Khoa Y -- đại học Quốc gia TP HCM

  • Tên trường: Khoa Y - ĐHQG TP.HCM
  • Tên tiếng Anh: School of Medicine
  • Mã trường: QSY
  • Hệ đào tạo: Đại học
  • Địa chỉ: Nhà Điều hành Đại học Quốc gia TP.HCM, P. Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM
  • SĐT: 028.372.42.160
  • Email:
  • Website: http://www.medvnu.edu.vn/
  • Facebook: www.facebook.com/medvnu/

1. Thời gian xét tuyển

Show
  • Theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và ĐH Quốc gia TP. HCM. 

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong và ngoài nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2022 do ĐHQG-HCM tổ chức.
  • Phương thức 2: Kết hợp kết quả thi ĐGNL năm 2022 do ĐHQG-HCM tổ chức và kết quả học tập THPT.
  • Phương thức 3: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của ĐHQG-HCM.
  • Phương thức 4: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM năm 2022.
  • Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi quốc tế (SAT, IB, OSSD,ACT, A-level hoặc tương đương).
  • Phương thức 6: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp đại học ngành gần.
  • Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
  • Phương thức 8: Kết hợp kết quả tốt nghiệp THPT năm 2022 và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
  • Phương thức 9: Kết hợp kết quả học tập THPT và văn bằng, chứng nhận chuyên môn.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

  • Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT.

5. Học phí

Năm 2021, Khoa Y - Đại học Quốc gia TP. HCM tuyển sinh 3 ngành chương trình chất lượng cao với mức học phí trung bình tính cho 1 sinh viên trong 1 năm như sau:

  • Ngành Y khoa chất lượng cao: Trung bình 60.000.000 đồng/năm.
  • Ngành Dược học chất lượng cao: Trung bình 55.000.000 đồng/năm.
  • Ngành Răng – Hàm – Mặt chất lượng cao: Trung bình 88.000.000 đồng/năm.

II. Các ngành tuyển sinh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

C. ĐIỂM TRÚNG TUYỂN CÁC NĂM

Điểm chuẩn của Khoa Y - ĐHQG TP.HCM như sau:

Ngành đào tạo

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Y khoa (Chất lượng cao)

23,95

27,05

27,15

Y khoa (CLC, KHCCTA)

26,30

Dược học

-

-

Dược học (Chất lượng cao)

22,85

26

B00: 26,10

A00: 24,90

Dược học (CLC, KHCCTA)

B00: 24,65

A00: 23,70

Răng hàm mặt (Chất lượng cao)

23,25

26,7

26,85

Răng hàm mặt (CLC, KHCCTA)

26.10

D. MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Khoa Y -- đại học Quốc gia TP HCM
Khoa Y - ĐHQG TP.HCM

Khoa Y -- đại học Quốc gia TP HCM

Khoa Y -- đại học Quốc gia TP HCM

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới:

Khoa Y - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Vietnam National University Ho Chi Minh City - School of Medicine) là một cơ sở đào tạo ngành y và ngành dược của hệ thống Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (hệ công lập), đào tạo theo mô hình Trường học - Bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Trường được xếp vào nhóm Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam.[1]

Khoa Y - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Vietnam National University Ho Chi Minh City - School of Medicine

Khoa Y -- đại học Quốc gia TP HCM

Các trường đại học Y, Dược lúc bấy giờ chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chủ quản: 11 trường do Bộ Y tế trực tiếp quản lý, 4 trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, 1 trường do Bộ Quốc phòng quản lý và 1 trường do UBND TP.HCM quản lý. Ngoài ra Bộ Y tế cũng chỉ đạo chuyên môn trong đào tạo của 45 trường Trung học Y tế và 13 Trung tâm đào tạo cán bộ y tế của các tỉnh, thành phố. Vụ Khoa học - Đào tạo cho hay, nhân lực y tế của cả nước trong giai đoạn 2008 - 2020 sẽ vào khoảng gần 110.000 người. Cũng trong thời gian này, mỗi năm có đến 12.000 nhân viên y tế đến tuổi nghỉ hưu. Trong khi đó, tính đến năm 2008, hệ thống đào tạo của Việt Nam chỉ cung cấp được khoảng 24.500 cán bộ y tế một năm. Và năm 2010 mỗi năm cả nước cần thêm khoảng 6.000 bác sĩ và hàng ngàn dược sĩ, điều dưỡng viên, cán bộ y tế. Riêng y tế dự phòng cũng cần trên dưới 1.500 cán bộ có trình độ đại học.

Xét về yếu tố vùng địa lý - kinh tế phía Nam thì vùng Duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 50% diện tích và hơn 50% dân số của cả nước, nhưng thời điểm những năm 2009, 2010 chỉ có 5 trường/khoa đào tạo y, dược. Và hầu hết các trường đều không có bệnh viện trực thuộc để có thể chủ động trong việc thực hành của sinh viên và nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ. Chỉ duy nhất Đại học Y Dược lúc đó đã thành lập được Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vào năm 2000 với nền móng đi lên từ mô hình phòng khám đa khoa.

Sự phát triển y tế lúc này đòi hỏi một nguồn nhân lực đa năng, tăng về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng. Cán bộ được đào tạo phải thích ứng với những biến đổi và phát triển của môi trường xã hội, môi trường lao động và có khả năng tự đào tạo liên tục. Nhìn chung các trường/khoa y, dược trong cả nước, mặc dù đã có những bước phát triển về quy mô và chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với sự phát triển chóng mặt của xã hội. Do đó, việc xây dựng và thành lập thêm một số cơ sở đào tạo đại học Y dược khác ở miền Nam là rất cần thiết.

Quá trình chuẩn bị trường kỳ và cẩn trọng

Chủ trương và quyết tâm xây dựng Khoa Y và Bệnh viện đa khoa trực thuộc đã có ngay từ những ngày đầu thành lập ĐHQG-HCM và đã từng được đưa vào Báo cáo rà soát điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng ĐHQG-HCM tháng 12/2010. Và trong rất nhiều cuộc họp xây dựng đề án, PGS.TS Phan Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc ĐHQG-HCM (giai đoạn 2007-2012) đã nhấn mạnh: “ĐHQG-HCM không chỉ là nơi phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay khoa học quản lý… Cái cuối cùng ĐHQG-HCM hướng tới chính là sự hạnh phúc của con người, và khoa học sức khỏe đáng được quan tâm. Khoa Y ra đời không phải là sự thêm vào cho đủ, cho ‘tròn vai’ một đại học đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQG-HCM mà trước hết là vì sức khỏe của người dân”.

“ĐHQG-HCM không chỉ là nơi phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay khoa học quản lý… Cái cuối cùng ĐHQG-HCM hướng tới chính là sự hạnh phúc của con người, và khoa học sức khỏe đáng được quan tâm. Khoa Y ra đời không phải là sự thêm vào cho đủ, cho ‘tròn vai’ một đại học đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQG-HCM mà trước hết là vì sức khỏe của người dân”. (PGS.TS Phan Thanh Bình- Nguyên Giám đốc ĐHQG-HCM)

Ban giám đốc ĐHQG-HCM nhận thức rõ việc thành lập Khoa Y là một công việc phức tạp, khó khăn vì liên quan đến sinh mạng con người và vì vậy đã hết sức cân nhắc và thận trọng. Ý tưởng và khát vọng là vậy nhưng thực hiện như thế nào, các bước đi cụ thể sẽ ra sao trong khi vẫn còn nhiều khó khăn về nguồn vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu nhân sự, tất cả đều phải từng bước một, vừa đủ và vững chắc. Chính vì thế giai đoạn đầu xây dựng đề án chỉ dừng ở việc tạo dựng mối quan hệ chiến lược với các trường y trong nước và quốc tế, tận dụng sự giúp đỡ của Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM, tích cực tham vấn các chuyên gia đầu ngành. Quá trình chuẩn bị này kéo dài gần mười năm. Năm 2008, khi những điều kiện hình thành Khoa Y và lĩnh vực khoa học sức khỏe đã chín muồi, ĐHQG-HCM bắt đầu xúc tiến mạnh mẽ cho việc chuẩn bị thành lập Khoa Y, mời các chuyên gia đầu ngành để cố vấn cho việc xây dựng và phát triển Khoa như: GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng - Nguyên Phó ban Tuyên huấn Trung ương, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Phạm Gia Khánh - Nguyên Giám đốc Học viện Quân Y, GS.TS Đặng Vạn Phước - Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM, GS.TS Trương Đình Kiệt - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM, GS.TS Vũ Đức Mối - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Quân Y, GS.TS Hoàng Trọng Kim - Chủ nhiệm bộ môn Nhi ĐH Y Dược TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Thế Hiệp - Nguyên Giám đốc TT Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, PGS.TS Vũ Thị Nhung - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, PGS.TS Đào Văn Long - Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, TSKH Vũ Công Lập - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Khoa học Quân sự, BS.CKII Nguyễn Thế Dũng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế TP.HCM…

Sự cẩn trọng này vẫn luôn được Khoa Y và ĐHQG-HCM duy trì trong những vấn đề hệ trọng, đặc biệt là việc mở ngành và thành lập các phân khoa sau này. Năm 2016, mở và tuyển sinh ngành Dược học sau khi hội tụ đủ những điều kiện về nhân sự, chương trình, cơ sở vật chất… Đặc biệt là chỉ khi được Trường Đại học Y Dược TP.HCM cho phép PGS.TS Lê Minh Trí, một chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Dược học, về Khoa Y kiêm nhiệm để xây dựng và phát triển ngành Dược thì ĐHQG-HCM mới cho phép mở ngành. Đây cũng là năm mà khóa đào tạo bác sĩ y đa khoa đầu tiên (Lớp Y2010) tốt nghiệp, tức Khoa Y đã chạy đủ chu trình đào y đa khoa đầu tiên giúp Khoa có những kiến thức quý báu về quản lý và triển khai đào tạo. Năm 2019, sau một thời gian dài chuẩn bị về nhân sự, chương trình, cơ sở vật chất, đặc biệt là việc mời được GS.TS. Hoàng Tử Hùng – Nguyên Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Dược TP.HCM, chuyên gia đầu ngành để phụ trách việc phát triển ngành Răng Hàm Mặt tại ĐHQG-HCM, lãnh đạo ĐHQG-HCM và Khoa Y mới quyết định mở ngành.

Những trăn trở…

Để đánh giá tính khả thi và khoa học của đề án, ĐHQG-HCM đã thành lập Hội đồng khoa học thẩm định Đề án thành lập Khoa Y và Bệnh viện thuộc ĐHQG-HCM theo quyết định số 1363/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 21/11/2008 do PGS.TS Huỳnh Thành Đạt ký quyết định.

Trong cuộc họp hội đồng thẩm định đề án, khi phân tích những điều kiện về nguồn lực, có khá nhiều tín hiệu hứa hẹn sự thuận lợi như: cơ sở vật chất sẵn có, sự hỗ trợ của các đơn vị thành viên trong hệ thống. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều băn khoăn, hoài nghi từ một số chuyên gia đầu ngành. Những hoài nghi tập trung vào việc làm thế nào xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu, thực hành lâm sàng ở bệnh viện thực hành nào, đảm bảo chất lượng đào tạo ra sao, cần xác định rõ sản phẩm đầu ra, kết nối với hệ thống y tế quốc gia như thế nào… Khi Khoa áp dụng chương trình y đa khoa tích hợp theo module, nhiều người cũng hoài nghi về tính khả thi vì làm sao có thể áp dụng một chương trình đổi mới tiên tiến tại một đơn vị mới, chưa có nhiều kinh nghiệm? Ngay cả đơn vị duy nhất áp dụng chương trình tích hợp theo block trước đó là trường Đại học Y Dược Cần Thơ cũng đã quay lại chương trình đào tạo theo niên chế kể từ năm 2012 thì liệu Khoa Y mạnh dạn đổi mới có thành công hay không?

Những hoài nghi này cũng được GS.TS.BS Đặng Vạn Phước, Trưởng Khoa Y từ khi thành lập đến nay cũng đã từng nhắc lại trong phát biểu tại buổi lễ trao bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa khóa đầu tiên: “Lúc ĐHQG-HCM mở Khoa Y, dư luận xã hội không ít hoài nghi, nhiều người xem đó là việc ‘đội đá vá trời’. Ngay cả sinh viên Khoa Y, trong tuần sinh hoạt công dân đầu khóa 2010, cũng thắc mắc về chương trình đào tạo, về giá trị bằng cấp… Những thách thức ban đầu là điều dễ hiểu vì công việc đào tạo bác sĩ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực, phương tiện, thiết bị tương thích. Tuy nhiên, dần dần với sự nỗ lực đầu tư của ĐHQG-HCM, tinh thần tận tụy, cống hiến của cán bộ giảng viên, sinh viên, Khoa Y đã làm nên kết quả rất đáng tự hào hôm nay”.

“Lúc ĐHQG-HCM mở Khoa Y, dư luận xã hội không ít hoài nghi, nhiều người xem đó là việc ‘đội đá vá trời’. Ngay cả sinh viên Khoa Y, trong tuần sinh hoạt công dân đầu khóa 2010, cũng thắc mắc về chương trình đào tạo, về giá trị bằng cấp… Những thách thức ban đầu là điều dễ hiểu vì công việc đào tạo bác sĩ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực, phương tiện, thiết bị tương thích. Tuy nhiên, dần dần với sự nỗ lực đầu tư của ĐHQG-HCM, tinh thần tận tụy, cống hiến của cán bộ giảng viên, sinh viên, Khoa Y đã làm nên kết quả rất đáng tự hào hôm nay” (GS.TS.BS Đặng Vạn Phước, Trưởng Khoa Y)

… Những ngày đầu khó khăn

Được chính thức ra đời vào ngày 23/6/2009, Khoa Y ĐHQG-HCM đối mặt với những khó khăn ban đầu. Khoa ra đời trong thời điểm những nguồn lực đầu tư (ngân sách nhà nước, ODA…) ngày càng hạn hẹp. Vì vậy, kinh phí chi thường xuyên được cấp hằng năm cho Khoa không dồi dào. Kinh phí năm đầu tiên hoạt động chỉ khoảng một tỉ đồng, đủ trang bị vài bộ bàn ghế, máy tính, máy in và chi một số hoạt động điều hành ban đầu. Tiếp đến là địa điểm trú đóng, cơ sở vật chất. Địa chỉ trú đóng đầu tiên của Khoa là Phòng 601 (nay là Phòng Tổ chức hành chính của Khoa). Cơ sở vật chất ban đầu hầu như chỉ đủ phục vụ cho vài con người. Trong năm này, mọi chi tiêu của Khoa phải thông qua Văn phòng ĐHQG-HCM, các hoạt động đều phải nhờ sự hỗ trợ từ các đơn vị thành viên trong hệ thống. Vì vậy, ĐHQG-HCM thành lập Ban điều hành Khoa Y gồm 5 thành viên để điều hành toàn bộ hoạt động của Khoa. Trong đó, TS Nguyễn Đức Nghĩa làm Trưởng ban điều hành, có thể xem như Trưởng khoa lâm thời đầu tiên, GS.TS Trương Đình Kiệt và PGS.TS Hồ Huỳnh Thùy Dương là Phó Trưởng ban điều hành.

Năm 2010, ĐHQG-HCM mời được GS.TS Đặng Vạn Phước về làm Trưởng khoa, sau đó các phòng chức năng từng bước được thành lập: Tổ chức hành chính, Đào tạo và Công tác sinh viên, Kế hoạch tài chính, Quản trị thiết bị… và hình thành bộ máy vận hành chính thức cơ bản ban đầu.

Năm 2011, Ban giám đốc ĐHQG-HCM điều động ThS Trần Văn Thuận, là Phó Chánh văn phòng ĐHQG-HCM tại thời điểm đó, về làm Phó trưởng khoa thường trực kiêm Bí thư đầu tiên của Chi bộ Khoa Y. ThS Trần Văn Thuận là người có vai trò quan trọng trong việc hình thành và củng cố tổ chức của Khoa, hình thành cơ sở vật chất cơ bản phục vụ nghiên cứu và giảng dạy trong đó nổi bật là Khu thực hành Giải phẫu, hệ thống phòng thí nghiệm y cơ sở và Trung tâm nghiên cứu di truyền và sức khỏe sinh sản. Thầy cũng là người đặt nền móng phát triển các đoàn thể của Khoa: Công đoàn và Đoàn TNCS-HCM.

Do yêu cầu phát triển, tháng 12/2012, Ban Giám đốc ĐHQG-HCM mời PGS.TS.BS Lê Văn Quang - Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, Phó Trưởng Khoa Y, Trường Đại học Y Dược TPHCM, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ Đại học Y Dược TPHCM về giữ chức vụ Phó Trưởng khoa Y - ĐHQG TPHCM. Ngoài lĩnh vực chuyên môn về ngoại khoa, Ông cũng là người đa tài, tâm huyết, gần gũi với cán bộ, viên chức, sinh viên y khoa. Với vốn kiến thức và kinh nghiệm dồi dào, ông đã giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên Y khoa của các trường Đại học y. Ông được xem là một trong những trụ cột quản lý các hoạt động truyền thông cho Khoa.

Trong khoảng giữa đến cuối năm 2015, ĐHQG-HCM bổ nhiệm thêm hai Phó Trưởng khoa là PGS.TS. Lê Minh Trí phát triển ngành Dược học và TS. Nguyễn Thị Thanh Kiều phụ trách chỉ đạo các hoạt động hành chính, vật tư thiết bị, công tác xã hội và các tổ chức đoàn thể. Tháng 1/2017, TS LêNguyễn Đức Chính được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng khoa góp phần phát triển mảng quan hệ đối ngoại, đề xuất nhiều ý tưởng trong việc xây dựng chiến lược quản trị đại học.

Tháng 10/2018 Ban Giám đốc ĐHQG-HCM đã cử ThS Nguyễn Hoàng Dũng, người đã có nhiều kinh nghiệm về quản trị kinh doanh, đầu tư, kinh tế và hoạch định chiến lược tài chính làm Phó Trưởng khoa Thường trực phụ trách công tác tài chính của Khoa. Cùng với sự phát triển rất nhanh về nhu cầu đào tạo ngành mới, đáp ứng yêu cầu bức thiết của xã hội, GS.TS Hoàng Tử Hùng được mời về giữ chức vụ Phó Trưởng khoa, phụ trách ngành Răng Hàm Mặt từ tháng 01/2019.

