Lượng bụi pm2 5 bao nhiêu an toàn

PM2.5 hay PM10 là những chỉ số về chất lượng không khí, chỉ kích thước và mật độ những hạt trôi nổi trong không khí.

Bụi PM2.5 là các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm [micromet].

Bụi PM10 là các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm [micromet].

Hạt trôi nổi [Particulate] là khái niệm dùng để chỉ những hạt dạng lỏng hoặc rắn rất nhỏ trôi nổi trong không khí. Các hạt này có thể do nhiều chất khác nhau tạo nên, như cacbon, sulfua, khí nitơ, và các hợp chất kim loại, v.v… Đối với các nhà khoa học môi trường, các hạt trôi nổi này nhằm chỉ những chất ô nhiễm rất nhỏ trong không khí, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những hạt có đường kính bé hơn 10 micromet là những hạt có thể bị con người hít vào khi thở, chúng sẽ tích tụ trên phổi, gây ra nguy hại cho sức khỏe con người.

Những hạt có đường kính bé hơn 2,5 micromet là những hạt đặc biệt nguy hiểm bởi vì chúng xâm nhập trực tiếp vào các túi phổi.

Vì vậy, các nhà khoa học dùng chỉ số PM 2.5 để biểu thị hàm lượng tiêu chuẩn của các hạt trôi nổi trong một mét khối không khí. Chỉ số này càng cao cũng có nghĩa là sự ô nhiễm không khí ở nơi đó càng nghiêm trọng.

Chỉ số PM2.5 là mật độ số hạt PM2.5 có trong 1 mét khối không khí, mức tiêu chuẩn và an toàn là 10, tức là 10 hạt trong 1 mét khối không khí, chỉ số này càng lên cao thì mức độ ô nhiễm không khí càng nguy hiểm.

Mới đây, các nhà khoa học của NASA [Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ] đã cho công bố một bản đồ chất lượng không khí toàn cầu, cho chúng ta thấy tình trạng phân bố những khu vực có các hạt trôi nổi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet. Mật độ hạt này được coi là một chỉ tiêu quan trọng về mức độ ô nhiễm không khí

Bản đồ ô nhiễm không khí năm 2014

Bản đồ chất lượng không khí toàn cầu này cho thấy miền Bắc Việt Nam có mức độ ô nhiễm cao gấp 2 lần mức độ cho phép.

Trong khi đó Trung Quốc trở thành quốc gia có chất lượng không khí kém nhất trên thế giới.Theo bản đồ này thì hiện trạng không khí ở miền Nam Việt Nam nhìn chung đang ở mức an toàn.

Tuy nhiên khu vực phía Bắc, chỉ số PM2.5 của miền Bắc Việt Nam đang ở mức 20 – 25, cao gấp 2 lần so với mức an toàn mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra. Theo WHO, chỉ số PM2.5 nhỏ hơn 10 được coi là mức an toàn.

Trước đó, tại nhiều hội thảo về môi trường, các chuyên gia môi trường trong nước cũng đã khẳng định, không khí ở hầu hết các thành thị trong cả nước đều đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng do khí thải nhà máy và xe cộ.

Đến nay, những gì hiển thị trên bản đồ của NASA một lần nữa báo động về mức độ ô nhiễm không khí ở Việt Nam.Trong tấm bản đồ tình hình ô nhiễm không khí toàn cầu trong giai đoạn 2001 – 2006 này, những khu vực có chỉ số PM 2.5 cao nhất chính là Bắc Phi và Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc là một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí ở mức độ đáng báo động.

Nhiều khu vực ở phía Đông và Đông Bắc Trung Quốc, chỉ số PM2.5 lên đến 80, cao hơn cả sa mạc Sahara.Cho đến nay, người ta vẫn chưa có những đánh giá chính xác về nguồn gốc của các hạt trôi nổi này.

Một số người cho rằng là do con người, một số lại cho rằng đó là do tự nhiên.Các chuyên gia về môi trường cho rằng, ở khu vực Ả rập và Sahara, các hạt trôi nổi có thể được cấu thành từ bụi khoáng sản tự nhiên.

Còn ở Trung quốc và Bắc Ấn Độ, nhiều khả năng chính khí thải của các nhà máy, xe cộ nơi đây là nguồn gốc tạo nên loại hạt trôi nổi này.

Nguyên nhân vì đâu mà xuất hiện bụi pm2.5 trong môi trường:

Nguyên nhân gây ra bụi pm2.5

Có thể nói với tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh, phương tiện giao thông ngày càng phát triển là nguyên nhân chính dẫn đến không khí tồn tại rất nhiều bụi PM và trong số đó là PM2.5

Tác hại của hại bụi Pm2.5 với sức khoẻ con người:

Bụi PM2.5 xâm nhập vào cơ thể người

Lý do mà Máy lọc không khí giải quyết triệt để không chỉ hạt bụi PM2.5 kích cỡ siêu nhỏ mà còn lọc được nấm mốc, virut, vi khuẩn hay một số mùi hôi khó chịu nhờ sử dụng công nghệ Màng lọc Hepa – với màng lọc có thể lọc được nhựng hạt bụi có kích thức lên tới 0.3 micromet [PM0.3], thêm nữa nó còn tạo ra được bầu không khí trong lành giống với tự nhiên cho không gian sống gia đình bạn.Muốn cộng đồng có được môi trường sinh sống trong lành trước hết hãy làm sạch không gian chính ngôi nhà của mình!

Giới thiệu khả năng xử lý bụi PM2.5 khi sử dụng máy lọc không khí:

 

Bụi mịn là gì? Nguy hiểm như thế nào? Cách xem chỉ số bụi mịn

Tín Trần Harry Ryder 18/03/2021 1 bình luận

Ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, tình trạng ô nhiễm không khí thường được cảnh báo bởi những tác động xấu đến sức khỏe của các phân tử bụi mịn. Vậy chính xác bụi mịn [PM] là gì, nguy hiểm như thế nào, và làm thế nào để xem được chỉ số bụi mịn thông qua điện thoại hay laptop của bạn? Tất tần tật sẽ có trong bài viết dưới đây!

Theo trang tin Sức khỏe và Đời sống [Cơ quan Ngôn luận của Bộ Y tế], chất lượng không khí tại các thành phố lớn tại nước ta đang khá tệ khi so sánh với tiêu chuẩn từ WHO. Cụ thể tại TP. Hồ Chí Minh đã gấp hơn 3 lần, trong khi ở TP. Hà Nội là hơn 5 lần. Số liệu được cập nhật vào thời điểm ngày 26/06/2020.

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống

1. Bụi mịn là gì?

Theo định nghĩa từ Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, bụi mịn, hay đôi khi được gọi tắt với cụm từ PM - Particulate Matter, là các phân tử vô cơ hoặc hữu cơ bay lơ lửng trong không khí, và thường có nguồn gốc từ bụi, đất, bồ hóng, và chủ yếu đến từ khói thông qua việc đốt cháy các nhiên liệu hữu cơ trong công nghiệp hay phương tiện giao thông.

Kích thước của các hạt bụi mịn rất đa dạng, từ những hạt có thể nhìn bằng mắt thường cho đến các phân tử gần như vô hình. Kích thước của các hạt bụi mịn thường sẽ được ghi sau ký tự PM, và được tính theo đơn vị µm [micromet].

1.1. Bụi mịn PM10, PM2.5

Như đã đề cập, chỉ số phía sau PM ám chỉ kích thước của hạt bụi mịn, cụ thể:

- Bụi mịn PM10: Những hạt bụi có kích thước từ 2.5 - 10µm

Để tưởng tượng độ nhỏ của những hạt bụi này, hãy lấy kích thước của sợi tóc bạn làm minh hoạ. Đường kính của sợi tóc của bạn chỉ là 50 - 70µm, thế nên PM10 cũng khó để chúng ta có thể thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, các hạt này chỉ tích tụ trên phổi nên mức độ nguy hiểm không cao bằng PM2.5.

- Bụi mịn PM2.5: Những hạt bụi có kích thước từ 1.0 - 2.5µm

Đây là loại bụi mịn được nhiều người cảnh báo nguy hiểm nhất bởi vì chúng có khả năng thâm nhập vào đường máu thông qua việc hít thở. Ngoài ra, có một số phân tử bụi vốn có độc tính, thế nên nhờ việc thâm nhập sâu vào máu nên có thể gây ra nhiều đến cơ thể của chúng ta.

1.2. Bụi siêu mịn PM1.0

Gần đây, nhiều nhà khoa học có phát hiện ra sự tồn tại của các phân tử được gọi là bụi siêu mịn, hay là PM1.0. Những hạt bụi siêu mịn này có kích thước nhỏ đến mức kinh ngạc [nhỏ hơn 1.0µm], và chúng có thể tấn công phế nang một cách dễ dàng. Vì kích thước nhỏ, các phân tử này có khả năng tác động mạnh lên tế bào hay ADN của cơ thể người.

2. Bụi mịn gây hại đến sức khỏe như thế nào?

- Gây ra các bệnh liên quan đến hệ hô hấp

Việc tiếp xúc lâu dài với không khí có chất lượng tệ sẽ dễ gây ra các bệnh liên quan đến hệ hô hấp như viêm phế quản mãn tính, suy nhược chức năng của phổi, bệnh hen suyễn, thậm chí là ung thư phổi.

- Gây độc đến các hệ cơ quan khác

Ngoài hệ hô hấp là nơi “chịu trận” nặng nhất khi bị tác động bởi bụi mịn, các hệ cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng không kém, chẳng hạn như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ sinh sản của con người. Việc tiếp xúc lâu dài với bụi mịn có thể khiến cho các con đường chuyển hoá trong cơ thể bị rối loạn, dễ sinh bệnh.

