Hướng dẫn trò chơi bà ba đi chợ

Tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người

Bà Ba đi chợMục đích: rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh
 Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người
 Vật dụng: mỗi đội gồm giấy + viết
 Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
 Địa điểm: trong phòng

Luật chơi;  Tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người [của mỗi đội] lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên … Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng [Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật, …]


1. Tôi bảo:

Người chơi chỉ thực hiện những gì Quản trò yêu cầu khi nghe đến hai chữ "Tôi bảo". Nếu Quản trò không dùng đến từ "Tôi bảo" mà người chơi vẫn làm theo thì sẽ bị phạt.

2. Bắn tàu:

[giống như trò Bắn tên] Người chơi xếp thành từng toán 3 người và chọn cho nhóm mình một cái tên. Kết tay lại thành một khẩu súng hai nòng [hai người đứng ngoài cùng cầm tay nhau [1 cánh tay]. Người đứng ở giữa giơ hai tay của mình về phía trước đưa lên trên hai cánh tay đã nắm lấy của hai người đứng ngoài và sau đó cầm lấy hai cánh tay còn lại của hai người bên ngoài]. Lần lượt từng người sẽ hô [mỗi người một chữ]: LÁCH - CÁCH - ĐÙNG. Người hô chữ "đùng" sẽ bắn luôn [gọi tên] một đội khác trong vòng tròn. [chú ý: không được bắn ngược lại nhóm vừa kêu tên mình]. Tiếng hô phải nhanh, nếu ai hô trật, hoặc một nhóm mà hô cùng lúc hai tên thì sẽ bị loại.

3. Truyền Điện

Địa điểm : tất cả các nơi miễn tạo thành vòng tròn là được
Số Lượng : 10 --> 20 thành viên
Thời gian : 20 --> 30 phút

Cách chơi : Nó tương tự trò chơi tìm nhạc trưởng hoặc cảnh sát bắt cướp nhưng chỉ khác 1 chỗ là tẩt cả thành viên cầm tay với nhau. Cũng phải cần có 1 người bị, người đó sẽ ngồi giữa vòng tròn, còn vòng tròn ngoài đếm người mà phân từng bạn làm từng cái chuông, mỗi cái chuông sẽ có từng tiếng reo khác nhau tuỳ theo sự chỉ định của quản trò. Khi cái chuông thứ nhất bắt đầu reng thì sẽ dùng tay của mình truyền điện qua tay người bên cạnh nhưng chỉ được truyền qua 1 bên thôi nhé, và cứ như thế người vừa được truyền điện sẽ truyền tiếp cho người bên cạnh, nên nhớ chỉ có người làm chuông mới có thể truyền ngược lại dòng điện, đó là về người chơi.Còn người ngồi trong vòng tròn các bạn sẽ chú ý đến dòng điện chạy chắc chắn lúc truyền điện từ tay người này sang tay người khác sẽ có sơ hở để các bạn biết được dòng điện nó đang ở hướng nào, các bạn sẽ phải bắt tận tay người vừa truyền điện qua . Ví dụ khi bạn biết hướng dòng điện, bạn có thể bỏ người thứ nhất và người thứ 2 các bạn hãy bắt thì chắc chắn 1 điều người thứ 2 sẽ không bao giờ chối cãi. Và cứ như vậy trò chơi sẽ liên tục người này bị đến người khác bị . Khi nào người làm chuông mà bị bắt, thì người được thế ra sẽ được nhận chức vụ làm chuông. [chuyền điện bằng cách bấm [hoặc bóp chặt] và thả ra liền để cho người bên cạnh mình biết. Tránh: bóp quá mạnh làm đau tay bạn, bấm một cách lộ liễu dễ bị phát hiện]

4. Hột vịt lộn

Địa điểm: ngoài trời hoặc trong nhà miễn sao không gian đủ để tạo một vòng tròn theo số lượng người chơi
Cách chơi: : tạo 1 vòng tròn cùng ngồi xuống đất, quản trò sẽ đưa ra 1 số từ cần phải nhớ, HỘT VỊT LỘN, LƯỢM, LUỘC, LỘT, LIẾM, LỦM, [có thể tuỳ theo mức độ chơi mà đưa thêm từ vào, ví dụ trước chữ LỘT đưa thêm các từ: LÈ, LƯỠI....].Quản trò sẽ khởi xướng trước bằng câu: HỘT VỊT LỘN, người chơi bên phải tiếp theo sẽ hô: LƯỢM, và người tiếp theo sẽ hô: LUỘC, cứ như vậy cho đến hết các từ đã đưa ra thì ta quay lại từ đầu....Lưu ý để cho dễ có người thua cuộc[nếu các bạn chơi quá siêu ta tăng tốc độ lên, ắt có người thua 1000đ...Hihi].

5. Bà Ba đi chợ

Bà Ba đi chợ, mua một cối xay, vừa đi vừa xay, vừa xay vừa đi. [ vòng tròn hô theo lời quản trò và làm theo động tác]
Bà Ba đi chợ, mua cái máy may, vừa may vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa đi.
Bà Ba đi chợ, mua một cái cưa, vừa cưa vừa kéo, vừa kéo vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa đi.
Bà Ba đi chợ ...

6. Bạn ơi hãy làm

Quản trò: Bạn ơi hãy làm
Vòng tròn: Làm như thế nào.
Quản trò: Làm như thế này bạn nhé. [tất cả vòng tròn làm theo động tác mà Quản trò vừa thực hiện]

A. TRÒ CHƠI SINH HOẠT VÒNG TRÒN

I- TRÒ CHƠI PHẢN XẠ

1. Con Thỏ Ăn Cỏ

       - NĐK: [hô] con thỏ

       - NC: [lập lại] con thỏ         

       - NĐK: [hô] ăn cỏ

         NC : [lập lại] ăn cỏ và chụm các ngón tay phải để vào lòng bàn tay trái

       - NĐK: [hô] uống nước

         NC : [lập lại] uống nước và chụm các ngón tay phải để vô miệng

       - NĐK: [hô]vô hang

       -  NC : [lập lại] vô hang và chụm các ngón tay phải để vô lỗ tai

 * Lưu ý: NC chỉ làm theo những gì NĐK hô. Ai sai bị phạt.

  2. Trời – Đất – Nước

Người Điều Khiển chỉ từng người hô:

 - NĐK: trời           -NC: nói một loài vật bay trên trời [con cò]

- NĐK:  Đất          -NC: nói một loài vật sống trên đất [con heo]

- NĐK: Nước        -NC: nói một loài vật sống dưới nước [cá rô]

 * Lưu ý: Ai nói một loài vật không rõ, nói sai hoặc lập lại cái đã nói rồi thì bị phạt.

  3. Sống – Chết, Thiên Đàng – Hỏa Ngục

[Tất cả đứng vòng tròn]

 - NĐK: [hô] Sống         -TC: Chạy tại chỗ

- NĐK: Chết                  -TC: Đứng nghiêm

- NĐK: Thiên đàng       -TC: Giơ hai tay lên trời

- NĐK: Hỏa ngục          -TC: Ngồi xuống

 *Lưu ý: NC chỉ làm theo những gì NĐK hô. Ai sai bị phạt.

  4. Cây Mấy Đầu

NĐK chỉ từng người hỏi:

 - NĐK: Một cây mấy đầu?          NC: [nói] 2 đầu

- NĐK: Nửa cây mấy đầu ?         NC: 2 đầu

- NĐK: Một cây rưỡi ?                 NC: 4 đầu

 * Lưu ý: Cứ thế tiếp tục hỏi bất cứ mấy cây cũng được [vì một cây cũng 2 đầu, nửa cây cũng 2 đầu], do đó 

một cây rưỡi cũng bốn đầu.

  5. Chào Binh – Chào Bô

 - NĐK: [hát hoặc đọc] chào binh, chào bô, chào tăng gô, chào nam mô, em chào cụ đồ chúng em xin chào cô

 và sau hết xin chào sạc lô.

- NĐK: [hô] chào binh        NC: tay phải đưa lên trán, lòng bàn tay úp xuống, chào theo kiểu nhà binh

- NĐK: Chào bô                  NC: Hai tay chắp trước ngực

- NĐK: Chào tăng gô          NC: Hai tay đàn gui ta

- NĐK: chào nam mô        NC: hai tay chắp lại đặt trước ngực và cúi đầu

- NĐK: Chào cụ đồ            NC: Khoanh hai tay cúi đầu

- NĐK: Chào cô                 NC: Hai tay đưa ra trước vòng xuống dưới, nhún một cái

- NĐK: Chào sạc-lô             NC: Nắm hai ống quần nhún một cái

 * Lưu ý: NĐK: hô bất cứ chào làm sao ? Thì người chơi phải làm theo lời NĐK chứ không được làm theo 

cử điệu.

  6. Bằng – Ah

NĐK chỉ từng người và hô:

     - NĐK: [hô] Bằng [hai tay chắp lại chĩa vào NC]

       NC    : [hô] Ah [đưa hai tay lên trời]

     - NĐK: [hô] Ah [đưa hai tay lên trời]

       NC: [hô] Bằng [hai tay chắp lại chĩa vào NĐK]

 * Lưu ý: NĐK hô bằng thì NC hô Ah và ngược lại.Và NĐK nên nói nhanh để đánh lừa NC.

  7. Súng – Sói – Người

 * Nguyên tắc : Súng bắn sói

                          Sói cắn người

                   Người điều khiển được súng

+ Súng : 2 tay chắp chĩa vào người kia.

