Làm sao để biết mình thích môn học nào

Share this

Câu chuyện hôm nay nói về [tools] dùng để định hướng bản thân mình. Mong rằng bài viết chi tiết sẽ trả lời cho bạn Làm sao để biết mình thích gì

  • Series giải đáp thắc mắc du học: Làm gì khi điểm GPA không cao ?
  • Kinh nghiệm nộp đơn chương trình quốc tế
  • [Góc Admin] #Sandlajourney: Tôi đã dành được bốn học bổng toàn phần như thế nào ?
  • Kinh nghiệm học bổng chính phủ NewZealand Asean Award
  • [SANDLA JOURNEY ONLINE] TÔI ĐÃ CHINH PHỤC NHỮNG NGÀNH CỦA KỶ NGUYÊN 4.0 NHƯ THẾ NÀO?

Mình từng

Mình không biết mọi người có từng như mình không, từng có một thời gian rất dài, cứ u uất không biết mình thích gì, muốn gì, mình là ai, tương lai mình sẽ như thế nào.

Cái tâm trạng đó bắt đầu khi học được năm đầu đại học, trầm trọng khi vào năm cuối và gợn sóng khi có công việc ổn định. Nó cứ như nộp tiền điện thoại vậy, cứ định kì lại phải top up một lần, khó chịu và dằn vặt vô cùng.

Mãi đến sau này khi trưởng thành hơn, mình mới biết một phần nguyên nhân của vấn nạn đó là từ hệ quả của việc Thiếu định hướng. Một cụm từ mà khi nhắc đến, thì đa phần mọi người đều thốt ra uh đúng ha , thế nhưng, vào những lúc đáng lẽ cần nó nhất, chúng ta chẳng ai nghĩ đến sự tồn tại của nó.

Thực ra, mình cũng từng như thế. Không biết mình thích gì

Thật ra, cách đây gần mười năm, khi mình bắt đầu nộp đơn thi đại học, mình cũng chẳng quan tâm đến chuyện định hướng, vì lúc đó mình không nhận thức được tầm quan trọng của việc mình thích cái gì, mình phù hợp với điều gì, mình chỉ nghĩ là mình có đậu đại học không, trường mình đậu có danh tiếng không, ra trường có việc làm không. Định hướng, đối với mình, một tiểu đồng bào sống ở huyện nhỏ của tỉnh lẻ, ba mẹ chỉ là dân thuần lao động, là một sự xa xỉ vô cùng.

Lúc chọn trường, dù cầm lên trên tay mấy quyển tư vấn, với cả trăm trường, cứ như chơi nhìn chữ đoán trường, nghe tên ngành rồi tự đoán đại nó ra abc xyz, trường lạ, ngành lạ, nào dám tìm hiểu, cứ lúc nào cũng chỉ lẩn quẩn với Luật, Kinh Tế, Y, Bách khoa

Chọn trường đại học ư ? Mình từng đau đầu vì nó

Tụi mình chọn trường mà cứ nhờ vàocảm tính, lời thầy cô, vài ba người quen đi trước, chọn trường thì cứ ngó xem điểm tuyển sinh mấy năm của trường đó như thế nào, cân đo đếm sức, còn ngành thì cái nào biết là có thể kiếm việc, hoặc cái đó sẽ hot lắm đó.. Mấy đứa học giỏi hơn chút thì cứ tìm trường nghe sang sang một chút, vì nghe đâu trường đó ra trường ai cũng có việc tốt, thành công này nọ..

Từ câu chuyện của bản thân, sau này mình mới từ từ hiểu lý do mà dù có cả chục ngàn cử nhân tốt nghiệp mỗi năm, mà các công ty lúc nào cũng gào lên Tao không tuyển được người. Có lẽ, vấn đề không chỉ nên quy kết cho hệ thống giáo dục mà nó còn đến từ cả bản thân chúng ta khi lỡ đặt sai vị trí của chính mình.

Không thể bảo con cá trèo cây và con chim bơi lội

Mình đã từng thấy không ít trường hợp một người khi làm nghề này thì cứ tầm tầm không gì cả, nhưng khi đi làm nghề khác thì lại như đổi hồn, hạnh phúc bao nhiều lần. Hơi duy tâm một chút, nhưng mình luôn tin rằng, nếu ai cũng đặt được đúng vị trí của mình, họ sẽ nhất định có một bầu trời riêng nào đó để tỏa sáng lấp lánh.

Vậy mình đã làm gì trên hành trình hiểu mình? Những công cụ nào có thể giúp ích cho việc chọn đúng vị trí ?

Làm test để hiểu bản thân

Trước hết, việc hiểu bản thân mình bắt nguồn từ việc hiểu được tính cách của mình , thiên phú của bản thân, những điểm mạnh và điểm yếu mà bản thân mình có thể có, để phát huy và khắc phục.
Hiện nay, có một số bài công cụ khá uy tín, nhằm giúp những người hoàn toàn mơ hồ về bản thân có thể nắm bắt vài nét tính cách sơ lược về bản thân.

Tham khảo một số bải test tính cách tổng hợp ở đây

Dĩ nhiên, toàn bộ các bài test này đều mang tính chất tham khảo, chỉ đúng ở một số khía cạnh nào đó. Bởi bản thân một người là một biến thể của môi trường sống,của giáo dục , của sự cố gắng của bản thân, vì thế cái bản gốc tính cách đã thay đổi rất nhiều trong quá trinh trưởng thành. Bên cạnh đó, những thuật ngữ được dùng có thể gây nhầm tưởng.

Nếu bạn là một người hướng nội giống mình, đừng lo lắng

Lấy một ví dụ cụ thể: Hướng nội/ hướng ngoại. Hướng nội không có nghĩa là không thích giao tiếp hoặc nhút nhát rụt rè. Là một người hướng nội điển hình, mình có những trải nghiệm sâu sắc về điều này. Hướng nội tức là mình có xu hướng thích dành thời gian quay vào bên trong mình và cần nhiều không gian riêng cho bản thân. Nếu như có người nào mời mình dự một buổi tiệc, mình sẽ tùy vào mối quan hệ của mình với người đó mà xem thử có đi không. Nhưng là một người hướng nội, không có nghĩa là mình giao tiếp kém, rụt rè, sợ hãi đám đông, hay có khó khăn trong việc bộc lộ suy nghĩ của bản thân. Mình vẫn tham gia nhiều hoạt động cộng đồng xã hội và vẫn là speaker cho các chương trình.

Làm gì sau khi test

Chính vì thế, khi làm test cũng phải đọc để tìm hiểu kĩ những tính cách trong đó, hiểu được các định nghĩa như hướng nội, hướng ngoại thật sự là gì ?

Sau khi có được hình dung sơ lược về tính cách của bản thân mình,chúng ta có thể thử bắt đầu bằng gợi ý của bài test. Với từng nhóm tính cách, sẽ có những điểm yếu điểm mạnh, có những ngành nghề có thể phù hợp với mỗi người.

Vì vậy, sau khi nắm được những gợi ý này rồi, ta có thể bắt đầu bằng cách học thử những gì mà mình thích hoặc nghĩ là phù hợp với bản thân mình.

Test không bằng học

Hiện nay các khóa học trực tuyến rất nhiều, có khóa miễn phí, có khóa trả tiền.
Hãy tham khảo lại bài viết về 600 khóa học trực tuyến tại đây. Nếu bạn không giỏi tiếng Anh, có thể mua những khóa học tiếng Việt trên mạng, chỉ cần vào Google tìm kiếm, học online, kết quả trả về nhiều vô cùng. Muốn miễn phí hãy tham khảo một số link khóa học tại đây

Học không bằng làm

Theo nghiên cứu của WHO, về khả năng tiếp thu của con người, có người phù hợp với việc đọc, có người lại giỏi tiếp thu qua việc làm. Bản thân mình thấy rằng việc đọc, việc học lý thuyết chỉ cho mình bước đầu tiên là nhận biết. Nhưng có những điều chỉ biết thôi không đủ. Để chuyển biến từ cái biết sang cái hiểu và cái nắm vững thì không chỉ cần học mà còn cần phải làm.

Ví dụ đi thực tập, làm việc, tìm kiếm cơ hội cọ xát, mài giũa kỹ năng, trau dồi kinh nghiệm của mình. Hiện nay có quá nhiều Group, Page, website mà bạn có thể tìm kiếm các công việc thực tập. Toàn bộ những gì bạn cần làm là gõ lên google hoặc thanh tìm kiếm của facebook các từ khóa như Thực tập, Công việc, Internship..