Trưởng thành từ sức mạnh hệ thống

Từ sau ngày thành lập, có thể nói bên cạnh sự kiên trì và hết lòng vì mục tiêu chung, sức mạnh của hệ thống ĐHQG-HCM đã giúp Khoa Y vượt qua nhiều khó khăn ban đầu. Tổ công tác Khoa Y ĐHQG-HCM giai đoạn 2011-2016 do Giám đốc ĐHQG-HCM đứng đầu và lãnh đạo Văn phòng và các ban chức năng cùng tham gia, có vai trò chỉ đạo và hỗ trợ cho Ban chủ nhiệm Khoa Y trong công tác điều hành, chính vì thế chỉ sau một thời gian chưa tròn một năm sau ngày thành lập, Khoa Y đã bắt đầu định vị được sơ đồ tổ chức, hệ thống các bộ môn, xây dựng đội ngũ giảng viên, khung chuẩn cho chương trình đào tạo.

ĐHQG-HCM là một đại học trọng điểm của Việt Nam, là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có quy mô đào tạo lớn, và đội ngũ những nhà khoa học, những giảng viên của các đơn vị thành viên đều đảm nhiệm một phần việc giảng dạy sinh viên Khoa Y. Đây chính là đội ngũ rất mạnh về nghiên cứu cơ bản tại khu vực phía Nam mà không phải đơn vị đào tạo y khoa nào cũng có. Thế mạnh này đủ để Khoa Y đào tạo Bác sĩ giỏi cả về lâm sàng lẫn nghiên cứu cơ bản.

Các khoa Triết học, Lịch sử, Ngôn ngữ, bộ môn Tâm lý của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các khoa Sinh học, Hóa học, Toán học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh, Bộ môn Giáo dục thể chất Trường ĐH KHXH&NV, Trung tâm Lý luận chính trị (là tiền thân của Khoa Chính trị – Hành chính)… hỗ trợ giảng dạy sinh viên Khoa Y các môn giáo dục thể chất, ngoại ngữ, triết học, kinh tế chính trị… Việc thực hành thí nghiệm của sinh viên Khoa Y cũng được tiến hành tại các phòng thí nghiệm trọng điểm của ĐHQG-HCM như phòng thực hành vi thể, sinh lý, sinh hóa – sinh học phân tử, dược lý, vi – ký sinh…

Về cơ sở hạ tầng: Trong Khu quy hoạch ĐHQG-HCM tại Thủ Đức – Dĩ An đã có sẵn đất “sạch” để xây dựng Khoa Y và bệnh viện. Trong những năm đầu, ĐHQG-HCM có sẵn cơ sở phòng ốc tiêu chuẩn cao tại Tòa nhà Điều hành (cả tầng 6, 7 và một phần tầng 5, tầng hầm) để bố trí ngay phòng giảng dạy, thực hành và khối hành chính văn phòng. Đặc biệt, hệ thống Nhà công vụ được đưa vào hoạt động giúp tiết kiệm nhiều chi phí lưu trú cho các chuyên gia trong và ngoài nước đến hỗ trợ dự án phát triển Khoa Y.

Về nguồn vốn đầu tư: ĐHQG-HCM đã có sẵn nguồn vốn xây dựng cơ bản để thành lập các đơn vị đào tạo mới.

Về chuyên môn: Đại học Y Vienna – Cộng hòa Áo cam kết hỗ trợ chuyên môn và đào tạo cán bộ cho Khoa Y và bệnh viện trong khuôn khổ các chương trình hợp tác toàn diện.

Dựa trên những tiền đề và điều kiện có được sau gần 1 thập kỷ gắng sức gầy dựng, với sự đồng thuận và nhất trí của cả tập thể, Khoa Y đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận.

Năm 2010 Khoa Y bắt đầu tuyển sinh và tổ chức đào tạo chương trình y đa khoa tích hợp lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Đưa vào sử dụng Phòng thí nghiệm Đại cương. Thành lập Trung tâm nghiên cứu di truyền và sức khỏe sinh sản và bổ nhiệm ThS.BS.Hồ Mạnh Tường làm Giám đốc đầu tiên (đến năm 2017).

Năm 2011 Khánh thành Phòng thực hành Y cơ sở, Phòng thực tập Kỹ năng Y khoa, Phòng thực hành Giải phẫu.

Năm 2012 Áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến PBL

Năm 2013 Triển khai thực tập lâm sàng cho sinh viên tại bệnh viện. Khánh thành và đưa vào sử dụng phòng thí nghiệm chuyên sâu Nghiên cứu di truyền và sức khỏe sinh sản để đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học & chuyển giao công nghệ.

Năm 2014 Được cấp mã cơ sở đào tạo liên tục cán bộ y tế

Năm 2015 Năm đầu tiên bố trí ban điều phối modules cho các môn đại cương, bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, phối hợp với các giảng viên của Khoa Y và các trường, trung tâm trong hệ thống ĐHQG-HCM. Tổ chức thành công “Hội nghị Khoa học Khoa Y ĐHQG-HCM lần I”

Năm 2016 Sinh viên khóa đầu tiên (2010-2016) tốt nghiệp. Trong 64 sinh viên tốt nghiệp khóa này, có 15 sinh viên đạt loại Giỏi, 44 sinh viên đạt loại Khá, 5 sinh viên đạt loại Trung bình khá. 12 sinh viên ưu tú được chọn làm việc ở Khoa Y để tiếp tục đào tạo nâng cao trở thành giảng viên. Năm 2016 cũng là năm đầu tiên Khoa Y tuyển sinh ngành Dược học.

Năm 2017 Tuyển sinh chương trình Y đa khoa chất lượng cao.

Năm 2018 Năm đầu tiên khoa Y mở rộng đối tượng xét tuyển ngành y khoa chất lượng cao cho sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành gần nhóm ngành khoa học sức khỏe từ các trường thành viên của ĐHQG-HCM. Tính đến hiện nay, Khoa Y là đơn vị đầu tiên tuyển sinh đào tạo bác sĩ hệ chính quy cho người đã có bằng đại học khác. Đồng thời, 2018 cũng là năm đầu tiên khoa Y thực hiện đề án đào tạo nhân lực cho khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và các vùng kinh tế trọng điểm…

Năm 2019 Chính thức tuyển sinh ngành Răng Hàm Mặt. Xây dựng và hoàn thiện đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ y khoa thông qua ứng dụng nền tảng giảng dạy trực tuyến Edoopad Platform tại Khoa Y ĐHQG-HCM”. Ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều tiện ích cho sinh viên, tăng cường hiệu quả dạy và học.

Qua 10 năm thành lập, Khoa Y ĐHQG-HCM đã phát triển bước đi chiến lược đó thành những kết quả bước đầu đáng khích lệ. 04 khóa sinh viên đã tốt nghiệp và ngay lập tức khẳng định mình ở các vị trí công việc quan trọng tại các bệnh viện, công ty. Thế hệ bác sĩ ra trường từ Khoa Y đều có những ưu thế như: sáng tạo, tư duy logic, học tập suốt đời, trung thực, có trách nhiệm, có khả năng lãnh đạo và đặc biệt, khả năng Anh ngữ và kiến thức chuyên ngành được nắm vững. Từ thành công ban đầu của Khoa Y trong áp dụng chương trình tích hợp đổi mới, Bộ Y tế đã có chủ trương từng bước chuyển các chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa của các cơ sở đào tạo trong cả nước sang chương trình này.

Những điểm sáng trên, dù chưa trình bày đầy đủ nhưng cũng đã chỉ ra những bước đà vững chắc của Khoa, là tiền đề quan trọng, thúc đẩy dự án thành lập Trường ĐH Khoa học Sức khỏe và Bệnh viện Thực Hành trực thuộc ĐHQG-HCM sớm thành hiện thực.

ĐHQG-HCM: phát triển Khoa Y thành trường Đại học Khoa học Sức khỏe [4][5]

Ngày 4/7, Hội đồng ĐHQG-HCM đã họp kỳ thứ 10 khóa IV tại Bình Thuận. Hội đồng cũng đã nhất trí xin chủ trương phát triển Khoa Y thành Trường ĐH Khoa học Sức khỏe là thành viên của ĐHQG-HCM.

Ngày 23/9/2022, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1122/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[6]

Sau hơn 10 năm hoạt động, Khoa Y ĐHQG-HCM có 89 giảng viên, 26 chuyên gia đầu ngành kiêm nhiệm và hơn 400 bác sĩ, dược sĩ thỉnh giảng thực hành; đào tạo 1.064 sinh viên thuộc 3 ngành là y khoa, dược học, răng hàm mặt. Khoa Y cũng đang thẩm định mở 2 ngành bậc thạc sĩ và 2 ngành bậc đại học

GS.BS Đặng Vạn Phước - Trưởng Khoa Y, cho biết: “Khoa Y ĐHQG-HCM đã có tên trong danh mục các trường y thế giới trong chuyên trang WDOMs (World Directory of Medical School) và là thành viên của IPSF. Đến nay Khoa Y đã đầy đủ điều kiện để trở thành Trường ĐH thành viên của ĐHQG-HCM”.

Dự kiến, đến năm 2025. Khoa Y sẽ nâng quy mô đào tạo trên 2.600 sinh viên và đến năm 2030 sẽ đào tạo 8 ngành bậc đại học, trong đó có ba ngành mới là dinh dưỡng, y học dự phòng, kỹ thuật y sinh; 16 chuyên ngành bậc thạc sĩ gồm nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, tai - mũi - họng, ung thư, khoa học y sinh.

Tầm nhìn - Sứ mạng - Mục tiêu [7]Sửa đổi

Tầm nhìn

Khoa Y ĐHQG-HCM là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào đào tạo, khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.

Sứ mạng

Hướng đến xây dựng một Đại học Khoa học Sức khoẻ, kết nối sức mạnh hệ thống của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, hội nhập quốc tế.

Mục tiêu

Khoa Y ĐHQG-HCM đặt mục tiêu đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam bằng cách cải thiện chất lượng của giáo dục y khoa. Không chỉ đào tạo bác sĩ giỏi về điều trị lâm sàng, mà chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, tư duy và đạo đức giúp sinh viên hướng tới nghiên cứu y học dự phòng.

Giá trị cốt lõi [8]Sửa đổi

“Nhân bản – Khoa học – Dân tộc – Đại chúng”

Nhân bản

Mỗi sinh viên đều có năng lực và tố chất khác nhau. Giáo dục nhân bản “Lấy sinh viên làm trung tâm”, tạo mọi điều kiện để sinh viên phát triển tiềm năng cá nhân một cách toàn diện, hướng tới việc hình thành một thế hệ nhân lực y tế hội đủ 3 yếu tố y đức – y đạo – y thuật. Trong đó y đức là đạo đức nghề nghiệp, y đạo là hành nghề phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và y thuật là kỹ năng thực hành y khoa. Đây được coi là điều kiện cần và đủ của một người thầy thuốc vững chuyên môn, giàu y đức mà xã hội luôn kỳ vọng.

Khoa học

Không chỉ cung cấp cho sinh viên chương trình đào tạo tiến bộ, có chất lượng và phù hợp với xu hướng quốc tế, mà còn chú trọng bồi dưỡng cho sinh viên kiến thức khoa học, tư duy phản biện, đề cao sự chủ động của sinh viên để phát huy khả năng tự học tập suốt đời. Điều này sẽ giúp sinh viên nâng cao khả năng hội nhập trong sự cạnh tranh quốc tế.

Dân tộc

Phát huy tinh thần dân tộc ở mỗi sinh viên, giúp sinh viên biết trân quý những truyền thống tốt đẹp, những phong tục của quốc gia, thấu hiểu sâu sắc về hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và lối sống của người dân. Hình thành một lớp trí thức thượng tôn pháp luật, phục vụ cộng đồng và phát huy bản sắc dân tộc.

Đại chúng

Lồng ghép những vấn đề mang tính toàn cầu vào chương trình giảng dạy, tạo cho sinh viên văn hóa phục vụ đại chúng thông qua quá trình học tập gắn với trải nghiệm thực tế một cách có kế hoạch, có định hướng. Đào tạo bác sĩ không phải chỉ điều trị cho những cá thể mà còn quan tâm thực hiện những hoạt động hữu ích để nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Thông tin quy hoạch [9]Sửa đổi

DỰ ÁN KHOA Y - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

Dự án Khoa Y – Bệnh viện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một dự án thành phần trong Quy hoạch chi tiết 1/2000 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 ĐHQG-HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 21/03/2014).

Mục tiêu và yêu cầu phát triển đối với khu vực quy hoạch

Dự án Khoa Y – Bệnh viện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng như một campus đại học, được kết nối với định hướng phát triển không gian Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và tầm nhìn sau năm 2030, kết nối với định hướng chiến lược của vùng thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh lân cận: Thiết lập hệ thống đào tạo Khoa Y- Bệnh viện thực hành – Nghiên cứu Khoa học; Thiết lập môi trường đào tạo kết hợp khám chữa bệnh thân thiện, phát triển bền vững, tiên tiến và phù hợp với quy hoạch chung của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu ngắn hạn

Chuẩn bị các cơ sở (vật chất, nhân sự, chương trình đào tạo, …) để hình thành và đưa vào hoạt động Khoa Y thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại cửa ngõ Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh với mô hình Trường – Viện có quy mô 3.000 sinh viên và 500 giường phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nghiên cứu phương pháp luận mới, phát triển khu quy hoạch xanh, bền vững, kết nối cảnh quan xung quanh, gần gũi môi trường, khí hậu, văn hóa Việt Nam.

Đảm bảo sử dụng chung hạ tầng (ký túc xá, viện nghiên cứu, khu dịch vụ, thể dục thể thao…) và kết nối hài hòa với các khu chức năng khác trong dự án Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu dài hạn

Phát triển Khoa Y thành Trường Đại học Khoa học Sức khỏe hướng tới mô hình đào tạo tiên tiến nhất trên thế giới theo mô hình Trường - Viện.

Các số liệu cơ bản: (theo Quyết định số 32/QĐ-ĐHQG ngày 20/01/2017 của Đại học Quốc gia TP.HCM)

- Cơ cấu chức năng

Khu Hành chính - Giảng đường - Sinh hoạt cộng đồngKhu Bệnh việnKhu Trung tâm nghiên cứu Khu cây xanh và thể thao

- Quy mô

Bệnh viện: 500 giường

Sinh viên: 3.000 sinh viên

Cán bộ, công nhân viên: 800 người

- Tổng diện tích quy hoạch: 20,64 ha

- Kế hoạch triển khai

Giai đoạn 1: đến năm 2020

Khu vực hành chính và các Khoa: Y, Dược, Răng Hàm Mặt, Hội trường, Thư viện, LAB, phục vụ sinh viên; xưởng bào chế

Bệnh viện: 500 giường

Giai đoạn 2: sau năm 2020

Khu vực hành chính và các Khoa: Y học cổ truyền; Kỹ thuật y học; Y tế cộng đồng; Khoa Điều dưỡng; Trung tâm nghiên cứu Y khoa; xưởng dụng cụ y tế.

Bệnh viện: 300 giường

Bản đồ quy hoạch Khoa Y ĐHQG-HCM

Ban Chủ nhiệm Khoa [10]Sửa đổi

Tiền nhiệm

  1. PGS.TS. Hồ Quỳnh Thủy Dương - Phó trưởng Khoa (3/2010 - 12/2012)
  2. ThS. Trần Văn Thuận - Phó trưởng Khoa (1/2011 - 12/2014)
  3. TS. Nguyễn Thị Thanh Kiều - Phó trưởng Khoa (1/2015 - 12/2016)
  4. TS. Lê Nguyễn Đức Chính - Phó trưởng Khoa (1/2017-9/2018)

Đương nhiệm[11]

  1. GS.TS.BS Đặng Vạn Phước - Trưởng khoa
  2. ThS. Nguyễn Hoàng Dũng - Phó Trưởng khoa thường trực (01/10/2018 - nay)
  3. PGS.TS.BS. Lê Văn Quang - Phó Trưởng khoa, phụ trách ngành Y (2012-nay)
  4. GS.TS.DS Lê Minh Trí - Phó Trưởng Khoa, phụ trách ngành Dược (25/2/2016-nay)
  5. GS.TS.BS Hoàng Tử Hùng - Phó Trưởng Khoa, phụ trách ngành Răng Hàm Mặt (08/11/2019-nay)
  6. GS.TS.BS. Trần Quyết Tiến - Phó Trưởng khoa, phụ trách công tác Sau đại học (2020 - nay)

Lời chào từ trưởng Khoa [12]Sửa đổi

Trong những năm qua, một số nhà khoa học của ĐHQG-HCM đã tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong y khoa. Nhiều thành tựu về công nghệ tế bào gốc, công nghệ sinh học trong chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh đã được công nhận trong và ngoài nước. Vì vậy, Khoa Y - ĐHQG-HCM tham gia đào tạo có chất lượng đội ngũ bác sĩ đa khoa, là thực sự cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về chăm sóc sức khoẻ.

Lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của Khoa có nhận thức và trách nhiệm xây dựng; thực hiện quy trình đào tạo theo tiêu chí chất lượng cụ thể vào thực tế công việc có minh chứng đo lường được, kết quả, hiệu quả quy trình day-học. Khoa Y - Đại học Quốc gia Tp.HCM đang nỗ lực để hình thành một đại học sức khoẻ; mang bản sắc và văn hoá riêng biệt, lấy những giá trị cơ bản của con người làm nền tảng cho sự phát triển bền vững; đồng thời là nơi nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão được tự do trao đổi, khám phá, sáng tạo khoa học và học tập suốt đời. Dựa trên triết lý giáo dục đó, Khoa Y - Đại học Quốc gia Tp.HCM hướng tới các giá trị:


- Vì tính mạng của con người, lấy y đức và trách nhiệm làm nền tảng.

- Vì sự phát triển toàn diện của con người, lấy người học làm trung tâm.

- Chất lượng giáo dục luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu cho mọi hoạt động.

- Đề cao tính độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học.

- Sự liên thông, hợp tác quốc tế là nòng cốt cho sự phát triển.

- Đề cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác quản lý.

- Gắn kết và phục vụ cộng đồng


GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước - Trưởng Khoa Y ĐHQG-HCM

Tuyển sinh[13] [14]Sửa đổi

- Mã trường: QSY

- Các ngành đào tạo:

1. Ngành Y khoa. Mã số ngành: 7720101_CLC

2. Ngành Răng Hàm Mặt. Mã số ngành: 7720501_CLC

3. Ngành Dược học. Mã số ngành: 7720201_CLC

4. Ngành Điều dưỡng. Mã số ngành: 7720301

5. Ngành Y học cổ truyền. Mã số ngành: 7720115

* Xem chi tiết: http://tuyensinh-medvnu.edu.vn/

Tổ chức [15]Sửa đổi

Phòng, Ban, Tổ

  • Phòng Tổ chức - Hành chính
  • Phòng Đào tạo
  • Phòng Đào tạo sau đại học
  • Phòng Công tác sinh viên
  • Phòng Kế hoạch - Tài chính
  • Phòng Quản trị - Thiết bị
  • Phòng Khoa học công nghệ và Quan hệ quốc tế
  • Ban Quản lý dự án xây dựng
  • Tổ Công nghệ Thông tin
  • Tổ Thông tin Truyền thông
  • Tổ ngoại ngữ

Đơn vị chuyên môn trực thuộc

  • Trung tâm Nghiên cứu di truyền và sức khỏe sinh sản

Tổ chức đoàn thể

  • Công đoàn [16]
  • Đoàn Thanh niên[17]

Thư viện

Khoa Y dùng chung Thư viện trong Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM[18]:

  • Cổng tra cứu OPAC tập trung: http://www.vnulib.edu.vn/#1
  • Các cơ sở dữ liệu trực tuyến: http://www.vnulib.edu.vn/index.php/tai-lieu-dien-tu
  • Tài liệu nội sinh ĐHQG-HCM: https://ir.vnulib.edu.vn/
  • Tải App sử dụng thẻ thư viện điện tử: App "VNUHCM Libraries" [19]

Xem hướng dẫn: http://www.vnulib.edu.vn/images/content/311221/PVDG_Tai%20lieu%20huong%20dan_VNHCM%20Libraries.pdf


Ngành - Bộ môn chuyên ngành

1. Ngành

  • Y khoa
  • Dược học [20]
  • Răng Hàm Mặt
  • Điều dưỡng
  • Y học cổ truyền

2. Bộ môn chuyên ngành

  • Giải phẩu học - Phôi thai học
  • Mô học - Giải phẩu bệnh
  • Sinh lý - Sinh lý bệnh
  • Sinh hóa - Sinh học phân tử
  • Miễn dịch học - Di truyền y học
  • Tâm lý y học
  • Vi sinh học - Kí sinh học
  • Kỹ năng y khoa
  • Dịch tễ học
  • Y học cộng đồng
  • Bào chế - Công nghiệp dược
  • Dược liệu - Thực vật
  • Hóa hữu cơ - Hóa dược
  • Hóa phân tích - kiểm nghiệm
  • Quản lý dược - Kinh tế dược
  • Dược lý - Dược lâm sàng
  • Nội
  • Ngoại
  • Sản phụ khoa và Sức khỏe sinh sản
  • Lao và bệnh phổi
  • Răng Hàm Mặt
  • Quản lý bệnh viện - Kinh tế y tế
  • Kỹ thuật y sinh
  • Nhi
  • Nhiễm
  • Tai Mũi Họng
  • Mắt
  • Da liễu
  • Tâm thần
  • Y học cổ truyền

Cơ sở vật chấtSửa đổi

Sau 8 tháng khởi công (25/6/2020), sáng 5/2/2021, tại Khu Đô thị ĐHQG-HCM, Ban Quản lý Dự án Xây dựng và Khoa Y ĐHQG-HCM tổ chức Lễ khánh thành Khối nhà Y.A1 thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu giai đoạn 1 Khoa Y ĐHQG-HCM. PGS.TS Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Nguyên Giám đốc ĐHQG-HCM, PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG-HCM, PGS.TS Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM cùng đại diện lãnh đạo các trường thành viên đến dự.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết sau hơn 10 năm thành lập, Khoa Y đã đạt nhiều thành công nhất định. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Khoa Y còn hạn chế, chỉ mới đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu trong giảng dạy, chưa có khối nhà hành chính, giảng đường, thư viện và bệnh viện thực hành. Sau hơn 6 tháng tiến hành thi công khẩn trương, Khối nhà Hành chính Y.A1 và Hạ tầng thiết yếu giai đoạn 1 Khoa Y ĐHQG-HCM đã hoàn thành theo đúng quy hoạch và thiết kế được duyệt.

“Khối nhà Hành chính Y.A1 - Khoa Y ĐHQG-HCM sẽ đáp ứng nhu cầu điều hành, quản lý của Khoa Y; tạo dựng cơ sở ban đầu trong việc triển khai toàn bộ dự án sau này với quy mô lớn hơn; làm tiền đề thực hiện chiến lược chung của Khoa Y ĐHQG-HCM, hướng đến xây dựng Trường Đại học Khoa học Sức khỏe hàng đầu châu Á trong những năm tiếp theo” - Giám đốc ĐHQG-HCM nhấn mạnh.

GS.TS.BS Đặng Vạn Phước - Trưởng Khoa Y ĐHQG-HCM bày tỏ sự vui mừng và hy vọng Khối nhà Y.A1 sẽ đặt nền móng cho việc xây dựng toàn khu với quy mô hiện đại; giúp Khoa Y chủ động hơn trong công tác đào tạo; đạt các tiêu chuẩn đánh giá cơ sở đào tạo, tiêu chuẩn xếp hạng các trường đại học và các tiêu chuẩn kiểm định nước ngoài.

Theo TS Vũ Quốc Hoàng - Giám đốc Ban Quản lý Dự án Xây dựng ĐHQG-HCM, Khối nhà Y.A1 Khoa Y ĐHQG-HCM được đầu tư 70 tỷ đồng với diện tích xây dựng 1.970m2, tổng diện tích sàn 4.088m2. Công trình này được xây dựng theo định hướng thông minh, áp dụng công nghệ hiện đại như: Hệ thống quản lý tòa nhà IBMs, hệ thống lưu trữ thông tin Data Center, hệ thống mạng thông tin, truyền hình camera… góp phần tạo cảnh quan chung cho Khoa Y ĐHQG-HCM nói riêng và phía Bắc ĐHQG-HCM nói chung.

Thành lập Phòng Đào tạo Sau đại học [21]Sửa đổi

Để triển khai và phát triển việc Đào tạo các ngành và chuyên ngành thuộc khối nghành y tế có trình độ cao và chuyên môn sâu , đồng thời đẩy mạnh Đào tạo liên tục và Đào tạo theo nhu cầu xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, đáp ứng được nhu cầu phát triển y tế, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, Phòng Đào tạo Sau đại học (Khoa Y ĐHQG-HCM) được thành lập tại Quyết định số 333/QĐ-KY ngày 23/11/2021 của Trưởng khoa Khoa Y, làm nền tảng phát triển của Trường Đại học Khoa học Sức khỏe trong tương lai.

Nhân sự

  1. PGS.TS.BS. Phạm Anh Vũ Thụy - Trưởng phòng
  2. ThS. Huỳnh Ngọc Phước - Chuyên viên
  3. ThS.BS. Trần Tấn Đạt - Chuyên viên

Liên hệ

• Điện thoại: (84.28) 710.21212

• Địa chỉ: Phòng 110, Tòa nhà Hành chính Y.A1, đường Hải Thượng Lãn Ông, Khu đô thị ĐHQG-HCM, P. Đông Hòa, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

• Email:

• Lịch làm việc: Sáng 7:45– 11:45, Chiều 13:00 – 16:00 (thứ Hai đến thứ Sáu)

Giáo trình xuất bản [22]Sửa đổi

  1. Giáo trình thực tập dược khoa. Tác giả: PGS.TS. DS.Lê Minh Trí (Chủ biên). Nhà xuất bản ĐHQG-HCM, 2019. Ngành/ Nhóm ngành: Y đa khoa
  2. Giáo trình thực tập hóa phân tích. Tác giả: PGS.TS. Hà Diệu Ly - TS. Nguyễn Minh Hiền - ThS. Lê Hải Đường. Nhà xuất bản ĐHQG-HCM, 2019. Ngành/ Nhóm ngành: Y đa khoa
  3. Giáo trình thực tập hóa lý dược. Tác giả: PGS.TS. Lê Minh Trí (Chủ biên). Nhà xuất bản ĐHQG-HCM, 2021. Ngành/ Nhóm ngành: Y đa khoa
  4. Kỹ thuật y sinh đại cương. Tác giả: GS.TS. Võ Văn Tới (Chủ biên). Nhà xuất bản ĐHQG-HCM, 2021. Ngành/ Nhóm ngành: Y đa khoa

Quy định - Hướng dẫnSửa đổi

Quy chế công tác sinh viên [23]

Quy chế công tác sinh viên (Kèm theo Quyết định số 112/QĐ-KY ngày 14/6/2022 của Trưởng Khoa Y v/v ban hành Quy chế Công tác sinh viên) [24]

Quy chế Đào tạo [25]

Quy chế Đào tạo (Kèm theo Quyết định số 75/QĐ-KY ngày 29/5/2018 của Trưởng Khoa Y v/v ban hành Quy chế đào tạo đại học) [26]

Hướng dẫn sử dụng e-office (nộp đơn thư)[27]

Học bổng [28]Sửa đổi


1. Học bổng khuyến khích học tập

2. Học bổng trong nước, doanh nghiệp [29]

3. Học bổng nước ngoài, trao đổi sinh viên[30]


Chế độ chính sáchSửa đổi

  1. Miễn, giảm học phí [31]
  2. Vay ngân hàng [32]

Nội trú (Kí túc xá ĐHQG-HCM)Sửa đổi

Trung tâm Quản lý Ký túc xá (TTQLKTX) [33] được thành lập ngày 04/01/2000, theo Quyết định số 02/QĐ/ĐHQG/TCCB của Giám đốc ĐHQG-HCM, nằm trên địa bàn giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Là đơn vị dịch vụ, phục vụ đào tạo trực thuộc ĐHQG-HCM, với chức năng nhiệm vụ chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho sinh viên khu vực Thủ Đức - Dĩ An.

TTQLKTX có diện tích 42,08 ha, đáp ứng khoảng 40.000 chỗ ở cho sinh viên.

Trang thông tin sinh viên ở ký túc xá ĐHQG-HCM:[34] http://svktx.vnuhcm.edu.vn/

Khoa Y ĐHQG-HCM đào tạo bác sĩ theo đặt hàng [35] [36]Sửa đổi

Từ ngày 29-30/6/2021, Khoa Y ĐHQG-HCM tổ chức họp trực tuyến về đào tạo nhân lực y tế theo đặt hàng của địa phương. Lãnh đạo Sở Y Tế 3 tỉnh Tây Ninh, Bến Tre, Đồng Tháp tham dự và đề xuất các hình thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế tại các tỉnh này.

Theo GS Phước, từ năm 2018, Khoa Y ĐHQG-HCM bắt đầu triển khai đào tạo theo đặt hàng cho tỉnh Tây Ninh. Mô hình đào tạo bác sĩ của Khoa áp dụng chương trình tích hợp theo modules trên từng cơ quan người. Phương pháp có tính linh hoạt cao và có thể hiệu chỉnh theo nhu cầu địa phương.

Ông nhấn mạnh: “Đây là phương pháp đào tạo y khoa tiên tiến, được sự hỗ trợ của Đại học Flinders (Úc). Để thực hiện phương pháp này, Khoa Y đã đưa vào các hình thức dạy - học mới với PBL (Problem based learning: học tập dựa trên vấn đề), CBL (case based learning: học dựa trên ca bệnh) và được đánh giá là thành công cao khi trang bị cho sinh viên hoàn chỉnh các kỹ năng: tích cực tư duy, thông thạo tiếng Anh và học tập suốt đời”.

Trung tâm Nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe sinh sản [37][38][39]Sửa đổi

Trung tâm Nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe Sinh sản (TT DT&SKSS) là đơn vị nghiên cứu khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ, trực thuộc Khoa Y ĐHQG-HCM được thành lập theo quyết định 1038/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 14/9/2010.

TT DT&SKSS được đầu tư ban đầu với trang thiết bị thuộc dự án “Đầu tư chiều sâu phòng thí nghiệm nghiên cứu về di truyền và sức khỏe sinh sản” (2012-2014), tập trung vào hai hướng chính là di truyền và sức khoẻ sinh sản. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của Khoa Y, giai đoạn 2018-2020, dự án “Phòng thí nghiệm y tổng quát, sức khoẻ sinh sản, tai mũi họng” được duyệt thực hiện, phục vụ cho nhu cầu đào tạo nâng cao và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực di truyền phân tử và sức khoẻ sinh sản.

Nhận giải thưởng Thành tựu

Trong giai đoạn từ 2014 đến giữa năm 2018, hoạt động của TT DT&SKSS tập trung vào hướng sức khoẻ sinh sản. Các nghiên cứu cận lâm sàng hợp tác với các bệnh viện, trung tâm y tế ở TP.HCM, và các đề tài hợp tác quốc tế được đẩy mạnh.

Trong giai đoạn này, trung tâm đã gặt hái được nhiều thành quả đáng tự hào. Cụ thể, nhiều công bố trên tạp chí quốc tế, tạp chí chuyên ngành trong nước và báo cáo tại các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế như Hội nghị IVF Expert Meeting, Hội nghị Khoa học thường niên của Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TP.HCM, Hội nghị thường niên của Hiệp hội Y học Sinh sản của Hoa Kỳ – ASRM.

Đơn vị Đào tạo Y Học sinh sản (Center for Reproductive & Specialist Training – CREST) thuộc TT DT&SKSS là một trong 3 trung tâm đào tạo về Y học sinh sản lớn nhất khu vực châu Á bên cạnh Singapore và Ấn Độ. CREST đã tổ chức hàng chục khóa học với hàng trăm học viên là các bác sĩ, chuyên viên xét nghiệm, nữ hộ sinh trong nước và quốc tế như Úc, Malaysia, Philipines, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Campuchia…

TT DT&SKSS đã được nhận giải thưởng Thành tựu là giải thưởng khoa học thường niên có uy tín trong lĩnh vực phụ sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam do HOSREM tổ chức, với sự đồng thuận của Văn phòng Hội sản phụ khoa và Sinh đẻ có kế hoạch (VINSGOFPA) phía Nam và Hội Phụ sản TP.HCM (HOGA).

Công bố nhiều bài báo quốc tế

Giai đoạn 2018-2019, TT DT&SKSS tập trung chủ yếu vào hướng Di truyền người và di truyền vi sinh. Về nghiên cứu khoa học, Trung tâm đã đăng ký thành công một đề tài NCKH cấp Sở KHCN TP.HCM về di truyền bệnh cơ tim dãn nở (2018-2020), đây là một hợp tác giữa TT DT&SKSS với Bệnh viện Tim Tâm Đức và Viện Tim TP.HCM, và Công ty CNSH KTest.

Nhóm nghiên cứu di truyền người đã đăng 1 bài báo về di truyền bệnh cơ tim phì đại trên tạp chí quốc tế về tim mạch “Presence of hypertrophic cardiomyopathy relatd gene mutations and clinical manifestations in Vietnamese patients with hypertrophic cardiomyopathy (Circulation Journal 2019, 83:1908-1916)”; 1 báo cáo poster ở Hội nghị về Bệnh Hiếm (RARD – Bogota- 2019) và một số bài báo đăng trong các tạp chí chuyên ngành trong nước có uy tín.

Nhóm nghiên cứu về di truyền vi sinh vật đã nhận tài trợ từ Quỹ Nafosted cho nghiên cứu cơ chế gây bất ổn định bộ gene tế bào chủ dẫn đến ung thư dạ dày của vi khuẩn Helicobacter pylori phân lập tại Việt Nam (2018-2020). Nhóm cũng đã công bố bài báo “Complete Genome Sequence of Helicobacter pylori Strain GD63, Isolated from a Vietnamese Patient with a Gastric Ulcer (Microbiology Resource Announcements, 2019, 8 (8) e01412-18)”. Nhóm hiện đang tiến hành dự án nghiên cứu Helicobacter pylori ở trẻ em VN – hợp tác với Bệnh viện Nhi đồng T.HCM và Công ty CNSH KTest.

Về đào tạo, TT DT&SKSS đã tổ chức các lớp học đào tạo từ cơ bản đến nâng cao về Kỹ thuật Sinh học phân tử như Kỹ năng Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử, Realtime PCR và PCR điện di, Kỹ thuật ELISA và Kỹ thuật Giải trình tự Sanger cho các học viên trong nước và nước ngoài.

TT DT&SKSS đã kết hợp với công ty KTest và Trung tâm Bác sĩ Gia đình – Trường ĐH Y Dược TP.HCM tổ chức khoá đào tạo về tư vấn di truyền và hội thảo Tư vấn Di truyền trong Chăm sóc sức khỏe (4/2018) với sự tham dự của các chuyên gia từ Hoa Kỳ, Canada và Philippines và học viên là các bác sĩ từ nhiều bệnh viện trong thành phố và cả nước.

Trong thời gian tới, TT DT&SKSS sẽ tiếp tục hợp tác với các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực di truyền người và vi sinh vật, tập trung vào bệnh di truyền và vi sinh vật gây bệnh ở người, dựa trên các công cụ nghiên cứu hiện đại như giải trình tự thế hệ mới (next generation sequencing – NGS). Trung tâm sẽ duy trì và đa dạng hoá các khoá đào tạo cơ bản và khóa nâng cao ngắn hạn về các kỹ thuật sinh học phân tử, di truyền và tế bào cho học viên trong và ngoài nước.

Fanpage: https://www.facebook.com/cgrh.crest/

Thành lập Đoàn Khoa Y [40] [41]Sửa đổi

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Khoa Y- ĐHQG TPHCM được thành lập vào năm 2012 theo quyết định số 172-QĐ/ĐTN và được giao cho Đoàn Cơ Quan ĐHQG-HCM quản lý theo quyết định số 173-QĐ/ĐTN ngày 7 tháng 5 năm 2012. Sau đó trở thành Đoàn Cơ sở trực thuộc Thành Đoàn TP. HCM vào tháng 07/2019.

Trải qua 10 năm xây dựng, hoạt động và phát triển Đoàn Thanh niên Khoa Y luôn xứng đáng với vai trò là tổ chức nòng cốt chính trị – xã hội của đoàn viên, sinh viên Khoa Y. Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên Khoa Y cũng đã tổ chức rất nhiều các hoạt động, chương trình có ý nghĩa, phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo và bản lĩnh đã tạo nên thương hiệu của sinh viên MEDVNU, góp phần vào sự phát triển của Khoa Y; Thành phố Hồ Chí Minh và của cả nước, trong đó phải kể đến việc tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch Covid-19 những năm qua.

Thông qua các phong trào do tổ chức Đoàn Khoa Y phát động như: Sinh viên 5 tốt, Chiến dịch Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện,… cùng các cuộc thi, phong trào thi viết Khoa Y ơi,…đã xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương sinh viên học tập, rèn luyện tốt, truyền được cảm hứng cho bạn bè đồng trang lứa trong môi trường học đường. Những phong trào nhằm huy động sự sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp của tuổi trẻ đã và đang thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia.

Đến nay, Đoàn Khoa Y đã trải qua 4 kì Đại hội với hơn 1000 đoàn viên đang tham gia sinh hoạt. Về cơ cấu tổ chức, Đoàn Thanh niên Khoa Y bao gồm: Ban Chấp hành Đoàn khoa, 15 Chi đoàn trực thuộc và 6 Câu lạc bộ (CLB) trực thuộc Đoàn khoa gồm: CLB học thuật Khoa Y (SMAC), CLB Học thuật ngành Dược(VNUPO), CLB Văn nghệ Khoa Y (Wings), CLB Truyền thông sinh viên (MEDVNU’S Channel), Đội công tác xã hội. CLB Học Thuật Khoa Y – SMAC; Đội công tác xã hội Khoa Y ĐHQG-HCM; Câu Lạc Bộ Sinh Viên Răng Hàm Mặt,

Danh sách Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khoa Y Khóa V, nhiệm kỳ 2022-2024 gồm các đồng chí:

  1. Đ/c Nguyễn Văn Hà: Bí thư
  2. Đ/c Nguyễn Thị Bảo Anh: Phó Bí thư
  3. Đ/c Hồ Thị Xuân Bình: Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Khoa Y;
  4. Đ/c Đinh Công Đĩnh: Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Khoa Y;
  5. Đ/c Nguyễn Thị Lan: Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Khoa Y;
  6. Đ/c Lê Đình Nguyên Anh: Ủy viên Ban Chấp Hành Đoàn Khoa Y;
  7. Đ/c Đặng Hoàng Duyệt: Ủy viên Ban Chấp Hành Đoàn Khoa Y;
  8. Đ/c Nguyễn Quỳnh Giang: Ủy viên Ban Chấp Hành Đoàn Khoa Y;
  9. Đ/c Huỳnh Phan Nguyên Hạnh: Ủy viên Ban Chấp Hành Đoàn Khoa Y;
  10. Đ/c Nguyễn Phan Quốc Hùng: Ủy viên Ban Chấp Hành Đoàn Khoa Y;
  11. Đ/c Tăng Nguyễn Song Mỹ: Ủy viên Ban Chấp Hành Đoàn Khoa Y;
  12. Đ/c Nguyễn Thị Mỹ Nghệ: Ủy viên Ban Chấp Hành Đoàn Khoa Y;
  13. Đ/c Nguyễn Ngọc Quỳnh Như: Ủy viên Ban Chấp Hành Đoàn Khoa Y;
  14. Đ/c Hà Triều Phong: Ủy viên Ban Chấp Hành Đoàn Khoa Y;
  15. Đ/c Giang Ngọc Thảo Nguyên: Ủy viên Ban Chấp Hành Đoàn Khoa Y;

Văn phòng Đoàn Khoa Y

Phòng 109 -Toà nhà Y.A1, Đường Hải Thượng Lãn Ông, Khu Đô Thị Đại Học Quốc Gia TP.HCM, P. Đông Hoà, TP. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Liên hệ công tác: 0938.137.199 (Đ/c Nguyễn Văn Hà)

Tuyên dươngSửa đổi

  1. Giải nhất cuộc thi “Hóa sinh Championship” mùa 3 thuộc về sinh viên Khoa Y[42]
  2. Lễ tuyên dương “Sinh viên 5 tốt” và “Cán bộ trẻ tiêu biểu Khoa Y” năm 2019 [43]
  3. Sinh viên Khoa Y vinh dự nhận Học bổng của đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương [44]
  4. 02 sinh viên Khoa Y ĐHQG-HCM được tuyên dương tại chương trình “Vinh danh thủ khoa” năm 2021 [45]
  5. Tuyên dương sinh viên 5 tốt cấp ĐHQG-HCM năm 2021[46]
  6. Đêm Gala "Chiến sĩ Blouse trắng và Tuyên dương sinh viên 5 Tốt"[47]

Câu lạc bộ - Đội - Nhóm [48]Sửa đổi

Thành công lớn nhất của mô hình hoạt động Câu lạc bộ - Đội - Nhóm sinh viên ở Khoa Y là tạo ra môi trường rèn luyện năng động, tích cực cho sinh viên. Từ mô hình này, rất nhiều tài năng sinh viên đã được phát hiện, nuôi dưỡng và gặt hái được thành công sau khi ra trường.

1. Đội Công tác xã hội [49][50]

Đội CTXH được thành lập năm 2014 với sứ mệnh thực hiện các hoạt động, chương trình hướng tới cộng đồng. Đây còn là môi trường kết nối phát triển kỹ năng, kiến thức về công tác xã hội cho sinh viên Khoa Y. Trải qua 6 năm hình thành và phát triển đến nay đã có đông đảo thành viên tham gia và được đón nhận là một tổ chức tình nguyện vì cộng đồng của sinh viên Khoa Y.

Fanpage: https://www.facebook.com/CTXHKY

Clip: https://www.youtube.com/watch?v=JoeT2iNUJ_Q

2. CLB Học Thuật (SMAC) [51][52]

Được thành lập năm 2015, CLB Học Thuật Khoa Y – ĐHQG TP.HCM (SMAC) là môi trường hoạt động học thuật, nơi giao lưu gặp gỡ và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên Khoa Y.

Một trong những hoạt động nổi bật, mang dấu ấn riêng của CLB là Cuộc thi Học thuật Khoa Y, cuộc thi đã tạo nên một sân chơi trí tuệ và bổ ích cho sinh viên. Hiện nay chương trình đã lan tỏa đến các trường đại học trên địa bàn TP.HCM vì những giá trị mà nó đem đến cho cộng đồng sinh viên trong khối ngành Khoa học sức khỏe.

Fanpage: https://www.facebook.com/clbhocthuatsm

Clip: https://www.youtube.com/watch?v=O-0_EmnQseU

3. CLB Văn nghệ Wings[53][54]

Không chỉ là nơi thể hiện những tài năng ca hát hay, nhảy múa đẹp, từ khi thành lập vào năm 2016 Wings đã là nơi tổ chức nhiều sự kiện đa dạng, kết nối những tâm hồn yêu âm nhạc.

Trải qua 4 năm hoạt động, CLB Wings đã thực hiện hàng loạt những dự án ý nghĩa như: “Quà tặng âm nhạc” với những giai điệu đẹp do chính các thành viên Wings thu âm và trình làng mỗi tuần nhằm mang lại làn gió mới cho các bạn sau những giờ lên lớp; Chương trình Thử thách cover “Đánh bay Corona” với mục đích lan tỏa những thông điệp tích cực và ý nghĩa đến cộng đồng, đặc biệt là những chiến sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch Covid-19; Hay như các buổi biểu diễn âm nhạc kết hợp gây quỹ từ thiện….

Fanpage: https://www.facebook.com/WINGSVNUHCM

Clip: https://www.youtube.com/watch?v=3JBNScOhc30

4. CLB truyền thông sinh viên (Kênh Sinh viên)[55][56]

Trong các CLB Sinh viên, CLB truyền thông là một trong những CLB nổi bật và hoạt động năng nổ, nơi giúp sinh viên Khoa Y khơi dậy và phát triển những tiềm năng mới.

Kênh sinh viên thành lập vào năm 2017, trực thuộc Đoàn Khoa Y với nhiều mảng hoạt động: MC, quay phim, chụp ảnh, thiết kế đồ họa… Trải qua 3 năm hoạt động, đến nay CLB đã dần khẳng định vị trí và vai trò của mình thông qua việc thường xuyên cộng tác, phối hợp với cán bộ truyền thông Khoa Y để thực hiện các hoạt động hỗ trợ truyền thông cho hầu hết sự kiện tại Khoa.

Fanpage: https://www.facebook.com/kenhsinhvienyquocgia

Clip: https://www.youtube.com/watch?v=3JBNScOhc30

5. CLB Học thuật sinh viên ngành Dược [57]

Câu lạc bộ học thuật sinh viên ngành Dược (VNU HCM PO) chính thức ra mắt cộng đồng sinh viên Khoa Y ĐHQG-HCM vào ngày 26/9/2020. Nối tiếp các CLB văn nghệ Wings, CLB học thuật SMAC, Đội Công tác xã hội, CLB truyền thông sinh viên, Câu lạc bộ học thuật sinh viên ngành Dược là “sân chơi” thứ 5 dành cho các bạn sinh viên đam mê học thuật trong lĩnh vực Dược học.

Trước đó, sinh viên Ngành Dược – Khoa Y đã trở thành thành viên của Hiệp hội sinh viên Dược quốc tế (IPSF). Đây là cơ hội để sinh viên ngành Dược được gia nhập, tăng cường trao đổi kiến thức và giao lưu văn hóa với hệ thống hơn 350.000 sinh viên năng động đến từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc thành lập CLB học thuật sinh viên ngành Dược theo đó cũng mang ý nghĩa là môi trường để sinh viên ngành Dược trao đổi chuyên môn, phát huy khả năng nghiên cứu khoa học, đồng thời kết nối sinh viên ngành Dược của Khoa Y đến gần hơn với các hoạt động, phong trào do IPSF tổ chức.

Fanpage: https://www.facebook.com/VNUHCMPO

6. CLB Sinh viên ngành Răng Hàm Mặt [58]

CLB Sinh viên ngành Răng Hàm Mặt được thành lập ngày 10 tháng 12 năm 2021 tại quyết định số 19-QĐ/BCH-ĐTN. Đây là CLB, đội, nhóm thứ 6 tại Khoa Y ĐHQG-HCM.

Ngay khi thành lâp, với nỗ lực, sự năng động của Ban Điều hành, ADC đã trở thành tổ chức thứ 16 ở Đông Nam Á được chuyển giao quyền tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ IADS Copyright Program Liên đoàn sinh viên Nha khoa thế giới tại Việt Nam sau hơn 2 tháng đàm phán đa phương.

Với các mục tiêu phát triển bền vững, Câu lạc bộ Sinh viên Răng Hàm Mặt sẽ là một trong những động lực phát triển phong trào thanh thiếu niên tại Đại học Quốc gia nói chung và Khoa Y nói riêng.

Fanpage: https://www.facebook.com/DENCMEDVNU

Lễ Macchabée – Tri ân người hiến xác [59][60][61]Sửa đổi

Lễ Macchabée được xem là hoạt động truyền thống của sinh viên Khoa Y ĐHQG-HCM nhằm tri ân nghĩa cử cao đẹp của những người đã hiến thân thể cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo y khoa. Lễ được tổ chức hằng năm vào ngày đầu tiên của tháng Chạp như một bài học vỡ lòng về y đức dành cho các sinh viên năm Nhất. Chính những người thầy thầm lặng ấy đã cho sinh viên ngành y có được cơ hội quý giá để hình dung tốt hơn các kiến thức đặc thù y khoa. Lễ Macchabée cũng là lời nhắc nhở sinh viên nỗ lực và phấn đấu hơn nữa trong học tập và nghiên cứu.


Người Thầy thầm lặng [62]

“Công việc này đúng ra không phải mình theo nghề mà là nghề theo mình. Ngày xưa chú từng lăn lộn với đời, rồi được một người anh giới thiệu vô làm, ban đầu chú cũng rất sợ sau cũng nhờ người thầy đó đã hướng dẫn chú tận tâm tận tình, bằng tất cả nỗ lực nên chú mới trụ lại đến nay”. CƠ DUYÊN VỚI NGHỀ Chú Mười - tên thật là Phạm Ngọc Thua, nay đã ngoài 55 tuổi, chú gắn bó với nghề đi nhận xác hiến đã được hơn 15 năm, lúc trước chú công tác ở Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế TP.HCM sau này mới thành lập Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch như ngày nay. Khi Khoa Y thành lập chú được mời về đây để quản lý Phòng Thực hành giải phẫu. Gắn bó từ thời gian Khoa Y mới thành lập, nơi này còn hoang sơ, đường sá còn vắng vẻ, cơ sở vật chất thiếu thốn trăm bề mà nghề của chú tiếp xúc với thi hài, hóa chất độc hại cao, bảo hộ thì chỉ có khẩu trang, bao tay.

"Cực khổ bao nhiêu chú cũng không tiếc, chỉ mong thân nhân có thể hiểu được tâm nguyện cao quý của người hiến mà không gây khó khăn trong quá trình vận chuyển."

Chú tâm sự, đã từng chao đảo về tinh thần, nhưng nghĩ lại sinh viên mình đã thiệt thòi hơn so với các trường bạn mà mình lại bỏ đi thì sau này các em biết dựa vào đâu. “Công việc này đúng ra không phải mình theo nghề mà là nghề theo mình. Ngày xưa chú từng lăn lộn với đời, rồi được một người anh giới thiệu vô làm, ban đầu chú cũng rất sợ, sau cũng nhờ người thầy đó đã hướng dẫn chú tận tâm tận tình, bằng tất cả nỗ lực nên chú mới trụ lại đến nay” - chú Mười chia sẻ về cơ duyên với nghề. Chú Mười kể, việc nhận xác hiến thường ít khi nào nhận vào ban ngày, toàn nhận lúc 1-2 giờ đêm, có khi 3 giờ đêm và phải thức trắng đêm để xử lý. Công việc của chú đầu tiên khi nhận thi hài là phải tắm rửa sạch sẽ, tiếp đến là pha thuốc theo đúng trình tự và tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, hóa chất sẽ thêm cái này, bớt cái kia cho hợp lý, bước tiếp theo là tiêm vào cơ thể người để bảo quản các vùng mô, cơ quan nội tạng một cách tốt nhất, thi hài sau khi xử lý xong được đưa vào nhà đông -17°C. Sau một năm thi hài được đưa vào hồ ngâm đã pha thuốc và cuối năm 2 đầu năm 3 mới đem ra phẫu tích. Trong nhiều lần nhận xác hiến, chú nhớ như in một lần vào khoảng 11 giờ đêm, đội ngũ nhận xác hiến đi vào Giồng Trôm, Bến Tre mọi người phải đốt bó dừa nước để rọi đường đi, sau khi nhận thi hài về đường đi rất khó khăn, qua cầu khỉ không được, phải lội qua những con rạch, làm mọi cách để đưa xác hiến về đất liền. Đoạn đường đó gần 3km đường đồng, rất hẹp và trơn. Ngồi trên xe buồn ngủ quá phải ôm băng ca để ngủ, nhắm mắt được 15-20 phút để tỉnh táo còn về xử lý thi hài.

Khóa đầu tiên vào năm 2010, vì chưa có thi hài, sinh viên phải học khóa phẫu tích hè ở các trường khác. Thương các em phải di chuyển xa từ Thủ Đức lên trung tâm thành phố để học, chú tự hứa với lòng phải kiếm cho được nguồn thi hài bằng những nỗ lực và kinh nghiệm sẵn có. Chú tự túc đi liên hệ trung tâm dưỡng lão, hội chữ thập đỏ các tỉnh như Bình Dương, Bến Tre, Cần Thơ… và còn nhiều nơi nữa để tìm nguồn xác hiến. Rồi dần dần đến năm 2013, sinh viên mới có thi hài để học, đó là niềm an ủi lớn nhất của chú. Bên cạnh đó, niềm an ủi thứ hai của chú là hoàn thành được tâm nguyện của những người hiến xác cho y học. 10 NĂM GẮN BÓ Hiện giờ Phòng Thực hành giải phẫu có 2 kỹ thuật viên là chú và một người học trò đã theo chú từ 5 - 6 năm nay. Phòng đã có 14 thi hài, đã phẫu tích 8 thi hài. Chú Mười cho biết, nguồn xác hiến hiện giờ không sợ thiếu thốn như trước. Trong quá trình học, chú vẫn luôn theo sát các sinh viên để các em học tập nghiêm túc, trân trọng những thi hài đã hiến. Và vì thế thi hài được bảo quản dài hơn, sinh viên được học lâu hơn. Chú tâm niệm: “Sinh viên đã học trên thi hài phải kính nể, kính trọng những người thầy thầm lặng, những chi tiết trên thi hài thì không sách vở nào có thể so sánh được, đó là một hành trang sau này các em ra đời”. Chú còn mối trăn trở là phải tìm người có tâm huyết với nghề để sau này chú nghỉ hưu thì còn có người tiếp nối. Chú hy vọng, trong tương lai, những bạn trẻ, những bác sĩ, kỹ thuật viên trẻ có niềm đam mê theo đuổi nghề. ThS.BS Lê Quang Tuyền người thường xuyên làm việc với chú Mười cho biết: “Chú Mười là một người rất có tâm với nghề, công việc lúc nào cũng hoàn thành tốt, chú học việc rất nhanh và làm thì không ai có thể qua chú”. Khép lại câu chuyện của chú Mười và còn nhiều câu chuyện ý nghĩa khác ngoài kia. Cảm ơn những người hiến xác cho y học, cảm ơn những người hùng như chú đã tô điểm cho cuộc sống này thêm những gam màu tươi sáng hơn.

ThS.BS. Lê Quang Tuyền người thường xuyên làm việc với chú mười cho biết: "Chú mười là một người rất có tâm với nghề, công việc lúc nào cũng hoàn thành tốt, chú học việc rất nhanh và làm thì không ai có thể qua chú".

Giải thưởng nghiên cứu khoa họcSửa đổi

Sinh viên Võ Quang Nghĩa - Lớp Y2016 Khoa Y ĐHQG-HCM, đồng tác giả đề tài với sinh viên Nguyễn Quang Đức (ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM) đã xuất sắc đạt giải Nhất trong lĩnh vực Công nghệ sinh - Y sinh, Euréka, lần 22 - năm 2020[63]. Với đề tài “BeCaked – A system using hydrid deep neural network for modeling COVID-19 pandemic (Hệ thống sử dụng mạng thần kinh lai để mô hình hóa đại dịch COVID-19)“, nhóm 02 sinh viên Khoa Y và ĐH Bách Khoa đã đưa đề tài này xuất sắc vượt qua 175 đề tài, đến từ 91 trường đại học, cao đẳng, học viện trên toàn quốc để giành giải Nhất tại vòng Chung kết. Dựa trên dữ liệu dịch bệnh được thu thập trong thời gian trước đó, đề tài đã nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc dự báo khuynh hướng phát triển và sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19. Từ đó đưa ra những gợi ý cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật có những biện pháp can thiệp phù hợp. Chương trình Tổng kết và Trao giải đã được diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. Hồ Chí Minh (số 4, Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM) vào 14 giờ chiều 28/11/2020.

Sinh viên Võ Lê Tường Vân, Nguyễn Thị Thanh Tuyền đạt giải 3 - Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Eureka năm 2021 với đề tài: "Điều chế và đánh giá hiệu quả của Hydrogel nhạy nhiệt pluronic F127 ghép Alginate mang resveratrol ứng dụng điều trị vết thương trong bệnh đái tháo đường". Đây là 1 trong 10 đề tài xuất sắc nhất trong lĩnh vực Công nghệ Sinh - Y sinh của mùa giải năm 2021[64] . Ngoài ra bước vào Vòng Chung kết 1 của Giải thưởng là Đề tài: "Sàng lọc dược liệu định hướng tác dụng gây độc tế bào ung thư gan và khảo sát các phân đoạn chiết xuất tiềm năng" của nhóm tác giả Châu Ngọc Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Yến Nhi, Huỳnh Thị Kim Ngân, thuộc lĩnh vực Công nghệ hóa dược.

Bác sĩ Đinh Thế Hoàng - Giảng viên Khoa Y ĐHQG-HCM, là 1 trong 26 đại biểu được trao Giải Xuất sắc tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành Y tế lần XX [65]. Hội nghị diễn ra từ ngày 25-27/11 tại Hà Nội thu hút 500 đại biểu tham dự, 180 công trình khoa học được lựa chọn báo cáo và trao 100 giải thưởng chính thức.

Hội đồng Giám khảo đã lựa chọn, trao giải Xuất sắc cho 26 đề tài; giải Nhất cho 29 đề tài; giải Nhì cho 58 đề tài; giải Ba cho 58 đề tài và 139 giải Khuyến khích. Trong đó, đề tài “Giá trị tiên lượng của hình ảnh siêu âm Crossover sign trong điều trị thai dưới 8 tuần bám sẹo mổ cũ bằng phương pháp đặt foley kết hợp hút thai” của bác sĩ Đinh Thế Hoàng được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và trao Giải xuất sắc.

Bác sĩ Đinh Thế Hoàng cho biết anh rất tự hào và và hy vọng bản thân cũng như đội ngũ y bác sĩ trẻ của đất nước tiếp tục phát huy năng lực nghiên cứu khoa học, không ngừng phấn đấu vì sự tiến bộ của nền y học nước nhà.

TS. Bùi Chí Bảo (Phó phụ trách phòng Khoa học công nghệ và Quan hệ quốc tế, Khoa Y ĐHQG-HCM) và các cộng sự với đề tài "DNAi, hệ thống tích hợp khoa học dữ liệu hệ gen và lâm sàng để phát hiện bệnh di truyền hiếm trong y khoa" đã vinh dự đạt giải nhì lĩnh vực Khoa học kỹ thuật - Giải thưởng Sáng tạo TPHCM lần 2 do UBND TPHCM trao tặng (tối 30/12/2021 tại Nhà hát Thành phố)[66]. Đây là giải thưởng danh giá nhất của TPHCM, được định kỳ tổ chức 2 năm một lần nhằm mục đích tôn vinh các tập thể, cá nhân có công trình nghiên cứu, giải pháp, sản phẩm, dịch vụ sáng tạo đóng góp cho sự phát triển của thành phố trên tất cả các lĩnh vực. Năm nay, TPHCM trao giải cho 58 công trình, giải pháp, đề tài được chọn từ 195 hồ sơ đăng ký dự thi ở 7 lĩnh vực.

TS. Nguyễn Minh Nam, giảng viên Khoa Y ĐHQG-HCM, 1 trong 7 nhà khoa học Việt được trao Giải thưởng Alexandre Yersin cho lĩnh vực y khoa năm 2021[67].

Hội Y khoa Thụy Sĩ - Việt Nam (HELVIETMED) đã thông báo danh sách 7 nhà khoa học được trao Giải thưởng Alexandre Yersin cho công trình nghiên cứu xuất sắc năm 2021 thuộc lĩnh vực y khoa.

Giải thưởng Alexandre Yersin là giải thưởng do Hội Y khoa Thụy Sĩ - Việt Nam khởi xướng nhằm vinh danh các nhà nghiên cứu y học có những công trình công bố trên các tập san hàng đầu thế giới. Công trình được đánh giá qua 5 tiêu chí: phẩm chất khoa học; tầm quan trọng; cách tân, sáng kiến; tầm ảnh hưởng trong khoa học; và uy tín của tập san.

Năm nay, Hội đồng thẩm định bao gồm 8 giáo sư và bác sĩ từ Thụy Sĩ, Pháp và Úc, trong đó có GS Nguyễn Văn Tuấn thuộc ĐH New South Wales và ĐH Công nghệ Sydney (Úc) làm chủ trì.

Giảng viênSửa đổi

GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước [68] là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Tim mạch tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước. Giáo sư còn là người Thầy tài giỏi đã đào tạo ra rất nhiều thế hệ bác sĩ nước nhà. Tiến sĩ y khoa (1989) tại Cộng hòa Dân chủ Đức, Phó giáo sư năm 1986, Giáo sư năm 2003. Giáo sư Phước từng đảm nhận chức Chủ nhiệm khoa Nội Đại học Y (1996 - 2009); Phó giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM (1996 - 2010); Hiệu trưởng Đại học Y (2001 - 2008); Hiệu trưởng danh dự Đại học Y dược TPHCM (2007 - 2009); Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM (2008 - 2012), Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2020[69], Phó Chủ tịch Hội Tim mạch TPHCM (1993-1998, 1998-2003, 2003-2008), Chủ tịch Hội Tim mạch TPHCM (2008-2013, 2013-2018, 2018-2023)[70].

- Chức vụ và đơn vị công tác hiện tại:

+ Trưởng Khoa, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa Y ĐHQG-HCM.

+ Cố vấn Ban giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

- Ngành, chuyên ngành khoa học: Nội khoa - Tim mạch học

- Chức vụ cao nhất đã qua: Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược TPHCM.

- Thành viên Hội đồng Giáo sư cơ sở

+ Năm 2001 - 2007: Thành viên Hội đồng chức danh giáo sư Đại học Y Dược TPHCM

+ Năm 2008 - nay: Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Đại học Y Dược TPHCM

- Thành viên Hội đồng Giáo sư ngành

+ Năm 2008 - 2018: Phó chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Y

+ Năm 2019 - nay: Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Y, nhiệm kì 2018-2023

- Thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước

+ Năm 2019 - nay: thành viên Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, nhiệm kì 2018-2023 http://hdgsnn.gov.vn/files/anhbaiviet/files/2020/LLKH%2032%20TV%20HDGSNN/28-HD%20Y%20hoc-GS%20Dang%20Van%20Phuoc_0001.pdf

- Chủ biên sách: 05 sách chuyên khảo, 05 sách giáo trình

- Bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học: 64 bài báo tạp chí trong nước, 04 bài báo tạp chí quốc tế

- Tổng số chương trình, đề tài đã chủ trì/chủ nhiệm: 01 cấp Nhà nước, 06 cấp Bộ và tương đương

- Hướng dẫn nghiên cứu sinh đã có quyết định cấp bằng tiến sĩ: đã hướng dẫn 34 nghiên cứu sinh

- Bài báo, tạp chí:

Giáo sư Đặng Vạn Phước (https://vnexpress.net/giao-su-dang-van-phuoc-2996704.html)

Trò chuyện cùng GS. TS. BS Đặng Vạn Phước: Ngành Tim mạch VN – Những dấu ấn mạnh mẽ! [71]

GS.TS. Lê Minh Trí [72] - Phó Trưởng Khoa, phụ trách ngành Dược

- Tốt nghiệp đại học: Y Dược TP. HCM Chuyên ngành: Dược

+ Thời gian đào tạo: 5 năm, Năm tốt nghiệp: 1984

- Bồi dưỡng sau đại học ở trong hoặc ngoài nước

+ Trong nước: Nghiên cứu sinh 5 năm (1992-1997)

+ Ngoài nước: Tu nghiệp chuyên môn tại Pháp và Bỉ

- Nghiên cứu sinh và bảo vệ học vị Tiến sĩ:

+ Nơi đào tạo: Trường ĐHYD TP.HCM, Thời gian: 5 năm

+ Chuyên ngành: Dược

+ Tháng năm được cấp bằng Tiến sĩ: 1999 - QĐ công nhận 3219/QĐ-GD&ĐTSĐH

- Đã được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 2003 (ngành: Dược học), tái bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư 2019. Năm 2022 được công nhận chức danh Giáo sư.

GS.TS.BS Trần Quyết Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, đã được tập thể lãnh đạo Khoa Y giới thiệu, được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy, tập thể lãnh đạo ĐHQG-HCM tín nhiệm kiêm nhiệm giữ chức Phó Trưởng khoa Khoa Y ĐHQG-HCM. Chiều 13/10, tại Nhà Điều hành ĐHQG-HCM, ĐHQG-HCM tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Trưởng khoa Khoa Y ĐHQG-HCM. PGS.TS Huỳnh Thành Đạt trao quyết định bổ nhiệm này.

PGS.TS. Lê Văn Quang - Phó Trưởng khoa, phụ trách ngành Y

GS.TS. Hoàng Tử Hùng - Phó Trưởng Khoa, phụ trách ngành Răng Hàm Mặt

Sinh viên - Cựu sinh viênSửa đổi


Nguyễn Thục Nữ (sinh năm 1996)[73] - cựu sinh viên Khoa Y ĐHQG-HCM trở thành Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2. Cô đã gây ấn tượng với công chúng bởi khả năng đọc và ghi nhớ thông tin 1.000 cuốn sách của 200 tác giả trên thế giới. Năm 2014, Nguyễn Thục Nữ từng dự thi Olympia với tư cách đại diện trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam[74]. Trong cuộc thi tuần năm đó, cô về nhì với 225 điểm và được đi tiếp nhờ thành tích điểm nhì cao nhất. Thục Nữ cũng nằm trong số thí sinh có điểm phần thi Tăng tốc cao thứ 2 năm đó (150 điểm). Tối 20/4/2021, chương trình Ai là triệu phú phát sóng có sự tham gia của Nguyễn Thục Nữ, cô đã xuất sắc trả lời 11 câu, sang câu hỏi số 12, Thục Nữ đã tạm dừng bước và ra về với phần thưởng 22 triệu đồng từ chương trình.[75]


Ban liên lạc Cựu sinh viên Khoa Y ĐHQG-HCM

Nhằm giúp làm tốt công tác quản lý, kết nối cựu sinh viên của nhà trường, ngày 02 tháng 6 năm 2021, Trưởng khoa Khoa Y ĐHQG-HCM đã ban hành Quyết định về việc thành lập Ban Liên lạc cựu sinh viên Khoa Y ĐHQG-HCM.

Danh sách Ban Liên lạc [76]: http://www.medvnu.edu.vn/tin-tuc/quyet-dinh-thanh-lap-va-danh-sach-ban-lien-lac-cuu-sinh-vien-khoa-y-dhqg-hcm/

Fanpage: https://www.facebook.com/HCSVKHOAY


Những nhà khoa học đồng hành cùng Khoa YSửa đổi

Là cố vấn, là người đồng hành, gắn bó, chia sẻ, truyền cảm hứng

PGS.TS. Phan Thanh Bình - Ủy viên BCH TW ĐCSVN, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội; Nguyên Giám đốc ĐHQG-HCM

TS. Nguyễn Đức Nghĩa - Nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; NguyênPhó Giám đốc ĐHQG-HCM

PGS.TS. Nguyễnn Hội Nghĩa - Nguyên Phó Gíam đốc ĐHQG-HCM

GS.TSKH. Phạm Mạnh Hùng - Nguyên Phó ban Tuyên huấn Trung ương, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y Tế

GS.TS. Phạm Gia Khánh - Nguyên Giám đốc Học viện Quân Y

GS.TS. Trương Đình Kiệt - Nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Y Dược TP.HCM

GS.TS. Hoàng Trọng Kim - Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM

PGS.TS. Vũ Thị Nhung - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

PGS.TS. Đào Văn Long - Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội

TSKH. Vũ Công Lập - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Khoa học Quân sự

PGS.TS. Nguyễn Thế Hiệp - Nguyên Giám đốc Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM

Cảm nghĩ - Chia sẻ - Phản hồiSửa đổi

PGS.TS. Phan Thanh Bình - Nguyên Giám đốc ĐHQG-HCM

“ĐHQG-HCM không chỉ là nơi phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay khoa học quản lý… Cái cuối cùng ĐHQG-HCM hướng tới chính là sự hạnh phúc của con người, và khoa học sức khỏe đáng được quan tâm. Khoa Y ra đời không phải là sự thêm vào cho đủ, cho ‘tròn vai’ một đại học đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQG - HCM mà trước hết là vì sức khỏe của người dân”.[77]

TS. Nguyễn Đức Nghĩa: “Khoa Y không chỉ là nơi đào tạo ra các bác sĩ giỏi…”[78]

[Minh Châu ghi]

Trong quá trình thành lập Khoa Y, TS. Nguyễn Đức Nghĩa - Nguyên Phó Giám đốc ĐHQG-HCM được xem như là vị Trưởng khoa đầu tiên của Khoa Y khi ông là người đầu tiên bắt tay tổ chức xây dựng “hình hài” khoa Y, từ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho đến chương trình đào tạo. Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, vị “Trưởng khoa đầu tiên” này đã hồi tưởng về quá khứ và chia sẻ những câu chuyện từ thuở sơ khai. * Thưa TS. Nguyễn Đức Nghĩa, Khoa Y ĐHQG-HCM được thành lập trong bối cảnh như thế nào? Giám đốc đầu tiên của ĐHQG-HCM - thầy Trần Chí Đáo là người đầu tiên có ý tưởng thành lập Trường ĐH Khoa học Sức khỏe trực thuộc ĐHQG-HCM. Đây là khối ngành đặc thù, đòi hỏi chuyên môn cao. ĐHQG-HCM đa ngành, đa lĩnh vực với các khối ngành khoa học cơ bản nhưng lại không có người đầu ngành trong khối ngành khoa học sức khỏe này. Năm 2004, khi ĐHQG-HCM chuyển trụ sở về Nhà Điều hành thì việc thành lập khối ngành khoa học sức khỏe càng đặt ra cấp bách hơn. Năm 2008, Thầy Phan Thanh Bình - Nguyên Giám đốc ĐHQG-HCM đã đặt ra vấn đề thành tập Khoa Y, cố vấn đề án lúc đó là Giáo sư Trương Đình Kiệt - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM cùng các thầy đầu ngành đào tạo y ở TP.HCM và trên cả nước. Khi viết xong đề án, thầy Bình giao nhiệm vụ cho tôi triển khai thực hiện, xây dựng thành lập Khoa Y xem như từ con số 0.

* Vậy chắc hẳn có rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đó, thưa Thầy? Đúng vậy, giai đoạn đó Khoa Y không có gì, từ cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý và chương trình đào tạo. Khi nhận nhiệm vụ, tôi nghĩ sẽ phải bắt đầu xây dựng Khoa Y từ 3 trụ cột chính đó. Về xây dựng đội ngũ thì “rất may” thời điểm đó cũng là lúc thầy Đặng Vạn Phước vừa thôi công tác Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM nên ĐHQG-HCM đã mời thầy về làm Trưởng Khoa Y và báo cáo với Chính Phủ về việc này. Đây là sự lựa chọn đúng đắn vì với chuyên môn và uy tín cao trong ngành, thầy Phước đã quy tụ được nhiều giảng viên về ĐHQG-HCM. Trong ngành Y, thường Trưởng Bộ môn ở khoa Y cũng là Trưởng Bộ môn ở các bệnh viện nên lúc đó Khoa Y đã hợp tác được với nhiều bộ môn của các bệnh viện. Đặc biệt, Khoa Y nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ Trường ĐH Y Dược TP.HCM và Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Trường đại học Y Dược TP.HCM đã cử Phó Trưởng Khoa Y và Phó trưởng Khoa Dược của trường về làm Phó Trưởng Khoa Y ĐHQG-HCM. Sau nhiều năm hoạt động thì Khoa đã thu hút được đội ngũ giảng viên, chuyên gia trẻ từ nước ngoài trở về. Về cơ sở vật chất thì lúc đó, Ban Giám đốc ĐHQG-HCM quyết định dành hẳn tầng 6 Nhà Điều hành cho Khoa Y, để làm phòng học, giảng đường, phòng làm việc… ĐHQG-HCM đã cho chỉnh sửa cơ sở vật chất tầng 6, tổ chức tập huấn, tuyển nhân sự cho từng phòng. Với chủ trương triển khai quyết liệt đó, năm 2010, Khoa Y đã bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên và đã tuyển đủ 100 chỉ tiêu với số điểm khá cao. Khi báo cáo việc thành lập Khoa Y với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng đã cho rằng ĐHQG-HCM đã rất “can đảm” vì việc thành lập và tổ chức đào tạo ngành Y ở các trường đại học là rất khó. Ngay trong quá trình vừa xây dựng vừa phát triển Khoa Y thì Ban Giám đốc ĐHQG-HCM đã đặt ra vấn đề mở thêm ngành mới: Dược và Răng - Hàm - Mặt. Ban Giám đốc ĐHQG-HCM đặt ra chiến lược cho Khoa Y là tiến tới phát triển thành Trường ĐH Khoa học Sức khỏe ĐHQG-HCM. Trong quy hoạch, ĐHQG-HCM cũng đã dành đất để xây dựng trường, kèm theo đó là bệnh viện, khu thực hành, khu nghiên cứu. Về chương trình đào tạo (CTĐT) thì lúc bắt đầu hình thành, Khoa Y đã xây dựng chương trình đào tạo ngành Y đa khoa 6 năm với sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ban Giám đốc xác định CTĐT phải tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phục vụ cộng đồng và định hướng khá rõ vấn đề nghiên cứu khoa học. Ban Giám đốc mong muốn Khoa Y sẽ nghiên cứu chuyên sâu về bệnh và thuốc, chứ không phải chỉ đào tạo điều trị lâm sàng. Với mục tiêu đó, Khoa Y ĐHQG-HCM không chỉ gói gọn trong nội bộ mà phải kết hợp với các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài ĐHQG-HCM. Khoa Y đã thành tập được Trung tâm Nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe sinh sản, tạo nhiều tiếng vang và là nơi đào tạo uy tín thu hút nhiều chuyên viên các nước đến học. Lần đầu tiên trên cả nước, chương trình đào tạo y đa khoa ở Khoa Y được tổ chức theo module giúp chương trình học và việc kết hợp thực hành ở bệnh viện linh động hơn. Khóa đầu tiên của Khoa Y đã tuyển đủ chỉ tiêu với điểm chuẩn cao so với nhiều trường đại học y, dược trong cả nước. Khóa sinh viên Khoa Y đầu tiên ra trường năm 2016 cũng đã được các bệnh viện tiếp nhận và đánh giá cao. Khoa Y cũng đã vận dụng phương pháp đào tạo CDIO, càng góp phần tiếp cận với phương pháp giảng dạy quốc tế. Khi thành lập Phòng thí nghiệm Giải phẫu học, thầy Phó Hiệu trưởng và các đồng nghiệp ở Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng đã hỗ trợ rất nhiều. Như vậy, quá trình thành lập Khoa Y rất khó khăn mà cũng đầy thuận lợi. * Là người đặt những "viên gạch" đầu tiên xây dựng Khoa Y, Thầy có kỳ vọng gì về sự phát triển của Khoa Y nhân kỷ niệm 10 năm này? Tôi kỳ vọng Khoa Y, sau 10 năm xây dựng và phát triển, phải tiến vào giai đoạn mới, trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu lĩnh vực khoa học sức khỏe, y, dược và các ngành liên quan. Khoa Y không chỉ là nơi đào tạo ra các bác sĩ giỏi mà phải tham gia nghiên cứu y dược một cách căn cơ để phát triển y học nước nhà. Trong những năm tới, Khoa Y sẽ phát triển thành Trường ĐH Khoa học Sức khỏe, điều này không chỉ có ý nghĩa nâng tầm quy mô mà còn nâng cao vị thế của ĐHQG-HCM, xứng tầm khu vực và quốc tế. Xin cảm ơn Thầy!

GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước

“Lúc ĐHQG-HCM mở Khoa Y, dư luận xã hội không ít hoài nghi, nhiều người xem đó là việc "đội đá vá trời". Ngay cả sinh viên Khoa Y, trong tuần sinh hoạt công dân đầu khóa 2010, cũng thắc mắc về chương trình đào tạo, về giá trị bằng cấp… Những thách thức ban đầu là điều dễ hiểu vì công việc đào tạo bác sĩ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực, phương tiện, thiết bị tương thích. Tuy nhiên, dần dần với sự nỗ lực đầu tư của ĐHQG-HCM, tinh thần tận tụy, cống hiến của cán bộ giảng viên, sinh viên, Khoa Y đã làm nên kết quả rất đáng tự hào hôm nay”[79]

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 Trưởng Bô môn Nhi, Khoa Y ĐHQG-HCM

"Khoa y đào tạo nên những thế hệ thầy thuốc trẻ có tâm, có tầm"

Với vai trò là Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 tham gia giảng dạy và tuyển dụng những thế hệ bác sĩ đa khoa đầu tiên do Khoa Y ĐHQG-HCM đào tạo, tôi có nhiều điều ấn tượng. Thứ nhất, về chương trình giảng dạy, Khoa Y đã áp dụng chương trình giảng dạy mới, chú trọng việc học tập và nghiên cứu chủ động của sinh viên. Tất cả sinh viên phải tham gia làm khóa luận tốt nghiệp giúp các em tiếp cận rất sớm và đặt nền móng cho việc nghiên cứu khoa học sau này ngoài việc học kiến thức và thực hành kỹ năng lâm sàng. Bên cạnh đó, giảng viên ở đây có sự phối hợp và kế thừa giữa các thế hệ thầy cô đầy kinh nghiệm với các thầy cô là những cán bộ trẻ được đào tạo liên tục và kế thừa, điều này chính là thế mạnh của Khoa Y. Thứ hai, về sinh viên, tôi rất hài lòng vì sinh viên Khoa Y ĐHQG-HCM rất năng động, nhiệt tình, khát khao học tập, nghiên cứu khoa học. Chính điều này đã khiến các thầy cô cũng như các bác sĩ hướng dẫn lâm sàng ở nhiều bệnh viện thương yêu và đánh giá cao các em sinh viên Khoa Y. Trong đó, kết quả đáng tự hào là những sinh viên của các khóa tốt nghiệp đầu tiên đã được các Bộ môn, các bệnh viện Trung ương và TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận, đánh giá cao khả năng làm việc của các em. 10 năm không phải là quãng thời gian dài nhưng với nền móng vững chắc và những thành công bước đầu, chúng tôi tin tưởng Khoa Y ĐHQG-HCM sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và góp phần đào tạo những thế hệ thầy thuốc trẻ có tâm, có tầm cho đất nước. Cũng nhân dịp này, cho phép chúng tôi kính gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy cô và tất cả các em sinh viên Khoa Y yêu mến.

PGS.TS. Trần Phan Chung Thủy - Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM Trưởng Bộ môn Tai Mũi Họng, Khoa Y ĐHQG-HCM

"Khoa y đã khẳng định được vị thế của mình"

Khoa Y ĐHQG-HCM tròn 10 tuổi, đó chưa phải một quãng đường dài trong sự nghiệp hình thành và phát triển một ngôi trường để đào tạo ra những người thầy thuốc nhưng cũng là cả một quá trình đủ khẳng định thương hiệu, uy tín chất lượng của Khoa Y ĐHQG-HCM. Trong xu thế hội nhập của đất nước, trong thời đại văn minh của thế giới thì việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tri thức, đào tạo nhân tài, chuẩn bị lớp người kế cận để tiếp tục phát huy và làm rạng rỡ hơn truyền thống của dân tộc phải là vấn đề quan tâm hàng đầu. Nhận thức được yêu cầu thực tế của xã hội, chúng tôi những người giảng viên của bộ môn Tai Mũi Họng, Khoa Y ĐHQG-HCM luôn ý thức cao vai trò của mình trong sự nghiệp trồng người, đào tạo nên những thầy thuốc giỏi. Mặc dù là chuyên khoa lẻ, chuyên khoa sâu nhưng chúng tôi vẫn luôn tâm niệm với sứ mạng là Khoa Y đào tạo nguồn nhân lực ngành Y - Dược ở trình độ đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào đào tạo, khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân khu vực miền Nam và cả nước. Và hướng đến tầm nhìn xây dựng một Trường ĐH Sức Khỏe; trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ của khoa học y học, công nghệ, văn hoá, tri thức và y đức của người Việt Nam. Chúng tôi luôn giữ mục tiêu đào tạo các bác sĩ đa khoa có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ sở vững chắc, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học lâm sàng, y học dự phòng và cộng đồng, kết hợp được y học hiện đại với y học cổ truyền, có khả năng nghiên cứu khoa học, tự đào tạo nâng cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng; đủ tự tin tiếp cận, giao lưu và hội nhập với thế giới. Các giảng viên của bộ môn đã áp dụng các phương pháp giảng dạy đổi mới như dạy và học module và theo phương pháp IBL (IBL - Intergrated based learning), liên tục nâng cao chất lượng giáo dục thông qua sự tham gia các hội thảo, các khóa đào tạo CME trong Tai Mũi Họng, chương trình đào tạo bác sĩ định hướng chuyên khoa TMH, viết sách, viết giáo trình chuyên ngành TMH... Tự hào được cộng tác với đội ngũ giảng viên của Khoa Y, các thầy cô yêu nghề, tâm huyết với sự phát triển của ngành Y nước nhà và giỏi chuyên môn, 10 năm học trôi qua là đúc kết bao tâm huyết, là thành quả của bao công sức, bao vất vả, chúng ta đã thực hiện tốt những nhiệm vụ chính của kế hoạch 10 năm đào tạo (2009-2019). Những cố gắng không ngừng, những cống hiến lặng thầm, bao trăn trở suy nghĩ của tập thể cán bộ, giảng viên và những nỗ lực trong việc tiếp thu tri thức thể hiện sự thông minh, óc sáng tạo, sự nỗ lực hết mình của các em đã được đền đáp bằng những thành tích đáng ngưỡng mộ. Tất cả các em sinh viên đều đạt thành tích khá giỏi, đều có nhiệm sở và được phản hồi với nhận xét tốt từ các cơ quan, đơn vị y tế. Tôi cũng muốn gửi lời nhắn nhủ tới các em sinh viên Khoa Y ĐHQG-HCM rằng các em chính là nhân tố trung tâm của Khoa Y với 10 năm xây dựng và trưởng thành. Tuy còn non trẻ nhưng vị trí của Khoa Y ĐHQG-HCM đã được khẳng định trên bản đồ giáo dục của khu vực và cả nước với chất lượng của mình. Các em có quyền tự hào là sinh viên của Khoa Y ĐHQG-HCM. Đất nước đang có những bước phát triển vượt bậc, ngành Y là một ngành cao quý. Các em sinh viên khi đã chọn cho mình ngành học này chính là chọn con đường phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân. Với nhiệm vụ lớn lao này mỗi sinh viên chúng ta ngay từ năm đầu hãy lập cho mình một kế hoạch học tập và rèn luyện, vừa học tập kiến thức lý thuyết, thực hành, kỹ năng; vừa trau dồi đạo đức và lòng yêu nghề. Tôi tin tưởng rằng, với đam mê học tập và rèn luyện, nhất định các em sẽ thành công. Các em hãy nỗ lực học tập và rèn luyện, chinh phục đỉnh cao tri thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp. Nhân đây, tôi xin gửi đến quý vị lãnh đạo lời cám ơn chân thành nhất, mong rằng trong những năm học tới chúng tôi lại được đón nhận sự quan tâm sâu sắc hơn nữa. Tập thể chúng tôi cũng xin hứa sẽ nỗ lực hết mình thực hiện tốt nhất các mục tiêu, chiến lược đề ra để Khoa Y ĐHQG-HCM ngày càng hội nhập và khẳng định uy tín trong nước cũng như khu vực.

"Tôi tin tưởng rằng, với đam mê học tập và rèn luyện, nhất định các em sẽ thành công."

GS.TS. Trần Thị Lợi - Trưởng Bộ Môn Phụ Sản - Sức Khỏe Sinh Sản, Khoa Y ĐHQG-HCM

"10 năm nhìn lại"

Thấm thoắt mà Khoa Y ĐHQG-HCM đã thành lập được 10 năm. So với những trường có đào tạo y khoa khác trong cả nước thì Khoa Y ĐHQG-HCM thật là non trẻ nếu nhìn ở phương diện tuổi tác, nhưng nhìn ở khía cạnh khác thì lại là một thuận lợi vô cùng to lớn. Là trường mới thành lập, không bị ảnh hưởng bởi một chương trình đào tạo đã có thâm niên hàng mấy chục năm như một cỗ máy nặng nề, lại được lãnh đạo bởi những Thầy Cô đầy tâm huyết, muốn xây dựng một Khoa Y ngang tầm khu vực nên một chương trình đào tạo hoàn toàn mới đã được áp dụng tại đây. Với chương trình “lồng ghép” (intergrated) sinh viên được tiếp xúc với bệnh nhân rất sớm, những kiến thức của khoa học cơ bản đan xen với triệu chứng lâm sàng giúp sinh viên hiểu thấu những cơ chế sâu xa. Ngoài ra phương pháp học dựa trên vấn đề giúp sinh viên biết cách tự học, biết làm việc nhóm, hình thành phong cách công tác hiệu quả suốt đời của người cán bộ y tế tương lai. Sau mười năm thành lập và phát triển, đến nay đã có 4 khóa sinh viên tốt nghiệp. Đa số các em đều có việc làm tương đối tốt, được Khoa giữ lại làm giảng viên hoặc được các bệnh viện nhận về công tác. Các em đều phấn đấu công tác tốt, một số em đã tốt nghiệp Cao học, trở thành những thạc sĩ đầu tiên xuất thân từ Khoa Y ĐHQG-HCM. Đây là những hạt giống trẻ, tràn đầy năng lực, kế thừa kinh nghiệm của các Thầy Cô đi trước, sẵn sàng tiếp bước góp phần xây dựng Khoa. Nhìn về tương lai, khi bệnh viện của ĐHQG-HCM được xây dựng, Khoa Y ĐHQG-HCM sẽ là một viện trường lý tưởng trong cả nước. Ước mong ngày đó không còn xa.

Trương Thị Thùy Dương - Giảng viên Bộ môn Sản phụ khoa và Sức khỏe sinh sản, Khoa Y ĐHQG-HCM; Cựu sinh viên niên khóa 2010 - 2016

"Chọn gắn bó lâu dài với Khoa Y"

Tôi đã quyết định gắn bó cuộc đời của mình với Khoa Y lâu dài, kể từ lúc bắt đầu chọn lựa theo học bác sĩ đa khoa đến khi quyết định trở thành giảng viên của trường. Trong suốt 10 năm qua, Khoa Y luôn tạo điều kiện để tôi trưởng thành, hoàn thiện bản thân tốt hơn để tôi cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển Khoa Y cũng như sự nghiệp trồng người, xây dựng thế hệ bác sĩ tương lai sau này. Tôi kính chúc tập thể Giảng viên, cán bộ Khoa Y nhiều sức khỏe, đoàn kết để cùng xây dựng Khoa Y vững mạnh và sớm trở thành Trường ĐH Khoa học Sức khỏe, đóng góp cho nền y học nước nhà nhiều thế hệ bác sĩ tài giỏi và giàu y đức.

Nguyễn Như Thanh Trâm - Cựu sinh viên khóa 2013-2019

"Khoa Y là nơi để tôi trưởng thành"

Đối với bản thân tôi, 6 năm học vừa qua là những tháng ngày cố gắng rèn luyện bản thân không ngừng. Thời gian mà tới bây giờ tôi vẫn không quên được đó là 7 tuần học module cơ thể người. Những ngày đó cuộc sống tôi chỉ xoay quanh giảng đường, thư viện và phòng tự học. Ở Khoa Y, ngoài việc tự chiến thắng được bản thân mình, sự dìu dắt của thầy cô và anh chị khóa trước cũng là động lực không nhỏ để tôi cố gắng và phấn đấu. Nếu các bạn được tận mắt nhìn thấy một vị giáo sư ngày ngày vẫn tận tụy đi buồng bệnh hỏi thăm từng bệnh nhân, cầm tay sinh viên chỉ dẫn từng thủ thuật nhỏ, với những lời nhắn nhủ: “Các con làm gì cũng phải biết lo cho bệnh nhân trước”. Hình ảnh người thầy bình dị, mái tóc đã điểm nhiều sợi bạc, ngày tiếp đón lứa sinh viên năm nhất còn nhiều bỡ ngỡ như chúng tôi, thầy luôn dặn dò: “Đừng trở thành kẻ giết người mà hãy được người khác cảm ơn”. Hay người thầy, người đàn anh mặc dù mỗi ngày vất vả với công việc ở bệnh viện, ở trường vẫn tận tâm chỉ dẫn sinh viên từng ca bệnh, từng nhóm thuốc, hướng dẫn lý thuyết một cách kỹ càng bất kể đó là giờ nghỉ trưa hay đã quá giờ tan làm buổi chiều của thầy. Mỗi ngày của thầy luôn là những bữa trưa ăn vội, hay rời bệnh viện khi đã hơn 9 giờ tối với mong muốn duy nhất là mỗi học trò của mình sẽ có thể mang đến niềm hạnh phúc cho bệnh nhân. Khoa Y ĐHQG-HCM đã nuôi dưỡng và chắp cánh cho ước mơ trở thành bác sĩ của tôi được thành hiện thực. Và tôi tin rằng từ Khoa Y sẽ có nhiều thật nhiều những bác sĩ có cả tài và đức lên đường đến mọi miền của tổ quốc để chăm lo cho sức khỏe nhân dân. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Y, tôi xin kính chúc Khoa Y sẽ ngày càng phát triển, các thầy cô anh chị sẽ có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục truyền lửa và đào tạo nên những thế hệ thầy thuốc có tâm, có tầm cho đất nước.

Ông Nguyễn Quốc Việt - Phụ huynh cựu sinh viên Nguyễn Như Thanh Trâm: Tôi đã tin tưởng và chọn Khoa Y ĐHQG-HCM để gửi gắm con tôi với ước mơ được chứng kiến con trở thành bác sĩ, chăm lo sức khỏe cho mọi người. Giờ đây con tôi đã ra trường và đi làm. Tôi xin cảm ơn quý thầy cô đã hết lòng dạy dỗ và truyền đạt kiến thức quý báu cho con tôi. Tôi xin kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe, chúc Khoa Y ĐHQG-HCM sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới.

Dương Hải - Giảng viên Bộ môn Y học Cộng đồng, Khoa Y ĐHQG-HCM; Cựu sinh viên niên khóa 2012 - 2018

"Người thầy lớn nhất là bệnh nhân"

Nhìn lại khoảng thời gian được học tại Khoa Y - ĐHQG-HCM, bản thân em cảm thấy được lớn hơn qua từng ngày. Sáu năm không phải là quá dài nhưng cũng đủ để em cảm nhận hết được sự tâm huyết của các thầy cô, những người đầu tiên tạo dựng nên Khoa Y. Dù muôn vàn khó khăn về nhân sự và tài chính, các thầy cô đã cùng nhau xây dựng nên thương hiệu ngành y cho ĐHQG-HCM và góp phần đào tạo thêm nguồn nhân lực chất lượng cho ngành y tế. Em may mắn được học tập và thực hành với rất nhiều anh chị, thầy cô giàu kinh nghiệm và có tâm với nghề. Thật sự, để hiểu về kiến thức lâm sàng đã là một quá trình rất gian nan, nhưng để giao tiếp và cảm nhận được hoàn cảnh của mỗi người bệnh và thân nhân của họ lại là thử thách khó khăn hơn rất nhiều lần. Khi người bệnh đặt niềm tin vào nhân viên y tế, việc điều trị sẽ rất thuận lợi, vì đó là sự liên kết giữa con người với nhau, cùng nhau hỗ trợ để vượt qua khó khăn. Trong số rất nhiều giảng viên tại Khoa Y, có hai thầy cô đã giúp em hình thành nên tính cách và con người hiện tại, đó là cô Trần Thị Lợi, Trưởng Bộ môn Sản Phụ Khoa - SKSS và thầy Nguyễn Thế Dũng, Trưởng Bộ môn Nhiễm và Vi Sinh Học - Ký Sinh Học, cả hai thầy cô đều nhắc nhở chúng em rằng: “Người thầy lớn nhất của bác sĩ chính là bệnh nhân”, vì bác sĩ nào cũng cần phải hiểu được sâu xa các vấn đề của người bệnh thì mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và tránh sai sót, dựa trên người bệnh mà bác sĩ sẽ được trau dồi thêm từng ngày. Vậy nên, mỗi người làm ngành y đều cần phải cảm ơn người bệnh của mình, nhờ họ mà có được sự vững vàng về kiến thức y khoa. Em là sinh viên khóa thứ 3 nên việc lo sợ trước và sau khi ra trường là điều khó tránh khỏi, vì Khoa Y ĐHQG-HCM vẫn còn non trẻ so với 2 trường đại học y khoa tại TP.HCM, đó là Trường ĐH Y Dược TP.HCM và Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Tuy vậy, sự thành công của các anh chị đi trước đã làm em và các bạn thêm vững tin về chất lượng đào tạo của Khoa Y, chỉ cần có sự cố gắng, mọi việc đều có thể làm được. Các thầy cô đã bỏ ra rất nhiều công sức để xây dựng thì sự nỗ lực hiện tại cũng chỉ là rất nhỏ nhoi, việc phát triển Khoa Y chính là nhiệm vụ tất yếu của mỗi sinh viên chúng em. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa, em xin chúc tất cả thầy cô thật nhiều sức khỏe, chúc cho Khoa Y ngày càng phát triển, tiến tới thành lập Trường đại học Khoa học Sức khỏe trong năm 2020 và trở thành một trong những nơi đào tạo y khoa chất lượng trong nước, cũng như trong khu vực.

Tô Đông Kha - Chuyên viên phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế, Khoa Y ĐHQG-HCM Cựu sinh viên ngành Y đa khoa, khóa 2013-2019

"3 điều ấn tượng ở khoa Y"

Việc học Y được mô tả giống như cố gắng uống nước từ vòi phun, kiến thức thì bao la mà sức người thì có hạn. Tuy nhiên, việc lĩnh hội tri thức sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn, khi đặt trong một môi trường hiệu quả, với nhiều yếu tố cấu thành, như Khoa Y ĐHQG-HCM. Thứ nhất, ở Khoa Y tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình từ phía các thầy cô, là những chuyên gia trong lĩnh vực, yêu nghề và tâm huyết, bằng phương pháp giảng dạy tiên tiến, học tập dựa trên vấn đề và bằng chứng khoa học, chú trọng phát triển kỹ năng lâm sàng, nghiên cứu khoa học và Anh văn chuyên ngành. Thứ hai, đó là sự hỗ trợ từ những đàn anh đi trước lẫn bè bạn, là những con người năng động, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ, đồng hành cùng nhau trong học tập và đời sống. Bên cạnh những buổi học nhóm sôi nổi, kỷ niệm cùng nhau còn là những buổi sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức sự kiện, cuộc thi học thuật, hoạt động tình nguyện hay những bữa tiệc cuối năm. Thứ ba, đó là những nguồn lực thuận lợi trong hệ thống ĐHQG-HCM. Tôi thường ví von rằng, sinh viên sáng đi học lý thuyết ở Khoa Y, trưa thực hành thí nghiệm tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, chiều đi dạo ở khuôn viên Trường ĐH Bách Khoa, tối nghỉ ngơi ở Ký túc xá, cuối tuần đi học Anh văn ở Trường ĐH Quốc Tế, hay tham dự sự kiện ở các trường thành viên khác. Nhờ những ấn tượng đó, 6 năm học tại Khoa Y tưởng như dài đằng đẵng, mà chớp mắt đã đi qua, đánh dấu biết bao cột mốc đáng nhớ của cuộc đời bác sĩ.

Nguyễn Duy Cát Tường - Sinh viên lớp YC2017

"Nghề y trong tôi"

Tôi là sinh viên năm III của Khoa Y ĐHQG-HCM. Tôi phải lòng ngành y như một sự hẹn hò tự nhiên. Bỡi lẽ ba tôi là bác sĩ. Từ công việc của ông và từ những câu chuyện y khoa được chia sẻ trong bữa cơm gia đình, sự “đồng thanh tương khí” giữa tôi và nghề y cứ dần dần xích lại gần nhau. Một lần, người bạn của ba tôi có đứa con nhỏ bị sốt, nhờ ba tôi tư vấn về bệnh tình cũng như phương thức chữa trị. Suốt thời gian theo dõi, ông ta vẫn cứ gọi điện thoại trao đổi nhiều lần, thậm chí vào lúc đêm hôm. Lúc đó, tôi cảm nhận được sự chân thành, lo lắng và đặt niềm tin vào thầy thuốc của người nhà bệnh nhân. Một đứa trẻ sốt cao không chỉ đơn thuần là hạ sốt, mà sự ân cần trò chuyện của thầy thuốc cũng là một thang thuốc giảm nhẹ được chút ít bệnh trạng. Định hướng cuộc đời đã xác định, tôi bắt đầu hành trình tiếp nối con đường mà ba mình đã đi. Tôi đã chọn môn toán khi vào Trường THPT chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi. Tôi yêu thích khoa học vì khoa học giúp tôi nhìn thế giới qua lăng kính đặc biệt. Không thể dễ dàng quên được cái cảm giác bỡ ngỡ ấy khi chiêm ngưỡng sự kỳ diệu của cơ thể người trong giờ sinh học. Và càng tìm thiểu thêm, tôi lại càng bị cuốn hút vào những tế bào, những mô, những cơ quan trong cơ thể. Bây giờ, niềm khát khao nơi tôi phần nào được bù đắp, khung cảnh tươi sáng nơi Khoa Y ĐHQG-HCM mở ra trước mắt. Chiếc áo blouse trắng rồi đây sẽ là một phần cuộc đời mình. Nơi đây, sẽ truyền thụ cho tôi hoài bão, sẽ dìu dắt tôi học hỏi chuyên môn và rèn luyện nhân cách. Những năm tháng gắn mình với thực tế nghề nghiệp, cuộc đời rộng lớn bên ngoài cổng trường kia là một chặng đường dài đang chờ phía trước. Sinh viên y khoa phải nắm vững từng môn học, rồi phải biết hệ thống hóa và trau dồi kiến thức. Bác sĩ phải mở rộng tầm hiểu biết từ nghiên cứu trong và ngoài nước không chỉ bằng sách vở mà bằng cả thực tiễn lâm sàng. Rồi rèn giũa “khuôn thước” tiếp xúc với người bệnh ngay từ ánh mắt, nụ cười, giọng nói... Và nhất là bồi đắp tình cảm, trau dồi khiếu thẩm mỹ, nhận ra nhưng giá trị đáng yêu của cuộc đời. Cũng như mọi nghề khác, nghề y ngoài sự đam mê, cần có một chút chất men say với nghề. Bất giác, tôi liên tưởng đến sự tương thông tương cảm giữa nhà văn và thầy thuốc. Khá nhiều những người vừa hành nghề y vừa viết văn. Điển hình là Chekhov, chính tình thương yêu giữa người với người đã làm nên sự nghiệp văn chương lẫy lừng của vị bác sĩ này. Và rồi đọc được những bài báo của ba trên tạp chí Sức khỏe và Đời sống, tôi “viễn mơ” đến những gì cao xa hơn về văn chương chữ nghĩa. Dĩ nhiên, chưa dám mộng ước đến chuyên khảo to tát của nghề nghiệp, nhưng tôi tự nhủ, sau này, sẽ tập tành viết lách, trình bày ý nghĩ của mình, kể lại nét bình dị chuyện nghề, chuyện đời, viết báo truyền tải kiến thức y học cho đại chúng như ba tôi đã từng. Với tôi, nghề y là một nghề rất mực cao quý, không phải là “lai do bản mệnh” run rủi đẩy tới mà do tôi chủ động chọn lựa và gắn bó.

Hồ Minh Tuấn - Giảng viên Bộ môn Sản phụ khoa và Sức khỏe sinh sản

"Thanh xuân của những sinh viên thiện nguyện"

Thanh xuân trôi qua như con gió nhẹ, chầm chậm nhưng khó nắm bắt, để khi kịp nhận ra, nó đã tuột qua khỏi tay ta tự bao giờ, thoáng đến những chân trời ký ức xa xăm. Gần chục năm trước, tôi chân ướt chân ráo đến Khoa Y. Để rồi sau ngần ấy năm, tôi vẫn ở đây, gắn bó với ngôi trường này, nhìn từng thế hệ đàn em ra trường như phản chiếu hình ảnh của chúng tôi ngày nào. Có những năm tháng tuy ngắn ngủi nhưng bao nhiêu năm sau chúng ta vẫn mãi không thể quên được. Khoa Y cho chúng tôi hoài bão, dạy chúng tôi nhiều thứ, tôi rèn chúng tôi từ mồ hôi và nước mắt. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh thầy cô đưa chúng tôi đi sinh hoạt đầu khóa năm thứ nhất ở Đền Hùng, dắt chúng tôi trao tận tay các thầy ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng, kèm lời gửi gắm như thể sợ chúng tôi bị sinh viên trường bạn bắt nạt. Ngày tháng cứ thế trôi qua, êm đềm nhưng cũng đầy ắp bài vở và bận rộn với giảng đường. Khoa Y như người mẹ, dịu dàng nhưng không hề phóng khoáng cho đứa con rong chơi, luôn thúc đẩy chuyện học hành nhưng thỉnh thoảng lại cho chúng tôi cơ hội tạm gác sách vở sau lưng, để tham gia phong trào, để xích lại gần nhau. Tôi vẫn còn nhớ như in những chuyến đi Long Hải, Cần Giờ vào dịp thành lập Đoàn thanh niên, hay những lần tham gia khám bệnh phát thuốc, mùa hè xanh, xuân tình nguyện. Tôi đã là chiến sĩ tiếp sức mùa thi mấy năm liền và có đầy áo thanh niên, những chiến tích mà tôi để gọn trong ngăn tủ và luôn thổn thức mỗi khi ánh mắt vô tình chạm vào. Những tháng năm ấy, chúng tôi dần quen với những kỳ thi. Thi liên miên và thi đủ hình thức, từ chạy trạm, lý thuyết đến kỹ năng, vấn đáp. Có nhiều đứa sợ thi còn nhiều đứa mắc hội chứng cận thi: lúc nào trong đầu cũng chỉ nhớ đến những con chữ về bệnh học với thuốc men. Nhưng sau này mỗi khi hành nghề, mỗi khi gặp người bệnh, tôi lại thầm cảm ơn, những kỳ thi đã trui rèn con người chúng tôi hôm nay. Lâm sàng chưa bao giờ là dễ chịu, kể cả sinh viên Khoa Y hay sinh viên trường bạn. Chúng tôi gởi thanh xuân và hy vọng trên từng giường bệnh, từng bệnh nhân mà chúng tôi lân la xin khám bệnh, trong từng đêm trực với tiếng băng ca vội vã hay tiếng bíp bíp của đủ loại máy móc. Ba năm cuối Khoa Y dường như thời gian chúng tôi trực bệnh viện nhiều hơn ở nhà, nếm đủ thứ mùi vị trong nghề, giúp chúng tôi trải nghiệm và cảm nhận rõ hơn cuộc đời bác sĩ. Rồi đến khi chọn chuyên ngành, mỗi chúng tôi bắt đầu dấn thân vào những đam mê khác nhau. Có bạn chọn khoa hồi sức cấp cứu, có người mê ngoại khoa, riêng tôi chọn theo sản khoa. 6 năm học có rất nhiều kỷ niệm, mà giờ nghĩ lại như mới ngày hôm qua. Xin cảm ơn những năm tháng thanh xuân ở Khoa Y, những năm tháng rực rỡ của chúng tôi, nơi chúng tôi đã sống cùng nhau trong những ngày đầy ký ức.

Phạm Thị Ngân Khánh - Sinh viên ngành Y khoa chất lượng cao, Khóa 2018

"Tôi gọi khoa y là nhà"

Những tia nắng chói chang báo hiệu một mùa hè về. Báo hiệu cho những khởi đầu mới, những ước mơ mới, những cánh cửa mới. Với tôi, ánh nắng ở Khoa Y ĐHQG-HCM luôn thật rực rỡ, rực rỡ như chính những năm tháng tuổi trẻ tại nơi đây. Khoa Y vun vén cho những ước mơ của từng cô, cậu sinh viên được đến tận cùng vùng trời, để mỗi người chạm đến đích đến cuối cùng của mình. Khoa Y giúp ta đặt nền móng vững chắc về tri thức trên hành trình đi tới đam mê. Khoa Y cho ta những trải nghiệm mới, và đôi khi là cả những thách thức mới, những khó khăn mà sau này sẽ lại là hành trang, kinh nghiệm sống quý báu theo ta đến suốt cuộc đời. Khoa Y cho ta những người bạn mới từ mọi miền đất nước. Để những năm tháng đại học trở nên đầy thú vị. Để những nỗi nhớ nhà dần vơi đi. Để hành trình tuổi trẻ nay có bạn, có tôi cùng đồng hành, cùng chia sẻ. Khoa Y cho ta cơ hội được sống với đam mê. Tuổi trẻ mà, ta khát khao được cháy hết mình nhiệt huyết thanh xuân. Ta gặp những con người có cùng đam mê từ câu lạc bộ, đội nhóm, những người mà ta thân gọi là gia đình. Ta mang màu áo xanh tình nguyện đến giúp đỡ những con người khó khăn. Ta ghi dấu ấn hình ảnh sinh viên Khoa Y ở khắp mọi nơi - hình ảnh về những con người năng động, dám nghĩ, dám làm, dám ước mơ, dám cố gắng hết mình vì đam mê, hoài bão. Đến với Khoa Y, với tôi luôn là một cơ duyên, một bước ngoặc lớn của cuộc đời. Và tôi chưa bao giờ ngừng tự hào vì điều đó. Niềm tự hào ấy đôi khi lại xuất phát từ những điều giản dị, từ chiếc thẻ sinh viên đang mang, đến chiếc áo blouse có in logo khoa. Ngày qua ngày, niềm tự hào ấy lại trở thành động lực giúp tôi vượt qua mọi vấp ngã để không ngừng bước tiếp. Tình yêu đối với Khoa Y, đó chính là sợi chỉ vô hình gắn kết các thế hệ sinh viên với nhau. Tôi gọi Khoa Y là nhà, vì tại nơi đây, những con người xa lạ dần trở nên thân thuộc, cùng cố gắng hướng đến mục tiêu chung của mình. Khoa Y là một phần của chúng ta và sẽ mãi mãi là như vậy. Phượng lại nở rực rỡ một góc trời. Phượng lại chứng kiến một thế hệ các cô cậu sinh viên ra trường. Một năm học lại sắp kết thúc. Trải qua một năm gắn bó với Khoa Y, tôi tự thấy bản thân mình dần trở nên bản lĩnh hơn rất nhiều. Những người thầy cô giáo đầy tận tụy đã truyền cho tôi ngọn lửa khát khao được sống, được cháy hết mình với ngành nghề mà tôi lựa chọn. Không chỉ là kiến thức về chuyên môn, tôi còn được trau dồi những kỹ năng sống giúp tôi dần hoàn thiện bản thân. Vì tôi hiểu rằng, một người bác sĩ tốt không chỉ thành công trong việc học để trở thành bác sĩ mà còn thành công trong việc học làm người. Khoa Y - 10 năm xây dựng và phát triển. Đó không phải là một thời gian dài, song ta không thể phủ nhận những thành tựu đã đạt được. Khoa Y đã đào tạo nên những lớp bác sĩ lớn của cuộc đời. Và tôi chưa bao giờ ngừng tự hào vì điều đó. Niềm tự hào ấy đôi khi lại xuất phát từ những điều giản dị, từ chiếc thẻ sinh viên đang mang, đến chiếc áo blouse có in logo khoa. Ngày qua ngày, niềm tự hào ấy lại trở thành động lực giúp tôi vượt qua mọi vấp ngã để không ngừng bước tiếp. Tình yêu đối với Khoa Y, đó chính là sợi chỉ vô hình gắn kết các thế hệ sinh viên với nhau. Tôi gọi Khoa Y là nhà, vì tại nơi đây, những con người xa lạ dần trở nên thân thuộc, cùng cố gắng hướng đến mục tiêu chung của mình. Khoa Y là một phần của chúng ta và sẽ mãi mãi là như vậy. Phượng lại nở rực rỡ một góc trời. Phượng lại chứng kiến một thế hệ các cô cậu sinh viên ra trường. Một năm học lại sắp kết thúc. Trải qua một năm gắn bó với Khoa Y, tôi tự thấy bản thân mình dần trở nên bản lĩnh hơn rất nhiều. Những người thầy cô giáo đầy tận tụy đã truyền cho tôi ngọn lửa khát khao được sống, được cháy hết mình với ngành nghề mà tôi lựa chọn. Không chỉ là kiến thức về chuyên môn, tôi còn được trau dồi những kỹ năng sống giúp tôi dần hoàn thiện bản thân. Vì tôi hiểu rằng, một người bác sĩ tốt không chỉ thành công trong việc học để trở thành bác sĩ mà còn thành công trong việc học làm người. Khoa Y - 10 năm xây dựng và phát triển. Đó không phải là một thời gian dài, song ta không thể phủ nhận những thành tựu đã đạt được. Khoa Y đã đào tạo nên những lớp bác sĩ.

Sinh viên tốt nghiệpSửa đổi

Năm 2016 (Y2010) [80]: Sinh viên khóa đầu tiên (2010-2016) tốt nghiệp [81]. Trong 64 sinh viên tốt nghiệp khóa này, có 15 sinh viên đạt loại Giỏi, 44 sinh viên đạt loại Khá, 5 sinh viên đạt loại Trung bình khá. 12 sinh viên ưu tú được chọn làm việc ở Khoa Y để tiếp tục đào tạo nâng cao trở thành giảng viên.

- Địa điểm: Hội trường Trần Chí Đáo, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM

- Thời gian:

- Số lượng sinh viên tốt nghiệp:

- Xem video: https://www.youtube.com/watch?v=CBfXHoAB0vM

Năm 2017 (Y2011):

- Địa điểm: Hội trường Trần Chí Đáo, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM

- Thời gian:

- Số lượng sinh viên tốt nghiệp:

Năm 2018 (Y2012):

- Địa điểm: Hội trường Trần Chí Đáo, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM

- Thời gian:

- Số lượng sinh viên tốt nghiệp:

Năm 2019 (Y2013)[82]:

- Địa điểm: Hội trường Nhà văn háo sinh viên Thủ Đức, Khu đô thị ĐHQG-HCM

- Thời gian:

- Số lượng sinh viên tốt nghiệp:

- Xem video: https://www.youtube.com/watch?v=aHt0Jsgpfq8&t=47s

Năm 2020 (Y2014) [83]: Khoa Y đã xét và công nhận tốt nghiệp cho 105 sinh viên, trong đó 5 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và 75 sinh viên tốt nghiệp loại Khá. Tính đến năm 2020, 468 sinh viên của Khoa Y đã tốt nghiệp với tỷ lệ ra trường có việc làm đạt trên 90% (số còn lại tiếp tục học nâng cao sau ĐH), bổ sung đội ngũ bác sĩ cho các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận.

- Địa điểm: Hội trường Trần Chí Đáo, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM

- Thời gian: 08 giờ, ngày 27/11/2020

- Số lượng sinh viên tốt nghiệp: 105

- Xem video: https://www.youtube.com/watch?v=NObX6jodxNE&t=1956s

"Hãy biết đồng cảm với nỗi đau của bệnh nhân". Chia sẻ của PGS.TS Vũ Hải Quân - Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Thường trực ĐHQG-HCM tại Lễ Tốt nghiệp của hơn 100 sinh viên Khoa Y ĐHQG-HCM

Xem chi tiết: https://vnuhcm.edu.vn/sinh-vien_33386864/hay-mang-theo-su-dong-cam-trong-suot-chang-duong-nghe-y-phia-truoc-/333332376864.html?fbclid=IwAR1dpRPNCqSuNUQXl8klBODy4LjAuFCQFiCcrtCPD6YcgJ5_A-Ra5ZyrOTI

"Thất bại không phải kết thúc, can đảm đi tiếp mới quan trọng". Đó là lời nhắn nhủ của GS.TS.BS Đặng Vạn Phước - Trưởng khoa Khoa Y ĐHQG-HCM

Năm 2021 [84]: Lễ Tốt nghiệp Dược sĩ (Niên khóa 2016-2021)[85][86], Bác sĩ Y Khoa (Niên khóa 2015-2021)

- Địa điểm: Hội trường Trần Chí Đáo, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM

- Thời gian: 08 giờ, ngày 19/02/2022

- Số lượng sinh viên tốt nghiệp: 160 sinh viên được công nhận tốt nghiệp gồm 114 sinh viên khóa Y2015 với 4 sinh viên xếp loại giỏi; khóa Dược 2016 có 46 sinh viên, 7 sinh viên đạt loại giỏi. Đây là khóa tốt nghiệp đầu tiên của sinh viên Dược khoa và khóa thứ 6 của sinh viên Y khoa.

- Xem video: https://www.youtube.com/watch?v=77IOtmbRgws&t=1849s

Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Y ĐHQG-HCM [87]Sửa đổi

Sáng ngày 15/11/2019, tại Nhà văn hóa sinh viên TP.HCM (Khu Đô thị ĐHQG-HCM) đã long trọng diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Y ĐHQG-HCM (2009 – 2019). Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn, ghi dấu một mốc son quan trọng trong hành trình xây dựng và phát triển của Khoa Y, đồng thời khẳng định cam kết về chất lượng đào tạo và những mục tiêu trên chặng đường tiếp theo.

Tham dự buổi lễ có sự hiện diện của PGS.TS Huỳnh Thành Đạt – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQG-HCM, đại diện lãnh đạo các trường đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM, các bệnh viện, các đối tác phát triển, các trường đại học y, dược phía Nam, sự hiện diện của rất nhiều quan khách là các giáo sư, phó giáo sư, các nhà khoa học, các thầy thuốc đã gắn bó, đồng hành với Khoa Y, các thế hệ thầy trò đã và đang công tác, học tập tại Khoa cùng toàn thể cán bộ giảng viên, viên chức và sinh viên Khoa Y.

Thay mặt Ban Chủ nhiệm Khoa, GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước – Trưởng Khoa đã phát biểu diễn văn điểm lại những thành quả đáng tự hào trong 10 năm hình thành và phát triển của Khoa. Đồng thời GS cũng cho biết thêm trong giai đoạn tới, Khoa Y sẽ có thêm các ngành mới là Y học cổ truyền, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Quản lý bệnh viện. Kiểm định chất lượng giáo dục được tích cực triển khai và sẽ tiến tới kiểm định quốc tế theo tiêu chuẩn của mạng lưới AUN. Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, cụ thể là những ứng dụng thông minh từ trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy nhằm tăng cường trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết trong thời đại công nghiệp 4.0.

Để thành công các mục tiêu đề ra, GS kêu gọi tất cả cán bộ, giảng viên tiếp tục thắp lửa nhiệt huyết, chung sức, đồng lòng vì sự phát triển của Khoa; giáo dục sinh viên bằng lương tâm, trách nhiệm và tình yêu thương. Các em sinh viên nỗ lực phát huy sức trẻ, chủ động trong học tập để học vấn tinh thông, chuyên môn vững vàng, làm tròn sứ mệnh mà xã hội đã kỳ vọng.

Phát biểu chúc mừng Khoa Y, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQG-HCM tin tưởng rằng, phát huy những thành tựu đã đạt được, cùng với tiềm năng phát triển, ý thức trách nhiệm, Khoa Y sẽ không ngừng nỗ lực để tiếp tục gặt hái những thành quả vẻ vang hơn nữa, góp phần tích cực trong sự nghiệp đào tạo nên những thầy thuốc sáng đức, giỏi nghề, phụng sự cho xã hội.

Trong buổi lễ, Khoa Y cũng vinh dự nhận Bằng khen của ĐHQG-HCM vì những đóng góp cho sự phát triển của ĐHQG-HCM.

Quỹ Giáo sư Đăng Văn Chung [88] [89]Sửa đổi

Qua một thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay Khoa Y đã khẳng định sứ mệnh quan trọng là trung tâm đào tạo nhân lực có chất lượng cho ngành y tế. Chính từ nơi đây, nhiều sinh viên sau khi ra trường đã trở thành những thầy thuốc giỏi nghề, phụng sự xã hội. Với mong muốn động viên tinh thần phấn đấu học tập của sinh viên, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, được sự cho phép của ĐHQG-HCM, ngày 14/2/2019 Quỹ giáo dục mang tên cố Giáo sư Đặng Văn Chung – cây đại thụ của nền y học Việt Nam đã được xây dựng nên bởi tâm huyết của tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Khoa Y.

Quỹ Giáo sư Đặng Văn Chung hoạt động trên cơ sở tự tạo vốn do xã hội đóng góp nhằm phục vụ công tác phát triển giáo dục tại Khoa Y bao gồm:

- Cấp học bổng học tập cho sinh viên Khoa Y có hoàn cảnh khó khăn, tiếp sức cho các em hiện thực hóa ước mơ chính đáng là chiếm lĩnh tri thức, trở thành những bác sĩ, dược sĩ tài đức vẹn toàn;

- Tài trợ cho giảng viên, sinh viên Khoa Y thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; tham dự hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế để nâng cao chuyên môn;

- Hỗ trợ các hoạt động giáo dục khác tại Khoa Y do Ban điều hành Quỹ thông qua.

Ngoài ra, Quỹ Giáo sư Đặng Văn Chung được phép kêu gọi sự đóng góp của các cá nhân và tập thể vì mục đích giáo dục.

Việc sử dụng Quỹ Giáo sư Đặng Văn Chung theo kế hoạch và dự toán chi tiết được Ban Điều hành Quỹ Giáo sư Đặng Văn Chung phê duyệt và thực hiện theo đúng các quy định về quản lý tài chính của Quỹ Phát triển Đại học Quốc gia TP. HCM. Quỹ Phát triển có trách nhiệm tiếp nhận kinh phí tài trợ, quản lý, hoạch toán thu – chi tài chính, báo cáo và thanh quyết toán Quỹ Giáo sư Đặng Văn Chung theo quy định hiện hành của pháp luật.

Thông tin đóng góp:

- Quỹ phát triển Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

- Số tài khoản: 31410000622049

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Sài Gòn

Ban Điều hành Quỹ Giáo sư Đặng Văn Chung:

  1. GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước, Trưởng Khoa Y - Trưởng ban;
  2. ThS. Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Trưởng Khoa Y - Ủy viên thường trực;
  3. PGS.TS. Nguyễn Đình Tứ, Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phát triển ĐHQG-HCM - Ủy viên

Giáo sư Đặng Văn Chung [90]- người thầy thuốc mẫu mực

Giáo sư Đặng Văn Chung (1913 - 1999) là một nhà Lâm sàng học, Sư phạm Y học. Ông rất quan tâm tới nghiên cứu khoa học. Giáo sư là người đầu tiên xây dựng ngành Tim mạch học Việt Nam và ngày nay đã trở thành Viện Tim mạch Quốc gia.

Sinh thời, Ông là người đầu tiên ở Đông Dương phát hiện ra bệnh hạ đường huyết do u tuyến tụy tạng và nhiều bệnh hiếm gặp ở nước ta thời bấy giờ như bệnh dãn động mạch phổi bẩm sinh, u tuyến thượng thận, bệnh gout, bệnh tiểu đường…

Trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn, Giáo sư vẫn dành nhiều công sức và trí tuệ để viết 2 cuốn Bệnh học Nội khoa, Điều trị học cũng như hàng ngàn tài liệu giảng dạy, công trình nghiên cứu khoa học chứa đựng nhiều kiến thức và kinh nghiệm lâm sàng cực kỳ quý giá, được xem như “sách gối đầu giường” của nhiều thế hệ sinh viên trường Đại học Y.

Và người kế thừa GS. Đặng Văn Chung không ai khác chính là con trai ông - GS.TS. Đặng Vạn Phước. Tiếp nối nghề cha và ngưỡng mộ sự mẫu mực, đức độ của cha, GS.TS. Đặng Vạn Phước đã trở thành một thầy thuốc nội khoa có tiếng, giáo sư, tiến sĩ y học, hiện là Trưởng Khoa Y ĐHQG-HCM, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, Nguyên Hiệu trưởng ĐH Y Dược TPHCM.

Liên kết các kênh truyền thông Khoa Y ĐHQG-HCMSửa đổi

  1. Website: http://www.medvnu.edu.vn/
  2. Fanpage: https://www.facebook.com/Medvnu.Fanpage
  3. YouTube: https://www.youtube.com/channel/UCbDiUEWJ8BT59I9GQ9n0uTg
  4. TikTok: https://www.tiktok.com/@medvnu
  5. Zalo: https://zalo.me/3602665297596980155
  6. LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/khoa-y-%C4%91hqg-hcm-18554a247

Tham khảo:

  1. ^ “Trang chủ”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ “Nhà hành chính YA1, Khoa Y - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đ. Hải Thượng Lãn Ông, khu đô thị, Dĩ An, Bình Dương”.
  3. ^ “Lịch sử hình thành”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ “ĐHQG-HCM: Phát triển Khoa Y thành Trường ĐH Khoa học Sức khỏe”.
  5. ^ “Khoa học sức khỏe để chăm sóc ngay khi chưa có bệnh”. tin tức khoahocdoisong.vn. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ baochinhphu.vn (23 tháng 9 năm 2022). “Phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ “Tầm nhìn - Sứ Mệnh - Mục tiêu”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ “Giá trị cốt lõi”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ “DỰ ÁN KHOA Y – BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ “Ban chủ nhiệm khoa”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ “Ban chủ nhiệm khoa”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  12. ^ “Lời chào từ Trưởng Khoa”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ “Khoa Y ĐHQG-HCM”. tuyensinh-medvnu.edu.vn. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  14. ^ “Khoa Y - ĐH Quốc gia TP.HCM - Thông tin tuyển sinh”. thongtintuyensinh.vn. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  15. ^ “Cơ cấu tổ chức”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  16. ^ “Công Đoàn Khoa Y Đại Học Quốc Gia TP.HCM”. www.facebook.com. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  17. ^ “Đoàn Khoa Y - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”. www.facebook.com. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  18. ^ “Hệ thống thư viện”. www.vnulib.edu.vn. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  19. ^ “Dịch vụ thẻ thư viện điện tử”. www.vnulib.edu.vn. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  20. ^ “Trao quyết định đào tạo ngành Dược cho Khoa Y”. Trao quyết định đào tạo ngành Dược cho Khoa Y. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  21. ^ “Khoa Y ĐHQG-HCM thành lập Phòng Đào tạo Sau đại học”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  22. ^ “Ban Đại học”. aad.vnuhcm.edu.vn. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  23. ^ “Quy chế Công tác sinh viên”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  24. ^ “Quyet dinh so 112_140622_Ve viec ban hanh Quy che CTSV.pdf”. Google Docs. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  25. ^ “Quy chế Đào tạo”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  26. ^ “75-180529-QD-BanHanhQuyCheDaoTaoDaiHoc.pdf”. Google Docs. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  27. ^ “Hướng dẫn sử dụng e-office (nộp đơn thư)” (PDF).
  28. ^ “Kết quả học bổng Vừ A Dính năm học 2021-2022”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  29. ^ “Kết quả học bổng Vừ A Dính năm học 2021-2022”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  30. ^ “Sinh viên Khoa Y xuất sắc nhận được học bổng Posco Tj Park năm 2021”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  31. ^ “Thông báo Nộp hồ sơ miễn giảm học phí năm học 2021-2022”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  32. ^ “ĐHQG-HCM hỗ trợ sinh viên vay không lãi suất để học tập”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  33. ^ DOS.VN. “Trung Tâm Quản Lý Ký Túc Xá ĐHQG - TP.HCM”. Trung Tâm Quản Lý Ký Túc Xá ĐHQG - TP.HCM. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  34. ^ “Đăng nhập hệ thống - Trang TTSV Ký túc xá ĐHQG-HCM”. svktx.vnuhcm.edu.vn. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  35. ^ “Khoa Y ĐHQG-HCM đào tạo nhân lực y tế theo đặt hàng”.
  36. ^ ONLINE, TUOI TRE (17 tháng 7 năm 2021). “Khoa y ĐH Quốc gia TP.HCM triển khai đào tạo bác sĩ theo đặt hàng”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  37. ^ “Trung tâm Nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe sinh sản”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  38. ^ “Trung tâm Nghiên cứu Di truyền và sức khỏe sinh sản (CGRH)”. hosrem.org.vn. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  39. ^ “Research Center for Genetics and Reproductive Health”. www.facebook.com. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  40. ^ “Thành lập Đoàn Khoa Y”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  41. ^ “Đoàn Khoa Y - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”. www.facebook.com. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2022.
  42. ^ “Giải nhất cuộc thi "Hóa sinh Championship" mùa 3 thuộc về sinh viên Khoa Y”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  43. ^ “Lễ tuyên dương "Sinh viên 5 tốt" và "Cán bộ trẻ tiêu biểu Khoa Y" năm 2019”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  44. ^ “Sinh viên Khoa Y vinh dự nhận Học bổng của đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  45. ^ “02 sinh viên Khoa Y ĐHQG-HCM được tuyên dương tại chương trình "Vinh danh thủ khoa" năm 2021”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  46. ^ “Tuyên dương sinh viên 5 tốt cấp ĐHQG-HCM năm 2021”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  47. ^ “Đêm Gala "Chiến sĩ Blouse trắng và Tuyên dương sinh viên 5 Tốt". Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  48. ^ “CLB sinh viên Khoa Y - Bệ phóng cho những tài năng”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  49. ^ “Đội CTXH - Khoa Y ĐHQG TP.HCM”. www.facebook.com. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  50. ^ Giới thiệu: ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI KHOA Y ĐHQG - HCM, truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022
  51. ^ “CLB Học Thuật Khoa Y ĐHQG TP.HCM - SMAC”. www.facebook.com. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  52. ^ Giới thiệu: CLB HỌC THUẬT KHOA Y ĐHQG - HCM (SMAC), truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022
  53. ^ “WINGS - CLB Văn nghệ Khoa Y ĐHQG HCM”. www.facebook.com. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  54. ^ Giới thiệu: CLB VĂN NGHỆ KHOA Y ĐHQG-HCM (WINGS), truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022
  55. ^ “Kênh Sinh Viên Y Quốc Gia”. www.facebook.com. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  56. ^ Giới thiệu: CLB VĂN NGHỆ KHOA Y ĐHQG-HCM (WINGS), truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022
  57. ^ “VNU HCM Pharmacy Organisation - IPSF”. www.facebook.com. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  58. ^ “Dental Students Club MED Vietnam National University HCMC - DenC”. www.facebook.com. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  59. ^ “Ý nghĩa chủ đề "Pha lê trắng" - Lễ Macchabee năm 2020”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  60. ^ Ý NGHĨA LỄ MACCHABÉE, truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022
  61. ^ LỄ MACCHABÉE – TRI ÂN NGƯỜI HIẾN XÁC, truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022
  62. ^ NGƯỜI THẦY THẦM LẶNG Ở KHOA Y ĐHQG-HCM, truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022
  63. ^ [Euréka 2020] VÕ QUANG NGHĨA ĐỒNG GIẢI NHẤT LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ SINH-Y SINH, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022
  64. ^ HAI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN KHOA Y VÀO VÒNG CHUNG KẾT XẾP HẠNG VÀ CHUNG KẾT 1 EURÉKA 2021, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022
  65. ^ https://vnuhcm.edu.vn/su-kien-sap-dien-ra/giang-vien-khoa-y-dhqg-hcm-gianh-giai-cao-tai-hoi-nghi-khoa-hoc-va-cong-nghe-tuoi-tre/343130356864.html. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  66. ^ KHOA Y ĐHQG-HCM ĐẠT GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠO TPHCM NĂM 2021, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022
  67. ^ “Giải thưởng Alexandre Yersin cho công bố Y khoa xuất sắc”. hosrem.org.vn. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  68. ^ (PDF) http://hdgsnn.gov.vn/files/anhbaiviet/files/2020/LLKH%2032%20TV%20HDGSNN/28-HD%20Y%20hoc-GS%20Dang%20Van%20Phuoc_0001.pdf. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  69. ^ “Ban Lãnh đạo Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2020 - Hội Tim mạch học Việt Nam”. vnha.org.vn. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  70. ^ (PDF) http://hoiyhoctphcm.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/24F-Hoi-Tim-mach-hoc-3tr111-113-ttx.pdf. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  71. ^ “Trò chuyện cùng GS. TS. BS Đặng Vạn Phước: Ngành Tim mạch VN - Những dấu ấn mạnh mẽ!”. tcsuckhoe.com. 22 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  72. ^ (PDF) http://hdgsnn.gov.vn/files/anhbaiviet/files/2021/ungvien_hdn/Le-minh-tri.pdf. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  73. ^ [: https://vnuhcm.edu.vn/sinh-vien_33386864/ghi-nho-1-000-cuon-sach-cuu-sinh-vien-khoa-y-tro-thanh-sieu-tri-tue-viet/333533326864.html: https://vnuhcm.edu.vn/sinh-vien_33386864/ghi-nho-1-000-cuon-sach-cuu-sinh-vien-khoa-y-tro-thanh-sieu-tri-tue-viet/333533326864.html] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  74. ^ “Cựu thí sinh Olympia gây ấn tượng ở Siêu trí tuệ Việt Nam”. ZingNews.vn. 2 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  75. ^ “Thục Nữ của Siêu trí tuệ gây ấn tượng ở Ai là triệu phú”. ZingNews.vn. 21 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  76. ^ “Quyết định thành lập và danh sách Ban liên lạc Cựu sinh viên Khoa Y ĐHQG-HCM”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  77. ^ “Lịch sử hình thành”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  78. ^ “Ts Nguyễn Đức Nghĩa: Khoa Y phải góp phần phát triển nền y học nước nhà”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  79. ^ “Ts Nguyễn Đức Nghĩa: Khoa Y phải góp phần phát triển nền y học nước nhà”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  80. ^ LỄ TỐT NGHIỆP Y2010 - KHOA Y ĐHQG-HCM, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022
  81. ^ “Hãy là những người thầy thuốc của dân”. Hãy là những người thầy thuốc của dân. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  82. ^ LỄ TỐT NGHIỆP Y2013 - KHOA Y ĐHQG-HCM, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022
  83. ^ [LIVE] LỄ TÔT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA NĂM 2020, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022
  84. ^ TRỰC TIẾP LỄ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2020 - 2021, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022
  85. ^ “46 dược sĩ đầu tiên của Khoa Y ĐHQG-HCM tốt nghiệp”. 46 dược sĩ đầu tiên của Khoa Y ĐHQG-HCM tốt nghiệp. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  86. ^ “Khóa đầu tiên ngành Dược, Khoa Y ĐH Quốc gia TPHCM tốt nghiệp”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 25 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  87. ^ “KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA Y ĐHQG-HCM”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  88. ^ “QUỸ GIÁO SƯ ĐẶNG VĂN CHUNG”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  89. ^ “Lập Quỹ Đặng Văn Chung hỗ trợ sinh viên Khoa Y”. Lập Quỹ Đặng Văn Chung hỗ trợ sinh viên Khoa Y. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  90. ^ “Đặng Văn Chung”, Wikipedia tiếng Việt, 14 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022