Mâm cúng chay mô móng nhà

Nghi lễ cúng động thổ là một trong những nghi lễ tâm linh quan trọng đậm tính cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về lễ vật mâm cúng động thổ, văn khấn cũng như cách cúng động thổ khởi công xây nhà chuẩn nhất.

Đồ Cúng Việt Nam – Địa chỉ chuyên cung cấp mâm cúng động thổ – khởi công, mâm cúng trọn gói chất lượng chuyên nghiệp theo yêu cầu.

Nội Dung

  • 1 1.Ý nghĩa cúng động thổ khởi công xây nhà công trình
  • 2 Nguồn gốc lễ cúng động thổ
    • 2.1 Ý nghĩa lễ cúng động thổ
  • 3 2. Lễ vật trong mâm cúng động thổ khởi công gồm những gì?
  • 4 3. Bài cúng văn khấn cúng khởi công động thổ xây nhà công trình
  • 5 4. Cách cúng động thổ khởi công xây nhà công trình
    • 5.1 Bước 1: Chọn ngày cúng động thổ
    • 5.2 Bước 2: Chuẩn bị lễ vật cúng động thổ
    • 5.3 Bước 3. Thực hiện nghi thức cúng động thổ
    • 5.4 Bước 4: Đợi hết lễ, hạ lễ và thụ lễ
    • 5.5 5. Lý giải tại sao cần cúng khởi công xây nhà
    • 5.6 6. Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cúng đầy đủ
    • 5.7 7. Lưu ý khi cúng khởi công xây nhà

1.Ý nghĩa cúng động thổ khởi công xây nhà công trình

Nguồn gốc lễ cúng động thổ

Lễ cúng động thổ là gì?

Mỗi một công trình hầu hết đều có ít nhất 2 nghi lễ quan trọng: lễ cúng động thổ và lễ khánh thành. Nếu như lễ khánh thành đánh dấu sự kết thúc xây dựng công trình và đưa nó vào hoạt động thì lễ cúng động thổ lại mang tính chất là lễ khởi công, đánh dấu sự bắt đầu và biểu hiện qua việc thờ cúng, khai báo, xin phép thần linh ngự trên mảnh đất đó với ý nghĩa tâm linh, mong muốn mọi sự sẽ diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp.

Đặt mâm lễ cúng đông thổ ở đâu uy tín chuyên nghiệp đầy đủ lễ vật.

Nguồn gốc của lễ cúng động thổ:

Nguồn gốc lễ cúng động thổ gắn liền với văn hóa – lịch sử Trung Hoa. Theo sách cổ ghi lại cũng như tương truyền trong dân gian, Lễ động thổ xuất hiện vào năm Mậu Thìn dưới thời vua Hán Vũ Đế – khoảng thời gian những năm 113 Trước công nguyên, do lúc đó trong hệ nghi lễ thờ cúng của Triều đình cũng như nhân dân chỉ có tục tế Trời mà không có tục tế Đất trong khi đất trời lại cùng tồn tại. Nhận thấy điều đó là thiếu sót, vua Hán Vũ Đế đã tiến hành chiêu họp quần thần, khai ra lễ Hậu Thổ hay còn gọi là xã tế.

Hướng dẫn cách sắp xếp lễ vật trên mâm cúng động thổ – khởi công.

Ý nghĩa lễ cúng động thổ

Ý nghĩa lễ động thổ hằng năm được tiến hành từ xa xưa:

Từ khi xuất hiện, lễ động thổ hằng năm được diễn ra sau tết âm lịch [tết Nguyên đán], cụ thể [thường là] sau ngày mùng 3 tháng Giêng: các gia đình – rõ nhất là gia đình nghề nông – sẽ đào xới [động chạm] đất cát và kèm theo lễ cúng thần linh. Và đồng thời theo quan niệm dân gian, trong 3 ngày tết, tức là trước khi diễn ra lễ cúng động thổ thì tuyệt đối không được động đất để tránh đen đủi, cũng tức là cầu cho một năm mới làm ăn thuận lợi.

Tại sao phải làm lễ cúng động thổ xây dựng.

Ý nghĩa lễ động thổ trong khởi công xây dựng công trình [nhà cửa] hiện nay:

Ngày nay, lễ động thổ xây dựng được xem như là lễ khởi công có ý nghĩa kính cáo thần linh, cầu xin thần linh đồng ý và phù trợ cho công trình diễn ra thuận lợi, đem lại những may mắn cho hoạt động của công trình về sau. Ngoài ra, đối với phạm vi hiện thực thì nghi lễ này cũng như một hình thức thông báo chung đến toàn thể gia đình, họ hàng và những người liên quan về sự xuất hiện của công trình. 

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, ý nghĩa của lễ động thổ này còn chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Phật giáo nhân rộng ra dân gian: dù xây mới hay tu sửa, dù lớn hay nhỏ, việc động chạm vào đất cát cũng là sự động chạm đến long mạch bởi vậy nhất định phải tế đất – Ông thổ địa coi giữ thì mọi sự mới có thể hanh thông.

Cách chọn ngày đẹp để cúng động thổ xây nhà.

2. Lễ vật trong mâm cúng động thổ khởi công gồm những gì?

Tùy từng quy mô xây dựng cũng như điều kiện của từng gia đình/ cơ quan/ tổ chức, … lễ vật trong mâm cúng động thổ sẽ có sự chuẩn bị và sắp đặt không giống nhau. Tuy nhiên về cơ bản vẫn phải đảm bảo những món lễ vật chính sau:

LỄ VẬT TRONG MÂM CÚNG ĐỘNG THỔ – KHỞI CÔNG
Mâm cúng động thổ combo 1 Mâm cúng động thổ combo 2 Mâm cúng động thổ combo 3
✓ Trái cây ngũ quả [01 phần] ✓ Trái cây ngũ quả [01 phần] ✓ Trái cây ngũ quả [01 phần]
✓ Hoa cúc kim cương [01 bó] ✓ Hoa cúc kim cương [01 bó] ✓ Hoa cúc kim cương [01 bó]
✓ Nhang rồng phụng [01 bó] ✓ Nhang rồng phụng [01 bó] ✓ Nhang rồng phụng [01 bó]
✓ Đèn cầy [02 ly] ✓ Đèn cầy [02 ly] ✓ Đèn cầy [02 ly]
✓ Gạo [01 phần] ✓ Gạo [01 phần] ✓ Gạo [01 phần]
✓ Muối [01 phần] ✓ Muối [01 phần] ✓ Muối [01 phần]
✓ Trà [01 phần] ✓ Trà [01 phần] ✓ Trà [01 phần]
✓ Rượu nếp mới [01 chai] ✓ Rượu nếp mới [01 chai] ✓ Rượu nếp mới [01 chai]
✓ Nước cúng [01 chai] ✓ Nước cúng [01 chai] ✓ Nước cúng [01 chai]
✓ Giấy cúng động thổ [01 bộ] ✓ Giấy cúng động thổ [01 bộ] ✓ Giấy cúng động thổ [01 bộ]
✓ Bánh kẹo [01 phần] ✓ Bánh kẹo [01 phần] ✓ Bánh kẹo [01 phần]
✓ Trầu cau [01 phần] ✓ Trầu cau [01 phần] ✓ Trầu cau [01 phần]
✓ Chè đậu trắng [05 phần] ✓ Chè đậu trắng [05 phần] ✓ Chè đậu trắng [05 phần]
✓ Xôi gấc đậu xanh [05 phần] ✓ Xôi gấc đậu xanh [05 phần] ✓ Xôi gấc đậu xanh [05 phần]
✓ Cháo trắng [05 phần] ✓ Cháo trắng [05 phần] ✓ Cháo trắng [05 phần]
✓ Tam sên [01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng] ✓ Tam sên [01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng] ✓ Tam sên [01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng]
✓ Gà luộc [01 con kèm cháo, gỏi] ✓ Gà luộc [01 con kèm cháo, gỏi] ✓ Gà luộc [01 con kèm cháo, gỏi]
✓ Heo quay miếng [01 phần] ✓ Heo sữa quay [01 con]
✓ Bánh hỏi hoặc bánh mì [01 đĩa] ✓ Bánh hỏi hoặc bánh mì [01 đĩa]

Tuy không có quy định sao lưu thành văn bản về những loại quả trong một mâm ngũ quả chuẩn nhất, song theo các chuyên gia tâm linh, cũng thống nhất với quan niệm dân gian [các vị trưởng bối], một mâm ngũ quả đẹp sẽ có các loại quả sau:

  • Một nải chuối to [có địa phương sẽ gọi là tai chuối]: đây là loại trái cây đại điện cho hành Mộc – tượng trưng cho sự vững vàng, ổn định.
  • Một quả bưởi: Trái cây đại diện cho hành Kim – tượng trưng cho sự sung túc. Một lưu ý nhỏ về màu sắc trái cây là nếu trái bưởi màu vàng thì nên chọn nải chuối thiên về sắc xanh và ngược lại.
  • Quả hồng hoặc những trái cây có màu đỏ: số lượng từ 5 – 9 quả tùy kích thước mâm ngũ quả, đại diện cho hành Hỏa – tượng trưng cho sự may mắn. 
  • Quả lê hoặc những trái cây có màu trắng: số lượng quả lẻ tùy thuộc vào kích thước mâm ngũ quả, đại diện cho hành Thủy – tượng trưng cho sự suôn sẻ, thuận lợi.
  • Hồng xiêm hoặc những trái cây có màu đậm, màu tối: số lượng quả lẻ, đại diện cho hành Thổ – tượng trưng cho sự phát triển.

Như vậy, một mâm ngũ quả đẹp chính là mâm ngũ quả được sắp đặt đầy đủ các loại trái cây theo 5 hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ tương sinh phát triển.

Địa chỉ đặt đồ cúng động thổ uy tín tại tphcm

3. Bài cúng văn khấn cúng khởi công động thổ xây nhà công trình

Trong lễ khởi công, đại diện được chọn để thực hiện nghi lễ cúng thường là những người đứng đầu/ những người có kinh nghiệm sẽ biết về lời văn khấn. Tuy nhiên, nếu là gia đình/ đơn vị kinh doanh mới lần đầu thực hiện nghi lễ thì có thể tham khảo bài cúng văn khấn mẫu dưới đây.

Nội dung văn khấn bài cúng động thổ như sau:

Văn khấn động thổ | bài cúng động thổ | bài khấn động thổ | bài cúng đông thổ làm nhà | văn cúng động thổ | lễ cúng đông thổ xây nhà | văn khấn lễ động thổ.

Bài cúng văn khấn mang tính chất là bài mẫu tham khảo cho những tín chủ chưa có kinh nghiệm hoặc những tín chủ cần khấn một cách bài bản, lưu loát, không nhất thiết bắt buộc phải khấn theo mẫu này, chủ yếu là tín chủ phải thành tâm.

4. Cách cúng động thổ khởi công xây nhà công trình

Cúng động thổ khởi công xây nhà nhìn chung là một nghi thức cúng tương đối đơn giản và không khó trong hệ nghi thức cúng bái nói chung, có thể tuân thủ theo trật tự các bước dưới đây: 

Bước 1: Chọn ngày cúng động thổ

Đây là một trong những bước quan trọng có tính tiên quyết không thể bỏ qua trong nghi lễ cúng động thổ khởi công xây nhà công trình. 

Chọn ngày giờ tháng tốt, là ngày Hoàng đạo, ngày Sinh khí, ngày Giải thần, … Đặc biệt tránh ngày xấu, là ngày Hắc đạo, ngày Thổ cấm, ngày Sát chủ, …

Việc chọn ngày là chọn theo Tử vi, dựa trên tuổi âm, mệnh tuổi sinh khắc của gia chủ hoặc người đứng đầu đơn vị triển khai công trình.

Bước 2: Chuẩn bị lễ vật cúng động thổ

Khi đã chọn được ngày, bước chuẩn bị lễ vật sẽ diễn ra trước ngày lễ cúng 1 – 2 ngày là tốt nhất để đảm bảo lễ vật được tươi mới. Thường thì với những quy mô nhỏ như quy mô gia đình, lễ vật chuẩn bị chu tất sẽ được đặt trên mâm; còn đối với những quy mô lớn hơn như công trình đơn vị kinh doanh, tín chủ có thể đặt trên mặt bằng trước công trình [bàn, thảm…].

