Máy cnc gỗ lỗi không edit được chương trình năm 2024

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP CỦA MÁY CNC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Máy CNC (computer numerical control) là một dạng máy móc công nghiệp. Hoạt động theo nguyên lý điều khiển tự động có sự trợ giúp của máy tính, mà trong đó các bộ phận tự động được lập trình để hoạt động theo các sự kiện tiếp nối nhau với tốc độ được xác định trước để có thể tạo ra được mẫu vật với hình dạng và kích thước yêu cầu. Trong quá trình vận hành, đôi khi máy CNC sẽ gặp phải một số sự cố kỹ thuật. Vậy những lỗi nào thường hay xảy ra, nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng công ty Đại Tứ Quý:

Máy cnc gỗ lỗi không edit được chương trình năm 2024

1. TRỤC KHÔNG CHẠY

.

Một trục hay cả 3 trục không chạy hoặc vận hành không bình thường. (Phần mềm cnc có thể báo lỗi)

Nguyên nhân:

– Do tiếp xúc giữa card điều khiển kết nối với máy tính bị lỏng. Có thể qua một thời gian dài sử dụng, các chân tiếp xúc của card điều khiển bị lỏng, khiến cho máy không nhận được lệnh điều khiển từ máy tính hoặc có nhưng hoạt động chập chờn.

Máy cnc gỗ lỗi không edit được chương trình năm 2024

Các khắc phục:

– Bạn cần tháo card ra khỏi máy tính, dùng bộ vệ sinh làm sạch sẽ tất cả bụi bặm ở card và khe cắm PCI trên máy tính. Dùng ốc cố định cho chặt chẽ, đảm bảo card đã tiếp xúc chặt với khe cắm. Sau đó khởi động lại hệ thống, nếu vẫn chưa được hãy cài lại phần mềm hoặc update driver.

– Nếu còn vấn đề, có thể do card đã hỏng hoặc máy tính hỏng. Để xác định là do card hay máy tính. Bạn hãy mang card điều khiển thử ở một máy tính khác. Nếu card hỏng, cần thay card mới vào.

– Nếu vấn đề không phải do card hay máy tính, có thể dây nối giữa hộp điều khiển và động cơ bị chập chờn hoặc đứt ngầm. Hãy kiểm tra bằng đồng hồ đo chuyên dụng.

2. SẢN PHẨM KHẮC VÀ ĐỤC KHÔNG ĐỀU.

Vấn đề có thể do 2 nguyên nhân chính.

Nguyên nhân 1:

– Do khớp nối, gối đỡ vitme, trục bánh răng vị vỡ hoặc bị dơ bẩn.

Cách khắc phục:

– Kiểm tra toàn bộ khớp nối vitme có bị vỡ hoặc ốc cố định có lỏng hay không. Tiếp theo kiểm tra dây cuaroa nối giữa động cơ chính và buli vitbe có hoạt động bình thường không, có bị chùng không, nếu có hãy thay dây cuaroa mới. Cuối cùng xem gối đỡ vitme có bị lỏng ốc không, vòng bi gối đỡ có bị chảy dầu, dơ bẩn không.

Nguyên nhân 2:

– Nếu gặp phải lỗi này rất có thể do phần mềm lỗi. Lúc này bạn không cần quá lo lắng, hãy xem xét lại thật kỹ và kiểm tra từng thao tác.

Cách khắc phục:

– Cài đặt lại phần mềm xung trên phần mềm có đúng với hộp điều khiển hay không. Có thể máy tính bị nhiễm mã độc, hãy cài đặt trình quét virus cho máy tính.

Nguyên nhân 3:

– Động cơ bị lỗi bước: Trong quá trình sử dụng, động cơ Stepmotor86 có thể bị quá nóng, từ đó khiến cho bị mất từ tính trong động cơ. Từ đó khiến cho động cơ bị lỗi bước khi hoạt động.

Cách khắc phục:

– Nếu do động cơ stepmotor86 thì cần sửa chữa hoặc thay thế mới.

3. BƠM VÀ MÁY LẠNH ĐỀU KHÔNG HOẠT ĐỘNG

Nguyên nhân:

– Do lỗi từ nguồn điện hoặc cháy cầu chì.

Khắc phục:

– Kiểm tra hộp điện và các dây nối và thay cầu chì mới.

4. MÁY TÍNH BÁO LỖI 1017 HYDRAULIC FAIL.

Đây là lỗi thường gặp nhất ở các máy tiện CNC

Nguyên nhân:

– Do áp lực dầu thủy lực không đủ

Khắc phục:

– Kiểm tra mức dầu thủy lực, nếu thấy có hao hụt, hãy châm theo đúng tiêu chuẩn định lượng của nhà sản xuất. Tiếp theo đo kiểm tra CB105-B7 On/Off có đóng hay chưa? Nếu chưa hoạt động, hãy kiểm tra công tắc bơm dầu thủy lực có bị hư hay không, nếu có bạn hãy thay công tắc này.

5. GÃY MŨI Ở CỔ DAO.

Nguyên nhân:

– Do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân lớn nhất là do đầu kẹp cổ dao dùng lâu ngày bị mòn. Điều này khiến dao không được cố định chắc chắn nên bị gãy dao.

Cách khắc phục:

– Thay thế đầu kẹp collet và ốc mũ collet mới, thông thường dùng 1 năm thì nên thay thế mới.

6. ĐỘNG CƠ TRỤC CHÍNH (SPINDER) KHÔNG HOẠT ĐỘNG.

Nguyên nhân:

– Spinder bị lỗi có thể do cuộn dây hoặc do vòng bi bị kẹt dẫn đến spinder không chạy.

– Do nguồn điện cung cấp cho biến tần thấp dẫn tới biến tần báo lỗi và dừng động cơ trục chính.

– Có thể do card điều khiển bị lỗi.

– Dây kết nối tín hiệu bị đứt, hoặc dây nguồn từ bộ biến tần dẫn lên spinder bị chập.

Cách khắc phục:

– Kiểm tra đồng bộ biến tần có được cài đặt đúng tần số chưa. Sau đó kiểm tra theo các nguyên nhân trên để sửa lỗi.

7. MÁY TÍNH BÁO LỖI 1002 HYDRAULIC PUMP OIL.

Máy cnc gỗ lỗi không edit được chương trình năm 2024

Nguyên nhân:

– Quá tải hệ thống motor thủy lực.

Các bước khắc phục:

– Kiểm tra mực dầu thủy lực trong thùng dầu phù hợp chưa? – Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho máy có phù hợp hay không? – Kiểm tra rò rỉ điện ở môtơ bơm dầu thủy lực – Kiểm tra dòng điện cài đặt qua công tắc K104 có đúng 3.3 Amps, sau khi thực hiện các công việc theo trình tự trên nhấn Reset thì kết thúc.

8. MÁY TÍNH BÁO LỖI 1005 LUBRICATION PRESSURE ALARM.

Nguyên nhân:

– Áp suất làm việc của bơm thủy lực thấp hơn áp suất cài đặt.

Các bước khắc phục:

– Kiểm tra tín hiệu áp suất X1010.5 – Kiểm tra công tắc điều chỉnh áp suất còn hoạt động tốt hay không? Hiệu chỉnh áp suất bơm dầu bôi trơn phù hợp – Kiểm tra bơm còn hoạt động hay không, sửa chữa hoặc thay thế bơm dầu bôi trơn.

9. TRỤC CHÍNH TỰ ĐỘNG QUAY HOẶC KHÔNG DỪNG LẠI ĐƯỢC.

Các nguyên nhân thường gặp:

– Do card điều khiển lỗi hoặc do biến tần lỗi

Cách khắc phục:

– Kiểm tra lại card điều khiển theo hướng dẫn số 1. Còn biến tần lỗi hãy kiểm tra lại bộ biến tần và nguồn.

10. BỊ RỎ RỈ ĐIỆN HOẶC NHIỄU.

Nguyên nhân và khắc phục:

– Tìm và xác định các nguồn điện ở gần máy có hiện tượng rò điện không, nếu có hãy cẩn thận để cách điện. Nên nhớ hãy đảm bảo an toàn bản thân trước khi kiểm tra điện.

– Bên cạnh đó, kiểm tra dây tiếp đất mask có đảm bảo kỹ thuật chưa. Không phải cứ nối đất là đã đảm bảo an toàn. Mà phải quan tâm điện trở đất đã đạt đủ chỉ số an toàn chưa nữa (Tức là cọc đã thực sự tiếp xúc tốt với đất chưa).

– Tiêu chuẩn Châu âu thì điện trở nối đất là 3 ohm, còn của Việt Nam là 10 ohm. Nối đất để bảo đảm chống rò điện & nối đất để chống nhiễu là hai chuyện hoàn toàn khác nhau đấy.

Trên đây là một số lỗi thường gặp và các cách khắc phục đối với máy CNC. Nếu như các cách khắc phục trên vẫn chưa giải quyết được hãy liên hệ với chúng tôi, với các kỹ sư sửa chữa trải qua các khóa huấn luyện nâng cao kỹ thuật sẽ phục vụ chu đáo và chất lượng nhân viên sẽ đến tận nơi kiểm tra, khảo sát. Sửa chữa máy CNC tại TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền nam cũng như các tỉnh miền bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An..