Khu đô thị đhqg-hcm có bao nhiêu chốt dân phòng năm 2024

Sáng 01/3/2022, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM do bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn chuyên trách làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND TP. Thủ Đức [TP.HCM] về việc thực hiện quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian từ 01/7/2016 đến 01/7/2021.

KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI LÀ NHIỀU NHẤT

Tại buổi làm việc, ông Võ Minh Thanh Tùng, Chánh Thanh tra TP. Thủ Đức, cho biết trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2021, các đơn khiếu nại, tố cáo chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tranh chấp đất đai, nhà cửa, việc bồi thương, hỗ trợ tái định cư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu Công nghệ cao, Dự án chỉnh trang phát triển đô thị Long Bình, Công viên lịch sử - văn hóa - dân tộc, Đại học Quốc gia TP.HCM…

Cụ thể, tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đại diện Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP. Thủ Đức, cho biết vẫn còn tồn hơn 270 đơn.

“Khi nào Thanh tra Chính phủ chưa tổ chức đối thoại về Kết luận 1483 thì khi đó chưa thể giải quyết được số đơn tồn đọng này”, vị này nhấn mạnh.

Đối với Khu công nghệ cao, kết luận có từ cuối năm 2017, đến nay về cơ bản đã giải quyết đầy đủ, đảm bảo quyền lợi. Vừa qua, TP. Thủ Đức tiếp 49 hộ khiếu nại kéo dài, đến nay còn 26 trường hợp chưa đồng ý.

Về dự án Đại học Quốc gia TP.HCM, theo kế hoạch đến cuối năm 2021 sẽ giải ngân 250 tỷ đồng, còn lại giải quyết trong năm 2022. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là công tác xác định nguồn gốc đất đai, nhất là ở khu vực phường Linh Trung do người dân chủ yếu mua bán nhà đất bằng giấy tay.

"Trong các vụ việc diễn ra tại TP. Thủ Đức, mấu chốt là yêu cầu của người dân và chính sách chưa “gặp nhau”, vẫn còn độ vênh, cần sự tham gia của rất nhiều bên mới có thể giải quyết được", Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng phát biểu tại buổi giám sát.

Theo ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức, tại TP.HCM có 10 vụ khiếu nại, tố cáo đông người thì TP. Thủ Đức chiếm đến 04 vụ. Các vụ việc đã nhiều lần giải quyết nhưng chưa có kết quả cuối cùng. Do đó, cần có sự phối hợp của các sở ngành, riêng TP. Thủ Đức không giải quyết được.

“Thông báo Kết luận 1483 đã được ban hành từ tháng 9/2018 [về việc khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM], nhưng đến nay người dân vẫn đang chờ đợi buổi tiếp xúc đối thoại với Thanh tra Chính phủ về kết luận này. Trong đó, có khiếu nại ranh giới qui hoạch 05 khu phố thuộc 03 phường Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đa phần người dân không đồng tình với nội dung của Thanh tra Chính phủ. Hiện UBND TP.HCM cũng đang xem xét bố trí nguồn vốn để thực hiện chính sách bổ sung đối với Khu đô thị mới Thủ Thiêm”, ông Tùng nói.

BỊ ĐƠN CỦA HƠN 400 VỤ KIỆN

Ông Hoàng Tùng cho biết thêm, hiện UBND và Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức đang là bị đơn của hơn 400 vụ kiện khác nhau. Đa phần các vụ này đều ủy quyền cho các phòng ban chức năng tham gia đại diện, tranh luận trước tòa.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã có nhiều tổ chức, cá nhân mời luật sư đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Đây là điểm tích cực.

Trong khi không phải lúc nào cán bộ cũng có đủ kinh nghiệm, kiến thức pháp luật để tham gia tranh tụng, thì vẫn chưa có cơ chế huy động thêm sự hỗ trợ của văn phòng luật sư, tư vấn pháp lý để có thể đại diện cho TP. Thủ Đức tham gia tranh tụng.

Thực tế cho thấy đa số đơn khiếu nại, tố cáo đều liên quan đến lĩnh vực đất đai. Theo ông Hoàng Tùng, cần xem xét lại Luật Đất đai 2013, đặc biệt là quy định liên quan đến bồi thường.

“Quy trình bồi thường được quy định hết sức phức tạp, tưởng chừng như chặt chẽ, bảo đảm quyền lợi của người dân nhưng phần lớn người dân không đồng tình. Cho nên cái gốc là Luật Đất đai 2013 phải xem xét lại”, ông Tùng nhấn mạnh.

Về phía Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn chuyên trách, cho rằng có những nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo nhưng thực ra lại liên quan chặt chẽ với các lĩnh vực khác như đất đai. UBND TP. Thủ Đức cần chỉ đạo phòng ban tập trung giải quyết đúng tiến độ các vụ khiếu kiện, khiếu nại, không để kéo dài…

Thực tế một số trường hợp cụ thể sau khi thu hồi đất, đời sống người dân không “bằng hoặc cao hơn” mức sống cũ. “Nếu đặt mình trong hoàn cảnh người dân, mình có đi khiếu nại không?”, bà Tuyết nói.

Ông Võ Minh Thanh Tùng, Chánh Thanh tra TP. Thủ Đức, cho biết trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2021, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo tiếp nhận là 15.063 đơn, trong đó, 1.588 đơn khiếu nại, 396 đơn tố cáo và 13.002 đơn kiến nghị, phản ánh.

TP. Thủ Đức đã giải quyết được 1.183 đơn khiếu nại và 95 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết. Trung bình mỗi năm TP. Thủ Đức có hơn 3.000 đơn khiếu nại, tố cáo cần xử lý. Dù cán bộ đã nỗ lực giải quyết, nhưng tỷ lệ trễ hạn vẫn còn cao.

Không làm chủ được công nghệ sản xuất linh kiện và vi mạch bán dẫn, VN không thể tạo ra được các sản phẩm điện tử có hàm lượng chất xám cao, có giá trị gia tăng lớn và càng không thể tạo ra các sản phẩm mới có tính chất đột phá về mặt công nghệ sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn có vai trò đóng góp quan trọng của các trường ĐH, viện nghiên cứu. Ở trong nước, xuất phát từ chủ trương của Đảng, định hướng chiến lược của Chính phủ, nhiều trung tâm, phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu và chương trình đào tạo vi mạch đã được hình thành trong thời gian qua.

Năm 2005, ĐHQG TP.HCM đã thành lập Trung tâm đào tạo và thiết kế vi mạch [ICDREC] với nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, làm chủ một số công nghệ lõi. Trung tâm ICDREC đã nghiên cứu, thiết kế chế tạo được các chip vi xử lý 8-bit SG8v1, chip vi xử lý 32-bit VN1632, và một số lõi IP ứng dụng bảo mật dữ liệu.

Năm 2018, ĐHQG TP.HCM đầu tư hơn 60 tỉ đồng để thành lập Phòng thí nghiệm vi mạch và hệ thống cao tần tại Trường ĐH Bách khoa. Trong năm 2024, ĐHQG TP.HCM sẽ tiếp tục đầu tư khoảng 80 tỉ đồng cho 2 phòng thí nghiệm mới về công nghệ vi mạch bán dẫn tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên và Trường ĐH Công nghệ thông tin, với nhiều trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thu hút và tập hợp các nhà khoa học và chuyên gia vi mạch giỏi trong và ngoài nước, nâng cao năng lực nghiên cứu và công bố công trình khoa học, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp vi mạch cả nước.

Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án Hợp tác đổi mới giáo dục ĐH do USAID [Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ] tài trợ với tổng kinh phí 15 triệu USD, kéo dài trong 5 năm từ 2022 - 2026, ĐHQG TP.HCM đang đề nghị một số trường ĐH hàng đầu của Mỹ hỗ trợ đổi mới chương trình đào tạo thiết kế vi mạch.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch VN bằng chính nội lực trong nước để làm tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm điện tử trong nước và góp phần thúc đẩy nền kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng là điều rất cấp thiết. Đây cũng là lý do ĐHQG TP.HCM chủ trương triển khai đề án này.

Hoạt động đào tạo thiết kế vi mạch tại các trường thành viên ĐHQG TP.HCM

ĐHQG-HCM

ĐÀO TẠO TRÊN 1.500 KỸ SƯ và 500 THẠC SĨ VỀ THIẾT KẾ VI MẠCH

Mục tiêu cụ thể ĐHQG TP.HCM hướng tới khi triển khai đề án này như thế nào?

Về đào tạo, ĐHQG TP.HCM đặt ra mục tiêu đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nền công nghiệp vi mạch VN và thế giới. Xây dựng khung chương trình đào tạo ĐH và sau ĐH tiên tiến ngành thiết kế vi mạch và triển khai đào tạo trên 1.500 kỹ sư và 500 thạc sĩ trong giai đoạn 2023 - 2030. Xây dựng chương trình đào tạo hiện đại cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư. Xây dựng chiến lược đào tạo và nghiên cứu giai đoạn 2030 - 2045 để bảo đảm nguồn lực cho sự phát triển thành công và bền vững của nền công nghiệp vi mạch VN.

Về nghiên cứu, mục tiêu ĐHQG TP.HCM hướng đến là xây dựng Viện nghiên cứu bán dẫn trực thuộc làm đầu mối phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu, hiện đại trong lĩnh vực vi mạch, đẩy mạnh chế tạo thử nghiệm, nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế và phát minh sáng chế, làm chủ một số công nghệ lõi. Qua đó, phát triển mạng lưới giảng viên và chuyên gia thông qua hợp tác quốc tế, hợp tác doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ và thành lập công ty khởi nghiệp công nghệ trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.

NHỮNG CHÍNH SÁCH THU HÚT NGƯỜI GIỎI

Xin ông cho biết đâu là thế mạnh cũng như những thuận lợi khi xây dựng chương trình này?

Đầu tiên, từ định hướng phát triển nền công nghiệp vi mạch của Chính phủ và TP.HCM, nhiều năm qua ĐHQG TP.HCM đã hình thành và phát triển các trung tâm, nhóm nghiên cứu và chương trình đào tạo đại học, sau đại học, ngắn hạn về thiết kế vi mạch. Đặc biệt, trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030, ĐHQG TP.HCM ưu tiên phát triển chương trình đào tạo một số lĩnh vực then chốt, trong đó có lĩnh vực công nghệ bán dẫn.

ĐHQG TP.HCM cũng đã chủ động xúc tiến hợp tác với các trường ĐH lớn, có thế mạnh trong đào tạo thiết kế vi mạch khu vực châu Á [Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản] để hoàn thiện khung chương trình đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực thiết kế vi mạch, đồng thời triển khai đầu tư xây dựng và nâng cấp các phòng thí nghiệm hiện đại, chuyên sâu về lĩnh vực này để phục vụ cho các chuyên gia và người học tại ĐHQG TP.HCM nói riêng và khu vực phía nam nói chung.

Các cơ sở đào tạo thuộc ĐHQG TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu chuyên ngành. Trong lĩnh vực toán, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tự động hóa hằng năm có khoảng gần 6.000 cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp; đội ngũ giảng viên và chuyên gia nghiên cứu được đào tạo chính quy, có mối liên kết tốt với nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thiết kế vi mạch tại TP.HCM. Ngoài ra, hiện nay nhiều doanh nghiệp công nghệ vi mạch và bán dẫn nước ngoài đầu tư mạnh vào VN và TP.HCM, đẩy nhu cầu nhân lực ngành thiết kế vi mạch tăng cao trong 10 - 15 năm tới.

ĐHQG TP.HCM xây dựng khung chương trình đào tạo ĐH và sau ĐH tiên tiến ngành thiết kế vi mạch và triển khai đào tạo trên 1.500 kỹ sư và 500 thạc sĩ trong giai đoạn 2023 - 2030

ĐHQG-HCM

Để đạt được các mục tiêu trên, ĐHQG TP.HCM có những cơ chế, chính sách cụ thể gì để thu hút đội ngũ nhân lực giỏi theo học và tham gia nghiên cứu?

Trước mắt, ĐHQG TP.HCM sẽ tạo điều kiện cho các trường thành viên mở ngành thiết kế vi mạch [trình độ đào tạo ĐH và sau ĐH] thí điểm, đồng thời liên kết đào tạo bậc thạc sĩ, tiến sĩ với các trường ĐH lớn, có uy tín trong đào tạo thiết kế vi mạch. Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ đối với giảng viên và chuyên gia ngành thiết kế vi mạch, đặc biệt là thu hút chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia đào tạo trong lĩnh vực này. Với người học, chính sách tuyển sinh nhằm thu hút sinh viên tài năng tham gia ngành thiết kế vi mạch. Đặc biệt là chính sách học bổng đối với học viên sau ĐH, do đặc thù thời gian đào tạo kéo dài và yêu cầu thực hành thực tế của ngành đào tạo.

Trong nghiên cứu khoa học, sẽ ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ cho các đề tài về thiết kế vi mạch; hỗ trợ thành lập và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, hợp tác với các chuyên gia công nghiệp và quốc tế để nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ chế tạo thử nghiệm thông qua dịch vụ MPW [Multi-Project Wafer] do người học cần thực hành thực tế để nâng cao kinh nghiệm thiết kế.

Nền công nghiệp vi mạch toàn cầu dự kiến đạt khoảng 1.921,42 tỉ USD năm 2032

Nền công nghiệp vi mạch bán dẫn thế giới đang có những bước tiến mạnh mẽ. Doanh thu thị trường vi mạch tích hợp toàn cầu được ước tính là 562,53 tỉ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt khoảng 1.921,42 tỉ USD vào năm 2032. Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất.

Khu đô thị ĐHQG

Không gian thực tế gồm 643,7 ha là không gian chung [không gian kiến trúc, văn hóa, giáo dục, kinh tế và dịch vụ cộng đồng] của một thành phố đại học trên cơ sở quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Có bao nhiêu trường đại học quốc gia ở Thành phố Hồ Chí Minh?

Hiện nay, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có 7 trường đại học thành viên: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Trường Đại học An Giang, 2 khoa trực thuộc: ...

Giám đốc Đại học Quốc gia tp.hcm hiện nay là ai 10 điểm?

Ngày 14/1/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định bổ nhiệm PGS. TS Vũ Hải Quân giữ chức vụ Giám đốc ĐHQG-HCM. Ông là giám đốc thứ 5 của hệ thống đại học lớn nhất Việt Nam.

Giám đốc Đại học Quốc gia hiện nay là ai?

Giám đốc qua các thời kỳ.

Chủ Đề