Lý thuyết lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế có nội dung

Lợi thế so sánh là gì? Lợi thế so sánh hay ưu thế so sánh [tiếng anh là Comparative Advantage] là mỗi Quốc gia sẽ có lợi thế khi chuyên môn hóa sản xuất một vài hàng hóa nhất định để tối ưu chi phí sản xuất so với các nước khác. Đồng thời, các Quốc gia nhập khẩu sẽ được lợi nếu hàng hóa đó có chi phí sản xuất cao hơn [hoặc không hiệu quả bằng].

Lợi thế so sánh là gì?

Ví dụ về lợi thế so sánh

Bảng 1: Chi phí về lao động để sản xuất lúa gạo và thịt heo tại Campuchia với VN

Sản phẩm

Tại Campuchia [giờ công]

Việt Nam [giờ công]

1kg lúa gạo 15 10
1 kg thịt heo 30 15

Trong ví dụ ở bảng 1, chúng ta dễ dàng nhận ra Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất lúa gạo và thịt heo. Theo lẽ thông thường, Việt Nam không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Campuchia. Thế nhưng xét kỹ bạn sẽ thấy rằng:

1 kg thịt heo tại Campuchia có chi phí sản xuất gấp đôi lúa gạo.

1 kg thịt heo tại Việt Nam có chi phí sản xuất tương đương 1,5 kg gạo.

Chi phí sản xuất lúa lúa gạo tại Campuchia sẽ rẻ hơn so với Việt Nam vì chi phí cơ hội có 1 kg thịt heo ở Campuchia là 2kg gạo [30/15], còn ở Việt Nam là 2/3kg [15/10].

==> Từ đó, Campuchia sẽ tập trung sản xuất lúa gạo, còn Việt Nam sản xuất thịt heo để tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh của mình thông qua thương mại giữa 2 nước.

Lợi thế tuyệt đối là gì?

Lợi thế tuyệt đối: là khả năng sản xuất ra một mặt hàng nào đó hiệu quả hơn hẳn so với các đối thủ khác với cùng một lượng đầu vào.

Việt Nam có ưu thế trong việc khai thác hải sản do có đường bờ biển dài

Ví dụ: Một người lao động Việt Nam có thể sản xuất được nhiều thủy, hải sản hơn so với một người lao động Campuchia. Trong khi người lao động Thái Lan có thể sản xuất được nhiều lúa gạo hơn lao động Việt Nam [do Việt Nam có đường bờ biển dài hơn, Thái Lan có diện tích đồng bằng lớn hơn].

Nói tóm lại, các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh thì tổng sản lượng hàng hóa tăng lên. Khi đó, trao đổi thương mại cho phép mỗi quốc gia mua được nhiều sản lượng hơn với mức giá rẻ hơn.

Nhân tố quyết định lợi thế so sánh

Theo quan điểm của hai nhà kinh tế học Eli Heckscher và Bertil Ohlin, lượng vốn và lao động quyết định lợi thế so sánh.

Vốn: Quốc gia nào có nhiều vốn hơn sẽ có lợi thế so sánh với những sản phẩm cần nhiều vốn như ô tô, máy móc,như Mỹ, Châu Âu.

Hàng hóa các nước phát triển giá trị cao, nhân lực ít

Hàng hóa các nước đang phát triển giá trị thấp nhiều nhân công

Lao động: Quốc gia nào có nguồn lao động dồi dào hơn sẽ có lợi thế so sánh với những sản phẩm cần nhiều lao động như nông nghiệp lúa gạo, ngô, như Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia.

Trong thực tế, các nước phát triển có giá trị đầu vào trên sản phẩm cao hơn [vốn, công nghệ, trình độ nhân lực] so với các nước đang phát triển [tài nguyên nhiên thiện, lao động giá rẻ, ưu đãi đầu tư], chính vì vậy sản phẩm của các nước phát triển luôn có giá thành cao hơn các nước đang phát triển.

Lợi ích kinh tế của lợi thế so sánh

Từ quan điểm về lợi thế so sánh đã cho thấy rằng giữa các quốc gia nên mở cửa thương mại, trao đổi hàng hóa để cùng nhau phát triển tốt hơn.

Lợi ích của lợi thế so sánh là giao lưu thương mại

Mở cửa thương mại hay tự do thương mại: là xóa bỏ hàng rào thuế quan cản trở giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia, phù hợp với xu thế kinh tế toàn cầu hóa.

Tính đến tháng 2 năm 2020, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn. Cụ thể là có quan hệ thương mại với trên 230 thị trường, ký hiệp định thương mại tự do [FTA] với 60 nền kinh tế.

Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng tiếp cận thị trường toàn cầu. Đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. [Nguồn: tapchicongsan.org.vn]

Hạn chế của lợi thế so sánh

Lợi thế so sánh sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc của quốc gia đối với một ngành hay nhóm ngành kinh tế nhất định. Khi nhu cầu thị trường của các ngành đó đi xuống kéo theo sự suy thoái của một quốc gia.

Venezula phụ thuộc vào ngành xuất khẩu dầu mỏ dẫn đến siêu lạm phát

Hay việc lựa chọn phát triển các ngành kinh tế đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển cũng đem đến những rủi ro nhất định như ví dụ sau đây:

Ấn Độ dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với dầu cọ giá rẻ nhập từ Indonesia. Lợi ích nhận được là người dân Ấn Độ mua dầu cọ nhập khẩu từ Indonesia rẻ hơn rất nhiều so với dầu cọ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, hàng triệu người Ấn Độ cũng mất đi công việc trồng đậu phộng để lấy dầu. Họ cũng không thể làm một công việc khác theo như lý thuyết về lợi thế so sánh vì không có khoản đầu tư lưu động.

Do đó, tự do thương mại quá nhanh cũng không hẳn là có lợi cho các nước đang phát triển.

Tóm lại lợi thế so sánh là gì?

Lợi thế so sánh hay ưu thế so sánh là mỗi Quốc gia sẽ có lợi thế khi chuyên môn hóa sản xuất một vài hàng hóa nhất định để tối ưu chi phí sản xuất so với các nước khác. Đối với doanh nghiệp thì việc chuyên sản xuất 1 ngành hàng nhất định cũng là lợi thế so sánh và các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau tạo ra một sản phẩm với chi phí thấp nhất để tối ưu lợi nhuận.

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề