Khái quát văn học Việt Nam từ đầu the kỷ 20 đến cách mạng tháng Tám năm 1945 lời giải hay

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945

Đề bài

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945

Lời giải chi tiết

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nền văn học được hiện đại hoá

a, Giai đoạn thứ nhất [từ đầu thế kỉ đến Cách mạng tháng Tám 1945] đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện vật chất cho văn học phát triển. Thơ văn của chí sĩ cách mạng, của nho sĩ đã có sự tiến bộ về tư tưởng những về hình thức cơ bản vẫn là của văn học trung đại.

b, Giai đoạn thứ hai [khoảng từ 1920 đến 1930]: Quá trình hiện đại hoá đã đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại văn học hiện đại và sự hiện đại hoá của thể loại truyền thống. Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí đều phát triển.

c, Giai đoạn thứ ba [Từ khoảng năm 1930 đến năm 1945]: Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt nhiều thành tựu.

2. Nhịp độ phát triển mau lẹ

Có sự hiện đại hoá nhanh chóng về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật, ở sự xuất hiện của các thể loại mới với nhiều tác phẩm có giá trị.

3. Sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng văn học.

a, Bộ phận văn học phát triển hợp pháp gồm các sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai. Những tác phẩm này vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân.

b, Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp là sản phẩm của các nhà văn chiến sĩ.

Thành tựu văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

1. Về nội dung tư tưởng vẫn tiếp tục phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc và đóng góp thêm tinh thần dân chủ. Lòng yêu nước gắn với yêu quê hương, trân trọng truyền thống văn hoá dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thúc tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút.

2. Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học

Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn. Các thể loại mới như phóng sự, bút kí, tuỳ bút, kịch nói đều đạt được thành tựu. Thơ ca phát thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại để thể hiện tinh thần dân chủ của thời đại mới với cái Tôi cá nhân đầy cảm xúc.

Đây là một thời kì văn học có vị trí rất quan trọng đối với lịch sử phát triển của văn học Việt Nam. Ở thời kì này, văn học dân tộc ta đã có một bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt, tạo tiền đề cho sự phát triển của văn học dân tộc thời kì sau.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Lập dàn ý [theo phần I]

2. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cánh mạng tháng Tám 1945

a, Khái niệm “văn học hiện đại” được dùng trong bài học được hiểu theo quan niệm đối lập với hình thái văn học thời trung đại.

Từ đầu thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam mới thật sự bước vào quá trình hiện đại hóa. Xã hội Việt Nam có nhiều có nhiều thay đổi lớn dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người. Nền văn hóa và tâm hồn người Việt đến lúc đó có điều kiện vượt được ra ngoài giới hạn của khu vực ảnh hưởng văn hóa, văn học cổ Trung Hoa để tiếp xúc với thế giới hiện đại. Những điều kiện đó dã thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Văn học phát triển mau lẹ về mọi mặt theo hệ thống thi pháp hiện đại. Cả về nội dung tư tưởng, hình thức và thi pháp.

Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thời kì này diễn ra qua ba giai đoạn.

a, Giai đoạn thứ nhất [từ đầu thế kỉ đến Cách mạng tháng Tám 1945] đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện vật chất cho văn học phát triển. Giai đoạn thứ hai [khoảng từ 1920 đến 1930] là giai đoạn giao thời, hoàn tất các điều kiện để văn học phát triển vượt bậc ở giai đoạn thứ ba. Giai đoạn thứ ba [từ khoảng năm 1930 đến năm 1945] là giai đoạn phát triển rực rỡ, có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt nhiều thành tựu.

b, Nguyên nhân sự phát triển mau lẹ của văn học Việt Nam thời kì này

- Do sự thúc bách của yêu cầu thời đại.

- Sức sống mãnh liệt của dân tộc mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.

- Sự xuất hiện của tầng lớp trí thức Tây học. Ở họ có sự thức tỉnh mạnh mẽ của ý thức cá nhân và khao khát đóng góp một cái gì thật sự cho đất nước cho dân tộc.

- Khoa học kĩ thuật phát triển, công chúng đông đảo và văn chương trở thành một thứ hàng hóa, viết văn trở thành một nghề kiếm sống.

c, Các nhà văn thời kì này có ý thức tự giác cao hơn về trách nhiệm người cầm bút, về quan niệm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ của mình. Cộng thêm sự ra đời của của phê bình văn học đã dẫn đến sự phân hóa thành nhiều xu hướng trong nội bộ nền văn học.

Hai bộ phận cơ bản:

a, Bộ phận văn học phát triển hợp pháp gồm các sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai. Những tác phẩm này vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân. Bộ phận này chia thành hai khuynh hướng văn học lãng mạn và văn học hiện thực

b, Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp là sản phẩm của các nhà văn chiến sĩ

Họ coi đã dùng văn chương như là một thứ vũ khí chiến đấu sắc bén để chống lại kẻ thù. Các tác giả tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu…

3. Các thành tựu:

a, Những truyền thống tư tưởng lớn của lịch sử văn học Việt Nam là yêu nước, anh hùng và nhân đạo. Văn học thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 tiếp tục phát huy truyền thống ấy trên tinh thần dân chủ.

b, Các thể loại văn học mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: kịch nói, bút kí, phóng sự, tiểu thuyết, phê bình văn học…

Sự cách tân, hiện đại hóa của thể loại tiểu thuyết được thể hiện ở chỗ có sự thay đổi về hệ thống thi pháp. Tiểu thuyết hiện đại chú trọng xây dựng tính cach nhân vật hơn cốt truyện, đi sâu vào nội tâm nhân vật, thuật truyện không theo trật tự thời gian tự nhiên, tả thực, ngôn ngữ lời văn hiện đại, gần gũi với đời thường, từ bỏ lối văn biền ngẫu…

Sự cách tân, hiện đại hóa ở thơ ca: Thơ mới phá bỏ các quy phạm chặt chẽ của thơ cũ, chuyển từ cái ta chung chung sang cái Tôi cá nhân.

4. Văn học thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam. Nó tạo cho nền văn học dân tộc có đà phát triển mạnh mẽ. Nó mở ra một thời kì mới. Những thành tựu và kinh nghiệm phát triển của văn học thời kì này sẽ có ảnh hưởng lâu dài đối với nền văn học dân tộc.

III. TƯ LIỆU THAM KHẢO

1.ảnh hưởng của công cuộc Âu hóa đối với yêu cầu hiện đại hóa văn chương Việt Nam

"…Nó đã thay đổi những tập quán sinh hoạt hàng ngày, nó đã thay đổi cách ta vận động tư tưởng, tất nó sẽ thay đổi cả cái nhịp rung cảm của ta nữa. Những hình thức mới của cuộc đời, những tư tưởng mới và nhất là ảnh hưởng văn học Pháp ngày một thấm thía, ấy là những lợi khí Âu hóa trong giai đoạn thứ ba này.

Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận, hờn nhất như ngày trước. Đã đành ta chỉ có chừng ấy mối tình như con người muôn nơi và muôn thuở. Nhưng sống trên đất Việt Nam ở đầu thế kỷ XX, những mối tình của ta không khỏi có cái màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại.”…Các cụ ta ưa những màu đỏ choét; ta lại ưa những màu xanh nhạt… Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta nao nao vì tiếng gà lúc đứng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì, chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: Cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi…, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu…”. Mấy câu nói xô bồ, liều lĩnh mà tha thiết của ông Lưu Trọng Lư, ở nhà học hội Quy Nhơn hồi tháng 6-1934 đã vạch rõ tâm lý cả lớp thanh niên chúng ta.

Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy. Cái khát vọng cởi trói cho thi ca chỉ là cái khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm, u uất, cái khát vọng được thành thực. Một nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn. Chính ông Lưu Trọng Lư cũng đã viết trong quyểnNgười sơn nhânhồi tháng 5-1933: “Người thanh niên Việt Nam ngày nay đương bơ vơ đi tìm người thi nhân của mình như người con đi tìm mẹ”.

Đã thế, không thể xem phong trào Thơ mới là một chuyện lập dị do một bọn dốt nát bày ra để kiếm chỗ ngồi trong làng thơ. Nó là kết quả không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại bắt đầu từ hồi nước ta sáp nhập đế quốc Pháp và xa hơn nữa, từ hồi Trịnh – Nguyễn phân tranh, lúc người Âu mới đến. Cái ngày người lái buôn phương Tây thứ nhất đặt chân lên xứ ta, người ấy đã đem theo cùng với hàng hóa phương Tây cái mầm sau này sẽ nảy nở thành thơ mới…”.

Hoài Thanh

[Thi nhân Việt Nam,Nxb Văn học, Hà Nội, Hội nghiên cứu giảng dạy văn học Thành, phố Hồ Chí Minh, 1988, tr.10-12]

2. Sự phát triển nhanh chóng của nền văn học mới.

…“Đóng góp của văn học mới là ở chỗ nó hình thành đội ngũ nhà văn, du nhập các thể loại của văn học phương Tây, đem chúng thay thế các thể loại có tính chức năng của văn học cũ, đem một quan niệm văn học mới – phản ánh hiện thực đời sống xã hội - thay thế cho quan niệm văn học cũ lấy “tâm”, “chí”, “đạo” làm cơ sở; dùng chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm, dùng ngôn ngữ của bản thân đời sống thay thế ngôn ngữ trang nhã, đầy những điển tích của văn học cũ, mô tả cuộc sống bình thường, hàng ngày và những con người của cuộc sống hiện thực, trần tục.

Với sự ra đời của văn học mới, văn học Việt Nam thoát khỏi khuôn mẫu chật hẹp của phương Đông, bước vào quỹ đạo chung của văn học thế giới…”.

Loigiaihay.com

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ 20 siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Luyện tập
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Luyện tập
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1]

Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 - 1945 đến 1975:

- Văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản với những chủ trương, đường lối hướng tới tạo nên nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức và về quan niệm nhà văn kiểu mới [nhà văn – chiến sĩ].

- Lịch sử nước ta thời kì này trải qua những biến động lớn lao: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống Pháp, chống Mĩ ác liệt; công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc

- Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài hạn chế, chỉ giới hạn với một số nước.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 [trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1]

Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 phát triển qua 3 chặng. Thành tựu của từng chặng như sau:

a. Chặng đường từ 1945 – 1954

- Chủ đề:

+ Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng.

+ Kêu gọi đoàn kết toàn dân.

+ Phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Thành tựu:

+ Truyện và kí: Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương.