Dịch vụ cung cấp mâm cúng động thổ, khởi công trọn gói

Bước 3. Thực hiện nghi thức cúng động thổ

Khi đã chuẩn bị đủ các lễ vật lên mâm/ bàn, người đại diện ăn mặc chỉnh tề, kín đáo, tâm sạch, thắp nhang và cúng bái theo nghi thức truyền thống.

Bước 4: Đợi hết lễ, hạ lễ và thụ lễ

Theo quan niệm dân gian, lễ hết là khi hương tàn, cũng tức là các vị thần linh thổ địa đã thụ lễ xong, con cháu gia đình gia chủ có thể hạ lễ và thụ hưởng phần lễ này.

Nhìn chung, lễ vật trong mâm cúng động thổ, các nghi lễ cũng như văn khấn của nghi thức này không quá phức tạp. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn có thêm kiến thức về cúng động thổ tại Việt Nam.

Những điều cần lưu ý khi cúng động thổ khởi công xây công trình

5. Lý giải tại sao cần cúng khởi công xây nhà

Người Việt ta luôn có một niềm tin vào một thế giới khác tồn tại song song với cuộc sống con người. Đó là thế giới của các vị thần và của các vong linh người đã khuất. Dù không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng con người luôn cẩn trọng trong hành vi, lời nói để không đắc tội với thế giới đó.

Trên mỗi mảnh đất con người làm ăn sinh sống đều có vị thần trông coi, trấn giữ, bảo vệ bình yên cho những người ở nơi đó. Bình thường thì không sao nhưng mỗi khi đào móng sâu vào trong lòng đất, xây dựng công trình đã được coi động chạm vào mảnh đất mà thổ công cai quản.

Bởi vậy, gia chủ cần chuẩn bị lễ vật cúng khởi công xây nhà trước là để báo cáo, xin phép các thần cho xây cất, sau là mong các thần phù hộ cho việc thi công công trình được hanh thông. Ông bà ta vẫn thường răn dạy con cháu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” ý nói việc thờ cúng, khấn xin là việc tốt, cách để cầu mong sự yên ấm cho gia đình.

Một ý nghĩa nữa của việc thực hiện nghi thức cúng trước khi xây cất nhà mới chính là mời các vong hồn hiện đang cư ngụ trên mảnh đất này vui vẻ rời đi nơi khác. Bởi nếu có những vong hồn đang cư ngụ trên mảnh đất này mà gia chủ không khấn xin họ thì việc thi công xây cất nhà cửa chính là hành động thể hiện sự “chiếm” nơi ở của họ. Họ sẽ quấy quả khiến cho việc xây dựng của bạn không được thuận lợi, suôn sẻ.

Trước khi xây cất, gia chủ cũng đã cần rất cẩn thận trong việc xem phong thủy, xem đất để biết được mảnh đất ấy có tốt cho việc sinh sống hay không, có phạm phải nơi ở của ai khác ở thế giới bên kia hay không.

Cuối cùng, ý nghĩa của việc cúng khởi công xây nhà còn là để gia chủ cầu xin sự phù hộ của gia tiên, khai báo với gia tiên về việc thi công nơi ở mới.

Niềm tin khi thực hiện nghi thức cúng bái rằng mình đã có được sự cho phép và được các thần phù hộ sẽ giúp gia chủ an tâm hơn trong việc xây dựng công trình.

Lễ vật cúng động thổ xây dựng nhà cửa công trình

6. Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cúng đầy đủ

Nhiều người vì không có kinh nghiệm sắm sửa đồ cúng mà không biết nên chọn đồ cúng sao cho đúng, vì vậy có thể chọn mua phải những thức không ngon hoặc không thường sử dụng trong mâm cúng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để gia chủ có thể tự tin chuẩn bị mâm cúng tươm tất cho ngày cúng khởi công xây nhà.

Chuẩn bị bộ tam sên

Bộ tam sên sẽ bao gồm miếng thịt lợn luộc, trứng vịt luộc và tôm luộc. Thịt thường là thịt ba chỉ luộc chứ không chọn những phần thịt khác như phần đầu, lưỡi, hay thịt mông. Miếng thịt ba chỉ thường nhỏ, chỉ khoảng 5 lạng, để nguyên miếng dài, mỏng cho vào nồi luộc kỹ. Gia chủ lưu ý nên luộc thịt trong thời gian lâu, lửa nhỏ để thịt chín đều bên trong. Tránh luộc qua loa thịt chưa được chín mềm hay bên trong thịt còn đỏ.

Trứng luộc thì đơn giản hơn. Bạn chỉ cần cho quả trứng vịt [trứng thường không phải trứng vịt lộn] vào luộc trong nồi nước sôi trong từ 3-5 phút. Chú ý nên luộc chín trứng, hạn chế để lòng đào. Sau khi luộc xong thì bóc vỏ trứng, cố gắng bóc thật róc trứng chứ không bóc nham nhở không được đẹp mắt. Cuối cùng, đặt miếng trứng lên đĩa và lấy thìa làm xẹp quả trứng để tránh trứng không bị lăn rơi khỏi đĩa trong quá trình di chuyển.

Với tôm luộc, bạn có thể luộc từ 1-3 con tôm để cho vào trong đĩa bộ tam sên. Tôm để nguyên con, không cần bóc vỏ để trông đẹp mắt hơn. Tôm luộc chín sẽ có màu hồng cam đẹp mắt.

Dịch vụ cung cấp mâm cúng động thổ khởi công tại TP HCM ngon chất lượng. Liên hệ Đồ Cúng Việt Nam ngay.

Chuẩn bị gà trống luộc

Gia chủ nên mua con gà trống sống, nặng khoảng 1-1.5 kg sau đó đem về thịt và đem làm sạch. Trước khi cho vào nồi nước luộc thì cần xếp hình gà trống bắt chéo hai cánh, đầu ngẩng cao để khi luộc xong thì có thể đem bày trên mâm cúng luôn. 

Nhất định phải chọn gà trống chứ không được là gà mái vì gà trống trước hết là có hình thức đẹp mắt, có mào, có cựa, vừa thể hiện trí dũng, lại văn võ song toàn. Gà trống còn là loài vật biểu trưng cho một ngày mới bắt đầu nên rất thích hợp để cúng trong lễ khởi công xây nhà. 

Chuẩn bị bình hoa tươi

Bình hoa tươi thường có 9 cành hoa, có thể là hoa hồng, hoặc hoa cúc, đều thể hiện ý nghĩa của sự may mắn, bình yên, vạn sự suôn sẻ. Nhất định phải sử dụng hoa tươi và tuyệt đối không được dùng hoa khô, hoa giả để bày trên mâm cúng. 

Chuẩn bị mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả sẽ bao gồm 5 loại quả khác nhau như chuối, xoài, bưởi, mãng cầu, dưa hấu, lê,…Các quả được chọn phải là những quả tươi ngon, không héo hay có dấu hiệu thối, hỏng hóc. Cũng tuyệt đối không được cúng quả khô hay quả giả tượng trưng.

Mâm cúng động thổ khởi công đặt ở đâu ngon, mâm cúng động thổ gồm những lễ vật gì? Chi tiết liên hệ về phía chúng tôi Đồ Cúng Việt Nam.

Đĩa trầu cau

Gia chủ có thể mua cau và lá trầu, sau đó xếp quả cau đặt lên trên lá trầu. Lá trầu cần chọn lá trầu to đẹp, còn xanh, lá bánh tẻ, còn nguyên vẹn và không bị rách nát, dập. Quả cau cũng phải là quả xanh, to, có cuống, có râu thì càng đẹp.

Hoặc nếu khéo tay thì gia chủ có thể têm 3-5 miếng trầu cánh phượng. 

Cách têm trầu cánh phượng như sau: Quả cau bổ làm 4 hoặc 6, 8, sau đó đặt vào trong lá trầu đã được quết sẵn vôi, sau đó cuộn tròn miếng trầu và sử dụng cuống trầu để cố định miếng trầu têm. 

