Hướng dẫn trò chơi cứu trợ trong rung chuông vàng

Chị Nguyễn Linh -BV ĐK Khu Vực Cai Lậy chia sẻ cách thức tổ chức chương trình Rung Chuông Vàng tại BV của mình, sau 2 mùa triển khai.

“Rung chuông vàng”, Bạn đã quan tâm!

Tâm trạng này. Sao giống mình ngày ấy!

Vậy lẽ nào. Không nhín chút thời gian

Viết lên đây. Những dòng chia sẽ….”

Thật ra Bệnh viện mình mới tổ chức được 2 mùa nên kinh nghiệm cũng chưa nhiều nhưng cũng tạm tạo nên khi thế hào hứng và hấp dẫn cho các bạn:

1) Lập và triển khai kế hoạch:

- RCV tại BV mình là vòng thi thứ 3 sau khi ĐD-NHS-KTV-Dược đã trải qua vòng lý thuyết và thực hành, chọn ra 50 hoặc 80 thí sinh điểm từ cao xuống (tùy điều kiện nguồn lực, nhân lực và cơ sở phù hợp…).

- Chủ đề, hình thức, thể lệ giải thưởng được nêu rõ trong KH (để các bạn biết và phấn đấu)

2) Chuẩn bị: (công phu và có sự hợp tác các nguồn lực)

- Sàn thi đấu (Cty Friso nơi đây sẵn sàng đồng hành)

- Mỗi thí sinh nhận 3 bảng kết quả A; B; C và ngồi theo STT trên sàn (BTC nhớ tinh ý sắp xếp để tránh làm tập thể !!) 

- BGĐ làm giám khảo người quyết định những tình huống (RCV sẽ có, MC phải nhạy đấy).

- Ban giám sát: mỗi ĐDT phụ trách quan sát 5 thí sinh (cần giám sát giỏi) 

- Phổ biến thể lệ - Trò chơi tập thể làm nóng tinh thần

- Trình chiếu câu hỏi, thí sinh có 10 giây để trả 

- Lần lượt thi: 2 câu dễ, 1 câu hơi khó và 1 câu cực khó. thí sinh sai gần hết sàn (tạo được sự bất ngờ…) MC tuyên bố thi nháp. Niềm vui vỡ òa, hết hoang mang (chiêu đấy!)

Chọn câu A/B/C, # 15 - 20 câu, Mức độ khó tăng dần, 

- Vòng 1 kết thúc, một số đông thí sinh đã rời sân (nhưng còn cơ hội, chờ..)

* Phần thi giải cứu đồng đội: (trò chơi hoặc thi làm 5S) Các đội trưởng (liên khoa để tạo ít nhất 4 nhóm), cứu được 100%, 90%, 80%, …tương ứng với kết quả I, II, III…(trách nhiệm vì cái lo của đội trưởng, hào hứng và chờ đợi của thí sinh) 

* Phần thi tăng tốc: 70% câu hỏi chọn A/B/C, 30 % câu hỏi điền khuyết

- Giống phần 1 nhưng mức độ câu hỏi khó dần, khác là thí sinh trả lời sai không cơ hội quay lại. Thi tới khi còn 10 – 15 thí sinh thì dừng (nhớ có bộ câu hỏi dự phòng nhé, thiếu là BTC lúng túng.)

* Phần thi về đích: Câu hỏi điền khuyết + A/B/C (có cấp độ khó)

Thi từng câu nhưng điểm là của 5 câu được cộng dồn (Ban thư ký cộng điểm công khai), chọn được 5 thí sinh điểm cao nhất bước vào vòng tranh giải.

- Thí sinh sẽ nghe MC chương trình đọc câu hỏi và ghi câu trả lời vào bảng những đáp án hoặc câu trả lời đúng nhất trong thời gian 30 giây sau đó úp bảng xuống. Khi nghe tiếng chuông báo hết giờ, thí sinh phải giơ bảng lên. Những thí sinh nào trả lời sai sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi và tự rác đi ra ngoài.

Chúng ta có 3 vòng thi chính thức và 1 câu hỏi đặc biệt để chon ra ngời thắng cuộc: Vòng 1 (từ câu 1 đến câu 10); Vòng 2 (từ câu 11 đến câu 15); Vòng 3 (từ câu 16 đến câu 19)

Thí sinh không trả lời được từ câu 1 đến câu 10 ( vòng 1 ) sẽ bị loại mà không có phần thưởng.

Thí sinh còn lại trên sàn thi đấu sau câu 10 sẽ được thưởng ( tùy điều kiện thực tế có thể thưởng vở hoặc các giá trị cao hơn).

Các thí sinh còn lại sau vòng 1 sẽ được tham gia tiếp các câu hỏi ở vòng 2 từ câu 11 đến câu 15. Sau câu 15, thí sinh nào còn lại trên sàn thi đấu sẽ được phần thưởng gấp đôi vòng 1.

Các thí sinh còn lại sau câu hỏi 15 sẽ đi tiếp vào vòng 3 của chương trình để trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến câu 19

20

Thí sinh còn lại trên sàn thi đấu sau câu 19 sẽ được thưởng gấp đôi số phần thưởng vòng 2 và được tham dự phần câu hỏi 20 là câu hỏi lựa chọn một lĩnh vực mình yêu thích.

Bạn nào trả lời được câu hỏi này sẽ được trở thành người chiến thắng trong cuộc thi này và được Hiệu trưởng tặng giấy khen kèm theo phần thưởng gấp đôi phần thưởng vòng 3 của chương trình.

