Luân chuyển công chức là gì

Nhiều người vẫn nghĩ, luân chuyển dành cho mọi đối tượng công chức khi xảy ra sai phạm trong khi công tác. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì chỉ luân chuyển công tác công chức là quản lý, lãnh đạo. Vậy có đúng không?


Chỉ công chức là quản lý, lãnh đạo phải luân chuyển công tác?

Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời gian nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ [theo khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ công chức năm 2008].

Từ định nghĩa nêu trên, việc luân chuyển được thực hiện với công chức lãnh đạo, quản lý, chuyển từ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu của nhiệm vụ.

Không chỉ vậy, Điều 52 Luật Cán bộ, công chức một lần nữa khẳng định:

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử udnjg công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

Để hướng dẫn chi tiết quy định luân chuyển công chức, khoản 3 Điều 1 Nghị định số 93 năm 2010 nêu rõ:

Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch

Đồng thời, theo quy định tại Điều 36 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, luân chuyển công chức được thực hiện trong 02 trường hợp:

- Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Luân chuyển giữa Trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, có thể khẳng định, luân chuyển chỉ thực hiện với công chức lãnh đạo, quản lý, được thực hiện trong một thời gian nhất định và là một trong những quy định nhằm nâng cao năng lực của công chức đó.


Chỉ luân chuyển công tác công chức là quản lý, lãnh đạo? [Ảnh minh họa]


Luân chuyển, công chức được hưởng lương thế nào?

Chế độ, chính sách dành cho công chức luân chuyển được quy định cụ thể như sau:

- Công chức luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ: Phải chuyển ngạch và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định luân chuyển [khoản 4 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP];

- Công chức luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm: Được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển [khoản 3 Điều 39 Nghị định 24/2010/NĐ-CP].

Không chỉ vậy, theo quy định tại Điều 71 Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức luân chuyển được thuê nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng trong thời gian đảm nhiệm công tác nhưng phải trả lại khi hết thời hạn luân chuyển.

Đáng chú ý: Trong thời gian xử lý kỷ luật không thực hiện luân chuyển [theo khoản 17 Điều 1 luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức 2019].

Trên đây là quy định về việc luân chuyển công tác được áp dụng với công chức là quản lý, lãnh đạo. Độc giả có thể theo dõi thêm các quy định khác về luân chuyển công tác tại đây:

>> Cán bộ bắt buộc phải định kỳ luân chuyển công tác?

Liên quan đến vấn đề điều động và luân chuyển cán bộ công chức hiện nay được quy định như thế nào? Khi được điều động, luân chuyển đến cơ quan, đơn vị khác làm việc, công chức cần phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Bạn có thể tham khảo trường hợp được công ty Luật Minh Gia tư vấn sau đây:

Mục lục bài viết

  • 1. Luật sư tư vấn về điều động và luân chuyển công chức
  • 2. Phân biệt điều động, luân chuyển cán bộ, công chức
    1. 2.1 - Quy định về điều động công chức
    2. 2.2 - Quy định về luân chuyển công chức
    3. 2.3 - Phân biệt điều động công chức và luân chuyển công chức
  • 2. Chuyển đổi viên chức sang công chức quy định thế nào?
  • 3. Điều kiện và thủ tục xét chuyển từ viên chức sang công chức không qua thi tuyển?

1. Luật sư tư vấn về điều động và luân chuyển công chức

Trong quá trình quản lý công chức, cơ quan đơn vị có thẩm quyền có thể luân chuyển, điều động công chức từ cơ quan, đơn vị này sang đơn vị khác. Khi đó, các chế độ, quyền lợi của công chức sẽ được giải quyết theo quy định của Luật Cán bộ, công chức.

Vì vậy, nếu bạn có vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần xem xét các quy định của Luật Cán bộ, công chức và văn bản hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn có thể liên hệ đến Công ty Luật Minh Gia để luật sư của chúng tôi hỗ trợ tư vấn, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về Luật Cán bộ, công chức bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để bảo vệ quyền lợi của mình.

2. Phân biệt điều động, luân chuyển cán bộ, công chức

Câu hỏi:

Xin chào Luật Sư Minh Gia. Luật sư cho tôi xin hỏi về điều động và luân chuyển các bộ công chức như sau: Tôi là Hiệu Trưởng của một trường Mầm Non tôi bổ nhiệm được 7 năm, năm nay tôi gần 53 tuổi. Theo luật điều động cán bộ công chức viên chức tôi có phải điều động đi nơi khác không? Mà ủy ban nhân dân huyện điều động tôi đi nơi khác cách xa nhà tôi 9km xin được luật sư tư vấn có phải luân chuyển không, và điều động đi nơi xa tối thiểu bao nhiêu km . Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cám ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật Minh Gia. Yêu cầu của anh/chị được tư vấn như sau:

Theo quy định tại nghị định số 24/2010/ NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

- Quy định về điều động công chức

Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;

2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;

3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.''

- Quy định về luân chuyển công chức

1. Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và trong quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn.

2. Các trường hợp thực hiện việc luân chuyển công chức:

a] Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b] Luân chuyển giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.

Do vậy nếu việc điều động công chức để thực hiện các nhiệm vụ trên thì anh/chị vẫn có thể bị điều đông đi làm việc tại nơi khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân huyện.

- Phân biệt điều động công chức và luân chuyển công chức

+ Điều động:

Thời hạn: không có thời hạn nhất định

Đối tượng điều động: không phân biệt là nhân viên hay người có chức vụ lãnh đạo quản lý

Mục đích của điều động là do nhu cầu công tác, theo quy định của pháp luật 

+ Luân chuyển 

Thời hạn: có thời gian.

Đối tượng luân chuyển: là những người có chức vụ lãnh đạo quản lý 

Mục đích của luân chuyển: Theo yêu cầu của cơ quan tổ chức;  Luân chuyển giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.

Theo quy định của pháp luật thì việc điều động đến nơi khác làm việc hoàn toàn phụ thuộc vào người có thẩm quyền điều động và không một văn bản nào của pháp luật quy định khoảng cách tối thiểu được phép điều động công chức.

----

2. Chuyển đổi viên chức sang công chức quy định thế nào?

Câu hỏi:

Thưa luật sư: Năm 201x em vào làm hợp đồng tại phòng quản lý đô thị, đến năm 201x em thi tuyển công chức và được sở nội vụ công nhận là công chức. Đến năm 20x9 cho đến nay em được điều động qua công tác tại 1 đơn vị sự nghiệp [chức vụ: phó GD].

Hiện nay em đang định chuyển công tác về lại phòng quản lý đô thị [với chức vụ cùng là phó phòng]. Vậy em xin hỏi luật sư, trường hợp của em có thể chuyển công tác được không mà không qua thi tuyển được quy định Tại điều 1 khoản 42 nghị đinh 29/2012/NĐ-CP được không? Kính mong Luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn luật sư nhiều.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, năm 201x bạn thi tuyển công chức và được sở nội vụ công nhận là công chức. Đến năm 20x9 cho đến nay em được điều động qua công tác tại 1 đơn vị sự nghiệp giữ chức vụ phó giám đốc.

Trường hợp của bạn, bạn là công chức nhưng được điều động sang giữ chức vụ Phó giám đốc[ không phải người đứng đầu cơ quan] của một đơn vị sự nghiệp công lập nên sẽ chuyển sang viên chức. Như vậy, từ năm 2009  tới nay bạn đang công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập với chức vụ phó giám đốc thì bạn đang làm việc theo chế độ viên chức.

Điều 42 Nghị định 29/2012/NĐ- CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức quy định Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức như sau:

"1. Viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 60 tháng trở lên [không kể thời gian tập sự], có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác và đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, khi cơ quan quản lý, sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển vào công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức.

2. Viên chức khi được tiếp nhận, bổ nhiệm vào các vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì phải thực hiện quy trình xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức; đồng thời quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm là quyết định tuyển dụng."

Theo quy định trên điều kiện để xết chuyển viên chức sang làm công chức không qua thi tuyển như sau :

- Viên chức có thời gian làm việc từ đủ 60 tháng trở lên tạo đơn vị sự nghiệp công lập [không tính thời gian tập sự] ;

- Có trình độ đào tạo và kinh nghiệm phù hợp với vị trí việc làm của công chức mà cơ quan sử dụng và quản lí công chức đang có nhu cầu tuyển dụng ;

Bạn công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập từ năm 2009 tới nay đã qua 60 tháng trở lên và có trình độ đào tạo và kinh nghiệm phù hợp với vị trí công chức tại Phòng quản lí đô thị. Như vậy, bạn là đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 1 điều 42 Nghị định 29/2012. Khi phòng quản lí đô thị có thông báo tuyển dụng công chức thì bạn có thể nộp  đơn xét chuyển công chức không qua thi tuyển.

---

3. Điều kiện và thủ tục xét chuyển từ viên chức sang công chức không qua thi tuyển?

Câu hỏi:

Em tên là: A, Cho em xin hỏi một vấn đề như sau: Hiện em Công tác tại một đơn vị của Phòng Lao động-TB&XH huyện Điện Bàn trực thuộc UBND huyện [là công chức]. Bản thân em công tác tại Phòng Lao động-TB&XH huyện từ năm 201x chức vụ là cán sự đến tháng 2/2012 em có bằng Đại học và chuyển sang chuyên viên. Đến 4/202x em được điều động về một Trung tâm Dạy nghề của huyện [là đơn vị sự nghiệp] và có Quyết định về việc tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch viên chức kể từ ngày 01/8/2016. Đến 01/01/202x Trung tâm giải thể em được chuyển về lại Phòng Lao động-TB&XH huyện [công chức] cho đến nay. Thời gian đóng BHXH của em là 10 năm 6 tháng.

Như vậy, trường hợp của em có được xem xét chuyển từ viên chức sang công chức mà không cần thi tuyển không. Nếu được thì thủ tục gồm các giấy tờ gì? Cho em xin các văn bản hướng dẫn của TW, Bộ để em có căn cứ lập thủ tục chuyển? Em xin cảm ơn và mong được hồi âm.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Điều kiện để được chuyển đổi viên chức sang công chức

>> Thủ tục chuyển từ viên chức sang công chức?

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Công chức biệt phái là gì?

Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

Vị trí công tác là gì?

Vị trí công tác là những công việc, nhiệm vụ gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay, thông qua vị trí công tác có thể biết được chính xác bạn làm trong phòng ban nào, làm trong lĩnh vực nào và có nhiệm vụ chính cần thực hiện ra sao.

Bổ nhiệm cơ nghĩa là gì?

Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

Ai cơ quyền điều động công chức?

Thẩm quyền điều động công chức Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề