Làm ca sĩ có cần bằng cấp là ai?

Chúng ta từ lúc ѕinh ra đã ѕở hữu cho mình một chất giọng riêng biệt có người trầm ấm, ngọt ngào, người cao ᴠút, người thì mạnh mẽ cá tính.

Bạn đang хem: Làm ca ѕĩ có cần bằng cấp không? làm thế nào để trở thành ca ѕĩ

Hầu như bất kỳ một nghề nghiệp nào cũng cần trải qua quá trình học tập, rèn luyện vất vả mới có được thành công. Hiện nay không ít người đang có niềm đam mê với ca hát và muốn trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Ngoài những ca sĩ có khả năng thiên phú và may mắn gặp thành công khi tham gia một cuộc thi nào đó thì còn có những ca sĩ đi lên từ sự cố gắng rèn luyện kỹ thuật và trau dồi, tích lũy kiến thức. Nếu bạn cũng là người có niềm đam mê với ca hát thì hãy cùng đội ngũ 24h Thông Tin tìm hiểu xem muốn làm ca sĩ phải thi vào khối gì và học ở trường nào?
 


 

Muốn trở thành ca sĩ phải thi khối gì?

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ muốn làm ca sĩ vì khi nổi tiếng sẽ được nhiều người biết đến, được cống hiến, được theo đuổi và sống với niềm đam mê của mình,…. Tuy nhiên hành trình để có được ánh hào quang của nghề ca sĩ còn phụ thuộc vào cái duyên và phần lớn dựa vào sự nỗ lực, cố gắng không ngừng để trau dồi kiến thức cũng như rèn luyện bản thân. Chính vì thế, bất kỳ ai khi muốn trở thành ca sĩ đều phải nghiêm túc theo học chương trình đào tạo bài bản mà việc trước tiên cần phải làm là thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng nghệ thuật. Vậy làm ca sĩ phải thi khối nào? Để thi tuyển vào các trường đào tạo nghệ thuật và học ngành ca sĩ, bạn sẽ phải đăng ký thi khối N bao gồm môn văn và các môn năng khiếu. Cụ thể hơn, khối N bao gồm các tổ hợp khối:

- Khối N00 [Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2].

- Khối N01 [Ngữ văn, Xướng âm, biểu diễn nghệ thuật].

- Khối N02 [Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ].

- Khối N03 [Ngữ văn, Ghi âm - Xướng âm, chuyên môn].

- Khối N04 [Ngữ văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu].

- Khối N05 [Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu].

- Khối N06 [Ngữ văn, Ghi âm - xướng âm, chuyên môn].

- Khối N07 [Ngữ văn, Ghi âm - xướng âm, chuyên môn].

- Khối N08 [Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ].

- Khối N09 [Ngữ văn, Hòa Thanh, Bốc thăm đề - chỉ huy tại chỗ].

Đề của môn văn sẽ thi theo đề chung của Bộ giáo dục. Đề của môn năng khiếu sẽ thi theo đề riêng của các trường đào tạo. Thông thường môn năng khiếu sẽ được nhân hệ số 2 và bao gồm 2 nội dung thi chính như sau:

Nội dung 1: Hát, xướng âm

Hát tự chọn: Cần chọn bài hát phù hợp với chất giọng cũng như khả năng của mình. Khi hát cần rõ lời, phát âm chuẩn, đúng giai điệu kết hợp cùng phong cách biểu diễn thu hút. 

- Xướng âm: Thể hiện đúng cao độ, trường độ nốt nhạc trong câu nhạc cho sẵn.

- Sử dụng một loại nhạc cụ: Thí sinh tự mang theo nhạc cụ để biểu diễn, nếu không biết thì không phải trình bày nội dung này.

Nội dung 2: Thẩm âm, tiết tấu

- Nhái âm theo tiếng đàn của giám khảo [đàn phím điện tử hoặc Piano].

- Vỗ theo tiết tấu của giám khảo.
 


 

Muốn làm ca sĩ nên học trường nào?

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo thanh nhạc. Nếu muốn làm ca sĩ, bạn có thể đăng ký thi tuyển và học tập tại những trường sau:

1. Đại Học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.

2. Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

3. Đại Học Văn hóa Hà Nội.

4. Đại học Sư phạm Hà Nội [ngành Sư phạm Âm nhạc].

5. Đại Học Văn Hóa Nghệ Thuật Quân đội.

6. Cao đẳng văn hóa nghệ thuật.

7. Nhạc viện TPHCM.

8. Trường đại học Sài Gòn.

9. Trường Đại học nghệ thuật Huế.

10. Đại học Văn Hiến.

11. Đại Học Văn hóa Hà Nội.

12. Trường Âm Nhạc TED Saigon.

13. Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh.

14. Trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh Tp.Hồ Chí Minh.

15. Và còn rất nhiều trường CĐ, ĐH nghệ thuật khác.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về các trường đại học đào tạo ngành ca sĩ  Tại Đây.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã biết muốn làm ca sĩ phải thi vào khối gì và học ở trường nào? Nếu không còn phù hợp để thi tuyển vào các trường học đào tạo chính quy, bạn có thể theo đuổi đam mê âm nhạc, trở thành ca sĩ bằng cách tham gia học tập tại các trung tâm đào tạo ca sĩ chuyên nghiệp. Chúc các bạn thành công với niềm đam mê ca hát của mình!

Bạn là một người yêu ca hát và muốn trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp để đứng trên sân khấu nhưng lại rụt rè thiếu tự tin vào giọng hát của mình.

Bạn đang xem: Làm ca sĩ có cần bằng cấp không? làm thế nào để trở thành ca sĩ

Đừng lo hãy cùng campusstudylab.vn điểm qua các bước để bạn có thể trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp nhé!

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH CA SĨ CHUYÊN NGHIỆP

Bước 1: TỰ TIN VÀO BẢN THÂN VÀ ƯỚC MƠ CỦA BẠN Điều này hiển nhiên rồi, sẽ có những người ủng hộ bạn và cả những người hoài nghi nữa đấy. Nhưng lựa chọn là của bạn, hãy suy nghĩ rõ những cách trả lời và chứng minh cho họ thấy nhiệt huyết của bạn nhé. Có cách này đơn giản lắm, hãy nghĩ về cảm giác một ngày nào đó bạn thành công, được nhiều fan hâm mộ tặng hoa và xếp hàng xin chữ kí. Ái chà, mỗi khi gặp vấn đề gì cứ nhớ tới cảm giác này đảm bảo bạn sẽ được tiếp thêm sức mạnh nhiều lắm đó.

Bước 2: RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG HÁT HÒ CỦA BẠN Ngày nay có rất nhiều cách để bạn rèn luyện khả năng hát hò ngay tại nhà, có quá nhiều lợi thế so với 10 năm về trước. Vậy tại sao bạn lại không nắm lấy cơ hội này? Ngày nay với sự phát triển vũ bão của Internet, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy cho mình những bài hưỡng dẫn luyện thanh, học hát với chi phí cực thấp, tiết kiệm được khối tiền mời thầy dạy nhạc riêng rồi đấy. Còn đối với những người bận rộn thì bạn vẫn có thể đăng kí những khoá học nhạc online thông qua skype hoặc viber cũng khá tiện lợi. Thử xem nào!

Bước 3: HÁT CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT Đừng đợi đến khi có cơ hội đứng trên sân khấu mới hát bạn nhé. Hãy hát ở mọi lúc, mọi nơi có thể. Trong phòng tắm, phòng karaoke, trong một buổi tiệc tùng… Hãy tự học guitar và luyện hát với các nhạc cụ cũng là một lợi thế sau này. Bạn biết đấy, ngay cả những ca sĩ dày dạn kinh nghiệm cũng luôn luyện tập thanh nhạc mỗi ngày, như Thanh Lam, Thu Minh hay Celine Dion chẳng hạn, có ai ngờ mãi đến bây giờ họ vẫn miệt mài học tập và rèn luyện mỗi ngày chứ.

Bước 4: CHỌN CHO MÌNH MỘT BẢN NHẠC “TỦ” Hãy chắc chắn rằng bạn sở hữu một bài hát “tủ” đủ cuốn hút và giúp bạn thể hiện hết những điểm sáng trong giọng hát nhé. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, có rất nhiều trường hợp khán giả sẽ ghi nhớ tên ca sĩ với một bài hát tủ nào đấy. Không tin thì bạn thử nghĩ xem nhé, bài hát Công chúa bong bóng là của ai? Chị Chanh Phương Thanh gắn liền với ca khúc nào? Có ai không biết bài “Bay” là của chị Thu Minh hay không? Và không một khán giả yêu phim Titanic nào lại không biết “My heart will go on” đã góp phần làm nên tên tuổi của Celine Dion…

Bước 5: HỌC CÁCH TIẾP NHẬN LỜI PHÊ BÌNH HAY TỪ CHỐI Trước khi bước lên sân khấu, bạn phải chuẩn bị tâm lí sẽ có một vài người không thích giọng hát hay tính cách của bạn. Thế nhưng hãy học hỏi Justin Bieber đi, anh chàng luôn “bơ” đi hàng đống anti-fan luôn tìm cách tấn công và hạ bệ mình mỗi ngày, nhưng bù lại vẫn có hàng triệu fan yêu thích và ủng hộ đấy thôi.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tắt Định Vị Trên Iphone 6 Nhanh Chóng, Tắt Dịch Vụ Định Vị Trên Iphone Phải Làm Sao

Đừng bao giờ tránh né hay từ chối đón nhận những lời bình luận hay phê bình nhé. Hãy học cách nhận xét trực quan và đánh giá đúng vấn đề. Vì đâu đó, vẫn có những bình luận và góp ý đầy tâm huyết có thể giúp bạn cải thiện mình hơn, và tất nhiên vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh” thì ôi thôi đừng để tâm làm gì. Nghề này là thế mà, đúng không nào?

Bước 6: TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ VỚI NHỮNG NGƯỜI TÀI GIỎI Bạn đang sống ở thời đại mà mạng xã hội phát triển mạnh mẽ đấy, có hằng hà sa số những tài năng ngầm mà bạn có thể kết thân và học hỏi từ họ. Hãy chân thành chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Có một cách tuy khá cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời, hãy nói với họ thế này: “Wow, bài này bạn hát hay quá trời, chỉ mình bí quyết của bạn với nha?”. Thường thì bản thân những người đó sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc trước lời khen này, và hiển nhiên tại sao họ lại không chia sẻ kinh nghiệm đúng không?

Bước 7: THIẾT LẬP MỤC TIÊU HỢP LÍ Bước này khá là quan trọng, bạn phải nhớ kĩ nhé. Ai trong chúng ta cũng biết việc đặt mục tiêu trong công việc là cần thiết, nhưng có bao nhiêu người biết “hợp lí hoá” những điều đó. Ví dụ nhé:

–Mục tiêu hợp lí: “Tôi muốn trong vòng 3 tháng trở lại đây sẽ được biểu diễn trong các phòng trà ca nhạc mỗi đêm, khán giả thì lắp đầy bên dưới và họ sẽ đón nhận giọng hát của tôi.” – Đơn giản nhưng thiết thực phải không? Như thế bạn sẽ cố gắng để đạt được mục tiêu này. –Mục tiêu bất hợp lí: “Tôi muốn là ca sĩ hát hay nhất, nổi tiếng nhất.” – Ừ thì, đó là ước mơ của bạn, là đích đến mà bạn nhắm đến. Nhưng liệu điều đó có giúp ích gì được cho bạn không?

Bước 8: KIẾM TIỀN TỪ GIỌNG HÁT CỦA BẠN Dù cho đó là đồng tiền bạn kiếm được khi thắng trong phòng karaoke, hát phòng trà hay bán nhạc online… thì tất cả những điều đó sẽ cho bạn sự tự tin. Việc kiếm được tiền từ khả năng ca hát sẽ tạo cho bạn động lực để cố gắng hơn nữa.

Hãy chủ động tìm kiếm những cơ hội trình diễn ở bất cứ đâu. Hãy bắt đầu từ việc hát miễn phí trong một ban nhạc tại một quán cafe thân quen. Tạo được dấu ấn tốt cũng như bổ sung vào CV thành tích thế thôi. Một khi giọng hát của bạn đã được nhiều người yêu thích, tên tuổi của bạn đã đủ để thu hút mọi người chú ý vào show diễn thì đã đến lúc bạn phải được trả công xứng đáng rồi đấy.

VẬY BÂY GIỜ PHẢI LÀM GÌ ĐỂ TRỞ THÀNH CA SĨ CHUYÊN NGHIỆP

Bước tiếp theo đó là bạn phải làm sao để gia tăng mức thu nhập đấy lên, luyện tập chăm chỉ để trở nên nổi tiếng hơn nữa. Ôi rất nhiều việc ở phía trước đang chờ bạn đấy. Hãy lập ra một bản chi tiết mục tiêu khác như: – Xuất hiện trên sân khấu của đài truyền hình nổi tiếng – Tham gia vào một cuộc thi âm nhạc được nhiều người chú ý – Tự tay thu âm một album nhạc và tung lên Youtube cá nhân…

Video liên quan

Chủ Đề