+ Sói : 2 tay giơ lên hai lỗ tai xòe ra

+ Người : đứng nghiêm xuôi tay.

 NĐK chỉ vào người chơi và làm những động tác:

 - NĐK: làm động tác súng     NC: phải làm động tác người

- NĐK: làm động tác sói        NC: phải làm động tác súng

- NĐK: làm động tác người    NC: phải làm động tác sói

 * Lưu ý: NC phải thắng NĐK ai thua bị phạt

  8. Chưởng – Chỉ – Chỏ – Chảo

 + Chưởng: Tay đẩy về phía trước

+ Chỉ: Chỉ ngón trỏ về phía trước

+ Chỏ: Làm động tác đánh chỏ

+ Chảo: Đưa tay phải ra trước, lòng bàn tay úp xuống rồi đánh hất ngửa lòng bàn tay lên.

NĐK hô:

- NĐK: Chưởng,rồi làm động tác chưởng - TC: Lập lại và làm động tác chưởng

- NĐK: Chỉ,rồi làm động tác chỉ - TC: Lập lại và làm động tác chỉ

- NĐK: Chỏ,rồi làm động tác chỏ - TC: Lập lại và làm động tác chỏ

- NĐK: Chảo,rồi làm động tác chảo - TC: Lập lại và làm động tác chảo

 * Lưu ý: NĐK có thể hô một đàng làm một nẻo, còn TC chỉ làm theo NĐK hô chứ đừng làm theo cử điệu

  9. Ai Là Vua

NĐK chỉ từng người và nói:

 - NĐK:  Ai là vua ?

- NC : Ta là vua [giơ 2 tay lên]và hai người bên cạnh người được chỉ nói: Tâu bệ hạ [chắp tay cúi phục người xuống]

 * Lưu ý: Người tâu phải cúi thấp hơn vua ai sai bị phạt.

  10. Cõng Mẹ – Đánh Cọp

 - NĐK: [hô] Cõng mẹ             NC: Đưa trỏ ra trước

- NĐK: Đánh cọp                    NC: Tay phải đẩy về trước

- NĐK: Đánh mẹ            NC: Đứng im

- NĐK: Cõng cọp                    NC: Đứng im

 * Lưu ý: Khi NĐK hô: đánh mẹ và cõng cọp, NC không được làm động tác nào, ai sai bị phạt.

  11. Cua – Cò – Cá

 - NĐK: [hô] Cua     NC: Đưa tay phải ra trước-úp bàn tay xuống

- NĐK: Cò               NC: Đưa tay phải lên cong như cổ cò

- NĐK: Cá               NC: Úp hai bàn tay lại

 * Lưu ý: Làm theo lời nói của NĐK

  12. Lò – Cò – Bò – Giò – Sò

 - NĐK: Con bò  - TC: Giơ 2 tay lên đầu làm sừng

- NĐK: Bếp lò   - TC: 2 tay om vòng trước ngực

- NĐK: Xe bò    -TC: 2 tay quay tròn trước ngực

- NĐK: Cái giò  -TC: Co chân phải đưa ra phía trước

- NĐK: Vỏ Sò   -TC: 2 bàn tay chụm lại với nhau làm như vỏ sò

 * Lưu ý: Làm theo lời nói của NĐK chứ không làm theo động tác.

 13. Ba – Má – Tôi

                   - Ba : Để tay lên đầu

                   - Má : Để 2 tay lên má

                   - Tôi : Khoanh tay chéo trước ngực

 * Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô

 một đàng nhưng làm một nẻo.

  14. Công – Thưởng, Tội – Phạt

          + Công : Giang 2 tay ngang vai

          + Thưởng: Đưa 2 tay lên trời

          + Tội : Đứng im

          + Phạt : Ngồi xuống

 * Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô 

một đàng nhưng làm một nẻo.

  15. Dài – Ngắn; Cao – Thấp

          + Dài : Giang 2 tay ra

          + Ngắn : Chấp hai tay phía trước

          + Cao : Tay phải giơ lên cao, tay trái xuôi xuống

          + Thấp : Úp 2 bàn tay phía trước

 * Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô

 một đàng nhưng làm một nẻo.

  16. Nhập – Chế Biến – Xuất Khẩu

          + Nhập : Đưa 2 tay lên miệng

          + Chế biến: 2 tay úp vào bụng

          + Xuất khẩu: 2 tay xuôi sau đít

 * Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô 

một đàng nhưng làm một nẻo.

  17. Huế – Saigòn – Hà Nội

          + Huế : Đứng nghiêm

          + Sài gòn: Ngồi xuống

          + Hà Nội: Giơ 2 tay lên đứng thẳng

 * Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.

  18. Chơi – Học – Cầu Nguyện

          + Chơi : Chạy tại chỗ

          + Học : Giơ 2 tay ra trước như cầm cuốn tập

          + Cầu nguyện: Chắp hai tay lại để trước ngực, mắt ngước lên trời như đang cầu nguyện

 * Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô

 một đàng nhưng làm một nẻo.

  19. Xuân – Hạ – Thu – Đông

          + NĐK: Xuân       -TC: [hô] Vui rồi cười vui tươi

          + NĐK:Hạ -TC: [hô] Nực rồi lấy tay quạt quạt

          + NĐK:Thu          -TC: [hô] Buồn rồi để tay phải áp má

          + NĐK: Đông       -TC: [hô] Lạnh rồi 2 tay chéo ngực rung rung

  20. Rừng – Sông – Núi

          + NĐK hô: - TC hô: Rừng : băng và làm động tác chạy tại chỗ

          + NĐK hô: Sông  - TC hô: lội và cúi xuống làm động tác xắn hai ống quần lên

          + NĐK hô: Núi    - TC hô: Trèo và làm động tác như đang leo núi

 * Lưu ý: NĐK hô và làm cử điệu để TC cùng làm theo, nhưng có thể hô một đàng, làm một nẻo; còn TC

 chỉ làm theo lời NĐK hô.

  21. Trăng – Mây – Gió – Mưa

          + Trăng : Sáng

          + Mây   : Bay

          + Gió    : Thổi

          + Mưa   : Rơi

 * Lưu ý: NĐK hô trăng thì NC hô sáng và ngược lại NĐK hô sáng thì NC hô trăng, ai nói sai thì bị phạt

  22. Nú - Ní - Ná

          + Nu nú : Chỉ vào lỗ mũi

          + Ni ní : Chỉ vào lỗ tai

          + Na ná : Chỉ vào cằm

 * Lưu ý: NĐK hô động tác nào thì TC phải chỉ đúng động tác ấy vào cơ thể mình. Còn NĐK nói một đàng 

nhưng làm một nẻo.

  23. Trán – Cằm – Tai

 - NĐK: [hát hoặc đọc] Trán cằm tai, trán cằm tai, chán tai tai cằm tai, chán tai tai cằm tai.

 * Lưu ý: NĐK:đọc hoặc hát tới đâu thì người chơi phải chỉ vào cơ thể mình cho đúng lời [trán cằm tai] tốc

 độ từ chậm đến nhanh. Ai sai  bị phạt. Có thể chế biến : gối đầu mông …

  24. Kẹo – Bánh – Mứt

 - NĐK: hô kẹo hoặc bánh mứt và chỉ một người, người này phải nói 1 loại kẹo hoặc bánh hoặc mứt mình biết.

 Vd : NĐK hô : kẹo – NC: kẹo chanh

 * Lưu ý : Ai không nói nhanh hoặc trùng với người trước thì bị phạt

  25. Bắn Chim

 - NĐK chỉ một người và bắn : bằng, người này té xuống [ngồi xuống]. Hai người hai bên xòe cánh bay đi 

[giang hai tay]

 * Lưu ý: Ai không phản ứng nhanh bị phạt

  26. Tai Thỏ

 - NĐK [Chỉ một người và bắn : bằng, người này la ái một cái. Hai người hai bên, một người đưa bàn tay phải

 và một người đưa bàn tay trái kề sát người bị bắn làm “tai thỏ”

 * Lưu ý: Ai không phản ứng nhanh hoặc đưa lộn tay bị phạt

  27. Nói Ngược – Làm Ngược

 - NĐK chỉ bộ phận trên cơ thể mình và nói bộ phận khác

  NC phải chỉ bộ phận khác đó và nói bộ phận mà NĐK đã chỉ.

Ví dụ : NĐK chỉ đầu và nói đây là cái chân

             NC phải chỉ chân và nói đây là cái đầu.

 * Lưu ý: Ai không phản ứng nhanh, chỉ sai hoặc nói sai bị phạt

  28. Có – Không

 - NĐK hỏi NC một cái gì đó của anh ta

- NC, nếu có vật đó thì  nói không nhưng phải gật đầu.

Còn nếu NC không có vật đó thì phải nói có nhưng lắc đầu.

 * Lưu ý: Ai nói không mà lắc đầu hoặc nói có mà gật đầu thì bị phạt.

  29. Đánh Trống Lảng

 NĐK hỏi NC một chuyện gì đó. Người này không được trả lời câu hỏi đó nhưng nói lảng qua một câu chuyện 

khác.

Ví dụ : NĐK : Hôm qua anh ở đâu ?

            NC     : Hôm nay trời đẹp quá !

 * Lưu ý: Ai trả lời ngập ngừng thì bị phạt.

  30. Thợ Săn – Hổ – Tiều Phu

          Nguyên tắc :  Thợ săn bắn hổ

                              Hổ vồ tiều phu

                              Tiều phu búa thợ săn

     . Thợ săn : 2 tay làm súng chĩa

     . Hổ         : 2 tay vồ người

     . Tiều phu: 2 tay nắm lại thành búa

 * Lưu ý: NĐK làm động tác nào thì Nc phải làm động tác khác để thắng NĐK. Ai sai bị phạt.

  31. Đùng – Chéo – Ah

          Nguyên tắc :  Đùng thắng chéo

                             Chéo thắng Ah

                             Ah thắng đùng

     . Đùng : 2 tay bắn lên cao

     . Chéo : vòng tay từ phải qua trái tròn

     . Ah     : Giựt mình ngã ra sau

 * Lưu ý: NĐK làm một động tác thì NC phải làm động tác khác để thắng NĐK

  32. Thuyền Chở Gì ?

 Ngồi hay đứng thành vòng tròn, NĐK chỉ một người và hỏi với tên người đó:

NĐK hỏi NC : Thuyền Hằng chở gì ? khi đó người được hỏi có tên Hằng trả lời: Ví dụ:Thuyền Hằng chở hẹ, 

rồi tiếp theo, người đó sẽ hỏi một người khác. Ví dụ: Thuyền Huy chở gì? Cứ như thế, người được hỏi phải 

trả lời chở một vật hay loài vật có tên mà chữ cái đầu giống với chữ cái đầu của tên mình.

Ví dụ: Hằng – hẹ; Huy – huệ; Anh – ảnh ….

 * Lưu ý: Ai không phản ứng nhanh hoặc chở cái gì mà không có ý nghĩa hay chữ cái đầu không hợp với tên mình thì bị phạt.

  33. Đếm Sao

 - NĐK [hát hoặc đọc] : một ông sao sáng, hai ông sáng sao, tôi đố anh chị nào một hơi đếm hết từ một ông sao sáng đến mười ông sáng sao.

- NC : [Đếm từ 1 đến 10 một hơi] 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao…

 * Lưu ý: Ai đếm chậm hoặc sai bị phạt

* Biến chế thêm : 1 ly chanh đá, 2 ly đá chanh

                       1 ly chanh muối, 2 ly muối chanh

                       1 cây kem chuối, 2 cây chuối kem

                           1 ly nước dừa, 2 ly dừa nước

                       1 tô canh cá, 2 tô cá canh

                       1 cây sụ đọt, 2 cây đọt sú.

  34. Soi Gương

 - NĐK đến trước NC làm bất cứ động tác gì NC phải làm theo y hệt như soi trong gương [nếu sai bị phạt].

  35. Nói Ngược – Nói Xuôi

       [Vòng tròn, chia làm 2 phe bằng nhau].

        * NĐK chọn ra những cặp từ đối lặp.

* Ví dụ : - Chúa - Con             - Vua - Tôi

            - Thầy - Con                 - Mẹ  - Con

            - Cha  - Con                 - Anh - Em.

* Nói về thức ăn hoặc nước uống :  - Mắm - Bún

                                            - Chanh - Đá

* Nói về thú vật : - Chó - Mèo

                      - Gà  - Vịt

                      - Trâu - Bò

 . Cách thực hiện :

- NĐK cho NC lặp lại những cặp từ trên cho thuộc, rồi chỉ vào nhóm 1 và nói : Chúa – Con.

+ Nhóm 1 : Chúa với con là Chúa Chúa Chúa.

+ Nhóm 2 : nói ngược lại Con với Chúa là con con con.

- NĐK: Chỉ bất cứ nhóm nào và nói trước một cặp từ đối lặp bất kỳ. Từ đó nhóm ấy sẽ bắt đầu như trên.

 * Chế tài : Nhóm nào hô không đều, hoặc lộn sẽ bị chết.

  36. Lý, Lắc, Lặc

 - NĐK : Lý          Tc : Lý [gật đầu]

- NĐK : Lắc                   Tc : Lắc [lắc đầu]

- NĐK : Lặc                   Tc :Lặc [Bật ngửa đầu ra sau].

 * Lưu ý : NĐK làm một kiểu, nói một kiểu. Ai sai bị phạt

  37. Chưa Yêu, Yêu, Đang Yêu, Hiến Dâng

 - NĐK : Chưa yêu +TC : Lặp lại [bàn tay phải đặt nơi má

                                      phải, đầu nghiêng về bên phải]

- NĐK : Yêu              + TC : Yêu [Đặt bàn tay phải lên môi]

- NĐK : Đang yêu + TC: Đang yêu [Đặt tay phải lên ngực]

- NĐK: Hiến dâng  + TC: Hiến dâng [Ngửa 2 bàn tay từ trong ra hai bên].

  38. Hôn – Hít – Hỉnh

 - NĐK : Hôn                 + TC : Chu miệng

- NĐK : Hít          + TC : Hít vào kêu có tiếng

- NĐK : Hỉnh                 + TC : Hỉnh mũi lên

 *Lưu ý: Ai sai bị phạt.

  39. Thăng – Giáng – Bình

 - NĐK : Thăng              + TC : lặp lại [2 tay đưa lên cao]

- NĐK : Giáng               + TC : lặp lại [2 tay đưa xuống thấp]

- NĐK : Bình                 + TC : lặp lại [2 tay đưa ngang ngực]

 * Lưu ý : NĐK hô một đàng làm một nẻo. Ai sai bị phạt.

  40. Trái – Phải ; Trước – Sau

 * Tất cả phải thực hiện động tác trái ngược với các mệnh lệnh của NĐK.

 - NĐK : Hô bên trái                + TC : Nhảy sang bên phải

- NĐK : Hô bên phải                 + TC : Nhảy sang bên

- NĐK : Hô đằng trước            + TC : Nhảy lùi về sau.

- NĐK : Hô đằng trước            + TC : Nhảy lùi về sau.

- NĐK : Hô đằng sau               + TC : Nhảy lên phía trước.

  41. Chữ A, O, U, I, E

 NĐK : A : 2 tay để lên đầu tạo hình tam giác.

            O : 2 tay vòng cung tròn trên đầu

            U : 2 tay vung ngang vai tạo thành chữ u

             I  : tay phải giơ lên cao

            E : tay phải co chống vào hông phải tạo thành chữ e.

TC : cùng hát bài “Ta hát to hát nhỏ… “ đến câu cuối : ô, ố, ồ

NĐK : giơ hiệu chữ nào thì TC cùng hát chữ đó. Thí dụ : NĐK giơ chữ A, thì cùng hát A, Á , A, À…

 * Tương tự các chữ khác cũng thế NĐK đổi chữ là đổi lời hát.

  42. Bà Ba  Đi Chợ

 NĐK : Bà ba đi chợ

- đụng phải con cá bà đi bà đá

- đụng phải con cò bà nhảy cò cò.

- đụng dòng nước chảy bà đi bà nhảy

- đụng phải cái chum bà đi lum khum

- đụng phải con bò bà đi lò cò                   

 * Lưu ý: TC nói và làm theo lời nói và cử điệu NĐK; NĐK có thể đổi “Bà Ba đi chợ” thành “Mẹ tôi đi chợ”, 

và chế biến thêm sao cho những câu nói càng dí dỏm càng hay.

 43. Hãy Làm Theo Tôi

          -NĐK: Này bạn ơi hãy làm theo tôi

          -TC: Này bạn ơi hãy làm theo tôi

          -NĐK: Cười cái coi là cười cái coi

          -TC: Cười cái coi là cười cái coi

             -NĐK: Vui quá trời là vui quá trời

          -TC: Vui quá trời là vui quá trời

             -NĐK: Đừng có làm sai

             -TC: Đừng có làm sai

          -NĐK: Có khó chi mô bạn ơi

             -TC: Có khó chi mô bạn ơi

 * Tương tự : - Gãi cái đầu - chí quá trời

                  - Đấm cái lưng  -  nhức quá trời.

                  - Chạy cái coi -  Trễ quátrời.

                  - Ngồi xuống đây  -  Mệt quá trời.

                  - Khóc  cái coi -  Buồn quá trời.

                   - Cúi cái lưng  -  Mỏi quá trời.

                   - Quỳ xuống đây   -  ê quá trời.

                   - Nằm xuống đây  - buồn ngủ quá trời..

 * Lưu ý: TC  làm theo lời nói và cử điệu NĐK.

  44. Quay Sang Bên Mặt

 Tất cả hát bài hát “ Quay sang bên mặt, nhìn về bên trái . Nếu thấy có ai… “ Lúc đó NĐK sẽ hô :

          - Không cười thì nhéo   -  Không quì thì ngắt

          - Không khóc thì đánh   -  Không bò thì thụi

          - Không ngồi thì đá   -  Không nằm thì nhéo

          - Không đứng thì đạp.

 * TC : Làm cử điệu theo câu nói của NĐK

  45. Nhà Nông.

 NĐK : Nhà nông vác cuốc ra đồng  -  cuốc 1 cái  -  xới đất lên

          Mưa rơi  -  ướt cả ruộng đồng  - gieo hạt  -  hạt nẩy      mầm 1 lá  -  2 lá,  1 nụ  -  2 nụ  - nụ nở thành hoa 

 - gió thổi – hoa lung linh trước gió  -  hoa phất phơ trước gió  -  hoa héo  -  hoa tàn.