Nếu như đã thử mà vẫn còn chơi vơi

Nếu bạn đã thử hết mà vẫn còn chơi vơi, không biết bây giờ mình nên làm gì, thì từ kinh nghiệm bản thân, giải pháp mà mình nghĩ là tốt nhất, thay vì ngồi đó lãng phí thời gian Mình là ai, đến trái đất làm gì thì hãy Tập trung vào học ngoại ngữ. Ngoại ngữ chính là cánh cửa mở bạn đến với bất kì công việc nào mà bạn ao ước trong tương lai.

Cô bạn của mình, tốt nghiệp một ngành sư phạm, nhưng lại thích ngành quảng cáo đến lạ lùng, thế là đi học tiếng Nhật, rồi đi làm phiên dịch cho một agency Nhật, rồi khi vào công ty, làm một thời gian rồi lại xin làm thêm ở phòng quảng cáo cô ấy thích, thế là cô ấy qua được nơi cô ấy mong muốn từ đầu.

Ngoại ngữ có khi là câu trả lời cho Nếu mình không biết mình thích gì

Mình vẫn nghĩ, đường đi đến đích thì có rất nhiều, nếu bạn không đi được đường thẳng đến đó, hãy đi đến đó đường vòng và ngoại ngữ chính là con đường vòng tuyệt đẹp đấy.

Về các trang học ngoại ngữ có thể tham khảo bài viết đã từng chia sẻ: Không nhất thiết phải nghĩ ngoại ngữ là tiếng Anh, nó có thể là nhiều ngôn ngữ khác như: Tiếng Pháp, Trung, Hàn, Nhật.. Tham khảo link tại đây

Có vài người bạn của mình, vật lộn nhiều năm với tiếng Anh, thấy đến nó, là ngán ngẩm mệt mỏi, cuối cùng đi học tiếng Nhật, giờ có đứa đang làm IT ở Việt Nam, có người đang vi vu ở Nhật.. nhưng kết quả chung đứa nào lương cũng tính bằng ngàn đô. Thế đấy, đến đích có rất nhiều cửa, đừng bao giờ vì thất bại một lần mà nghĩ rằng mình không có cơ hội.

Không có gì hơn thái độ

Điểm quan trọng nhất, sai lầm lớn nhất mà mình từng gặp phải, đó là suy nghĩ quá nhiều về tương lai,và quên mất ở hiện tại. Ngày xưa, có những lúc mình đi thực tập, bản thân mình hay nghĩ quá nhiều, không tập trung vào công việc, đang làm việc này lâu lâu lại thấy cái gì hay thì nhảy vào, cuối cùng không handle được, chẳng có gì xong cái gì cả, kết quả không có cái gì là quá tốt , mà ấn tượng để lại trong mắt người khác cũng sẽ không mấy tốt đẹp.

Sau này, khi trưởng thành, mỗi lần làm ở đâu, làm cái gì, mình để hết tâm sức vào đó, dù có nhiều thứ bản thân mình không thích hoặc chẳng nghĩ rằng đó là cái quan trọng. Trái đất rất nhỏ, rồi có một khi bạn sẽ gặp lại người mà bạn đã làm việc cùng, chuyện sếp bạn sau này có thể là một người đồng nghiệp mà bạn đi làm thực tập hay tham gia cùng một chương trình xã hội là chuyện rất bình thường.

Hiện tại vẫn là thứ quan trọng nhất, đừng chỉ hỏi Làm sao biết mình thích gì, hãy hành động

Mình thích câu nói của Steve Jobs Bạn không thể kết nối nhữngđiểm bằng việc nhìn vào tương lai, bạn chỉ có thể làm điều đó khi nhìn vào quá khứ. Chính vì lý do đó bạn cần phải tin rằng những điểm này sẽ kết nối với tương lai của bạn.

Vì thế, khi bạn đã đồng ý làm điều gì, hãy hoàn thành hết trách nhiệm của mình và walk tall khi rời đi, bạn nhé

Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm ít động lực để phấn đấu hơn một chút vào ngày hôm nay, để rồi một ngày nào đó, bạn sẽ trở nên lấp lánh hơn với giấc mơ của mình.

Lưu ý: Bài vẫn như mọi khi, không phải là tư vấn hướng nghiệp hay là lời khuyên, chỉ đơn giản là kinh nghiệm cá nhân được ghi lại, những gì mà mình từng ao ước được ai đó kể cho nghe lúc xưa.

Về Phạm Hoàng Diễm và Sandla

Nguồn: Fb Phạm Hoàng Diễm [pham.hoangdiem]


Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.

Video liên quan

Chủ Đề