+ Thơ ca: có nguồn cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc. Tác giả tiêu biểu: Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Hồng Nguyên, Nguyễn Đình Thi…

+ Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi.

+ Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học: chưa phát triển nhưng có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng [Các cây bút chính: Trường Chinh, Hoài Thanh,…].

b. Chặng đường từ 1955 – 1964

- Chủ đề:

+ Thể hiện hình ảnh người lao động, ngợi ca sự đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng XHCN.

+ Thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt.

- Thành tựu:

+ Văn xuôi: bao quát nhiều vấn đề và phạm vi hiện thực đời sống dù còn khá đơn giản. Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Nguyễn Huy Tưởng, Hữu Mai, Lê Khâm, Kim Lân, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài…

+ Thơ ca: phản ánh sự hồi sinh của đất nước, sự hòa hợp riêng chung, nỗi đau chia cắt hai miền. Tác giả tiêu biểu: Tố Hữu [tập thơ Gió lộng], Chế Lan Viên [tập Ánh sáng và phù sa], Xuân Diệu [tập Riêng chung], Huy Cận [tập Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời]…

+ Kịch: Một đảng viên của Học Phi, Ngọn lửa của Nguyễn Vũ, Quẫn của Lộng Chương, Chị Nhàn và Nổi gió của Đào Hồng Cẩm…

c. Chặng đường từ 1965 – 1975

- Chủ đề: ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Thành tựu:

+ Văn xuôi phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc họa thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Hòn đất của Anh Đức,…

+ Thơ ca mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng chính luận: Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – chim báo bão và Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên, Đầu súng trăng treo của Chính Hữu…

+ Kịch: Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt của Vũ Dũng Minh…

+ Lí luận phê bình: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 [trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1]

Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8/1945 đến 1975:

a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước

- Kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ, đề cao ý thức công dân của nghệ sĩ.

-Tư tưởng xuyên suốt: văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.

-Cảm hứng chính: hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến.

-Quá trình vận động của nền văn học bám sát chặng đường lịch sử của dân tộc.

-Đề tài chính: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.

b. Nền văn học hướng về đại chúng

-Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ vừa là nguồn bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.

-Đề tài: đời sống lầm than của nhân dân và con đường đến với cách mạng của họ.

-Sáng tác thời kì này có hình thức ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng.

c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

-Chủ đề: những sự kiện lịch sử lớn lao, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.

-Nhân vật chính: gắn với bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.

-Mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 [trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1]

Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới vì:

- Cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất đất nước

- Đất nước gặp phải những khó khăn, thách thức và yêu cầu cần phải đổi mới

-Nền kinh tế đất nước từng bước chuyển sang kinh tế thị trường.

-Từ 1986, Đảng đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện.

-Việc tiếp xúc với văn hóa nước ngoài thuận lợi, văn học dịch, báo chí, truyền thông đều phát triển mạnh mẽ.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 [trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1]

Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX:

-Thơ ca: trường ca nở rộ với các sáng tác của Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu; Chế Lan Viên và các nhà thơ thuộc thế hệ chống Mĩ tiếp tục có những sáng tác đáng chú ý; xuất hiện một số nhà thơ thuộc thế hệ sau 1975 như Y Phương, Nguyễn Quang Thiều.

-Văn xuôi: tiểu thuyết, phóng sự, kí, truyện ngắn đều gặt hái nhiều thành công. Tác giả tiêu biểu có Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh,…

-Kịch phát triển khá mạnh mẽ với tên tuổi của Lưu Quang Vũ, Xuân Trình.

-Lí luận, nghiên cứu, phê bình khá phát triển.

Luyện tập

Câu hỏi [trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 2]

- Giải thích ý kiến: câu nói nhằm nhấn mạnh đặc điểm nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước và mối quan hệ tác động qua lại giữa văn học với kháng chiến.

- Chứng minh, bình luận: Đó là một ý kiến hoàn toàn xác đáng

+ Văn học, văn nghệ phục vụ, cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Văn nghệ xem kháng chiến cũng là một mặt trận

+ Kháng chiến, đem đến cho văn học những sự thay đổi lớn về đề tài, hình tượng nhân vật. Văn học, nghệ thuật là tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại của đất nước.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý siêu ngắn

  • Soạn bài Tuyên ngôn độc lập [Phần tác giả] siêu ngắn

  • Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt siêu ngắn

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 siêu ngắn
  • Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Luyện tập
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Luyện tập
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

- "Hiện đại hóa văn học" là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.

- Những nhân tố tạo điều kiện cho nền văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa:

+ Thực dân Pháp tiến hành xâm lược và tiến hành khai thác về kinh tế ở nước ta. Điều đó đã làm cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc.

+ Văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn học Trung Hoa, tiếp xúc dần dần với nền văn hóa Phương Tây

+ Chữ quốc ngữ ra đời và đang được phổ biến rộng rãi.

- Quá trình hiện đại hóa văn học:

+Giai đoạn 1 [từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920]: là giai đoạn tiền đề và cần thiết cho sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ

+ Giai đoạn 2 [từ năm 1920 đến 1930]: nền văn học hiện đại hóa có những thành tựu đáng kể.

