Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Như các dân tộc anh em khác, đối với người Tày ở huyện vùng cao Đà Bắc (Hòa Bình), Tết Nguyên Đán là lễ Tết quan trọng nhất trong năm. Mặc dù, giờ đây cuộc sống đã ít nhiều thay đổi nhưng bản sắc văn hóa và hồn cốt dân tộc của đồng bào Tày vẫn được gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay. 

Người Tày Đà Bắc bắt đầu đón Tết từ 28 tháng Chạp âm lịch, đến mồng 7/1 xuống đồng cày cấy hình thức một lúc rồi về (hay còn gọi là Khai hạ); sau đó đến 15/1, họ lại làm bánh, thịt gà, thịt vịt... như đầu năm mới (giống như ăn Rằm tháng Giêng của người Kinh), người Tày gọi là “ăn Tết lại” và kéo dài đến hết tháng.  Để đón Tết, cả gia đình người Tày cùng tập trung quét dọn, trang trí lại nhà cửa và bàn thờ tổ tiên. Theo quan niệm của người Tày, ngày Tết trong nhà phải sạch sẽ thì cả năm gặp nhiều may mắn. Khi nhà cửa được dọn dẹp xong họ bắt đầu thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, đồ xôi, làm bánh…. Mọi công việc đều được làm nhanh chóng để phục vụ cho lễ cúng tiễn đưa năm cũ, đón năm mới và mời tổ tiên về cùng ăn Tết.  Tết của người Tày, công việc quan trọng nhất là thờ cúng tổ tiên và cúng theo từng mâm nhỏ. Bàn thờ tổ tiên (bậc cao nhất) được treo ở góc tường thẳng cửa voóng chính, còn 3 mâm thờ nhỏ hơn đặt dưới ban thờ tổ tiên (là bậc thấp hơn). Ngoài thờ cúng tổ tiên, người Tày còn thờ vua bếp, thổ công; đây là những vị thần cai quản và trông giữ nơi họ sinh sống nên tất cả các gia đình đều làm lễ thờ trong mấy ngày Tết với mong muốn các vị thần sẽ che chở, bảo vệ cho gia đình. Nếu gia đình nào có cha mẹ mới mất thì phải làm thêm một mâm thứ 4.  Trên mâm cúng đều được đặt bằng lá chuối gồm có rượu, xôi trắng đồ trứng kiến gói lá dong, thịt lợn, thịt gà và cá suối đồ nõn chuối; ngoài ra, còn có món bánh đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ cúng là bánh trưng và bánh gio (còn gọi là bánh chì).  Người Tày không gói bánh trưng vuông mà chỉ gói bánh tròn và bánh dài (bánh ống và bánh tép), nhân bánh trưng ngoài đỗ xanh, thịt lợn băm nhỏ, hạt tiêu còn có hành lá, rau thì là. Bánh gio là loại bánh được làm từ lá và hoa của một loại cây mọc trên rừng có mùi thơm ngậy tựa như lá cây vừng (người Tày gọi là cây vừng nhà).  Hoa và lá cây “vừng nhà” được đem phơi khô cùng với rơm gạo nếp (đã tuốt bỏ hạt) rồi đốt thành gio. Khi gạo nếp nương (ngâm khoảng 8-10 tiếng) được vớt ra rá cho ráo nước, rồi đem gio và gạo chộn với nhau, sau đó lấy lá dong để gói, gói như bánh trưng tép dài khoảng 20-30cm, nhân bánh chì có thịt lợn băm nhỏ, hành lá và rau thì là. Khi luộc chín, bánh có màu nâu đen, người Tày gọi đó là bánh gio hoặc chì. Đây còn là quà để chúc Tết và mừng tuổi khi trẻ đến chơi nhà.  Sau khi mâm cỗ cúng được chuẩn bị xong, thầy mo đến làm lễ cúng. Ngoài ra, tất cả những công cụ lao động như: dao, rựa, cày, bừa, cuốc, thuổng… cũng được xếp vào một nơi rồi thắp hương; theo đồng bào nơi đây, những vật dụng đó đã gắn bó và theo họ suốt một năm lao động vất vả nên chúng cũng phải được nghỉ ngơi đón Tết.  Ông Xa Văn Đăng 80 tuổi, xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng có thâm niên hơn 40 năm đo mo cho biết: Các mâm thờ của gia chủ, tôi đều cúng tổ tiên và theo phong tục thì mỗi mâm cúng một bậc nên mỗi bài cúng cũng đều khác nhau. Nhưng tất cả đều thể hiện mong ước của con cháu, hy vọng ông bà, tổ tiên sẽ phù họ cho gia đình sang năm mới mạnh khỏe, may mắn…  Vào đêm giao thừa, mọi sự thăm thú được kết thúc bắt đầu từ 23 giờ. Lúc này mọi nhà đều đóng chặt cửa, cổng không cho bất cứ người nhà, hay người lạ ra, vào. Vì người Tày kiêng kỵ nhất sáng mồng 1, không ai được đến nhà nhau; họ quan niệm nếu người có tang ma đến nhà sẽ mang lại nhiều tai ương, vận hạn cho gia đình. Vì vậy, họ chọn người xông nhà phải là người có đạo đức, uy tín và phúc lớn trong bản nhưng đến chiều mồng 1 Tết thì mọi người có thể đi chơi nhà nhau bình thường.  Theo phong tục của người Tày là rạng sáng mồng 1 Tết (4- 5giờ) cả nhà cùng nhau ra suối để rửa mặt, chân, tay và nhặt 12 viên đá cuội nhỏ (tượng trưng cho 12 con giáp) mang về nhà tung vào gầm sàn hoặc giữa nhà, với ý nghĩa cầu may cho gia đình cả năm mùa màng bội thu và nuôi được nhiều trâu, bò, lợn, gà hơn.  Phong tục đón Tết truyền thống của người Tày Đà Bắc không những là nét văn hóa đặc trưng mà còn là dịp để người dân đoàn tụ, xum vầy cùng dòng họ, gia đình, để các thế hệ đi trước truyền lại những kinh nghiệm trong lao động, sản xuất; giáo dục con cháu phát huy truyền thống cách mạng, gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình…và cùng nhau quây quần bên mâm cơm ngày Tết, thưởng thức những món ăn đặc biệt hơn ngày thường, cùng nâng chén chúc nhau những lời chúc tốt lành đầu năm. Tết đến, Xuân sang cũng là dịp để họ được nghỉ ngơi, diện những bộ quần áo đẹp nhất cùng chơi những trò chơi dân gian mang tính cộng đồng như tung còn, múa xòe và trao cho nhau những điệu hát Sli, hát lượn thật hay và tình tứ…. 