 * Lưu ý: NĐK vừa nói vừa làm cử điệu theo ý nghĩa của câu nói; tất cả người chơi lặp lại lời nói và làm 

theo cử điệu của NĐK

  46. Đá Banh

 - NĐK : Đá banh + tc : nhảy tại chỗ

- NĐK : Lừa banh         + tc : dang chân trái sang trái, rồi rút về

- NĐK : Qua phải          + tc : giạng chân phải sang phải, rút về

- NĐK : Sút                   + tc : Đá thẳng chân phải về phía trước

- NĐK : Dô          + tc : Co tay phải lên

- NĐK : Không dô         + tc : giơ thẳng tay ra trước mặt.

 * NĐK có thể chế thêm : Đội đầu, nhảy lên đánh đầu, chụp… [người chơi nói và làm theo NĐK].

 . Biến chế :

- NĐK : Hồng Sơn                   + tc : Hồng Sơn

- NĐK : Dẫn banh                   + tc : Dẫn banh [chạy tại chỗ]

- NĐK : Qua phải          + tc : Qua phải [chạy sang phải]

- NĐK : Sang trái           + tc : Sang trái [chạy sang trái]

- NĐK : Chuẩn bị          + tc : Chuẩn bị [co chân phải]

- NĐK : Sút                             + tc : : Sút [sút chân fải trước]

 * Lưu ý : Có thể gọi tên bất cứ cầu thủ nào. Mỗi lần lặp lại nên thay tên cầu thủ],

 - NĐK có thể thêm : Dẫn banh [chạy tại chỗ]

- Chuyền cho Huỳnh Đức [ Đá chân phải sang trái]

- Hoặc đánh đầu [Nhảy lên gật đầu]

- Mất banh [Đứng yên].

  47. Chào Model

 - NĐK : Nam Việt Nam chào Nữ Việt Nam.

- tc       : 2 tay nắm để trước ngực chào.

- NĐK : Nữ Việt Nam chào Nam Việt Nam

- tc       : tay phải đưa lên mà làm duyên

- NĐK : Nam Việt Nam chào Nữ ngoại quốc.

- tc       : Bàn tay phải đạt trên ngực cúi đầu.

- NĐK : Nữ ngoại quốc chào Nam Việt Nam

- tc       : 2 tay nắm 2 vạt áo nhún xòe chân.

- NĐK : Nam ngoại quốc chào Nữ Việt Nam.

- tc       : Tay phải đưa ra như mời.

- NĐK : Nữ Việt Nam chào nam ngoại quốc.

- tc       : Tay trái đưa lên mà làm duyên.

  48. Cô Ca Cô La

 [ chia 4 nhóm bằng nhau]

          - Nhóm I  : Gọi là Cô.

          - Nhóm 2  : Gọi là Ca.

          - Nhóm 3  : Gọi là Cô

          - Nhóm 4  : Gọi là La.

 * NĐK : Chỉ từng nhóm, nhóm nào được chỉ phải hô to tên của nhóm mình.

  49. Cóc Cần

 [chia làm 4 nhóm]

          - Nhóm 1  : Đặt tên là Ông

          - Nhóm 2  : Đặt tên là Cóc

          - Nhóm 3  : Đặt tên là Cần

          - Nhóm 4  : Đặt tên là Bà.

 * NĐK chỉ theo từng nhóm, nhóm nào được chỉ phải hô to tên của nhóm mình.

  50. Đồng Hồ Báo Thức

 [chia làm ba nhóm]

          - Nhóm 1  : KÍNH KENG

          - Nhóm 2  : CÒNG CÒNG

          - Nhóm 3  : BONG BONG

 * NĐK đứng giữa chỉ từng nhóm. m được chỉ phải hô to tên của nhóm mình.

  51. Pháo Nổ

 * NĐK đứng giữa vòng tròn ra hiệu cho tất cả chuẩn bị nổ [vỗ tay].

   NĐK giơ tay thấp, tất cả vỗ nhẹ. Giơ càng cao vỗ càng mạnh.

   NĐK phất tay phải, tất cả kêu “Đùng”. Phất tay trái kêu “Đoành”.

   NĐK phất 2 tay tất cả kêu “Đùng Đoành”.

  52. Ba Thế Hệ Gà

 [chia thành 3 nhóm bằng nhau]

          - Nhóm 1  : Gà mẹ [kêu : cục ta, cục tác]

          - Nhóm 2  : Gà trống [kêu ò ó o…]

          - Nhóm 3  : Gà con [kêu chíp chíp chíp]

 * NĐK Đưa tay chỉ vào nhóm nào, thì nhóm đó phải đồng thanh kêu lên theo tiếng kêu của mình; NĐK

 Có thể thay đổi nhóm liên tục và càng lúc càng nhanh lên. Nhóm nào kêu không đều, hay chậm sẽ bị loại.

  53. Hòa Tấu

 [chia làm 4 nhóm bằng nhau]

 1. Nhóm đàn : Tình tính tình, tình tính tang, tình tính tình tính tang tang tình.

2. Nhóm kèn  : Tò tí tò, tò tí te, tò tí tò tí te te tò.

3. Nhóm trống : Tùng cắc tùng, tùng cắc cheng, tùng cắc tùng, cắc cheng cheng tùng.

4. Nhóm đàn cò : Ò í ò, ó í e, ò í ò í e e ò.

 * NĐK đứng giữa vòng, chỉ vào bất cứ nhóm nào, nhóm ấy phải hòa tấu lên giai điệu của mình. Có thể

 hát bài Hòa tấu.

  II. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẸ

1. Chim Bay Cò Bay

 - NĐK ra giữa vòng tròn hô tên một loài vật.

Nếu loài nào bay được thì tất cả NC giang 2 tay bay lên [loài bay là loài có cánh].

- Nếu loài nào không bay được tất cả NC đứng im không được nhúc nhích.

 * Ai không phản ứng nhanh bị phạt.

  2. Phản Xạ

 - NĐK đứng giữa vòng hô ba loại thú.

     * Loại bay được, thì NC nhảy lên

     * Loại sống trên cạn, thì chạy tại chỗ.

     * Loại sống dưới nước, thì NC nghiêng trái nghiêng phải như thể là đang bơi..

 . Ví dụ : Ba Ba     - nghiêng trái nghiêng phải

           Con La   - chạy tại chỗ.

           Sơn Ca   - Nhảy lên.

 . Chế tài : Ai nhảy sai mời vào giữa vòng tròn chờ hình phạt

 * Lưu ý : Để cho trò chơi hấp dẫn, NĐK cần chuẩn bị nhiều tên con vật, nếu xếp theo âm vần thì càng hay.

  3. Đập Tay

 - Tất cả NC xòe tay trái ra, tay phải lật úp phía trước.

- NĐK [hô] 1 [ngân dài]…2 thì NC dùng bàn tay phải của mình đập bàn tay trái của bạn bên cạnh. Trong khi đó

 rút bàn tay trái mình lại. Ai để cho người bên cạnh đập trúng tay mình thì bị phạt.

- Nếu NĐK [hô] 1 [ngân dài].. 3 hoặc 4 hoặc 5 thì NC không được đập cũng không được rút tay, ai sai bị phạt.

  4. Cua Kẹp

 - Tất NC xòe bàn tay trái ra, ngón trỏ tay phải đặt vào bàn tay trái của người bên cạnh.

- NĐK [hô] cua [ngân dài]… kẹp thì NC dùng bàn tay trái kẹp ngón trỏ tay phải của bạn mình, trong khi đó rút 

ngón trỏ mình lại. Ai để cho người bên cạnh kẹp trúng tay mình thì bị phạt.

Nếu NĐK [hô] cua [ngân dài]… luộc hoặc nướng hoặc chiên, thì NC không được kẹp và cũng không được rút 

tay, ai sai bị phạt.

Hoặc NĐK hô: Đường   - NC: ngọt

                                Chanh    - NC: chua

                                Muối      - NC: mặn

                                Cua        - NC: kẹp và làm động tác kẹp. Ai để cho người bên cạnh kẹp trúng tay mình thì bị

 phạt.

NĐK nên hô thật nhanh.

  5. Úp  -  Ngửa

     - Úp úp : 2 bàn tay úp xuống đất

     - Ngửa ngửa : 2 bàn tay ngửa trên đất

     - Úp Ngửa : tay phải úp, tay trái ngửa

 * NĐK hô bất cứ động tác nào NC làm theo.

  6. Em Học Toán Lớp 3

 Đứng vòng tròn, NĐK cho NC điểm số từ một đến hết. Nhưng những ai thuộc những số chia hết cho 3 hoặc 4 hoặc 5… [tuỳ theo quy định của NĐK] không điểm mà vỗ tay, ai sai bị phạt.

  7. Ba – Má ; Chín – Sống

 NĐK cho NC đứng vòng tròn rồi điểm danh, những ai thuộ con số 3 phải đọc là má, số 9 đọc là sống. Ví dụ :

          13 : Mười má

          19 : Mười sống

          33 : Má mươi má

          99 : sống mươi sống

 * Ai đọc sai hoặc không phản ứng nhanh bị phạt.

  8. Tôi Bảo

 - NĐK hô tôi bảo làm một động tác nào đó mọi người phải làm theo. Khi nào không có chữ “tôi bảo” thì không làm theo. Ai sai bị phạt.

  9. Tìm Nhạc Trưởng

 - Chọn một người ra ngoài vòng tròn nhắm mắt.

- Trong vòng tròn chọn một người làm nhạc trưởng người này sẽ làm các động tác, tất cả người chơi cùng làm theo.

- Vòng tròn bắt bài hát.

- Người ngoài vòng tròn đi vào vòng tròn tìm xem ai là nhạc trưởng quan sát chỉ 3 người.

 * Lưu ý: Người làm nhạc trưởng phải thay đổi cử điệu thường xuyên. Tất cả phải để ý làm theo cho ăn khớp. Quản trò có bổn phận bắt hát liên tục. Người tìm bắt chỉ 3 người, nếu không đúng thì bị phạt, nếu đúng thì 

người nhạc trưởng trở thành người tìm bắt. Chọn người nhạc trưởng khác làm nhạc trưởng để tiếp tục trò 

chơi.

  10. Mìn Nổ Chậm

 - Chọn một người ra giữa vòng tròn nhắm mắt lại. Một quả mìn [cái nón hoặc trái banh] được chuyền đi trong 

vòng tròn. Bất thần người nhắm mắt hô đùng. Ai đang giữ mìn thì bị phạt.

 * Lưu ý: Không được chuyền tắt, chuyền rớt banh phải lượm lên chuyền lại.

  11. Còi Thổi Di Động

 - Chọn một người ra giữa vòng tròn nhắm mắt, một cây còi được chuyền đi trong vòng tròn, bất thần một người thổi hai tiếng còi rồi dấu còi sau lưng. Tất cả các người khác cũng để tay ra sau lưng. Người giữa vòng mở mắt quan sát tìm người giữ còi người này sẽ ra thế nhắm mắt. Người tìm chỉ chỉ một lần không tìm được nhắm mắt tiếp.

  12. Bắn Tàu.

     - Ba người thành một con tàu đứng sát nhau

     - Gọi số các tàu : tàu số 1 ; tàu số 2…

     - Cách bắn : Người bên phải nói : Nhắm

                   Người ở giữa nói :     Bắn

                   Người bên trái nói :   Đùng bắn con tàu số…

                                             [ghép số của tàu kia vào]

     - Tàu nào bị bắn sẽ bắn tiếp các tàu khác tương tự

 * Lưu ý: Tàu nào sai bị loại coi như đã bị chìm.

 13. Gọi Món Ăn

 Cũng vậy, thay vì bắn tàu thì ta đổi thành gọi món.

Ví dụ: Ba người một nhóm và chọn cho nhóm mình tên một món ăn: thịt chó; gà rô ti; vịt nấu chao…

         Cách gọi: NĐK chỉ vào một nhóm nào đó để bắt đầu, rồi nhóm đó sẽ bắt đầu:

                          - Người bên phải nói : chấm

                   - Người ở giữa nói :     múc

                   - Người bên trái nói: [gọi tên món của nhóm khác] gà rô ti. Sau đó nhóm gà rô ti lại tiêp tục gọi nhóm khác…Nhóm nào kêu chậm hay gọi lại nhóm vừa gọi mình hoặc gọi nhóm đã chét rồi thì bị phạt.

  14. Con Vịt

 - NĐK : Ra giữa giơ chân phải lên dậm xuống đất [phịch]

- NC    : [kêu] cạp, cạp [vỗ tay]

 * Cứ thế mỗi lần người điều khiển dậm một cái thì NC kêu cạp cạp. NĐK chỉ giơ giò không giậm, NC không được kêu hoặc vỗ tay, ai sai bị phạt.

  15. Đúng Giờ

 - Tất cả người chơi ngồi vòng tròn nhắm mắt lại ước lượng thời gian khoảng 10 phút đứng lên.

- NĐK xem đồng hồ coi ai đứng lên chính xác nhất thì được; còn ai không chính xác thì bị phạt.

  16. Máy Thu - Phát

 - NĐK ra ngồi giữa vòng tròn, NC từng người một ra trả lời [nói nhỏ với người điều khiển] các câu sau :

          1. Ai ?                  2. Làm gì ?

          3. Với ai ?   4. Ở đâu ?

             5. Khi nào?

 * Lưu ý: 4 người chơi sẽ trả lời 5 câu hỏi trên. Sau đó NĐK mở máy phát ra các câu trả lời coi có sự trùng 

hợp dí dỏm hay không [chỉ nói tên những người có mặt trong vòng tròn]. Hai người được nêu tên oẳn  tù tì 

với nhau, ai thua thì ra làm Máy. Trong khi hai người oẳn tù tì thì vòng tròn có thể hát bài hát Oẳn Tù Tì ra cái gì….

  17. Ông Chủ Và Đầy Tớ

 - Một người làm đầy tớ đi ra khỏi vòng tròn

- NĐK làm ông chủ phát phiếu trong đó có để tên một con vật cho NC, hay chỉ định một người nào và đặt tên một con vật [có thể 3, 4 phiếu trùng tên một con vật cũng được]

- Ông chủ gọi đầy tớ lại và bảo “Hôm nay ta muốn đãi khách… con hãy đi bắt một con vật nào đó cho ta làm thịt”

- Đầy tớ quan sát chọn một con, nếu đúng như đã được NĐK chọn thì người đó kêu tên con vật [theo phiếu hay

đã được chỉ định] của mình. Còn nếu không đúng thì không được kêu.

 * Nếu đúng ông chủ thưởng đầy tớ ,sai thì bị phạt.

  18. Bệnh Truyền Nhiễm

 - NĐK giả làm người bệnh [bệnh cùi, què, mù, gù, câm, phong…] đi đến đâu đụng vào người nào thì lây qua 

người đó. Rồi NC này bị lây sẽ đi theo NĐK và có thể lây cho người khác.[vừa đi, vừa làm động tác của người

 bị bệnh].

  19. Vòng Tròn Nghiêng Ngả

 - Mọi người xếp vòng tròn, điểm số từ 1 đến hết. Những người mang số lẻ sẽ nắm tay nhau vòng qua lưng 

người mang số chẵn, và những người mang số chẵn sẽ nắm tay nhau vòng qua lưng những người mang số lẻ.

- NĐK vửa thổi còi vừa chạy quanh vòng tròn và dùng tay rà lẹ trên vòng tròn thấp dần lên trên đầu mọi người.

- Mọi người phải ngả ra phía sau [ đã có hai cánh tay đang đỡ] thấp hơn để tránh tay của NĐK[không được khuỵ chân xuống]. * Lưu ý: Ai để cho tay NĐK chạm vào đầu sẽ bị phạt.

  20. Kết Vòng Hoa Tên

          - Kết : [2 tay đập xuống đùi]

          - Vòng : [vỗ tay]

          - A [tên một người trong vòng]. [Búng tay trái]

          - Gọi B [tên 1 người trong vòng]. [Búng tay phải]

          . Lưu ý : Nói sao cho thật nhịp nhàng

          - Ví dụ : Kết vòng, Minh gọi Lan

                    Kết vòng, Lan gọi Hồng.

          Cứ thế tiếp tục. Ai gọi chậm nhịp bị phạt.

  III. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG MẠNH

 1. Gió Thổi

          . NĐK [hô] : Gió thổi gió thổi

          . NC            : Thổi ai thổi ai ?

 * Lưu ý: NĐK quan sát tập thể nào đông thì hô lên chẳng hạn “người mặc áo trắng” “người đeo đồng hồ”. 

Khi đó những người bị gió thổi sẽ đổi chỗ cho nhau và NĐK sẽ chiếm một chỗ, ai ở ngoài vòng tiếp tục cho

 gió thổi.

  2 . Đoàn Kết

 - NĐK [hát hoặc đọc] : Nào chúng ta cùng chơi chụm năm chụm ba, chúng ta là hoa, hoa kết thành chùm hoa ơi hoa chụm lại.

          NC [hỏi] Chụm mấy chụm mấy ?

          NĐK : Chụm….. [5 người 4 chân]

 * Hát kết câu NĐK hô chụm mấy tất cả NC phải chụm lại thành nhóm ai sai hoặc nhóm nào dư thiếu bị phạt.

           Hoặc,

- NĐK: [Hô] Kết đoàn kết đoàn        - TC: Kết mấy kết mấy

- NĐK:    Kết 4 hoặc 5 hay 6… tuỳ theo ý định hay yêu cầu của buổi chơi. Và khi đó thì TC phải nhanh chóng 

gom lại thành từng nhóm với số người như NĐK yêu cầu. Ai còn sót lại thì mời ra để phạt hay làm một cái gì đó.

  3. Chim Xổ Lồng

 - Vòng tròn điểm số 1,2,3 ; 1,2,3 ; 3 người thành một nhóm tụ lại, mỗi nhóm người số 1 với số 3 nắm tay lại làm lồng chim, người số 2 ở giữa làm chim. Tất cả sẵn sàng.

- NĐK ở giữa hô “đổi lồng” hoặc “chim xổ lồng” thì tất cả các chim chạy đổi qua lồng khác, trong khi đó NĐK 

chạy vào 1 lồng. Chim nào còn ở ngoài lồng tiếp tục hô “đổi lồng”.

 * Cuối cùng ai còn ở ngoài thì bị phạt.

  4. Gọi Số Chạy

          - Vòng tròn điểm số từ 1 đến hết.

          - NĐK ở giữa gọi bất cứ một số nào.

          - NC mang số đó nhanh chân chạy ra chạm NĐK. Trong khi đó hai người hai bên phải lẹ tay giữ người 

này lại.

          - Ví dụ : NĐK gọi số 5 thì người chơi mang số 5 lo chạy ra, người mang số 4 và số 6 lo giữ lại.

 * Lưu ý: Nếu không giữ được người chạy thì hai người hai bên phải ra làm kiệu, kiệu người kia về.