+ Giai đoạn 3 [từ năm 1930 đến năm 1945]: nền văn học đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với

b]

- Sự phân hóa phức tạp của nền văn học Việt Nam từ đầu TKXX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hoá phức tạp thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

- Những điểm khác nhau của 2 dòng văn học đó là:

+ văn học công khai: văn học hợp pháp và tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Nền văn học công khai phân hóa thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

+ Bộ phận văn học bất hợp pháp gồm thơ văn cách mạng, thơ ca trong tù, thơ văn Đông Kinh nghĩa tục, thơ văn thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương…

c]

- Văn học từ đầu TK XX đến 1945, đặc biệt là từ đầu những năm 30 trở đi đã phát triển hết sức nhanh chóng.

- Nguyên nhân của sự phát triển mau lẹ:

+ Sự thúc bách của thời đại

+ Nhân tố quyết định chính là sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc [nhân tố quyết định]

+ Do sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân ở bộ phận thanh niên trí thức sau hàng trăm năm bị kìm hãm

+ Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

a]

- Những truyền thống tư tưởng lớn nhất và sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là:

+ Tư tưởng yêu nước: gắn liần với nhân dân, lí tưởng XHCN và tinh thần quốc tế vô sản.

+ Tinh thần dân chủ: đem đến cho truyền thống nhân đạo những nét mới.

+ Chủ nghĩa nhân đạo cũng mang nội dung mới. Chủ nghĩa nhân đạo gắn liền với ý thức cá nhân, khát vọng sống và đấu tranh vì hạnh phúc của cá nhân và của cả dân tộc.

- Văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp đáng kể cho truyền thống đó. Những truyền tư tưởng đó phát huy trên tinh thần dân chủ. Lòng yêu nước gắn liền với quê hương đất nước, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút.

b]

* Những thể loại văn học mới xuất hiện trong nền Văn học Việt Nam ở gia đoạn này đó là: kịch nói, bút kí, phóng sự, tiểu thuyết, phê bình văn học...

* Sự hiện đại hoá và cách tân của một số thể loại thể hiện ở:

- Tiểu thuyết:

+ Người đầu tiên có công trong việc hiện đại hóa tiểu thuyết là Hồ Biểu Chánh.

+ Tác giả Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm

+ Tiết thuyết của nhómTự lực văn đoànthực sự là cuộc cách mạng trong tiểu thuyết

+ Các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa có công đưa tiểu thuyết xích lại gần với cuộc sống nhân dân hơn. Tiểu thuyết được nâng lên ở trình độ cao hơn với các tác giả xuất sắc như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…

- Thơ:

+ Thơ ca gắn liền với tên tuổi của Tản Đà

+ Thời kì Thơ mới là đỉnh cao của sự phát triển thơ Việt Nam.

+ Thơ ca cách mạng cũng có nhiều thành tưu đáng kể, nhất là thơ ca được sáng tác trong tù trong Như kí trong tù của Hồ Chí Minh.

Luyện tập

Câu hỏi [trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

Có thể nói văn học Việt Nam ba mươi ba năm đầu TK XX [từ 1900 đến 1930] là văn học giai đoạn giao thời.

- Trong giai đoạn thứ nhất, sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ, đây mới chỉ là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình hiện đại hoá đó.

- Sang đến giai đoạn thứ 2, mặc dù ở giai đoạn này nền văn học cũng đã gặt hái được những thành tựu đáng kể nhưng nhiều yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tổn tại phổ biến ở mọi thể loại và nội dung.

=> Vì vậy, cả 2 giai đoạn vẫn còn chịu một phần chi phối của nền văn học trung đại, vẫn bị nó ảnh hưởng và còn phải phụ thuộc vào nó. Nhưng sang đến giai đoạn 3 thì quá trình hiện đại hoá mới chính thức hoàn tất, làm cho nền văn học mới thực sự hiện đại

Vì thế, văn học từ năm 1900 đến năm 1930 được gọi là giai đoạn văn học giao thời.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Viết bài làm văn số 3 - Nghị luận văn học - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Hai đứa trẻ - Thạch Lam - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Ngữ cảnh - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Thao tác lập luận so sánh - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

a. Anh [chị] hiểu thế nào về khái niệm "hiện đại hóa" được dùng trong bài học? Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho nền văn học từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?

b. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai?

c. Văn học Việt Namtừ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của nhịp độ phát triển ấy?

Lời giải chi tiết:

a.

* Hiện đại hóa

- Hiện đại hoá được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới [theo SGK Ngữ văn 11, tập 1, trang 100].

- Nội dung hiện đại hoá văn học diễn ra trên mọi mặt, ở nhiều phương diện: Quan niệm về văn học, tư tưởng, tình cảm, cái nhìn,... của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Tuy nhiên hiện đại hoá dễ nhận thấy nhất ớ hình thức của văn học.

* Nhân tố tạo điều kiện hiện đại hóa văn học

- Xã hội thực dân nửa phong kiến, cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc: xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới.

- Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây [Pháp].

- Lực lượng sáng tác chủ yếu: Tầng lớp trí thức Tây học [tiếp cận với nền văn học Pháp].

- Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ nôm trong nhiều lĩnh vực.

- Nghề in, xuất bản, báo chí, dịch thuật ra đời và phát triển khá mạnh.

- Sự xuất hiện của đội ngũ phê bình văn học.

* Quá trình hiện đại hoá của văn học thời kỳ này diễn ra qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất [từ đầu thế kỷ XX đến khoảng năm 1920].

- Giai đoạn thứ hai [khoảng từ năm 1920 đến năm 1930].

- Giai đoạn thứ ba [khoảng từ năm 1930 đến năm 1945].

Hiện đại hoá văn học là một quá trình. Ở hai giai đoạn đầu, đặc biệt ở giai đoạn thứ nhất, văn học còn bị nhiều ràng buộc, níu kéo cúa cái cũ, tạo nên tính chất giao thời của văn học. Đến giai đoạn thứ ba, công cuộc hiện đại hoá mới thực sự toàn diện và sâu sắc, hoàn tất quá trình hiện đại hoá văn học.

b.

- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành theo hai bộ phận và phân hoá thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

- Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành hai bộ phận: Văn học công khai và văn học không công khai.

- Văn học công khai là văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật. Do khác nhau vể đặc điểm nghệ thuật, về khuynh hướng thẩm mỹ, nên văn học công khai lại phân hoá thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: Văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

- Bộ phận văn học không công khai có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và các chiến sĩ cách mạng sáng tác trong tù.

c.

- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 phát triển với nhịp độ hốt sức nhanh chóng. Sự phát triển này thể hiện rất rõ ớ sự phát triển của thơ trong phong trào Thơ mới, ở các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, lý luận và phê bình văn học,...

- Những nguyên nhân làm cho văn học thời kỳ này phát triển nhanh chóng là:

+ Do sự thúc bách của yêu cầu thời đại;

+ Do yêu cầu chủ quan của nền văn học [đây là nguyên nhân chính];

+ Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân.

+ Ngoài ra, cũng cần phải nhận thấy rằng, thời kỳ này, văn chương đã trở thành một thứ hàng hoá, viết văn trở thành một nghề để kiếm sống. Đây là lý do thiết thực, một nhân tố kích thích người cầm bút.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

a. Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam là gì? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám có đóng góp gì cho truyền thống ấy?

b. Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Namtừ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám? Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a.

- Văn học Việt Nam có hai truyển thống lớn: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. Thời kỳ văn học từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã kế thừa và phát triển những truyền thống đó, đồng thời đem đến cho truyền thống ấy một đóng góp mới của thời đại: Tinh thần dân chủ.

- Tinh thần dân chủ đem đến cho truyền thống nhân đạo những nét mới:

+ Quan tâm tới những con người bình thường trong xã hội, nhất là tầng lớp nhân dân cực khổ, lầm than.

+Tố cáo áp bức bóc lột mà còn thể hiện sâu sắc khát vọng mãnh liệt cúa mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm giá và phát huy cao độ tài năng của mỗi con người.

b.

- Trong giai đoạn văn học này, xuất hiện nhiều những thể loại mới như phóng sự, lý luận phê bình văn học và những thể loại cũ có sự biến chuyển về chất như tiểu thuyết, thơ. Có thể nói, sự cách tân hiện đại hoá vể thể loại thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết và thơ.

- Tiểu thuyết trung đại Việt Nam thường vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc; tập trung vào việc xây dựng cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn; kết cấu theo kiểu chương hồi và theo công thức; kết thúc có hậu; truyện được thuật theo trình tự thời gian; nhân vật thường phân tuyến rạch ròi; câu văn theo lối biền ngẫu,... Trong khi đó, tiểu thuyết hiện đại xoá bỏ những đặc điểm trên. Tiểu thuyết hiện đại lấy tính cách nhân vật làm trung tâm, chú trọng tính cách hơn là cốt truyện, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Tiểu thuyết trần thuật theo thời gian tự nhiên mà rất linh hoạt; kết thúc thường không có hậu; bỏ những ước lệ, dùng bút pháp tả thực; lời văn tự nhiên gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày,..

- Thơ mới khác thơ trung đại ở chỗ nó phá bỏ các quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ của thơ trung đại [về niêm, luật, điển cố, hình ảnh ước lệ,...]. Thơ mới là tiếng nói của cái tôi cá nhân trước tạo vật, trước cuộc đời. Thoát ra khỏi những quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ dày đặc của thơ trung đại, cái tôi Thơ mới được giải phóng về tình cảm, cảm xúc, đồng thời nó trực tiếp nhìn thế giới bằng cặp mắt "xanh non" khiến nó phát hiện ra nhiều điều mới lạ về thiên nhiên và lòng người.

Luyện tập

Câu hỏi [trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

Vì sao có thể gọi văn học Việt Nam từ năm 1900 đến năm 1930 được gọi là giai đoạn văn học giao thời?

Lời giải chi tiết:

- Vănhọc của cả giai đoạn 1900 - 1930 có tính chất giao thời:

+ Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau, ở xu thế thắng lợi của nền văn học mới đang tiến tới thay thế nền văn học cũ đang suy yếu dần.

+ Sự đổi mới gặp phải nhiều rào cản

+ Sự níu kéo của những cái cũ

+ Ở giai đoạn giao thời này, nền văn học cũ tuy đã ở trên đà suy tàn nhưng vẫn còn giữ một vị trí đáng kể, vẫn còn một tác dụng tích cực nhất định trong sự phát triển của văn học dân tộc.

Loigiaihay.com

Soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Luyện tập
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Luyện tập
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1]:

Về đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8/1945:

a. "Hiện đại hóa"ở đây được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

- Những nhân tố tạo điều kiện cho VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa:

+ Thực dân Pháp xâm lược, chúng đẩy mạnh khai thác thuộc địa, nhiều giai cấp mới ra đời hình thành lớp công chúng mới của văn học với những nhu cầu mới.

+ Nho học và chế độ phong kiến suy tàn, Tây học phát triển hình thành lực lượng sáng tác mới.

+ Báo chí, nghề in phát triển, chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm.

- Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn

Vai trò

Thành tựu

1900 - 1920

- Mở đầu và chuẩn bị các điều kiện cho công cuộc hiện đại hóa

- Còn chịu nhiều ảnh hưởng của văn học trung đại.

- Thơ văn của các chí sĩ cách mạng đạt nhiều giá trị.

- Văn xuôi, truyện kí miền Nam có nhiều dấu hiệu đổi mới.

1920 - 1930

- Quá độ lên hiện đại hóa.

- Văn học đạt một số thành tựu nhưng vẫn ảnh hưởng bởi văn học trung đại.

- Văn xuôi phát triển, tiểu thuyết có của Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh; truyện ngắn có Nguyễn Bá Học, bút kí có Phạm Quỳnh…

- Thơ ca: Tản Đà, Trần Tuấn Khải…

- Kịch nói: mới du nhập của phương Tây, các tác giả có Vũ Đình Long…

1930 - 1945

Hoàn tất quá trình hiện đại hóa với những cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, mọi mặt đời sống văn học.

- Truyện ngắn, tiểu thuyết viết theo lối mới, đại diện tiêu biểu có nhóm Tự lực văn đoàn.

- Thơ ca đổi mới sâu sắc với phong trào Thơ mới.

b. VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 có sự phân hóa phức tạp thành hai bộ phận với nhiều xu hướng. Sự khác nhau giữa hai bộ phận văn học:

Tiêu chí

Bộ phận văn học công khai

Bộ phận văn học không công khai

Đội ngũ nhà văn

Phần lớn là các trí thức Tây học, thuộc tầng lớp tiểu tư sản.

Tác giả là các chiến sĩ và quần chúng tham gia cách mạng.

Hoàn cảnh sáng tác

Sáng tác và lưu hành công khai, hợp pháp dưới sự kiểm duyệt của chính quyền.

Sáng tác và lưu hành bí mật, bị đặt ngoài vòng pháp luật, điều kiện ngặt nghèo.

Tính chất

Phân hóa thành hai xu hướng chính:

+ Xu hướng lãng mạn: khẳng định cái tôi cá nhân, con người thế tục, đời sống nội tâm; chống lễ giáo, giải phóng cá nhân; hạn chế là xa rời nhân dân và nhiệm vụ cứu nước.

+ Xu hướng hiện thực: phản ánh thực trạng xã hội bất công và đời sống khốn khổ của nhân dân; góp phần chống áp bức; hạn chế là chỉ nhìn con người ở khía cạnh nạn nhân.

+ Ở bộ phận này, hiện đại hóa gắn với cách mạng hóa.

+ Sáng tác chủ yếu là thơ văn cách mạng, thơ văn viết trong nhà tù.

+ Các tác giả tiêu biểu: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Huỳnh Thúc Kháng..

c. VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 phát triển với tốc độ mau lẹ.

Nguyên nhân:

-Sự thôi thúc của thời đại mới.

-Sức sống tiềm tàng của nền văn học dân tộc.

-Tầng lớp trí thức Tây học phát triển hùng hậu.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 [trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1]:

Về thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8/1945:

a. Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học VN:

- Truyền thống yêu nước.

-Truyền thống nhân đạo.

-VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 đã có những đóng góp mới cho các truyền thống này:

+ Tinh thần yêu nước thời kỳ này gắn với nhân dân, với chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản.

+ Chủ nghĩa nhân đạo quan tâm tới những con người bình thường, gắn với sự thức tỉnh cá nhân, khát vọng đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân nói riêng và con người nói chung.

+ Tinh thần dân chủ sâu sắc.

b. Những thể loại văn học mới xuất hiện trong nền VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8/1945:

-Phóng sự

-Truyện ngắn

-Tiểu thuyết

-Thơ ca

-Sự cách tân, hiện đại hóa tiểu thuyết:

+ Thoát khỏi đặc trưng của tiểu thuyết trung đại để mang những đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại.

> Lấy tính cách nhân vật làm trung tâm, chú trọng xây dựng tính cách hơn cốt truyện, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

> Không theo trình tự thời gian khách quan, kết thúc thường không có hậu, bỏ ước lệ theo lối tả thực, lời văn tự nhiên gần gũi.

> Tác giả tiêu biểu có Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,…

+ Sự cách tân, hiện đại hóa thơ ca:

> Thoát khỏi hệ thống quy định và đặc trưng thi pháp của thơ ca trung đại.

> Đạt nhiều thành tựu lớn với phong trào Thơ mới, Hồ Chí Minh, Tố Hữu…

Luyện tập

Câu hỏi [trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

- Gọi thời đoạn văn học 1900 - 1930 là văn học giao thời, vì ở giai đoạn này có những thay đổi về mặt nội dung, nghệ thuật khá hiện đại, nhưng vẫn còn tồn đọng những hơi hướng của văn học trung đại. Văn học giai đoạn này mang dáng dấp của những sự cách tân, nhưng vẫn chưa thoát khỏi hẳn thi pháp văn học trung đại.Sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn nhất

  • Soạn bài Hai đứa trẻ - Thạch Lam siêu ngắn

  • Soạn bài Ngữ cảnh siêu ngắn

  • Soạn Thao tác lập luận so sánh siêu ngắn

  • Soạn Ôn tập văn học trung đại siêu ngắn

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 siêu ngắn
  • Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Luyện tập
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Luyện tập
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 1]

Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa:

- Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng.

- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ kéo dài suốt 30 năm.

- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển.

- Về văn hóa: điều kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 1]

Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có thể chia làm 3 chặng:

- Chặng đường từ 1945 – 1954.

- Chặng đường từ 1955 – 1964.

- Chặng đường từ 1965 – 1975.

* Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954:

- Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lâp.

- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Truyện ngắn và ký: Đôi mắt và Nhật ký ởrừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân,…

- Thơ ca đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.

Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh; Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu,…

- Một số vở kịch gây được sự chú ý như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng…

* Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964

- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề.

+ Một số tác phẩm khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai...

+ Một số tác phẩm khai thác đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng tháng Tám: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài,...

+ Viết về đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải…

- Thơ ca phát triển mạnh mẽ với các tập thơ: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên…

- Kịch nói ở giai đoạn này cũng phát triển. Tiêu biểu là các vở Một đảng viên của Học Phi, Ngọn lửa của Nguyễn Vũ….

* Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975

- Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc họa hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng…

- Thơ những năm chống Mỹ cứu nước đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Thơ ca thể hiện rất rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực; đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Nhiều tập thơ có tiếng vang như: Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão và Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên, Đầu súng trăng treo của Chính Hữu…

- Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Các vở kịch gây được tiếng vang: Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm,…

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 [trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 1]

Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975:

* Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

- Văn học phải là một thứ vũ khí, phục vụ sự nghiệp cách mạng và kháng chiến.

- Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.

- Các đề tài lớn:

+ Đề tài Tổ quốc.

+ Đề tài chủ nghĩa xã hội

+ Hai đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau trong sáng tác của từng tác giả.

* Nền văn học hướng về đại chúng.

- Cảm hứng chủ đạo: Đất nước của nhân dân.

- Các nhà văn quan tâm đến đời sống của người lao động, nỗi bất hạnh của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

- Đặc điểm:

+ Những sáng tác ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng.

+ Quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ bình dị, dễ thuộc, dễ nhớ.

* Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

- Khuynh hướng sử thi:

+ Các tác phẩm phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn với đất nước.

+ Người cầm bút nhìn cuộc đời bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử, dân tộc và thời đại.

+ Tác phẩm tiêu biểu:Đất nước đứng lên, Rừng xà nu – Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng– Nguyễn Thi, thơ ca của Tố Hữu...

- Cảm hứng lãng mạn:

+ Trong những năm có chiến tranh, dù có những chồng chất, khó khăn và hi sinh nhưng lòng người vẫn tràn đầy mơ ước và hướng tới tương lai.

+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

+ Tác động đến cảm hứng lãng mạn, nâng đỡ con người Việt Nam vượt lên mọi thử thách, gian lao.

- Khuynh hướng sử thi kết hợp với khuynh hướng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan và đáp ứng được yêu cầu phản ứng của quá trình vận động và phát triển cách mạng.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 [trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 1]

Văn học từ sau 1975 đến hết thế kỷ XX phải đổi mới vì:

- Chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, đất nước bước vào thời kỳ mới – thời kỳ độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, từ năm 1975 đến 1985, đất nước lại gặp những khó khăn, thử thách nhất là những khó khăn về kinh tế. Tình hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới.

- Đại hội Đảng lần thứ sáu năm 1986 chỉ rõ đổi mới là nhu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sống còn với cả dân tộc

+ Kinh tế: từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Văn hóa cũng có điều kiện phát triển: có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ.

=> Đòi hỏi văn học phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc.

- Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ. Thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 [trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 1]

Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX:

- Thơ ca: có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc: Tự hát của Xuân Quỳnh, Ánh trăng của Nguyễn Duy…

- Văn xuôi: một số cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu, những tuyển tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê của Nguyễn Minh Châu,…

- Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hằng ngày. Các tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Tường…

-Phóng sự xuất hiện, đề cập tới những vấn đề bức xúc của đời sống.

- Kch nói phát triển mạnh mẽ. Những vở kịch như: Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình,… là những vở tạo được sự chú ý.

Luyện tập

Câu hỏi [trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 2]

- Giải thích ý kiến: câu nói nhằm nhấn mạnh đặc điểm nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước và mối quan hệ tác động qua lại giữa văn học với kháng chiến.

- Chứng minh, bình luận: Đó là một ý kiến hoàn toàn xác đáng

+ Văn học, văn nghệ phục vụ, cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Văn nghệ xem kháng chiến cũng là một mặt trận

+ Kháng chiến, đem đến cho văn học những sự thay đổi lớn về đề tài, hình tượng nhân vật. Văn học, nghệ thuật là tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại của đất nước.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Tuyên ngôn độc lập - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến cách mạng tháng 8 năm 1945

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 -Bản 1

Câu 1[trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1]:

Về đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945:

a. Hiện đại hóaở đây được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

- Những nhân tố tạo điều kiện cho VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa:

+ Thực dân Pháp xâm lược, chúng đẩy mạnh khai thác thuộc địa, nhiều giai cấp mới ra đời hình thành lớp công chúng mới của văn học với những nhu cầu mới.

