Lương cơ bản tháng 7 năm 2023

© 1999 - 2022 Báo Lao Động
Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Giấy phép số 34/GP-CBC do Cục Báo Chí - Bộ TTTT cấp ngày 18.08.2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Hiển
Địa chỉ liên hệ:
Số 06, Phạm Văn Bạch, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội

Thông tin liên hệ:
Tòa soạn: [+84 24] 38252441 - 35330305
Báo điện tử: [+84 24] 38303032 - 38303034
Email:  -
Quảng cáo: [+84 24] 39232694 [Báo in] [+84 24] 35335237 [online]
Đường dây nóng: 096 8383388 * Bạn đọc: [+84 24] 35335235

  • Lương cơ bản là gì?
  • Lương cơ sở năm 2022
  • Tháng 7 năm 2023 có tăng lương cơ bản không?

Vấn đề về tiền lương là một vấn đề vô cùng quan trọng, luôn thu hút sự quan tâm của đa số người dân, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid 19 đã và đang có những diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. Hiện nay, nhiều người đang băn khoăn và đặt câu hỏi Tháng 7 năm 2023 có tăng lương cơ bản không?

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Tháng 7 năm 2023 có tăng lương cơ bản không?

Lương cơ bản là gì?

Hiện nay, khái niệm mức lương cơ bản là gì không được quy định ở bất kì văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, từ thực tế có thể hiểu, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đó. Mức lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.

Chúng ta cũng cần phân với các khái niệm Lương cơ sở, lương tối thiểu vùng.

Lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương; mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước.

Trong khi đó, lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

Như vậy, các khái niệm lương cơ bản, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng không đồng nhất với nhau.

Khoản 2 điều 90 Bộ luật lao động quy định như sau: “ Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.”

Theo như cách hiểu mức lương cơ bản là mức lương theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Và theo quy định trên thì mức lương cơ bản không được không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Nghĩa là mức lương cơ bản chỉ có thể bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu.

Lương cơ sở năm 2022

Xem xét để tăng lương ngay trong năm 2022 đó đang là yêu cầu mà NLĐ đặt ra nhằm bù đắp cho những khó khăn sau 2 năm đối phó với đại dịch và thực hiện mở cửa kinh tế – xã hộ trở lại. Bởi tính đến nay thì mức lương cơ sở hiện tại vẫn dừng ở mức 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động.

Song mức lương tối thiểu được quy định chi tiết tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, có hiệu lực vào ngày 01/07/2022.  Theo đó Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Nghị định Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

[Đơn vị: đồng/tháng]

Mức lương tối thiểu giờ

[Đơn vị: đồng/giờ]

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

– Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

– Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

+ Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

+  Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Lưu ý: Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Tháng 7 năm 2023 có tăng lương cơ bản không?

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, ban đầu việc cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức dự kiến áp dụng từ năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng Covid-19 nên Trung ương đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức đến thời điểm thích hợp.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang được thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, áp dụng từ ngày 01/7/2020 là 1,49 triệu đồng. Ngày 9/10/2022, tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo về phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đề cập như sau:

Chính phủ đã trình các cấp có thẩm quyền dự kiến sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực công từ 1,49 triệu đồng lên khoảng 1,8 triệu/tháng [tăng khoảng 20,8%], dự kiến thực hiện từ ngày 01/7/2023. Đồng thời, nâng mức phụ cấp với một số ngành nghề, lĩnh vực cho phù hợp.

Như vậy, nếu đề xuất tăng lương cơ sở tại Hội nghị Trung ương 6 được thông qua thì từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức khu vực công sẽ là 1,8 triệu đồng/tháng.

Trên đây là những nội dung mà Luật Hoàng Phi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Tháng 7 năm 2023 có tăng lương cơ bản không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Tháng 7 năm 2023 có tăng lương cơ bản không? bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

Chủ Đề