Mẹo giúp chuyển dạ sớm Webtretho

Theo quan niệm dân gian thì có rất nhiều cách để giúp bà bầu chuyển dạ nhanh chóng, bớt đau và đẻ nhanh hơn. Tuy nhiên không phải ai làm theo cũng hiệu quả đâu nhé mọi người, tuỳ cơ địa của mỗi người nữa ạ.

Vào tuần thứ 39 nếu thai nhi vẫn chưa rục rịch mẹ có thể bổ sung dứa vào thực đơn hàng ngày nhé, trong dứa có enzyme giúp kích thích co bóp tử cung và chuyển dạ nhanh, vừng đen hay còn gọi là mè đen, từ tuần 35 hãy dùng mè đen thường xuyên hơn nhé, có thể chế biến thành chè mè đen hoặc cháo để ăn nha.

Đu đủ xanh cũng là loại thực phẩm được gọi tên, nếu như trong những tháng đầu việc ăn đu đủ không tốt cho thai nhi thì ở tuần cuối thai kỳ, ăn đu đủ xanh giúp co bóp tử cung nhiều hơn, chuyển dạ sẽ diễn ra nhanh hơn đó, cùng. Ới những thực phẩm trên thì rau lang, uống nước lá tía tô, tỏi, thực phẩm giàu chất xơ cũng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dạ, các mẹ có thể lưu ý những loại thực phẩm này để sử dụng khi cần thiết, việc chuyển dạ lâu sẽ gây đau đớn và mất sức cho mẹ đó, vì thế tiết kiệm được càng nhiều thời gian càng an toàn cho mẹ và bé.

Nếu cơn chuyển dạ kéo dài có khả năng gây nguy hiểm vì ngạt cho bé nữa đó nha các mẹ. Chúc các mẹ vượt cạn nhanh chóng và an toàn.

 

Qúa hữu ích cho các bà bầu, nhất là mẹ nào sắp sinh nè. Sắp đến ngày sinh nở bà bầu không nên ngồi một chỗ, hãy thường xuyên vận động nhẹ, ăn uống những đồ ăn mát, ngủ nhiều hơn, thư giãn tinh thần... sẽ giúp mẹ bầu có thể vượt cạn một cách dễ dàng. Tận dụng lợi thế của lực hấp dẫn Hầu như các mẹ khi đi sinh chỉ muốn nằm rên trên giường chờ sinh vì quá đau đớn. Nằm thì đỡ đau thật, nhưng lại không thuận lợi cho em bé trong hành trình tiến gần hơn đến khung xương chậu của mẹ. Người mẹ thông minh sẽ tận dụng quãng thời gian này để luyện tập để cuộc sinh nở sau đó diễn ra dễ dàng. Nếu được sự cho phép của các bác sĩ, thì trong thời gian chờ chuyển dạ, mẹ nên cố gắng di chuyển cơ thể của bạn ở một vị trí thẳng, chẳng hạn như đứng, đi bộ, uốn cong người về phía trước hoặc cúi xuống một chút để trọng lực giúp bé di chuyển xuống dưới khung xương chậu của mẹ nhanh hơn. Sự di chuyển này giúp thai nhi về đúng vị trí cần thiết để cuộc sinh diễn ra dễ dàng.

Ăn chè vừng đen nấu với bột sắn dâyNgay từ tuần thứ 33, 34 các mẹ bầu nên nấu chè vừng đen với bột sắn dây, và đường phèn để ăn mỗi ngày 1 lần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giúp mẹ bầu sinh thường nhanh chóng vì trong vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic rất cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh đẻ của mẹ bầu được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn; Không những thế, chè vừng đen nấu kết hợp với bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, chữa nhiều bệnh, tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt nữa đấy nhé.

Ngủ nhiều hơn

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Obstetrics & Gynecology [Mỹ] cho thấy mẹ nên cố gắng ngủ ít nhất là bảy giờ mỗi ngày, đặc biệt là trong những tháng cuối cùng của thai kỳ. Những mẹ ngủ ít hơn sáu giờ mỗi ngày sẽ trải qua cơn chuyển dạ lâu hơn 11 giờ so với các mẹ ngủ đủ giấc; đồng thời các mẹ ngủ ít phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ gấp bốn lần so với các bà mẹ ngủ đủ. Đây là lý do tại sao mẹ nên coi trọng giấc ngủ khi mang thai hơn. Nếu khó ngủ vì bụng to lấn cấn, mẹ nên đầu tư một chút để có gối ngủ dành cho mẹ bầu, hoặc kê gối cao hơn, đặt gối ôm xung quanh cơ thể để gác chân. Ngoài ra, mẹ cũng cần ăn uống đủ để giấc ngủ không bị phá giữa chừng vì đói. Trước khi ngủ, mẹ cũng không nên uống nhiều nước vì sẽ phải dậy đi tiểu nhiều lần. Nếu cần, hãy đề nghị bố ngủ riêng để mẹ có không gian ngủ rộng rãi và đỡ bị làm phiền.

Thôi miên Đây là một phương pháp chữa bệnh trong thời gian mang thai có tác dụng hơn cả chữa bệnh bằng thuốc. Kỹ thuật chính của thôi miên là thở sâu có kỹ thuật, tập trung hình ảnh, thư giãn tinh thần. Bạn nên thực hiện phương pháp này với hướng dẫn viên hoặc tập với băng gi âm. Ăn một chút dứa [thơm] Đây là loại trái cây được khuyến cáo là nên tránh xa của các bà bầu, đặc biệt là trong khoảng thời gian ba tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên khi mẹ đã đến gần hoặc quá ngày sinh nở thì dứa là món ăn rất thích hợp bởi dứa tươi có chứa chất bromelain giúp làm mềm cổ tử cung, gây ra các cơn co thắt. Đơn giản chỉ cần cho thêm dứa vào các món ăn hàng ngày hoặc uống nước ép, sinh tố dứa... việc sinh thường sẽ không còn quá khó khăn. Chịu khó di chuyển Chăm sóc sức khỏe sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, năng động, dẻo dai hơn và giúp giảm thiểu cơn đau trong suốt quá trình sinh nở. Lời khuyên là các mẹ nên đi bộ một khoảng cách ngắn mỗi ngày, ví dụ có thể đi bộ xung quanh nhà để giữ cho cơ thể dẻo dai, mạnh mẽ. Quá trình đi bộ vừa giúp mẹ tập thở vừa giúp bền sức hơn. Đặc biệt đi bộ khi mới chuyển dạ sẽ giúp mẹ thư giãn, điềm tĩnh và làm rút ngắn thời gian sinh nở. Bởi vì vượt cạn là một hoạt động đòi hỏi các mẹ phải có sức chịu đựng rất lớn và sức khỏe bền bỉ, nên việc chịu khó vận động và tập thể dục sẽ giúp cơ thể của mẹ chuẩn bị để chống chọi với cơn đau kéo dài trên dưới 10 tiếng đồng hồ. Mẹ cũng có thể rèn luyện sức khỏe bằng cách tham dự các khóa học yoga cho phụ nữ mang thai, hoặc thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ.

Tắm nước ấm Ngâm mình trong bồn nước ấm được coi là sự tự nuông chiều cuối cùng dành cho các bà mẹ chuẩn bị lâm bồn. Đặc tính ấm áp và sức đẩy của nước giúp mẹ làm dịu và thư giãn cơ thể, giữ cơ thể bớt căng thẳng. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu, việc ngâm mình trong nước mang lại nhiều lợi ích tích cực như giảm khó chịu và thư giãn cơ bắp. Nếu không có bồn tắm, mẹ có thể sử dụng vòi sen để thư giãn cũng là biện pháp tốt. Tiếp xúc với chồng hoặc người thân Chồng an ủi động viên vợ là một cách hiệu quả để người mẹ cảm thấy giảm bớt đau đớn khi chuyển dạ, do đó các anh chồng nên quan tâm an ủi và massage cho vợ thường xuyên kể từ khi vợ mang thai. Ngoài ra, một người thân, có thể là bạn thân hoặc mẹ đẻ, chị em gái có kinh nghiệm sinh nở ở bên cạnh sẽ rất tốt khi bạn vào phòng sinh. Dịch vụ phòng sinh gia đình cho phép người nhà vào với sản phụ từ khi sản phụ mở 4 phân. Mẹ sẽ cảm thấy yên tâm vì bên cạnh mình có một người thân thiết, rất hiểu biết và hỗ trợ hết mình giúp mẹ có tâm lý và kỹ thuật đẻ tốt nhất có thể. Người ấy sẽ truyền cho mẹ những kinh nghiệm rặn đẻ, hít thở, lấy hơi và quan trọng hơn là truyền thêm sức mạnh cho bạn khi lâm bồn, bạn sẽ không còn tâm lý bối rối, hốt hoảng vì không biết nên làm gì. Uống nước thật nhiều Nên nhớ, khi chuyển dạ hãy luôn đặt cạnh mình chai nước vì quá trình sinh nở cũng mất sức như bạn đang chạy trên một quãng đường dài. Thường xuyên cung cấp nước để bù lại lượng mồ hôi đã tiết ra trong khi đau đẻ. Xem thêm: //www.webtretho.com/forum/f4497/tre-so-sinh-bi-sot-sau-khi-tiem-phong-bo-me-nhat-dinh-phai-lam-ngay-viec-nay-de-dam-bao-an-toan-cho-con-2595286/ //www.webtretho.com/forum/f4497/nhin-tu-the-ngu-doan-chinh-xac-tinh-cam-cua-chong-danh-cho-vo-bau-va-thai-nhi-nhieu-den-muc-nao-2595503/ //www.webtretho.com/forum/f4497/nhan-vat-san-phu-xinh-dep-bat-ngo-bi-xuat-huyet-nao-da-ve-nha-doan-tu-cung-chong-con-2595499/ Xem clip:

LÀM MẸMang thai - Chuẩn bị sinh

Chuyển dạ nhanh, chấm dứt lẹ những cơn đau thấu trời khi chuyển dạ là niềm mơ ước của tất cả mẹ bầu khi vượt cạn. Bên cạnh dùng thuốc chắc chắn sẽ có tác dụng phụ, nhiều mẹ bầu đã có một vài mẹo ăn uống nhỏ giúp chuyển dạ nhanh.

Khi nói tới việc ăn gì để chuyển dạ nhanh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến ăn dứa [thơm/ khóm]. Dứa luôn đứng đầu trong tốp các thực phẩm kích thích sinh nở tốt cho mẹ nhờ những chất dinh dưỡng có trong nó.

Trong dứa có chứa bromelain – một hoạt chất enzyme có tác dụng làm mềm cổ tử cung, kích thích các cơn co bóp để chuyển dạ. Hàm lượng bromelain có nhiều trong dứa tươi, vì vậy mẹ có thể ăn hoặc uống nước ép đều được.Tuy nhiên, dứa được khuyến cáo không nên dùng trong ba tháng đầu thai kỳ, và cũng không tốt cho mẹ có tiền sử dạ dày. Do đó, khi lựa chọn dứa để kích thích chuyển dạ, mẹ lưu ý chỉ bắt đầu dùng khi bước vào tuần thứ 39, và chú ý không ăn khi bụng đói, cũng như hạn chế ăn dứa sau 16 giờ.Ngoài ra, dứa còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào và chất chống oxy hóa cao. Nhờ đó, mẹ có thể tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn suy giảm tế bào. Vì vậy, nếu được sử dụng hợp lí, dứa sẽ là phụ tá đắc lực cho mẹ bầu khi chuyển dạ. 

Video liên quan

Chủ Đề