La dong gói bánh chưng có củ không

Lá dong vừa là tên bộ phận, vừa là tên cây quen thuộc mỗi dịp tết đến xuân về. Tưởng chừng như chỉ là một loại lá gói bánh nhưng dong còn là một vị thuốc bất ngờ. Lá tươi hoặc qua chế biến chữa được say rượu, giải độc và trị rắn cắn. Cây dong tưởng chừng như cây lấy lá bình thường, tuy nhiên, lá non và lá già còn có những tác dụng bất ngờ.

Lá dong là gì?

Lá dong còn có tên khác là Tiêm bao chung diệp căn (Trung Quốc). Tại Indonesia thì tùy địa phương có những tên gọi khác như patat lipung (Sundanese), angkrik (Javanese), daun nasi (Manado). Hoặc tại Thái lan vùng phía bắc Thái lan gọi saat khaao, nhưng vùng Chiang Mai gọi là saat tong khaao. Tại Việt Nam, danh pháp thường dùng là lá tươi, tuy nhiên mọi người thường gọi tắt là cây dong, một số nơi gọi là cây lùn.

Nhận biết Lá dong

Chiều cao cây khoảng 1 mét.

Lá mọc thẳng to và thuôn dài có đầu nhọn và nhẵn. Kích thước bình thường dài 35cm, rộng 12cm, cuống dài 22cm, trong đó 2 – 3cm phía trên nhẵn. Gân lá vàng hình rẻ quạt. Lá có đặc tính toàn xanh, to bản, dày, dẻo khi dùng để gói bánh dễ dàng, khó rách hoặc gãy.

Hoa hay gọi theo danh từ khoa học là cụm hoa. Cụm hoa hình đầu, bẹ của lá che chắn một phần của cụm hoa, đường kính 4 – 5 cm có từ 4 đến 5 hoa. Cụm hoa có sắc trắng hoặc đỏ tùy thổ nhưỡng.

Quả lớn dài 11mm hình trứng, một phía khum nhiều hơn phía kia, cụm hoa có xu hướng vươn ra khỏi thân cây. Hạt cũng tương tự như quả, thuôn dài gồm 2 phiến áo hạt.

La dong gói bánh chưng có củ không

Cây ra hoa quả trong mùa hè từ tháng 4 đến tháng 6. Lá còn dùng làm thuốc, thường dùng tươi hoặc qua chế biến.

Nơi phân bố

Cây dong mọc khắp nơi tại Việt Nam, một số vùng trồng dong để phục vụ nhu cầu gói bánh nhất là dịp tết đến xuân về. Thường được trồng nhiều tại vùng bắc bộ.

Ngoài ra, ghi nhận cây mọc hoang ở khắp núi rừng đặc biệt là khu vực xích đạo khí hậu ẩm ướt. Tiêu biểu là ở Bhutan, Ấn Độ, Burma (Myanmar), Indonesia, miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Malesia và quần đảo Java.

Dong được xem là loại cây sạch, ít sâu bệnh quấy phá. Khu vực trồng cây dong cũng ít có hoang mọc do đặc tính mọc thành cụm của dong.

Lá dong có thể thu hái quanh năm, tùy nhiên, từ tháng 8 trở đi, thường ít thu hoạch lá mà chăm sóc cây để thu hái vào dịp tết. Xu hướng mới, khách hàng ưa chuộng lá dong rừng trong khi gói bánh.

La dong gói bánh chưng có củ không

La dong gói bánh chưng có củ không
Lá dong tươi

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học được tách chiết chứa nhiều hoạt chất có tính oxy hóa. Cõ lẽ vì vậy mà món ăn được gói trong lá cây dong thường bảo quản được thời gian dài. Ngoài ra, các nhà khoa học bước đầu tìm cách tách chiết hoạt chất tiếp theo.

Tác dụng của Lá dong

Lá cây dong có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu và cầm máu. Hỗ trợ điều trị cảm mạo do lạnh và giai đoạn sốt.

Cách dùng Lá dong

Liều dùng từ lá khô để uống: dạng thuốc sắc, liều khuyên dùng từ 6 đến 15 g.

Lá cây dong được dùng chủ yếu để gói các loại bánh từ gạo, đặc biệt là bánh chưng. Khi luộc bánh chưng được gói lá cây dong sẽ dậy lên một mùi thơm đặc trưng và dễ chịu.

Bào chế dấm từ lá non: Lá non, xanh nhạt, rửa sạch, để ráo nước, nhúng vào rượu. Phương pháp khác dùng lá non ngâm trong nước đường nấu (ba phần nước, một phần đường) để nguội.

Bài thuốc từ Lá dong

La dong gói bánh chưng có củ không
Đây là dược liệu có công dụng giải rượu, bia hiệu quả

Chữa rắn cắn: Nếu trong trường hợp không liên lạc và huy động được cấp cứu và không thể xác định loại rắn. Lá già, lá càng xanh đậm, nhai nát, lấy bã và nước đắp lên nơi bị rắn cắn.

Khi say rượu hoặc uống rượu quá nhiều tạo cảm giác khó chịu: Dùng từ 100 đến 200 g lá xanh đậm, rửa sạch, giã nát, vát lấy nước, cho uống trực tiếp có thể giải rượu. Hoặc dùng lá xanh phơi khô, sắc uống cũng có tác dụng tương tự.

Chữa ngộ độc: Dùng lá non hoặc đọt non khoảng 50g, rửa sạch, giã nát, thêm nước vừa đủ, lọc lấy nước uống. Ngày uống từ 2 đến 3 lần.