- Gây ảnh hưởng đến tế bào lẫn phân tử ADN

Trong quá trình tiếp xúc với bụi mịn, cơ thể sẽ sản sinh ra các gốc tự do, và đây là các mối nguy hiểm tấn công đến tế bào lẫn các phân tử quan trọng nhất của cơ thể như ADN. Nếu bạn tiếp xúc lâu dài với bụi mịn thì nguy cơ bị đột biến sẽ tăng lên, dễ hình thành các khối u ung thư.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Việc người mẹ tiếp xúc thường xuyên với bụi mịn cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi, và trẻ khi mới sinh ra có thể gặp các tình trạng như hụt cân, tự kỷ hay là suy nhược thần kinh.

3. Cách xem chỉ số bụi mịn theo khu vực

Chất lượng không khí sẽ được đánh giá thông qua chỉ số AQI [viết tắt của Air Quality Index], và mọi người nhận biết thông qua màu sắc của từng khu vực. Dưới đây là ý nghĩa của các màu sắc để bạn có thể tham khảo thêm.

- Thông qua nền website

Bạn có thể xem chỉ số bụi mịn theo khu vực thông qua website của IQAir trên cả điện thoại lẫn máy tính. Thông qua trang web này, bạn sẽ cập nhật được các chỉ số theo thời gian thực, đồng thời có thể tham khảo thêm bảng xếp hạng các khu vực ô nhiễm nhằm có biện pháp để hạn chế tác động từ bụi mịn.

- Thông qua các ứng dụng

Nếu muốn xem chỉ số bụi mịn đơn giản hơn theo thời gian thực, bạn có thể sử dụng các ứng dụng đo lường chỉ số ô nhiễm không khí như AirVisual hay PAM Air. Để chọn được đúng ứng dụng phù hợp với bản thân, bạn hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé!

  • Top 5 ứng dụng đo chỉ số ô nhiễm không khí chính xác nhất hiện nay

4. Cách giảm ảnh hưởng của ô nhiễm không khí

Việc cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn là điều không thể thực hiện ngay được, vì vậy bạn cần có một số biện pháp nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng của bụi mịn, cụ thể.

- Đeo khẩu trang N95

Bụi mịn PM2.5 có thể ngăn chặn được phần lớn bụi mịn vào trong hệ hô hấp của cơ thể chúng ta, vậy nên nếu có thể bị bạn hãy trang bị khẩu trang N95 mỗi khi ra đường.

- Sử dụng các thiết bị lọc không khí

Bạn đừng nghĩ tại gia đình thì chất lượng không khí sẽ không bị ảnh hưởng bởi bên ngoài. Vì các hạt bụi mịn gần như tàng hình nên bạn không thể nhìn thấy chúng. Bạn nên sắm thêm chiếc máy lọc không khí ở nhà nhằm tăng chất lượng không khí trong gia đình bạn nhé!

Bạn cũng có thể tham khảo trồng thêm các loại cây cảnh trong nhà bởi phần lá của cây, tuy hiệu suất lọc không khí không bằng thiết bị máy, nhưng cũng có thể cải thiện phần nào đó chất lượng của không khí.

- Sử dụng các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Trà xanh hay các món rau củ, trái cây sẽ là lựa chọn tốt nhằm cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể bạn, nhằm chống lại sự sản sinh của các gốc tự do trong cơ thể do tiếp xúc lâu dài với bụi mịn.

- Sử dụng các phương tiện công cộng

Việc tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng khi có thể sẽ vừa giúp giảm áp lực cho các tuyến giao thông tại thành phố, đồng thời cũng sẽ giảm thiểu lượng khói thải phát sinh.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn xem chỉ số UV trên điện thoại Android và iPhone
  • Tác hại của tia cực tím lên mắt, da mắt và cách chọn mắt kính bảo vệ

Một số mẫu điện thoại đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động

  • Trả góp 0%

    Samsung Galaxy S22 Ultra 5G 256GB

    33.990.000₫

    Quà 2.000.000₫

    13 đánh giá

  • Trả góp 0%

    iPhone 11 64GB

    16.290.000₫

    Quà 1.800.000₫

    795 đánh giá

  • Trả góp 0%

    OPPO Reno7 Z 5G

    10.490.000₫

    31 đánh giá

  • Trả góp 0%

    Realme C35

    3.990.000₫

    17 đánh giá

  • Trả góp 0%

    Xiaomi 12

    19.990.000₫

    Giảm thêm 1.000.000₫

  • Trả góp 0%

    Samsung Galaxy A03 4GB

    Online giá rẻ

    3.090.000₫ 3.490.000₫ -11%

    106 đánh giá

  • Trả góp 0%

    Xiaomi Redmi Note 11S

    6.390.000₫ 6.690.000₫

    78 đánh giá

  • iPhone 13 Pro Max 256GB

    36.990.000₫

    Quà 2.000.000₫

    170 đánh giá

  • Trả góp 0%

    Samsung Galaxy A23 6GB

    6.190.000₫

Xem thêm

Vừa rồi là các thông tin về bụi mịn và cách để xem chỉ số bụi mịn thông qua các thiết bị điện tử. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết khác!

12.015 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề