Không thành lập cơ sở bán buôn là gì

Kinh doanh lĩnh vực bán buôn bán lẻ hàng hóa có cần phải thành lập doanh nghiệp không? Thủ tục khi thành lập doanh nghiệp bán buôn bán lẻ như thế nào?

Bài viết liên quan

  • Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
  • Giám đốc chi nhánh có được ký kết hợp đồng không?
  • Chi nhánh có được ký kết hợp đồng không?

Đọc thêm: Đăng ký thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa

Đọc thêm: Thủ tục đăng ký Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá

1. Điều kiện kinh doanh lĩnh vực bán buôn bán lẻ:

Tổ chức, nhà đầu tư phải xin giấy phép kinh doanh;

Đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với loại hàng hóa dự định kinh doanh;

Đối với hàng hóa phải có giấy phép con hoặc có sự quản lý chuyên ngành, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện này trước khi tiến hành kinh doanh.

Hàng hóa kinh doanh không thuộc trường hợp cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh không ảnh hướng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hộihoặc xâm hạiquyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác.

2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bán buôn bán lẻ:

Đơn đề nghị giấy phép kinh doanh bán buôn bán lẻ;

Giấy chứng thực cá nhân [ CCCD/CMND/Hộ chiếu ];

Một bản giải trình về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh và Bản mô tả kế hoạch kinh doanh, tài chính.

Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;

Tài liệu về tài chính của nhà đầu tư.

3. Trình tự cấp giấy phép:

3.1 Thủ tục cấp phép:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ;

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Sở Công thương kiểm tra điều kiện cấp phép, xong Sở Công thương gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Sở Công thương cấp Giấy phép kinh doanh.

3.2 Nội dung giấy phép kinh doanh:

Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;

Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;

Hàng hóa phân phối;

Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

Các nội dung khác.

Lưu ý: Khi có thay đổi một trong các nội dung tại Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh.

Video liên quan

Chủ Đề