Hoạt động 4. Phần thi dành cho khán giả

Người dẫn chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi về một nhân vật, sự kiện lịch sử, sau mỗi câu hỏi đặt ra các cổ động viên được quyền giơ tay trả lời câu hỏi. Nếu trả lời đúng được thưởng những phần thưởng có ý nghĩa thiết thực.

Hoạt động 5. Phần cứu trợ

Khi thấy trên sân khấu số lượng thí sinh quá ít, các thầy cô sẽ giơ phao cứu trợ để cứu các em vào sân thi tiếp. Luật chơi như thế nào sẽ được ban tổ chức đưa ra.

Hoạt động 6. Xây dựng kế hoạch

Xây dựng kế hoạch cuộc thi, xây dựng ngân hàng câu hỏi, triển khai nội dung, thể lệ thi đến từng tổ trong lớp.

Câu hỏi trong chương trình “Rung chuông vàng” CÂU HỎI RUNG CHUÔNG VÀNG KHỐI 5 – 2018

Câu 1: Câu văn: “Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi.” thuộc kiểu câu nào dưới đây?

a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào?

Đáp án: a

Câu 2: Bệnh nào dưới đây có thể bị lây qua cả đường sinh sản và đường máu? a. Sốt xuất huyết b. Sốt rét. c. Viêm não. d. HIV/AIDS Đáp án: d

Câu 3: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là: a. Đường Hồ Chí Minh trên biển

b. Đường số 1

21

c. Đường Hồ Chí Minh

d. Đường Hồ Chí Minh trên không

Đáp án: c

Câu 4: Có một đàn vừa trâu, vừa bò, vừa ngựa đang ăn cỏ. Số trâu chiếm đàn, số ngựa chiếm đàn. Hỏi số bò bằng mấy phần của cả đàn?

a. đàn

b. đàn

c. đàn

Đáp án: b

Câu 5: Chủ ngữ trong câu Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ là:

a. Những chú gà b. Những chú gà nhỏ

c. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ

Đáp án: c

Câu 6: Câu thành ngữ nào dưới đây thể hiện sự quan tâm giúp đỡ người khác?

a. Nói lời phải giữ lấy lời. b. Lá lành đùm lá rách.

c. Ăn quả nhớ người trồng cây .

Đáp án: b

Câu 7: Giữa hai số tự nhiên có 10 số tự nhiên khác. Vậy hiệu hai số đó bằng: a. 11 b. 10 c. 8 d. 5 Đáp án: a

Câu 8: Bài hát “Reo vang bình minh” là của tác giả nào?

22

a. Huy Trân

b. Phan Huỳnh Điểu c. Lưu Hữu Phước

Đáp án: c Câu 9: Số lớn nhất có 5 chữ số là: a. 90000 b. 99999 c. 100000 Đáp án: b

Câu 10: Là một học sinh tích cực tham gia việc lớp việc trường, em sẽ làm gì trong các hoạt động dưới đây?

a. Đi học đầy đủ, đúng giờ.

b. Tích cực tham gia các hoạt động do lớp, trường tổ chức. c. Cả hai ý trên.

Đáp án: b

Câu 11: Tuổi dậy thì của con gái được tính từ:

a. 10 đến 13 tuổi b. 10 đến 15 tuổi c. 13 đến 17 tuổi

Đáp án: b

Câu 12: Trong một gia đình gồm có: Ông bà, bố mẹ, anh chị em cùng chung sống thì gia đình đó có mấy thế hệ?

a. 5 thế hệ b. 4 thế hệ c. 3 thế hệ.

Đáp án: c

Câu 13: Câu văn “Những cánh hoa mỉm cười chào đón bình minh”, sự vật nào được nhân hóa?

a. những cánh hoa b. mỉm cười

c. bình minh.

Đáp án: a

Câu 14: Khi thấy bạn bè chơi những trò chơi nguy hiểm, em sẽ làm gì?

23

a. Chơi cùng bạn.

b. Không chơi và khuyên bạn không nên chơi những trò chơi đó. c. Mách thầy cô giáo.

Đáp án: b

Câu 15: Các đồ vật làm bằng đất sét nung được gọi là gì?

a. Đồ gốm. b. Đất sét. c. Đồ sành d. Đồ sứ

Đáp án: a

Câu 16: Câu văn: “Mẹ em rất hiền và luôn lo lắng cho chúng em” thuộc kiểu câu nào sau đây?

a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì?

Đáp án: b

Câu 17: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nông nghiệp?

a. Buôn bán.

b. Nuôi trồng thủy sản. c. Trồng trọt.

Đáp án: a

Câu 18: Câu thơ “Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.” Sự vật nào được so sánh với nhau?

a. Tàu dừa với chiếc lược. b. Tàu dừa với mây xanh. c. Chiếc lược với mây xanh.

Đáp án: a

Câu 19: Từ không đồng nghĩa với từ “xây dựng” là:

a. kiến thiết b. kiến tạo c. kiến nghị

Đáp án: c

Câu 20: Trong một năm, những tháng nào có 31 ngày?

24

a. Tháng 1, 2, 3, 11,12. b. Tháng 1, 2, 3, 5, 7, 9, 11. c. Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.

Đáp án: c

Hoạt động 7. Tổng kết hội thi

Người dẫn chương trình tổng kết trò chơi, mời đại biểu về dự phát biểu ý kiến.

Trên đây là cách chỉ đạo một số hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động này đã thu hút 100% các em trong lớp, trong khối tham gia, nó tạo cho các em sự thoải mái, không nhàm chán mà còn giúp các em chăm chỉ, hăng say, phấn đấu, rèn luyện học tập trở thành con người phát triển toàn diện xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.