Trong không khí ngập tràn sắc xuân, những cái nắm tay thật chặt trong điệu xòe cùng với tiếng chiêng, tiếng trống rộn rã mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Tày Đà Bắc. Tất cả như muốn gửi gắm những điều tốt đẹp trong năm mới.

(Nguồn Vietnam+)

Top 10 Món ăn đặc trưng ngày Tết của các dân tộc Việt Nam

18-01-2022 10 925 0 0

Thứ ba, 01/02/2022 - 10:07 AM

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày
Bánh chưng đen, món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai. Ảnh: T.L

Nghệ nhân Ma Thanh Sợi ở bản Rịa, xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên, Lào Cai) là người Tày đã dành nhiều năm nghiên cứu và sưu tầm văn hoá của người Tày Nghĩa Đô. Ông cho biết, việc gói bánh chưng Tết thì dân tộc nào cũng có nhưng ở Nghĩa Đô từ xa xưa cho đến nay, việc gói bánh chưng là việc làm thiêng liêng vào ngày Tết. Để có bánh chưng ngon và dẻo, người Tày Nghĩa Đô gặt lúa vào tháng 10 âm lịch hằng năm và buộc thành những chùm to treo lên gác bếp hoặc sàn nhà để gần Tết mang đi xay xát làm nguyên liệu gói bánh.

Vào ngày này, người Tày Nghĩa Đô lên rừng hái lá dong và tìm chặt ống giang để gói bánh chưng. Theo kinh nghiệm, người ta thường lên rừng sâu, đến bên ven suối, nơi có lá dong mọc nhiều, xanh ngắt và to bản để ngắt.

Trước giao thừa một ngày, công việc gói bánh chưng mới được bắt đầu chứ không gói quá sớm như các nơi khác. Đặc biệt, bánh chưng của người Tày Nghĩa Đô trước đây được luộc trong ống kê nang (ống nứa) nhưng ngày nay được cải tiến nấu bằng nồi quân dụng to.

Do vậy, bánh chưng của người Tày Nghĩa Đô có hình dài, gạo được nhuộm màu xanh đen nhờ lá cơm cẩm và tro than của rơm nếp. Nhân bánh chưng được làm từ đậu xanh và thịt gà băm nhuyễn. Sau khi luộc bánh chưng ở ven suối, người ta xếp bánh vào gùi, sọt để mang bánh về. Việc luộc bánh chưng ở ven suối giúp bà con thuận lợi cho việc chêm nước khi nấu.

Cùng với bánh chưng, người Tày Nghĩa Đô còn làm bún vào dịp Tết. Ở Nghĩa Đô, có nhiều gia đình còn chuẩn bị cho mình máy làm bún để làm vào dịp Tết và rằm tháng 7. Bún là món ăn không thể thiếu trong ẩm thực ngày Tết của người Tày ở Nghĩa Đô nói riêng cũng như Bảo Yên nói chung...

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày
Người Tày Nghĩa Đô gói bánh chưng đón Tết. Ảnh: T. Sợi

Về phần tâm linh, người Tày Nghĩa Đô sáng mùng 1 Tết sẽ cúng ma tổ. Theo đó, người ta dậy thật sớm để chuẩn bị làm mâm cơm cúng ma tổ. Vì trong quan niệm của người đồng bào, ma tổ có vai trò quan trọng bao quát tất cả mọi việc trong gia đình trong một năm.

Đặc biệt, với người Kinh, mừng tuổi trở thành một việc làm quen thuộc khi Tết đến nhưng đối với đồng bào Tày Bảo Yên, người ta kiêng không mừng tuổi vào ngày Tết. Trong quan, niệm của đồng bào nơi đây, ngày Tết, họ thường nâng rượu chúc nhau năm mới mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn chứ không cho nhau tiền. Vì nếu cho tiền sẽ bị rủi ro rằng năm mới lại mang tiền ra khỏi nhà và người được mừng tuổi sẽ bị coi khinh, coi thường vì nghèo nên mới nhận tiền của người khác vào năm mới.

Do vậy, trước khi người nhà và vật nuôi được ăn cỗ Tết thì người ta dâng lên ma tổ mâm cơm thịnh soạn tuỳ theo hoàn cảnh gia đình để mời ma tổ về chứng giám lòng thành tâm của gia đình và ăn bữa cơm đầu tiên của năm mới. ..

Nếu người được ăn Tết thì ở Nghĩa Đô, vật nuôi cũng được ăn Tết. Vì trong quan niệm của đồng bào, con vật trong năm đã vất vả cùng với người làm ra của cải vật chất, làm bạn với con người nên Tết đến xuân về cũng cần được ăn Tết.

Sáng mùng 1 Tết, bà chủ nhà cùng con dâu mang một cặp bánh chưng, 2 lá trầu, 2 chiếc băng bạc, 2 que hương đến cắm tại cửa chuồng nuôi lợn, gà, bò, ngựa hay trâu để cảm tạ trong năm qua đã cùng con người làm ra hạt gạo, hạt gô để nuôi sống con người. Sau đó, người ta thả vật nuôi và cho chúng ăn những món ăn như cháo, cám gạo, bột ngô, rau củ ngon hơn nhiều ngày thường. Tục lệ này được người Tày duy trì từ bao đời nay.

Đến hẹn lại lên, Tết đến xuân về cũng là lúc đồng bào người Tày nô nức chuẩn bị những món ăn hấp dẫn. Những món ăn ngày Tết của người Tày luôn được chuẩn bị thịnh soạn và đầy đủ với mong muốn thể hiện sự ấm no và mong ước có một năm mới phát đạt và may mắn. 

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Cũng như các dân tộc anh em khác, người Tày ở Việt Nam cũng có phong tục đón Tết thể hiện nét đẹp văn hóa rất riêng và một trong những yếu tố thể hiện rõ nét đẹp văn hóa ngày tết của đồng bào nơi đây chính là những món ăn ngày Tết. Người Tày rất chú trọng đến việc chuẩn bị các món ăn ngày Tết bởi đây không chỉ đơn thuần để chuẩn bị để gia đình sử dụng hay mời bạn bè, người thân mà còn thể hiện nét đẹp truyền thống và mong cầu một năm mới thật nhiều may mắn. Mỗi món ăn ngày Tết của người Tày đều thể hiện nét văn hoá độc đáo và ý nghĩa riêng của dân tộc mình. 

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, người Tày có ẩm thực Tết rất hấp dẫn. Ảnh: phattuvietnam

Bánh chưng chính là một trong những món ăn ngày Tết của người Tày quan trọng nhật, không giống như bánh chưng của các dân tộc khác, bánh chưng của người Tày được gọi dài và tròn gần giống bánh tét. Theo các bậc cao niên thì việc gói bánh như vậy sẽ vừa ăn và một người có thể ăn hết mà không sợ bị lãng phí.

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Bánh chưng của người Tày có hình dáng độc đáo. Ảnh: Cooked

Món bánh chưng của người Tày ngoài nếp nương, thì còn có thịt lợn đen nóng hổi tạo nên hương vị hấp dẫn. Với người Tày, bánh chưng là món ăn linh thiêng trong ngày Tết, khi được mời thưởng thức ,nếu như khách không ăn bánh có nghĩa là bánh chưa ngon và sẽ không may suốt năm. 

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Nếp được pha trộn cho ra màu đen hấp dẫn. Ảnh: báo Hà Nam

Cũng giống như nhiều dân tộc khác, xôi là món ăn không thể thiếu trong ẩm thực Tết của người Tày. Món xôi của người Tày dùng trong những ngày Tết sẽ có 5 màu tượng trưng cho ngũ hành, các sắc phổ biến là trắng, xanh, đen, đỏ và vàng ứng với kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Màu sắc của xôi được tạo nên hoàn toàn  các nguyên liệu tự nhiên như nghệ, lá cây, chính vì vậy ngoài việc tạo màu sắc đẹp thì còn có tác dụng chữa bệnh. 

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Năm màu cỏ xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ảnh: phghai_

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Màu sắc của xôi được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên. Ảnh:lieseltjie_

Cũng như bánh chưng, bánh giầy là món ăn ngày Tết của người Tày không thể thiếu, bánh chưng được coi là cha thì bánh dày chính là mẹ và thường song hành cùng nhau. Banh giày của người Tày được làm từ gạo nếp thơm đem đồ chín rồi giã thật nhuyễn đến khi bột quánh lại thì được gói bằng lá chuối, ngoài ra người ta có cho thêm nước. Người Tày có hai loại bánh giầy là bánh có nhân và bánh không nhân, bánh có nhân thường là nhân đỗ xanh. 

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Món bánh giầy ngũ sắc hấp dẫn của người Tày luôn hiện diện trong những ngày Tết. Ảnh: pnvnuocngoai

Đây là món ăn ngày Tết của người Tày rất đặc trưng bởi nếu thiếu món ăn này thì Tết sẽ không còn là Tết nữa. Món bánh khảo thường được các bà các mẹ làm từ trước Tết, bánh được làm từ bột gạo nếp rang nhân đậu xanh quết nhuyễn. Bánh thường được gói trong những mảnh giấy nhiều màu sặc sỡ.Món bánh khảo này để được rất lâu, vị ngọt tự nhiên và để được rất lâu mà không dễ bị mốc. 