Miếng trầu têm cánh phượng rất phổ biến trong xã hội ta thời xa xưa nhưng ngày nay vì ít người còn ăn trầu nên việc têm trầu cánh phượng khéo léo thì không phải ai cũng biết. 

Hương nhang, giấy tiền, vàng mã

Gia chủ chỉ cần đến những địa chỉ chuyên bán và hỏi mua nguyên bộ giấy tiền vàng mã cúng khởi công xây nhà. Nên lưu ý trong quá trình vận chuyển cần cẩn thận để không bị ướt hoặc rách. 

Hình ảnh mâm cúng động thổ, mâm cúng khởi công xây nhà.

7. Lưu ý khi cúng khởi công xây nhà

Để buổi lễ diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần lưu ý một số điều sau: 

Chọn ngày lành, tháng tốt, giờ hoàng đạo

Việc chọn ngày lành tháng tốt giờ hoàng đạo và hợp với mệnh của gia chủ là việc hết sức quan trọng và tuyệt đối không được coi thường. Việc xây nhà là việc trọng đại có khi chỉ xảy ra một lần trong cuộc đời mỗi người. Và cũng không phải năm nào gia chủ cũng có thể xây nhà được mà phải tùy vào năm tuổi của mình có phù hợp hay không. 

Những người có năm tuổi phạm vào Kim Lâu, Hoang Ốc thường sẽ không xây dựng nhà cửa vào năm đó. Khi chọn ngày trong năm tuổi đẹp để làm nhà thì cần tránh những ngày Hắc đạo, Sát chủ, Trùng tang, trùng phục,..

Chuẩn bị lễ cúng động thổ

Tùy từng vùng miền và điều kiện khác nhau của gia chủ mà có thể chuẩn bị những thức cúng khác nhau cũng như quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên dù là mâm lễ vật lớn hay bé thì cũng cần phải chỉn chu, tươm tất để thể hiện được lòng thành của gia chủ. 

Hơn nữa, còn tùy thuộc vào gia chủ ăn chay hay ăn mặn mà lễ cúng cũng khác nhau. Nhiều nơi chỉ cúng đồ chay, hoa quả, bánh trái chứ không cúng các thức mặn. Vì vậy, có thể chuẩn bị mâm cúng linh hoạt theo từng vùng miền.

Mâm cúng cần phải chất lượng, ngon, nhìn tươm tất chứ không được qua loa, xuề xòa, chọn những thức không ngon, thối hỏng bày trên mâm cúng.

Đặt mua mâm cúng động thổ trọn gói tại Đồ Cúng Việt Nam

Trong khi khấn vái

Trong khi khấn vái, nếu gia chủ là nam thì cần thắp 7 nén hương, nếu gia chủ là nữ thì thắp 9 nén hương, 3 nén đặt trên mâm cúng, còn lại cắm xuống đất, ở xung quanh mâm cúng, ý chỉ 4 phương tám hướng. 

Gia chủ cần đọc văn khấn to, rõ ràng. Trong lúc khấn vái cần lưu ý trang phục chỉnh tề, chỉn chu. Tránh có xích mích, xung đột hay cãi nhau to tiếng trong ngày diễn ra lễ cúng. Những anh em trong nhóm thợ chịu trách nhiệm thi công công trình cũng có thể tham gia lễ khấn vái cùng với gia chủ để cầu mong được sức khỏe, bình an trong quá trình xây dựng. 

Sau khi khấn vái

Sau khi khấn vái cần tiến hành đốt vàng mã, rải hoa cúng, cắm chân hương lên các góc trong nơi động thổ xây nhà. Không nên cầm hoa cúng về cắm trong nhà mà nên để lại trên mảnh đất thờ cúng ý chỉ đã dâng lên các vị thần.

Đồ Cúng Động Thổ Trọn Gói

Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã biết cần sắm sửa những gì cho lễ cúng khởi công xây nhà. Các bạn có thể tham khảo dịch vụ đồ cúng tại Đồ Cúng Việt Nam để có những mâm cúng chất lượng, chỉn chu nhất. Chúc các bạn có buổi lễ cúng khởi công xây nhà suôn sẻ, thuận lợi. 

Chủ Đề