  5. Mèo Vồ Chuột

 - Vòng tròn điểm số từ 1 đến hết, giữa vòng chơi có vẽ một vòng tròn nhỏ trong đó để 10 phiếu xếp lại [2 phiếu chữ “mèo” và 8 phiếu chữ “chuột”]

NĐK gọi một lần 10 số và chuẩn bị. Khi nghe hiệu còi, 10 số này nhanh chân chạy ra nhặt phiếu và mở ra xem. 

Nếu là phiếu mèo thì chạy đi vồ chuột, nếu là phiếu chuột nhanh chân chạy về chỗ, để phiếu lại chỗ cũ.

- Chuột nào bị mèo vồ thì coi như đã chết và sẽ bị phạt.

- Mèo mà vồ mèo thì cũng sẽ bị phạt.

  6. Tung Khăn Gọi Số

 - Vòng tròn điểm số từ 1 đến hết

- NĐK đứng ở giữa vòng tròn, cầm một cái khăn quấn tròn, vừa tung khăn lên cao vừa gọi một số. NC mang

số này nhanh chân chạy ra chụp khăn.

- Ai chậm hoặc chụp hụt bị phạt.

- có thể cùng lúc gọi 2 hoặc 3 số.

  7. Cảnh Sát - Ăn Trộm

 - Chọn một người làm cảnh sát và một người làm ăn trộm , cả hai đều bị bịt mắt, ra giữa vòng tròn.

- NC trong vòng tròn chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm giả làm một con vật [mèo, chó, gà…]. Bắt đầu chơi, ăn trộmchạy tới đâu thì các con vật kêu tới đo [giả tiếng kêu của con vật mà nhóm mình đã chọn]. Dựa theo tiếng

 kêu của các con vật, cảnh sát chạy tìm bắt ăn trộm .

 * Nếu cảnh sát bắt được ăn trộm thì ăn trộm sẽ bị phạt. Còn nếu chạy hết một vòng mà cảnh sát không bắt được ăn trộm thì cảnh sát bị phạt.

* Sau mỗi lần như vậy thì đổi cặp khác.

  8. Sập Chuột

 - Chọn một vài người làm bẫy chuột [tuỳ theo số người chơi nhiều hay ít mà ta nhiều hay ít bẫy]. Từng 2 người đứng đối diện với nhau, nắm tay nhau và giơ lên tạo ra một đường hầm cho chuột chui qua. Chia khoảng cách

 đặt bẫy cho đều.

- NC tạo thành vòng tròn đi về bên phải, tất cả nắm đuôi nhau đi trong đường hầm của rập chuột vừa đi vừa hát.

- NĐK bất ngờ thổi còi thì bẫy chuột sâp xuống. Chuột nào bị dính coi như thua và đi ra giữa vòng tròn, còn các chuột khác lại tiếp tục đi và NĐK lại bất ngờ thổi còi….

 * Lưu ý: Chuột nối đuôi không được đứt đuôi.

  9. Dành Ghế Bộ Trưởng

 - Sắp một vòng ghế [mượn một số dép để làm ghế]

- NC đứng một vòng tròn phía ngoài những chiếc ghế, quay lưng vào trong. Số người chơi nhiều hơn số ghế là

một người.

- NĐK thổi còi, người chơi di chuyển vòng tròn vừa đi vừa hát. Bất thần NĐK thổi còi, mỗi người chơi giành cho mình một cái ghế và ngồi lên. Ai không có ghế bị loại.

 * Lưu ý: Tiếp tục trò chơi bằng cách bớt đi một chiếc ghế và tiếp tục ai còn lại là bộ trưởng. Sau cùng những người bị loại sẽ bị phạt…

  10. Bịt Mắt Bắt Bồ.

 - Chọn một người ra giữa vòng tròn và bịt mắt lại.

- Vòng tròn nắm tay lại và di chuyển về bên phải, vừa đi vừa hát.

- Người bị bịt mắt sẽ tiến vào bắt một người ở vòng tròn. Người này phải đứng lại để cho người bị bịt mắt hỏi

 2 câu hỏi [bất cứ câu gì]. Người  bị hỏi trả lời để người bịt mắt đoán tên.

- Nếu đoán đúng người bị hỏi sẽ thế người bị bịt mắt, còn đoán sai thì vẫn tiếp tục bị bịt mắt.

  11. Chạy Ngược Vòng

     NC  ngồi thành vòng tròn, chọn một người ra ngoài vòng tròn. Người này sẽ đi xung quanh vòng tròn, bất

 ngờ đánh vào lưng một người trong vòng tròn, người bị đánh này phải chạy ngược chiều với người kia để về

 chỗ của mình. Ai nhanh chân dành được chỗ thì thắng. Ai không dành được chỗ thì tiếp tục trò chơi.

  12 . Đi Du Lịch

 - NC tạo thành 2 vòng tròn. Vòng trong ít hơn vòng ngoài một người. Tất cả những người ở vòng trong hai tay chống nạnh.

- Nghe hiệu còi, hai vòng duy chuyển ngược chiều nhau vừa đi vừa hát. Bất thần NĐK thổi còi, NC vòng ngoài nhanh tay xỏ vào nạnh của người vòng trong. Ai không có xỏ vào bị loại.

 * Tiếp tục trò chơi bằng cách tiếp tục bỏ bớt người vòng trong.

  13. Chồn Bắt Gà

 [Trò chơi với số lượng đông]

 - NC được chia và xếp hàng sao cho tạo thành hình vuông [chẳng hạn 10 tổ, thì mỗi tổ 10 người]. Khi đó xếp 

các tổ theo hàng dọc. Hàng dọc và hàng ngang cũng đều 10 người, tất cả phải thẳng hàng. Người này cách 

người kia một giang tay, sao cho khi quay trái hoặc phải đều tạo thành hàng dọc bởi giang tay.

- Chọn ra 2 người làm chồn và gà

- Bắt đầu chơi gà chạy theo hàng dọc hoặc hàng ngang, chồn rượt đuổi

- NĐK có thể hô “bên phải quay” hoặc “bên trái quay”, để tạo đường chạy cho gà.

 * Lưu ý: Gà và chồn không được chạy qua đường đã bị rào bởi giang tay.

  14. Cứu Trợ

 * Mỗi nhóm 3 người gồm có : CHA, MẸ, CON

 - NĐK : Đứng giữa hô : Cứu trợ, cứu trợ.

+ TC : Cứu ai ? Cứu ai ?

- NĐK : Cứu CON, cứu CON.

+ Khi đó người Cha và Người Mẹ phải hợp tác dùng tay ẵm đứa con lên khỏi mặt đất.

Nếu NĐK : bảo cứu Cha thì người Mẹ và người Con phải hợp lực ẵm người Cha lên khỏi mặt đất. Cũng vậy 

nếu bảo cứu MẸ thì người Cha và đứa Con ẵm người MẸ lên.

- NĐK có thể bảo cứu Con hàng xóm, thì người cha và người mẹ của nhóm này sẽ sang nhóm bên ẵm người 

CON hàng xóm lên.

 * Lưu ý: Trước khi chơi, NĐK có thể cho TC hát bài:” Ba thương con vì con giống Mẹ, Mẹ thương con vì con giống Ba. Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ, gần nhau là mừng”

  B. TRÒ CHƠI SINH HOẠT THI ĐUA CÁC TỔ

 I. TRÒ CHƠI TRONG PHÒNG.

1 .Trò Chơi Có Dụng Cụ

1. Quan Sát Nhanh

 - Khoảng 30 đồ vật khác nhau để trên bàn, được phủ khăn che kín.

- Các tổ chơi đứng xung quanh bàn, mỗi tổ được phát cho một cây viết và giấy.

- Bắt đầu chơi tất cả cùng hát vui một lúc. Sau đó NĐK mở khăn ra để NC quan sát đồ vật rồi đậy lại.

- NC trong mỗi tổ họp lại với nhau và ghi nhanh tên các đồ vật đã được quan sát. Tổ nào ghi đúng được nhiều

 sẽ thắng.

  2. Quan Sát Thoáng Qua

 - Để khoảng 20 đến 30 đồ vật trong một cái hộp

- NĐK tuần tự lấy từng đồ vật giơ cao cho các tổ xem rồi đặt vào hộp thứ 2.

- Sau cùng mỗi tổ họp lại ghi danh sách những đồ vật đã quan sát được qua tay NĐK. Tổ nào ghi đúng được

nhiều sẽ thắng.

  3. Người Này Là Ai ?

 - Mỗi tổ chọn ra một người, người này đeo mặt nạ trùm kín cả mặt, đầu cổ, chỉ trừ hai con mắt ra,

và được trùm kín từ đầu tới chân [kể cả đôi dép] nhưng để lộ hai con mắt. Tất cả những người còn lại trong tổ

 đi trốn hết.

- NĐK dẫn người được hóa trang này đến các tổ khác để đoán xem người này là ai. Tổ nào đoán đúng thì đạt. Tương tự như vậy các tổ khác cũng hóa trang một người đến tổ kia để đoán xem là ai ?

  4. Ngửi Đoán Đồ Vật

 - Chuẩn bị một số lá cây, hoa các loại hoặc trái cây các thứ và một cái khăn bịt mắt.

- Mỗi tổ cử ra một người bị bịt mắt, NĐK đưa một loại lá cây hoặc trái cây cho người bị bịt mắt. Người này sờ hoặc ngửi để đoán xem là thứ gì ? Ai đúng thì người đó sẽ thắng.

  5. Sờ Đồ Vật Ghi Liền

 - Dụng cụ khoảng 20 đồ vật khác nhau và khăn bịt mắt cho mỗi người trong tổ.

