Làm thế nào để biết chó đã de hết con

Để chăm sóc được thú cưng một cách chu đáo trong giai đoạn bình thường đã khó. Khi chăm sóc thú cưng trong giai đoạn bầu bí lại càng cần lưu ý nhiều hơn nữa. Vậy làm thế nào để nhận biết chó sắp đẻ, và cần phải lưu ý gì khi chăm sóc chó cưng trong giai đoạn sinh nở? Trong bài viết này, mình xin chia sẻ với các bạn về những dấu hiệu và lưu ý cần nắm rõ khi chó sắp đẻ.

Những dấu hiệu chó sắp đẻ

Chó chửa bao nhiêu tháng thì đẻ?

Tính từ ngày thụ thai, bào thai bắt đầu hình thành và làm tổ ở trong tử cung của chó cái là khoảng 58 ngày cho tới 68 ngày. Như vậy, trung bình là khoảng 2 tháng là chó cái sẽ đẻ. Tuy nhiên, mỗi dòng chó sẽ có thời gian mang thai là khác nhau, như ở một số dòng chó nhỏ và mang thai ít như chó Nhật, chó Bắc Kinh, thì thời gian mang thai của chúng sẽ kéo dài hơn 2 tháng.

chó chửa bao nhiêu tháng thì đẻ?

Có nhiều bạn sẽ bối rối trong việc tính ngày thụ thai của chó, và thậm chí không biết chó cưng của mình đã được thụ thai vào ngày nào? Đơn giản có hai cách tính cho chó thụ thai tự nhiên và chó thụ thai nhân tạo như sau:

Đối với chó thụ thai tự nhiên: Chó cái sẽ có thời kỳ động dục khoảng từ 3 5 ngày. Ở thời điểm này, chó đực và chó cái sẽ tự tìm đến nhau để giao phối. Bởi vậy, khi tính ngày thụ thai của chó trong trường hợp này, các bạn sẽ tính trong khoảng từ 3 5 ngày ở thời kỳ động dục. Tuy nhiên, với những con chó được thụ thai tự nhiên, ngày thụ thai sẽ rất khó tính chính xác được, thường chênh lệch khoảng vài ngày [từ 2 3 ngày]

Đối với chó thụ thai bằng cách được cho đi phối giống: Trong trường hợp chó thụ thai theo cách này thì mọi chuyện dễ dàng hơn nhiều, bạn tính ngày thụ thai là ngày đi phối giống hoặc một ngày sau ngày phối giống. Bởi tinh trùng của chó đực chỉ sống được trong cơ thể con cái trong khoảng 1 ngày.

Những dấu hiệu thông báo chó sắp đẻ?

Những dấu hiệu thông báo chó sắp đẻ

Theo cách tính ngày ở trên, các bạn có thể dựa vào đó để chuẩn bị những vật dụng và kiến thức cần thiết để chăm sóc chó trong giai đoạn sau sinh. Tuy nhiên, để biết chính xác xem chó đã đến ngày đẻ thật chưa, các bạn có thể quan sát những biểu hiện của chú chó cưng của mình. Những dấu hiệu thông báo chó sắp đẻ như sau:

Giai đoạn chó sắp đẻ:

  • Chó thường mệt mỏi hơn và thường nằm một chỗ, không muốn di chuyển nhiều.
  • Phần bụng lớn hơn bình thường và phần bầu ngực có thể tiết ra sữa nếu bạn quan sát kỹ.
  • Chó cưng thường bắt đầu cào cào chân xuống đất, cào vào chuồng, cào vào tường hoặc đi vòng vòng ngay tại một khu vực nhất định đây chính là hiện tượng chó đi tìm ổ đẻ.
  • Chó cưng sẽ há miệng để thở [ngay cả thời tiết đang lạnh] hoặc thở lớn phát ra tiếng động.
  • Ngoài ra, ở một số chú cún tự dưng sẽ phát ra những mùi hôi hơi khó chịu hơn so với bình thường.
  • Chó sẽ uống nhiều nước hơn và có xu hướng đi tìm những chỗ có nước mát để nằm vì lúc này thân nhiệt của chó thường cao hơn bình thường.
  • Trong một vài ngày trước khi chó đẻ, ở một số chú cún có thể xuất hiện hiện tượng chán ăn hoặc bỏ ăn sinh lý

Giai đoạn chó đau đẻ:

Tại thời điểm chó đau đẻ thường có những biểu hiện mạnh mẽ và khác thường hơn như:

  • Chó cái bắt đầu cuống quýt và kêu rên to hơn, ư ử nhiều hơn
  • Nhịp thở của chúng bắt đầu tăng lên, nhanh hơn và nhiều hơn. Nhịp tim bắt đầu đập mạnh hơn.
  • Có thể rỉ nước ối hoặc chảy một chút nước ối ra cơ quan sinh sản của chó

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý, khi chó đã chảy nước ối có sắc xanh mà chó con vẫn chưa thò được ra ngoài thì đây là một dấu hiệu bất thường. Khi gặp trường hợp này, điều các bạn phải làm ngay đó là liên hệ với bác sĩ thú ý để kịp thời xử lý, đảm bảo an toàn cho cả chó mẹ và chó con.

Giai đoạn chó đẻ:

Khi chó đẻ, bạn có thể dễ dàng quan sát được những biểu hiện như sau:

  • Một phần của bọc ối sẽ lòi ra ngoài âm hộ của chó
  • Chó mẹ rặn liên tục để đưa các chú chó con ra ngoài cơ thể
  • Có thể từng bộ phận của chó con thò ra ngoài, hết chú chó nọ đến chú chó kia

Trong trường hợp khi thấy chú chó con thò ra ngoài khoảng 1/2 cơ thể mà sau vài phút [5 7p] mà vẫn chưa chui hết người ra ngoài. Ngay lập tức, điều các bạn cần làm là cầm tay kéo chú chó con ra ngoài để đảm bảo an toàn cho cả chó mẹ và những chú chó con khác.

Cách đỡ đẻ cho chó

Cách đỡ đẻ cho chó

Phần lớn các chú chó thường tự đẻ hoàn toàn theo bản năng. Tuy nhiên, với những chú chó cưng, trong giai đoạn sinh đẻ nếu không được chăm sóc tận tình thì có thể dẫn đến những tổn thất đáng tiếc có thể xảy ra. Vậy khi nào cần đỡ đẻ cho chó và làm thể nào để đỡ đẻ cho chó?

Vì thông thường, các chú chó sẽ đẻ theo bản năng, nên nếu trong quá trình theo dõi chó đẻ, các bạn cảm thấy không có bất cứ dấu hiệu gì bất thường thì hãy để cho chúng tự thực hiện theo bản năng của chúng. Những trường hợp cần can thiệp của con người như:

  • Chó mẹ mệt mỏi, không thể dặn đẻ được
  • Chó mẹ đã có hiện tượng rỉ ối có sắc xanh và vẫn chưa thấy chó con thò ra ngoài
  • Chó con đã ra ngoài được 1/2 cơ thể nhưng mãi chưa thấy ra hẳn ngoài

Những trường hợp trên nhất thiết phải có sự can thiệp của con người. Tuy nhiên, với 2 trường hợp đặc biệt là chó mẹ mệt mỏi, không thể dặn đẻ được hoặc chó mẹ đã có hiện tượng rỉ ối có sắc xanh mà vẫn chưa thấy có hiện tượng chó con thò ra ngoài thì cần có sự can thiệp kịp thời của những người có kinh nghiệm và kiến thức về sinh sản như các bác sĩ thú y.

Với hiện tượng thứ 3, các bạn có thể tự xử lý tại nhà và thực hiện như sau: Khi chó con đã thò được 1/2 cơ thể, ta dùng tay, cầm nhẹ nhàng và dùng lực nhẹ nhàng kéo chó con hướng lực từ trước ra sau và từ trên xuống dưới. Lưu ý, thao tác thực hiện càng nhanh gọn càng tốt. Sau đó, xé bọc ối và lau khô miệng chó con cho tới lúc chú ta có thể kêu lên thành tiếng nghe được.

Những lưu ý trong quá trình theo dõi chó đẻ

Những lưu ý trong quá trình chăm sóc chó đẻ

Khi chăm sóc chó đẻ các bạn cần lưu ý những điểm nổi bật sau:

  1. Bạn cần nắm rõ và xác định đúng ngày phối giống cũng như ngày thụ tinh để tính chính xác ngày đẻ của chó.
  2. Theo dõi chó liên tục trong khoảng 24h khi chó có biểu hiện sắp đẻ, tránh chó đẻ rơi bỏ sót chó con hoặc những trường hợp xấu xảy ra khi chó đẻ
  3. Cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: ổ đẻ, bông băng, thuốc sát trùng, khăn sạch để lau, kéo và banh y tế để sơ cứu cũng như hỗ trợ chó khi cần thiết trong quá trình vượt cạn của chúng.
  4. Hãy gọi ngay bác sĩ y tế nếu bạn phát hiện ra bất kỳ điều gì bất thường trong quá trình theo dõi chó đẻ như: Chó cái rặn mãi không ra, chó con chui ra bằng ngôi ngược, chó mẹ có những chuyển biến xấu: nằm bệt, mệt mỏi, thở dốc
  5. Cách tốt nhất cho các bạn chưa có kinh nghiệm và chưa thực sự chuẩn bị kỹ để đồng hành cùng chú chó cưng trong giai đoạn khó khăn này là nên gọi bác sĩ thú ý. Nhờ có sự chăm sóc, tư vấn của bác sĩ thú ý sẽ đảm bảo sự an toàn cho cả chó mẹ và chó con. Như vậy sẽ tránh những điều đáng tiếc xảy ra với chú chó cưng của bạn

Một số chú ý khi chó trong và sau sinh

Một số lưu ý chăm sóc chó trong và sau sinh

Khi chó bắt đầu đẻ, các bạn cần chú ý theo dõi chúng và đảm bảo chúng thực hiện được đầy đủ các hành động như sau:

  • Đảm bảo chó mẹ vệ sinh ngay cho chó con sau khi chó con chào đời. Thao tác của chó mẹ lần lượt là: chó mẹ xé vỏ bọc chó con, rồi cẩn thận liếm láp cho khô lông và kích thích hô hấp. Nếu chó mẹ quá mệt hoặc bỏ xót không làm cho chó con, bạn cần dùng khăn sạch, lau khô và tích cực xoa xung quanh vùng lông cho chó con.
  • Đảm bảo chó con được bú ngay sau khi sinh: Thông thường khoảng 1 3 tiếng sau khi sinh, chó con sẽ tự tìm tới chó mẹ để bú.Tuy nhiên, bạn cần theo dõi xem nếu chúng không tìm được đúng vị trí bầu vú chó mẹ thì bạn cần bắt chó con lại, thậm chí là ray ray bầu vú để sữa của chó mẹ chảy về. Nếu chó con vẫn không chịu bú hoặc chó mẹ không chịu cho chó con bú thì chắc chắn hai mẹ con nhà chó đang gặp những vấn đề gì đó không ổn.Trong trường hợp này, bạn nên cần có sự hỗ trợ từ bác sĩ thú ý. Với những chú chó con nhất định không chịu bú mẹ, thì bạn cần hỗ trợ chúng bằng cách cho chúng uống bằng xi lanh với sữa công thức dành chó.
  • Đếm số lượng chó con để tiện trong quá trình theo dõi và chăm sóc chúng. Khi chó con bú mẹ, bạn cần theo dõi xem chú chó con nào không được bú hoặc không bú để kịp thời bổ sung sữa hoặc có biện pháp giúp đỡ chúng để bú được mẹ nhiều nhất
  • Không nên dọn nhau thai của chó sau quá trình sinh nở. Bởi trong nhau thai chó có rất nhiều những chất có lợi cho sự phục hồi của chó mẹ, có thể chó mẹ sẽ ăn chúng để bổ sung dinh dưỡng cho mình, và điều này không gây hại cho chó mẹ gì cả.
  • Hãy giữ cho nơi ổ của chó đủ nhiệt, ấm áp: Nên nhớ là đủ nhiệt các bạn nhé, tránh để ổ chó quá lạnh hoặc quá nóng, điều này sẽ ảnh hưởng tới thân nhiệt non nớt của chó con. Trong vài ngày đầu tiên, bạn nên để nhiệt độ ổ chó khoảng từ 30 28 độ c, những ngày tiếp theo, các bạn có thể để ở nhiệt độ thường và lý tưởng nhất đó là từ 27 24 độ c
  • Không nên tắm cho chó mẹ ngay sau sinh, bởi chúng vừa trải qua một cuộc vượt cạn với rất nhiều thay đổi cơ thể. Nếu bạn thấy bẩn mà mang chó đi tắm luôn thì rất có thể chó sẽ bị cảm hoặc đuối sức ngay sau đó. Trong trường hợp này, bạn nên lấy khăn sạch, dùng nước ấm và lau cho chó.

Trên đây là một vài những chia sẻ thực tế của bản thân trong quá trình chăm sóc chú cún cưng của mình đẻ. Hi vọng sẽ giúp ích được các bạn. Chúc các chú cún vượt cạn thành công và khỏe mạnh!

1473 views

Chủ Đề