Chữa vết thương đang chảy máu: trong trường hợp không có dụng cụ sơ cứu, chảy máu lượng vừa phải. Lá cây dong già 100g, rửa sạch, giã nhỏ, dùng bã ép chặt lên vết thương. Nếu vết thương chảy máu sẽ cầm lại ngay do tiểu cầu được kích hoạt. Nhựa từ lá cây dong kết hợp với bạch cầu tạo thành một túi cầm máu hiệu quả.

Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: Lá cây dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Ngày uống từ 2 đến 3 lần.

Kết luận

Lá dong có nhiều tác dụng y khoa độc đáo, ngoài cách thường thức là làm lá gói các loại bánh. Lá tươi còn hỗ trợ điều trị say rượu, chữa ngộ độc, rối loạn tiêu hóa chữa vết thương chảy máu. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bằng lá cây dong nên được xem là phương pháp điều trị khi trong trường hợp bất khả kháng và không có sự hỗ trợ y khoa. Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng lá như một vị thuốc.

Mô tả cây

  • Cây thảo, mọc đứng, sống nhiều năm, cao 50 – 70 cm, có khi hơn. Thân rễ mập dài, hình trụ, màu trắng đục phủ bởi hai hàng vảy mỏng, hình tam giác nhọn.
  • Lá mọc ốp vào nhau ở phía gốc, các lá ở phía trên có cuống dài, hình trái xoan – mũi mác, gốc tròn không cân, đầu nhọn; bẹ lá hẹp dài, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có ít lông.
  • Cụm hoa mọc thành chùm chuỳ ở ngọn thân; lá bắc hình dải nhọn; hoa màu trắng, đài hình trái xoan – mũi mác; tràng hình ống, phình lên ở gốc, chia ba thuỳ đều nhau, các nhị ở phía ngoài biển thành môi, các nhị lép ở trong ngắn hơn, bầu là do tiêu giảm.
  • Qủa nang, hình trứng thuôn, chỉ có một hạt, màu đỏ nhạt.
  • Mùa hoa quả: tháng 4 – 6.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang ở khắp núi rừng những nơi ẩm ướt. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Inđonesia, nam Trung Quốc. Được trồng để lấy lá gói bánh.
  • Lá còn dùng làm thuốc, có thể thu hái quanh năm. Dùng tươi.

Thành phần hoá học

Thân rễ chứa 10% tinh bột, 0,45% protid, 0,1% lipid. Theo tài liệu khác thân rễ chứa 85,95% carbohydrate (Võ Văn Chi, 1997).

Tác dụng dược lý

Tác dụng bù nước và điện giải trong tiêu chảy cấp:

Dùng nước củ dong có tác dụng chống tiêu chảy tốt, có thể thay thế cho dung dịch orezol. Nước sắc củ dong có nhiều chất điện giải. Ngoài ra, tinh bột củ dong, khi vào cơ thể sẽ thủy phân dần thành glucose, duy trì hệ thống vận chuyển glucose – natri, lại ít chịu ảnh hưởng tác dụng thẩm thấu của glucose.

Cơ chế tác dụng chính là nước sắc củ dong làm tăng sự hấp thu nước và điện giải qua ruột vào tuần hoàn và ức chế tác nhân kích thích gây tăng tiết ở ruột [Rolston et al., 1990, Transactions of Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, vol 84(1): 156 – 159)

Theo James A. Duke, củ dong có rất nhiều tác dụng dược lý như chống độc, làm dịu, thanh lọc máu, lợi mật, hạ sốt, hạ cholesterol huyết, chống sung huyết và đòn ngã tổn thương [Duke J. A, 2002, Handbook of Med. Herbs, CRC Press, Boca Raton – London – New York – Washington DC, p.39].

Tính vị, công năng

Củ dong có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiêu hoá.

Công dụng và liều dùng

Lá dong được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh chưng gói lá dong sau khi luộc lên có một mùi thơm đặc biệt và dễ chịu. Lá dong non được dùng chế dấm: Lá dong non nhúng vào rượu, hoặc lá dong ngâm trong nước đường (một phần đường, ba phần nước).

  • Lá dong được nhân dân dùng làm thuốc giã rượu chữa say rượu, còn dùng làm thuốc giải độc: Ngày uống 100-200g giã nát, vắt lấy nước cho uống. Chữa rắn cắn: Lá dong nhai nát nuốt nước lấy bã đắp lên nơi rắn cắn.

Bột củ dong rất mịn, dễ tiêu hoá nên được dùng làm thức ăn cho trẻ em và người yểu mệt. Khi có bệnh đường tiết niệu (như đái dắt, khó đái, nước đái đỏ hoặc bất thường), lấy 7 – 10g bột củ dong, đun sôi với nửa lít nước hoặc sữa đến chín bột, rồi uống. Khi bị kiết lỵ, lấy 15g bột củ dong hoà với 250ml nước ngọt mà uống.

Nhân dân thường luộc củ dong để ăn, hoặc chiếc thành bột để làm thực phẩm hoặc tá dược.

  • Ở Đồng A và Đông Nam Á, bột củ dong còn được dùng chữa bệnh đường tiết niệu hoặc rối loạn tiêu hoá [Perry Lu và Metzger J., 1980, Med. Plants of East and Southeast Asia. MIT Press, Cambridge – Massachusetts – London. p.257]
  • Ở Ấn Độ, người ta dùng củ dong chống sung huyết, đòn ngã tổn thương, làm dịu [Kirtikar et al., 1998, Ind. Med. Plants, Dehra Dun – India], cũng dùng làm chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá cho trẻ em, người tàn tật, người dưỡng bệnh trong thời gian lại sức. Thường chế thành các thực phẩm chế biến sẵn như bánh bích quy, bánh ngọt, bánh pút đinh để tráng miệng hoặc làm mứt [Chopra et al. 1998, Supplement to Glossary of ind. Med. Plants, NISC New Delhi, p.65].