- Tất cả NC trong tổ được bịt mắt xếp hàng ngang, NĐK đưa từng đồ vật cho người đầu hàng. người này được quyền sờ mó đồ vật rồi chuyền cho người thứ 2, cứ thế tiếp tục các em trong tổ đều được sờ đến 20 đồ vật khác nhau.

- Sau đó mở khăn ra họp tổ lại và ghi danh sách các đồ vật đã được sờ, tổ nào đúng nhiều sẽ thắng.

* Nếu không có khăn bịt mắt thì mỗi em trong tổ được sờ đồ vật trong một cái bao, hoặc tắt đèn rồi họp tổ ghi lại danh sách.

  6. Chuyền Đồ Vật Xuôi Ngược

 - Mỗi đội xếp thành hàng ngang, số đồ vật ở đầu hàng bằng số đồ vật ở cuối hàng mỗi đội.

- Bắt đầu chơi, mỗi đội chuyền ngược và xuôi đồ vật [đến đầu và cuối hàng] xem đội nào nhanh nhất là thắng.

* Vừa chuyền đồ vật đi, vừa nhận.

  7. Ngậm Muỗng Chanh

 - Mỗi tổ 2 cái muỗng và một trái chanh, xếp hàng dọc. Vẽ một vòng tròn phía trước cách 3 – 4m.

- Người đầu hàng mỗi tổ cầm một cái muỗng và một trái chanh, người thứ hai cầm một cái muỗng còn lại.

- Bắt đầu chơi, người đầu hàng ngậm cái muỗng vào miệng, bỏ trái chanh lên muỗng đi về phía điểm vòng, trở

về sang trái chanh qua muỗng người thứ hai [không được dùng tay] và trao muỗng cho người thứ ba và chạy ra phía sau. Người thứ hai cứ tiếp tục cho đến hết, tổ nào xong trước không phạm lỗi là đạt.

 * Lưu ý : Có thể dùng trái ping pong thay vì trái chanh.

  8. Nhặt Khoai [Mận] Bỏ Vào Hộp [Rổ]

 - Mỗi tổ một cái hộp [rổ] và khoảng 5 củ khoai [mận], một khăn bịt mắt.

- Cử ra một người trong tổ bịt mắt, để cái hộp [rổ] trước mặt, bỏ khoai mận xung quanh người bị bịt mắt. Trong mỗi tổ cử một người hướng dẫn người bị bịt mắt nhặt khoai bỏ vào hộp [rổ]. Người hướng dẫn chỉ được nói

 tới mấy bước, lui trái, phải, mà thôi. Tổ nào xong trước thì thắng cuộc.

  9. Ném [Đá] Bóng Vào Vòng [Giỏ]

 - Dựng đứng cái vòng trên đất hay treo nó trên một nhánh cây sát đất hoặc trên cao.

- Người chơi đá hoặc ném một quả bóng vào vòng là đạt.

  10. Thả Bút Vào Chai [thả ống hút vào ly]

 - Theo thứ tự mỗi người ra giữa vòng tròn, nơi đó có để sẵn một cái chai và ba cây bút chì.

- Khi tới chỗ để chai, người đó đứng hơi xoãng chân ra để làm sao chai sẽ ở giữa hai bàn chân. Với tư thế này, người đó sẽ dùng tay trỏ và ngón cái của bàn tay phải và tìm cách thả cây bút chì vào chai.

- Mỗi người sẽ được thả ba lần, và mỗi lần thả trúng sẽ được một điểm.

  11. Ném Lá Bài Vào Nón

 - Mỗi tổ một cái nón và một bộ bài.

- NC mỗi tổ lần lượt đứng cách nón khoảng 1,5m, thẳng lưng, tay cầm lá bài ném vào nón là thắng.

- Có thể ném một lần nhiều lá gộp lại

  12. Ném Hạt Đậu Vào Ly

 - Mỗi đội có một cái ly không phía trước, cách người đầu hàng dọc mỗi tổ khoảng 2m. Mỗi tổ có một lon hạt 

đậu, mỗi người trong tổ lần lượt, dùng tay bốc một hạt đậu ném vào ly [mỗi người ném 5 lần].

- Cuối cùng xem tổ nào ném được nhiều hạt đậu vào ly là thắng cuộc.

  13. Đặt Mũi Trong Vỏ Bao Quẹt Tiếp Sức

 - Mỗi đội xếp hàng dọc, phía trước có vạch một điểm cách 3m.

- NC đầu tiên của mỗi đội cầm bao hộp quẹt cây đặt lên lỗ mũi của mình hít vào rồi đi tới vạch phía trước, rồi 

về đưa vỏ quẹt cho người thứ hai bằng cách đặt bao quẹt vào mũi bạn. Người này hít vào và tiếp tục làm như người trước. Không dùng đến tay. Đội nào xong trước là thắng.

 * Lưu ý: Nếu ai đánh rớt phải lượm lên làm lại.

  14. Xâu Chuỗi Hạt Gạo

 - Vật dụng : một nắm gạo và một cuộn chỉ cho mỗi đội.

- Bắt đầu chơi, mỗi người trong đội hợp tác cầm lấy sợi chỉ và nhặt các hạt gạo lên buộc vào sợi chỉ bằng cách thắt nút.

 * Lưu ý: Qui định thời gian đội nào nhiều hạt chuỗi là thắng.

  15. Thổi Tắt Ngọn Nến

 - Mỗi đội một ngọn nến và một khăn bịt mắt.

- Mỗi đội cử ra một người được bịt mắt và dẫn đến cách ngọn nến chừng 5 bước rồi yêu cầu người đó xoay

 mình 3 lần. Sau đó tiến lại gần ngọn nến thổi ba lần, tắt ngọn nến là đạt.

  16. Ai Thổi Khỏe Hơn

 - Mỗi tổ cử ra một em khỏe mạnh nhất. Các em này đứng quay mặt xuống khán giả. Phát cho mỗi em một bong bóng chưa thổi.

- Bắt đầu chơi các em này dùng miệng thổi bong bóng. Ai thổi bể bong bóng trước là thắng cuộc.

 * Lưu ý: Chỉ dùng tay cầm bong bóng, không được dùng tay ép cho bể.

  17. Ai Ăn Nhanh Hơn

 - Một cọng dây ni lông dài 1m. 3 cục kẹo được cột vào dây này ở hai đầu và chính giữa sợi dây.

- Từng hai tổ một thi đấu với nhau, mỗi tổ cử ra một em. Hai em này đứng đối diện với nhau. Mỗi em ngậm một

 cục kẹo ở một đầu của sợi dây trên. Còi thổi, hai em cố nuốt nhanh sợi dây cho đến khi ngậm được cục kẹo

 giữa là thắng cuộc.

 * Lưu ý: Không được dùng tay và không được cắn kéo sợi dây mạnh quá.

  18. Đố Nhau

 [chia làm 2 phe A và B]

 - Phe A hỏi :   Bồ ơi bồ con chó nó kêu làm sao ?

                    Bồ ơi bồ con chó nó kêu thế nào ?

          [thay con chó bằng bất cứ con khác : Gấu, mèo, chuột…]

- Phe B trả lời : Bồ ơi bồ con chó nó kêu gâu gâu

                   Bồ ơi bồ con chó nó kêu gâu gâu

 * Lưu ý: Có thể đổi ngược lại.

  2. Trò Chơi Suy Đoán.

1. Tôi Là Ai ?

 - Cắt nhiều bảng bằng giấy carton, trên đó ghi tên những nhân vật nổi tiếng và ghim vào lưng vài người chơi 

mỗi đội.

- Những người có bảng tên lần lượt đi vòng quanh hỏi những người khác vài câu hỏi để biết bảng tên của mình đang đeo. Câu trả lời sẽ là “đúng, sai”. Ai đoán ra tên mình mang sẽ thắng cuộc.

      Ví dụ : Tôi là văn sĩ ? Không

               Tôi là nghệ sĩ ? Không

              Tôi là vận động viên thể thao ? Đúng

              Tôi là cầu thủ bóng đá ? Đúng

              Tôi là người Việt Nam ? Đúng

              Tôi được khoảng 30 tuổi ? Đúng

              Tôi là Công Minh ? Đúng

  2. Đoán Đồ Vật

 - Một người ra khỏi phòng, những người khác chọn một tiếng có một hoặc nhiều đồng âm là đồ vật

- Người này đi vào và hỏi một số người 3 câu hỏi sau :

          . Bạn thích nó cách nào ?

          . Bạn thích dùng nó làm gì ?

          . Bạn thích nó ở đâu ?

- Người được hỏi trả lời và nghĩ tới tiếng có âm giống.

- Ví dụ : Chiếu [để nằm ; đọc sách, trên giường]

          . Bạn thích nó cách nào ? Nằm lên

          . Bạn dùng nó làm gì ?     Đọc sách

          . Bạn thích nó ở đâu ?      Trên giường.

  3. Nhạc Sĩ Mù

 - Một người bị bịt mắt ở giữa vòng tròn.

- Vòng tròn vừa di chuyển vừa hát cho tới khi NĐK thổi còi thì ngưng. Người bị bịt mắt sẽ đến trước mặt một người, người này sẽ giả giọng hát một bài. Người bị bịt mắt sẽ đoán, nếu đúng người này sẽ bị bịt mắt và trò

 chơi tiếp tục, nếu sai người bị bịt mắt phải đi đến người khác.

