Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa làm giảm tuổi thọ của con người

Bạn chỉ cần chưa đầy 5 phút để hút hết 1 điếu thuốc, nhưng cơ thể bạn sẽ phải mất thời gan dài gấp 100 lần để thải bỏ độc tố từ khói thuốc

Điểm đáng lưu ý, khả năng người hút thuốc lá thụ động khi sống và làm việc trong môi trường có nhiều khói thuốc cũng có khả năng giảm tuổi thọ. Theo điều tra, khi có 1 người hút thuốc lá, khói thuốc sẽ kết hợp với các chất ô nhiễm trong nhà như ozne và axit nitơ tạo ra 11 loại hỗn hợp khói thuốc có nguy cơ gây ung thư cao bao gồm: butan, toluene, asen, chì, carbon monoxide, thậm chí poloni phóng xạ cao 210 và các chất gây ung thư khác.

Hỗn hợp khói sẽ lắng thành bụi, bám vào bề mặt đồ nội thất hoặc thấm vào vật liệu xốp và tường thạch cao. Khói thuốc cũng có thể đọng lại trên tóc, da, ghế sofa, tường, thảm, quần áo,đồ chơi và móng tay của người hút thuốc lá.

Một trong những hợp chất trong khói thuốc lá bám vào đồ vật được gọi là NNA có thể gây tổn thương ADN, tổn thương tế bào và tăng nguy cơ phát triển ung thư ở trẻ nhỏ. Không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư, khói thuốc lá có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả bệnh hen suyễn và dị ứng. Điều đáng lưu tâm hơn nữa là mức độ độc hại sẽ tăng dần theo nồng độ khói tích tụ và rất khó kiểm soát.

Khi hút thuốc, các chất độc hại tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, bệnh về đường hô hấp…

Nếu nguy cơ chết vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người không hút thuốc là 1 thì nguy cơ này tăng lên 66 lần ở người nghiện nặng. Nguy cơ gây ung thư phổi tăng gấp 10 lần.

Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc lá cao hơn gấp 22 lần so với người không hút thuốc lá. Nguy cơ ung thư thực quản tăng gấp 8-10 lần và nguy cơ ung thư thanh quản cao gấp 12 lần so với người không hút thuốc lá. Nguy cơ tai biến mạch máu não tăng gấp 2 - 4 lần. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 3 lần.

Các bác sĩ cảnh báo, mỗi giây có 1 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Số người tử vong do thuốc lá gây ra gấp 3 lần số người chết vì HIV và tai nạn giao thông. Vì vậy, hãy từ bỏ thuốc lá trước khi quá muộn.

Thứ Tư, 14/09/2022 | 17:26

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh và tử vong của rất nhiều bệnh. Cứ hút mỗi điếu thuốc là tự mình làm mất đi 5,5 giây cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 5 - 8 năm. Hút thuốc lá sẽ gây ra nhiều bệnh và làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 - 80%.

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.

Qua phân tích cho thấy, khói thuốc lá chứa trên 4.000 hóa chất, trong đó có 43 hóa chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín, nicotin, chất gây nghiện… Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu.

Ảnh minh họa: T.L

Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích lũy lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh sau:

Bệnh tim mạch chiếm hàng đầu trong các bệnh do khói thuốc: Tạo ra mảng xơ vữa, tổn thương lòng mạch, gây viêm tắc mạch máu, gây đau nhức chân tay, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, giảm trí nhớ, giảm trí thông minh và khả năng học tập…

Bệnh ung thư: Chủ yếu là ung thư phế quản phổi [chiếm 90%], ung thư vòm họng, miệng, thực quản [hút thuốc kèm theo uống rượu, nguy cơ ung thư vòm họng rất cao], ung thư ruột… Ở người hút thuốc, bệnh ung thư dễ phát triển hơn so với người không hút thuốc.

Bệnh hô hấp: Bệnh phổi mạn tính, tắc nghẽn thông khí, viêm phế quản mạn tính. Đặc biệt ở người hút thuốc còn gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới môi trường, những người xung quanh hít phải cũng bị nhiễm độc, nguy hiểm nhất là đối với trẻ nhỏ.

Bệnh răng và lợi: Viêm loét, cao răng, các mảng bám vào răng làm cho răng dễ bị lung lay, dễ rụng tự nhiên hơn.

Các bệnh khác: Tăng nguy cơ loãng xương gây đau nhức thân thể, khó ngủ và giảm thể lực cơ thể do thiếu ôxy mạn tính.

Đối với nam giới: Giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh.

Đối với phụ nữ và bào thai: Tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Nguy cơ bị thiếu cân sẽ cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc.

Đối với trẻ em: Dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở người mẹ.

Lợi ích đối với sức khỏe khi bỏ thuốc lá: Cơ thể sẽ không còn tích lũy chất độc, loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh đã nêu trên. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm được 50% nguy cơ chết trước 65 tuổi, giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sau khi bỏ thuốc 10 năm.

Vì một cộng đồng không khói thuốc! Vì sức khỏe của mỗi người, chúng ta: Đừng hút thuốc lá trong nhà, phòng làm việc. Đừng hút thuốc lá nơi công cộng. Đừng hút thuốc lá trước mặt trẻ em. Đừng mời hoặc nhận thuốc lá từ bạn bè, đồng nghiệp.

Hãy giảm và tiến tới không hút thuốc lá. Hãy cai nghiện thuốc lá. Hãy kiên quyết nói không với thuốc lá khi chưa từng hút. Hãy để môi trường xung quanh không khói thuốc lá.

T.L [T.H]

5/24/2016 5:20:14 AM

Khó thở, bệnh gì?

5/24/2016 4:31:31 AM

Thuốc trị tăng huyết áp gây tăng đường huyết?

5/4/2016 6:20:45 AM

đang uống kháng sinh có chích ngừa được không?

Gửi câu hỏi

5/24/2016 5:20:14 AM

Khó thở, bệnh gì?

5/24/2016 4:31:31 AM

Thuốc trị tăng huyết áp gây tăng đường huyết?

5/4/2016 6:20:45 AM

đang uống kháng sinh có chích ngừa được không?

Gửi câu hỏi

“Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa làm giảm tuổi thọ của con người”.  Đây là câu: 


A.

B.

C.

D.

Việt Nam là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới, trung bình 2 nam giới từ 15 tuổi trở lên có một người hút thuốc. Sức tàn phá của thuốc lá với sức khỏe con người là rất nặng nề, vì vậy việc phòng chống tác hại của thuốc lá là điều cần thực hiện một cách lâu dài, xuyên suốt không chỉ gói gọn trong tuần hưởng ứng.

Đây là những bệnh nhân chịu sự ảnh hưởng bởi sử dụng thuốc lá trong thời gian dài…Máy móc và giường bệnh giờ đây là những thứ đồng hành với họ để duy trì sự sống.

Đa số người hút thuốc khi mới bắt đầu hút đã không nhận thức được đầy đủ những rủi ro về bệnh tật và tử vong sớm do việc sử dụng thuốc lá cũng như đánh giá thấp nguy cơ nghiện nicotine trong khói thuốc. Một nửa những người thường xuyên hút thuốc bị chết sớm do hút thuốc lá và một nửa trong số này chết ở độ tuổi trung niên, mất 15-20 năm của cuộc sống.

PGS.TS LƯƠNG NGỌC KHUÊ, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế: “Đây thực sự là chiến dịch truyền thông mong sự chung tay của cả cộng đồng để chúng ta vì sức khỏe chung của toàn xã hội."

Thời gian qua, Bộ Y tế cùng Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá đã tích cực phối hợp với các bộ ngành, các tổ chức Chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc hút thuốc, xây dựng môi trường không khói thuốc, tổ chức công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá, kiểm tra giám sát...

Sinh viên NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam: “Em mong mọi người đang hút thuốc lá nghĩ lại xem sức khỏe của mình và tác hại của thuốc lá. Để cho mọi người xung quanh có sức khỏe tốt hơn ạ.”

Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của 6 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới, con số này hoàn toàn có khả năng tăng lên thành 8 triệu người, trong đó 70% các ca tử vong là ở các nước đang phát triển.

GS.TS NGUYỄN ANH TRÍ, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: “Thuốc lá rất có hại hoàn toàn không hề có lợi tí nào. Tôi mong toàn Đảng, toàn dân quyết tâm phòng chống tác hại của thuốc lá.”

Mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá có những đóng góp cho ngân sách quốc gia, nhưng phần đóng góp đó không đủ để bù đắp những tổn thất kinh tế và sức khoẻ do sử dụng thuốc lá gây ra đối với các cá nhân, gia đình và xã hội. Mỗi điếu thuốc được châm cũng là lúc mọi người tự kéo giảm về sức khỏe và tuổi thọ của bản thân.

Thực hiện : Tiến Dũng Lê Huy Minh Quốc

Video liên quan

Chủ Đề