Mà giao dịch điện tử trên tờ khai bổ sung thuế TNDN

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý quy định khai thuế, phạt thuế
  • 2. Cách hiểu về hồ sơ khai thuế, khai bổ sung hồ sơ khai thuế?
  • 3. Ý nghĩa hồ sơ khai thuế và Khai bổ sung hồ sơ khai thuế ?
  • 4.Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
  • 5. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế
  • 6. Nộp hồ sơ khai thuế bị chậm thì bị phạt như thế nào ?

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đến Luật Minh Khuê, để giải đáp thắc mắc các yêu cầu của bạn Công ty Luật Minh Khuê sẽ cùng Bạnlàm rõ một số vấn đề với nội dung như sau:

1. Cơ sở pháp lý quy định khai thuế, phạt thuế

- Luật quản lý thuế năm 2019

- Nghị định 126/2020/NĐ-CP

- Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hoá đơn

-Thông tư 127/2015/TT-BTC cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý

-Quyết định 2845/QĐ-BTC phân công cơ quan thuế quản lý người nộp thuế​

>> Xem thêm: Mẫu 02/QTT-TNCN - Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân ?

- Thông tư 38/2015/TT-BTC về thủ tục hải quan

2. Cách hiểu về hồ sơ khai thuế, khai bổ sung hồ sơ khai thuế?

Hồ sơ khai thuế tờ khai thuế và các chứng từ, tài liệu liên quan làm căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế với ngân sách nhà nước do người nộp thuế lập và gửi đến cơ quan quản lý thuế bằng phương thức điện tử hoặc giấy. Người nộp thuế phải khai tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục (nếu có) theo đúng mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục; nộp đầy đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ khai thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu nhưng pháp luật có liên quan có quy định mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Chẳng hạn như hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo quý, hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, theo quý...

Khai bổ sung hồ sơ khai thuế là việc nộp hồ sơ khai thuế ban đầu bị sai, bị thiếu hoặc thừa dẫn đến việc cần sửa đổi, bổ sung tờ khai đã nộp sao cho đúng trong một thời hạn nhất định mà pháp luật cho phép. Lưu ý là khai bổ sung trước khi có quyết định thanh tra kiểm tra thuế, nên làm càng sớm càng tốt.

3. Ý nghĩa hồ sơ khai thuế và Khai bổ sung hồ sơ khai thuế ?

Hồ sơ khai thuế và hồ sơ khai bổ sung là căn cứ để người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế phải nộp bổ sung, tiền chậm nộp (nếu có) và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định . Cơ quan quản lý thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định trong trường hợp phát hiện người nộp thuế khai không đầy đủ, không chính xác về căn cứ tính thuế, số tiền thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế.

Cơ quan quản lý thuế căn cứ hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các thông tin quản lý thuế để tính số tiền thuế phải nộp và thông báo số tiền thuế phải nộp cho người nộp thuế theo quy định.

Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và các thông tin quản lý thuế để xác định mức thuế khoán theo quy định.

>> Xem thêm: Xác nhận độc thân, trình tự thủ tục như thế nào ? Mẫu tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Việc quy định khai bổ sung hồ sơ khai thuế nhằm mục đích khắc phục những sai sót đối với hoạt động của doanh nghiệp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp sửa sai, hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp, để thông tin quản lý doanh nghiệp của cơ quan thuế và hồ sơ lưu doanh nghiệp thống nhất.

4.Khai bổ sung hồ sơ khai thuế

Trong quá trình hoạt động cũng như thực hiện việc khai thuế của doanh nghiệp không thể không tồn tại những sai sót trong quá trình đó. Việc khai sai có thể là do khai thiếu, do khai thừa, hoặc đã khai và thời điểm khai thì xác định là đủ điều kiện để khấu trừ hoặc được miễn nhưng khi đến khi quyết toán hoặc có đợt kiểm tra thì bị loại do một số nguyên nhân nhất định... Doanh nghiệp cần làm gì trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, giải pháp ở đây là khai bổ sung, điều chỉnh nội dung đã khai sao cho đúng một cách kịp thời. Bạn cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ở nội dung dưới đây: (Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 quy định)

- Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuếbao gồm:

a) Tờ khai bổ sung;

b) Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.

- Thời hạn khai bổ sung hồ sơ khai thuế: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

Thời hạn để doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế là khá dài là 10 năm kể từ ngày hết thời hạn khai thuế. Tuy nhiên việc khai thuế vẫn còn thời hạn trong 10 năm này đó chỉ là cho doanh nghiệp quyền bổ sung, điều chỉnh, còn vấn đề phạt hay không lại là một phạm trù khác. Tóm lại khi phát hiện sai sót thì ngay lập tức doanh nghiệp cần bổ sung, điều chỉnh cho kịp thời trước khi có thanh tra, kiểm tra thuế để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra đối với doanh nghiệp.

- Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bô' quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đô'i với hành vi vi phạm, dù khai sai không dẫn đến thiếu số tiền phải nộp tăng số tiền thuế được miễn, hoàn... thì vẫn bị phải. Đấy là điều tôi lưu ý doanh nghiệp phải thực hiện khai sớm.

>> Xem thêm: Khai bổ sung hồ sơ khai thuế và xử phạt về hành vi khai sai tờ khai ?

- Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau:

a) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm sốtiền thuế được khấu trừ hoặc giảm sốtiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đô'i với hành vi quy định.

b) Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiềnthuế phải nộp hoặc làm táng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế.

- Đô'i với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

+ Các trường hợp được khai bổ sung:

>> Xem thêm: Mẫu tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới nhất năm 2022

a) Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;

b) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;

c) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

đ) Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Việc khai bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm d khoản này chỉ được thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

- Nội dung khai bổ sung bao gồm:

a) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; đối với các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan mà Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung thì việc khai bổ sung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan được khai bổ sung thông tin trên tờ khai hải quan, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế

- Đảm bảo các công việc trên được thực hiện một cách phù hợp và có khuôn khổ thì gắn với trách nhiêm của cơ quan quản lý thuế như sau:

+ Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế qua các hình thức sau đây:

a) Nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;

b) Nhận hồ sơ gửi qua đường bưu chính;

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01) mới nhất

c) Nhận hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.

+ Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế; trường hợp hồ sơ không hợp pháp, không đầy đủ, không đúng mẫu quy định thì thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

6. Nộp hồ sơ khai thuế bị chậm thì bị phạt như thế nào ?

Có 2 trường hợp chính về hành vi khai sai hồ sơ khai thuế và phạt về hành vi vi phạm đó như sau:

+ Xử phạt hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phai nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn ( Theo Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, trừ hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế;

b) Hành vi quy định tại khoản 3 Điều 16; khoản 7 Điều 17 Nghị định này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều này;

b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

+ Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn ( Theo Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)

1. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

b) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

c) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, biên bản vi phạm hành chính xác định là hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm hành chính lần đầu về hành vi trốn thuế, đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và cơ quan thuế đã lập biên bản ghi nhận để xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế;

d) Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;

đ) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này;

b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp người nộp thuế có hành vi khai sai theo quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế thì không bị xử phạt theo quy định tại Điều này mà xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

+ Các hành vi trên không bị phạt khi nào ? (Điều 9 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)

3. Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.

>> Xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mới năm 2022

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Minh Khuê, mọi thắc mắc xin liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật thuế trực tuyến, gọi:1900.6162.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế - Công ty Luật Minh Khuê