+ Nho học và chế độ phong kiến suy tàn, Tây học phát triển hình thành lực lượng sáng tác mới.

+ Báo chí, nghề in phát triển, chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm.

- Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn

Vai trò

Thành tựu

1900 - 1920

- Mở đầu và chuẩn bị các điều kiện cho công cuộc hiện đại hóa

- Còn chịu nhiều ảnh hưởng của văn học trung đại.

- Thơ văn của các chí sĩ cách mạng đạt nhiều giá trị.

- Văn xuôi, truyện kí miền Nam có nhiều dấu hiệu đổi mới.

1920 - 1930

- Quá độ lên hiện đại hóa.

- Văn học đạt một số thành tựu nhưng vẫn ảnh hưởng bởi văn học trung đại.

- Văn xuôi phát triển, tiểu thuyết có của Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh; truyện ngắn có Nguyễn Bá Học, bút kí có Phạm Quỳnh…

- Thơ ca: Tản Đà, Trần Tuấn Khải…

- Kịch nói: mới du nhập của phương Tây, các tác giả có Vũ Đình Long…

1930 - 1945

Hoàn tất quá trình hiện đại hóa với những cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, mọi mặt đời sống văn học.

- Truyện ngắn, tiểu thuyết viết theo lối mới, đại diện tiêu biểu có nhóm Tự lực văn đoàn.

- Thơ ca đổi mới sâu sắc với phong trào Thơ mới.

b. VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 có sự phân hóa phức tạp thành hai bộ phận với nhiều xu hướng. Sự khác nhau giữa hai bộ phận văn học:

Tiêu chí

Bộ phận văn học công khai

Bộ phận văn học không công khai

Đội ngũ nhà văn

Phần lớn là các trí thức Tây học, thuộc tầng lớp tiểu tư sản.

Tác giả là các chiến sĩ và quần chúng tham gia cách mạng.

Hoàn cảnh sáng tác

Sáng tác và lưu hành công khai, hợp pháp dưới sự kiểm duyệt của chính quyền.

Sáng tác và lưu hành bí mật, bị đặt ngoài vòng pháp luật, điều kiện ngặt nghèo.

Tính chất

Phân hóa thành hai xu hướng chính:

+ Xu hướng lãng mạn: khẳng định cái tôi cá nhân, con người thế tục, đời sống nội tâm; chống lễ giáo, giải phóng cá nhân; hạn chế là xa rời nhân dân và nhiệm vụ cứu nước.

+ Xu hướng hiện thực: phản ánh thực trạng xã hội bất công và đời sống khốn khổ của nhân dân; góp phần chống áp bức; hạn chế là chỉ nhìn con người ở khía cạnh nạn nhân.

+ Ở bộ phận này, hiện đại hóa gắn với cách mạng hóa.

+ Sáng tác chủ yếu là thơ văn cách mạng, thơ văn viết trong nhà tù.

+ Các tác giả tiêu biểu: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Huỳnh Thúc Kháng..

c. VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 phát triển với tốc độ mau lẹ.

Nguyên nhân:

-Sự thôi thúc của thời đại mới.

-Sức sống tiềm tàng của nền văn học dân tộc.

-Tầng lớp trí thức Tây học phát triển hùng hậu.

Câu 2 [trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1]:

Về thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945:

a. Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học VN:

- Truyền thống yêu nước.

-Truyền thống nhân đạo.

-VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 đã có những đóng góp mới cho các truyền thống này:

+ Tinh thần yêu nước thời kì này gắn với nhân dân, với chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản.

+ Chủ nghĩa nhân đạo quan tâm tới những con người bình thường, gắn với sự thức tỉnh cá nhân, khát vọng đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân nói riêng và con người nói chung.

+ Tinh thần dân chủ sâu sắc.

b. Những thể loại văn học mới xuất hiện trong nền VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945:

-Phóng sự

-Truyện ngắn

-Tiểu thuyết

-Thơ ca

-Sự cách tân, hiện đại hóa tiểu thuyết:

+ Thoát khỏi đặc trưng của tiểu thuyết trung đại để mang những đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại.

> Lấy tính cách nhân vật làm trung tâm, chú trọng xây dựng tính cách hơn cốt truyện, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

> Không theo trình tự thời gian khách quan, kết thúc thường không có hậu, bỏ ước lệ theo lối tả thực, lời văn tự nhiên gần gũi.

> Tác giả tiêu biểu có Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,…

+ Sự cách tân, hiện đại hóa thơ ca:

> Thoát khỏi hệ thống quy định và đặc trưng thi pháp của thơ ca trung đại.

> Đạt nhiều thành tựu lớn với phong trào Thơ mới, Hồ Chí Minh, Tố Hữu…

Luyện tập

Câu hỏi [trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

- Gọi thời đoạn văn học 1900 - 1930 là văn học giao thời, vì ở giai đoạn này có những thay đổi về mặt nội dung, nghệ thuật khá hiện đại, nhưng vẫn còn tồn đọng những hơi hướng của văn học trung đại. Văn học giai đoạn này mang dáng dấp của những sự cách tân, nhưng vẫn chưa thoát khỏi hẳn thi pháp văn học trung đại.Sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ.

Video liên quan

Chủ Đề