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Bánh khảo là món ăn truyền thống của người Tày trong dịp tết. Ảnh: Báo Hà Nam

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Bánh thường được gói trong những tệp giấy sắc màu. Ảnh: Sài Gòn tiếp thị

Cũng giống như bánh khảo thì bánh chè làm cũng là món Tết rất nổi tiếng của người Tày. Món ăn này là sự kết hợp tuyệt vời của bột nếp dẻo, mật ngọt, lạc bùi và chút cay của gừng. Nguyên liệu làm bánh rất đơn giản nhưng các công đoạn chế biến thật sự cầu kỳ, từ công đoạn chọn gạo, rang gạo, xay gạo cho đến công đoạn sên đường và khấu bánh với các nguyên liệu. Bánh chè lam dẻo nhưng không hề dính và có mùi thơm rất quyến rũ nên bất cứ ai có cơ hội được thưởng thức đều sẽ nhớ mãi không quên. 

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Chè lam được làm rất cầu kỳ. Ảnh: Toplist

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Đây là món bánh ăn chơi cực kỳ hấp dẫn. Ảnh: dulichcaobang

Thịt trâu khô là món ăn ngày Tết của người Tày rất nổi tiếng, thịt được dùng để ăn dần rất lâu hoặc chế biến thành các món ăn đặc trưng như thịt trâu nấu lá cải, thịt trâu khô xào tỏ… Hương vị đặc trưng của thịt trâu rất hấp dẫn. Cách chế biến món thịt trâu khô cũng khá cầu kỳ với nhiều công đoạn, thường người ta sẽ chuẩn bị từ trước Tết. Theo đó, thịt trâu tươi sẽ được mang đi tẩm ướp gia vị sau đó đem gác bếp hoặc sấy khô rồi trữ để ăn dần. Món thịt trâu khô rất nổi tiếng và ngày nay đã trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích.
 

7. Gà trống thiến 

Mâm cỗ cúng ngày Tết của người Tày không bao giờ thiếu gà trống thiến, món ăn này có ý nghĩa đặc biệt về tâm linh. Gà được chọn phải là con to béo nhất, được làm sạch xe và đem luộc để bày thật trang trọng trên mâm cúng. Không chỉ người Tày mà với nhiều dân tộc thì món gà trống thiến hay thịt gà nhất định phải có trong mâm cỗ ngày Tết. 

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Mâm cỗ Tết của người Tày không thể thiếu gà trống thiến. Ảnh: Wiki

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Gà được thịt luôn là con lớn và béo nhất đàn. Ảnh:webnauan

Nhắc đến món ăn ngày Tết của người Tày đặc trưng nhất thì chắc chắn thịt chua chính là cái tên không thể bỏ qua. Thịt lợn được mang đi trộn với bột gạo nếp rang, giềng và các loại gia vị sau đó mang đi ủ khoảng 25 ngày là có thể thưởng thức. Thịt lợn chua của người Tày được chế biến thành rất nhiều món ngon cho ngày Tết như xào măng chua, xào riềng ăn cùng rau dớn… 

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Thịt chua là đặc sản riêng có của người Tày, Ảnh: dulichtaybac

Món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người tày

Đây là một trong những món Tết độc đáo nhất củ người Tày. Ảnh:giathuyfood


Các món ăn ngày Tết của người Tày thể hiện đậm nét văn hoá truyền thống độc đáo, món ăn không chỉ hấp dẫn về hương vị mà còn có hình thức bắt mắt. Với người Tày chuẩn bị những món ăn hấp dẫn cho mâm cỗ ngày Tết chính là cách để lưu giữ nét đẹp văn hoá của dân độc cũng như thể hiện ước muốn cầu mong có một năm mới may mắn và bình an. 

Nguyệt Cát (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn 

Ảnh: Internet