ trọng nước trong cơ thể lớn hơn.

- Đối với những người trẻ, khỏe mạnh: tốt nhất nên lắng nghe cơ thể và uống nước trước khi thấy khát. 

- Đối với những người lớn tuổi: có thể bị mất nước mà không hề thấy khát, bởi vậy họ phải theo dõi lượng nước uống vào của mình thường xuyên.

Người trẻ cần uống nước trước khi cơ thể thấy khát [Nguồn ảnh: ST]

2. Uống nhiều nước có tốt không?

Uống đủ nước giữ cho da căng mọng và đàn hồi, giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và đảm bảo cho thận có thể lọc chất thải ra ngoài. Nếu nồng độ nước trong máu quá cao hoặc quá thấp, cơ thể sẽ điều chỉnh đưa nước ra khỏi hoặc đưa vào trong các tế bào.

Tuy nhiên, nếu uống nước quá nhiều và quá nhanh, các tế bào sẽ trương lên khi nước ập vào. Các tế bào não sưng phồng sẽ gây đau đầu, chóng mặt và rối loạn. Trong các trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc nước có thể dẫn đến tử vong.

Uống nước quá nhanh và quá nhiều sẽ gây choáng váng, nhức đầu [Nguồn ảnh: ST]

3. Cơ thể điều tiết nước như thế nào?

Chúng ta mất nước chủ yếu qua nước tiểu, bốc hơi qua da hay qua hơi thở… Và thận sẽ điều tiết lượng nước trong cơ thể và ngăn không cho máu trở nên quá đặc hay quá loãng. Nếu lượng nước trong mô hay tế bào của cơ thể xuống thấp, cơn khát sẽ được kích hoạt.

Khi cơ thể bị mất nước, cơn khát sẽ được kích hoạt [Nguồn ảnh: ST]

  • Khát nước vì cơ thể ít nước

Lượng nước trong máu bị giảm thể tích từ 10% trở lên [nhưng lượng nước trong tế bào không giảm] => cơ thể ra tín hiệu báo cơn khát, uống nước để bổ sung lượng chất lỏng trong máu, làm tăng thể tích máu.

  • Khát nước vì ăn đồ vặt mặn

Nồng độ muối trong máu tăng lên nếu bạn ăn quá nhiều muối khiến nước bị rút ra khỏi tế bào. Nếu nồng độ muối tăng 1 – 2%, cơn khát sẽ được kích hoạt.

4. Mất nước gây ra hậu quả gì?

– Gây choáng váng và mệt mỏi: trong những trường hợp nghiêm trọng, mất nước có thể gây co giật, tổn thương não và tử vong.

– Suy giảm chú ý và trí nhớ: Khi cơ thể mất nước, các mô não sẽ co lại và việc thực hiện các nhiệm vụ đơn giản sẽ trở nên khó khăn nhiều.

– Khô mắt: Mất nước làm chậm sự sản xuất nước mắt, khiến mắt cảm thấy khô, ngứa và cộm.

– Huyết áp thấp: mất nước nghiêm trọng sẽ làm máu trở nên đặc và nhớt => huyết áp thấp, chóng mặt và ngất xỉu.

– Táo bón: Khi thức ăn đi qua ruột già, cơ thể sẽ hấp thụ nước từ thức ăn. Nếu bạn bị mất nước thì phân của bạn sẽ bị khô và cứng, gây ra tình trạng táo bón.

Cơ thể thiếu nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe [Nguồn ảnh: ST]

► Dấu hiệu cơ thể thiếu nước: dựa vào màu sắc của nước tiểu.

– Khi uống đủ nước, nước tiểu của bạn có màu vàng rơm nhạt. Nếu uống rất nhiều nước, nước tiểu của bạn sẽ càng loãng hơn nữa.

– Khi bạn bị mất nước, thận sẽ giảm lượng nước bài tiết ra bên ngoài và giữ lại trong máu. Nước tiểu sẽ sẫm màu hơn bởi các chất tan trong nước tiểu có nồng độ cao hơn.

5. Kết luận

Song, với những thông tin chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được mất nước gây hậu quả gì cho cơ thể và một ngày uống bao nhiêu nước là đủ rồi đúng không nào. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn và hãy nhớ bổ sung đủ nước mỗi ngày nhé!

Chủ Đề