  4. Đoán Hình Anh

 - NĐK đưa ra một tấm ảnh nhân vật trong Kinh Thánh hoặc một phong cảnh du lịch cho mỗi tổ xem.

- Trong vòng một phút mỗi tổ họp lại và cho biết hình gì. Tổ nào đúng là đạt.

 5. Đoán Sở Thích

 - Mỗi tổ cử ra một bạn đứng phía trên, chỗ NĐK. NĐK phát cho người này một tờ giấy và cây viết.

- NĐK hỏi bạn thích chương trình Tivi nào nhất ? Và người này viết vào giấy sở thích của mình. Cả tổ ở dưới 

đoán coi sở thích của bạn là gì ?

 * Lưu ý: Chương trình Tivi được thay đổi bằng sở thích khác :

          _ Cầu thủ bóng đá         - Nghệ sĩ đóng phim

          - Loại hoa             - Ca sĩ

          - Bài hát sinh hoạt         - Vị thánh.

  6. Những Kiểu Nón Đẹp

 - Vài tờ giấy báo lớn, bút chì, kéo, đồ bấm ghim, kẹp cho mỗi tổ.

- Mỗi tổ tự nghĩ ra cách chế tạo những kiểu nón lạ trong thời gian khoảng 15 phút.

- Sau đó đội lên trình diễn cho khán giả xem. Giám khảo sẽ chấm điểm kiểu nón nào đẹp nhất là đạt.

 *Lưu ý: Có thể thay những kiểu nón thành những kiểu quần áo.

  7. Dán Tranh

 - Mỗi tổ hai tờ lịch treo tường giống nhau, một tờ được xé ra nhiều mảnh xếp lộn xộn [xé ngang và dọc tờ lịch].

 Tờ kia để đối chiếu làm mẫu.

- Mỗi tổ thêm 1 tờ lịch cũ và một chai keo nước hoặc hồ.

- Bắt đầu chơi, NĐK phát cho mỗi tổ dụng cụ như trên. Mỗi tổ dùng tờ lịch cũ lật bề trái [giấy trắng không có 

cảnh] trải xuống đất, lấy tờ lịch được xé rải đều lên mặt trái này và đối chiếu với tờ lịch mẫu để dán sao cho 

giống với tờ lịch mẫu. Tổ nào xong và giống là đạt.

  8. Viết Nhanh

 - Mỗi tổ tụm lại thành vòng tròn nhỏ.

- NĐK phát cho mỗi tổ một tờ giấy và một cây viết cho tổ trưởng. Tổ trưởng ngồi giữa vòng tròn.

- Bắt đầu chơi, NĐK yêu cầu mỗi tổ hãy liệt kê danh sách tên các con vật theo vần đầu là C và CH … Tổ họp

 lại, nói cho tổ trưởng để viết ra giấy. Trong vòng hai phút tổ nào viết được nhiều và đúng là thắng.

 * Lưu ý: Có thể viết tên các nhân vật trong Kinh Thánh theo vần D hoặc M, P, A…\

  9. Ghép Câu Kinh Thánh

 - Viết một câu Kinh Thánh ra giấy nhỏ. Sau đó cắt rời câu Kinh Thánh ra từng chữ.

- Phát cho mỗi tổ một miếng bìa giấy lớn và một chai keo [hồ].

- Mỗi tổ họp lại sắp xếp câu Kinh Thánh đã được cắt ra, dán vào giấy lớn cho hợp với câu Kinh Thánh. Tổ nào

 xong trước và đúng là thắng.

  10. Mặt Nạ Vui

 - Vật dụng: 1 tờ giấy carton lớn, viết lông, bút chì, kéo, đồ bấm, ghim, kẹp, keo cuộn cho mỗi tổ.

- Mỗi tổ tự nghĩ chế ra những loại mặt nạ hề vui hóm hỉnh nhất.

- NĐK ấn định khoảng thời gian 15 phút, sau đó đeo mặt nạ vào trình diễn cho khán giả xem. Giám khảo sẽ 

chấm điểm mặt nạ đẹp vui và trình diễn xuất sắc.

  11. Dựng Cảnh Xảy Ra

 - NĐK bày ra trước mặt các tổ 6 loại đồ vật, [búa, chai, khăn…] và tuyên bố. Vừa rồi có việc gì xảy ra tại đây ? Những đồ vật này là tang chứng, mỗi tổ dùng các vật đó diễn lại sự việc đã xảy ra.

- Mỗi tổ họp lại bàn cách dựng lại biến cố này bằng vai diễn của vài người hoặc bằng lời hùng biện của một 

người đại diện tổ.

- Ban giám khảo sẽ đánh giá chấm điểm những màn kịch khác nhau của mỗi tổ.

  12. Dựng Kịch Theo Nhân Vật Cho Trước

 - NĐK liệt kê những nhân vật rất đặc thù : người bán báo, người đi xe đạp, người cùi, người xỉn rượu…

- Mỗi tổ họp lại dàn dựng một vở kịch với những vai trên. Có thể tự hóa trang.

- Giám khảo sẽ chấm điểm diễn xuất của mỗi tổ có cái hay riêng nối kết được các nhân vật.

  13. Sáng Chế Thơ Lục Bát

 - NĐK cho các tổ một chủ đề.

- Mỗi tổ họp lại sáng chế ra 5 câu thơ lục bát theo chủ đề đã cho.

- Mỗi tổ cử ra một người xướng 5 câu thơ trên theo điệu hò lơ, hoặc hò dô ta, hoặc cò lả.

- Giám khảo sẽ chấm cái hay và súc tích của mỗi tổ.

  14. Sáng Chế Cử Điệu Bài Hát

 - NĐK cho các tổ một bài hát hoặc mỗi tổ một bài.

- Mỗi tổ họp lại sáng chế cử điệu múa dựa theo bài hát đã cho.

- Giám khảo sẽ chấm điểm cách diễn súc tích và đều đặn của mỗi tổ.

  15. Sáng Chế Lời Bài Hát

 - NĐK cho các tổ một bài hát hoặc mỗi tổ một bài và yêu cầu sáng chế lời theo chủ đề.

- Mỗi tổ họp lại sáng chế lời bài hát đó theo chủ đề người điều khiển yêu cầu.

- Giám khảo sẽ chấm điểm khi mỗi tổ hát lên lời sáng chế theo tiêu chuẩn hát hay, nội dung sâu sắc và xúc tích.

 * Lưu ý: Nên chọn những bài hát có làn điệu dân ca.

  16. Họa Sĩ Mù

 - Mỗi tổ cử hai người, một người không bịt mắt còn một người bị bịt mắt. Người không bịt mắt cõng người

 bị bịt mắt. Trên bảng vẽ sẵn một khuôn mặt người nhưng chưa vẽ các bộ phận mắt, lông mày, tai, mũi miệng,

 tóc. Người cõng hướng dẫn người bị bịt mắt vẽ vào cho đủ mặt người. Sau một phút, hình vẽ nào đúng, đẹp

 nhất là thắng cuộc.

  17. Viết Kinh Tiếp Sức

 - Mỗi tổ xếp hàng dọc, trước mặt mỗi tổ có một tấm bảng. Người thứ nhất của mỗi tổ cầm bong bóng đã được thổi và kẹp vào đùi.

- Bắt đầu chơi, NĐK cho biết viết kinh Lạy Cha tiếp sức mỗi người viết một chữ. Người thứ nhất cầm cục phấn

kẹp bóng nhảy lên bảng viết một chữ rồi nhảy về, trao phấn và bong bóng cho người thứ hai. Người thứ hai tiếp

tục như thế cho đến khi viết hết kinh. Tổ nào xong trước là thắng cuộc.

 * Lưu ý: Dư hoặc thiếu một chữ trừ 1 điểm. Ai làm rớt bong bóng thì lượm lên, kẹp vào đùi, nhảy tiếp tục.

 Người thứ nhất trao bóng cho người thứ hai và chạy ra sau hàng.

  18. Thi Hát Với Nhau

 - Hai tổ thi đấu với nhau, mỗi tổ ngồi nhóm vòng tròn có một cái micrô.

- Bắt đầu chơi NĐK đưa ra một chủ đề để hát.

          Ví dụ : “Con vật” “Mưa”

                   “Mây”                  “Mẹ”

                   “Xuân”                 “Tình yêu”.

- Tổ nào hát đã có từ theo chủ đề rồi thì hát tiếp một câu nữa của bài hát đó rồi mới chỉ tổ kia. Tổ nào bí hoặc

lặp lại bài hát tổ kia hay tổ mình đã hát rồi thì bị thua.

 * Lưu ý:Hát đúng lời của bài hát không được sáng chế.

  19. Nghe Nhạc Đoán Tựa Bài Hát

 - Mỗi tổ ngồi nhóm vòng tròn với nhau.

- NĐK chọn một vài bài hát quen thuộc có nhạc. Nhờ một người dạo đàn 1 hoặc 2 câu đầu hoặc câu cuối của 

bài hát cho các tổ nghe. Tổ nào đoán đúng tựa của bài hát đó sẽ thắng cuộc.

 * Lưu ý:

+Có thể chọn bài hát sinh hoạt hoặc nhạc trẻ đời hoặc nhạc đạo.

+Tựa bài hát có 2 loại : là chính câu đầu của bài hát hoặc có lời tựa riêng khác với câu đầu của bài hát.

  20. Thi Hát Chọn Ca Sĩ “Dở Nhất”

 - Hai tổ thi đấu với nhau, tổ này chọn chỉ định một người dở nhất trong tổ kia và ngược lại tổ kia chỉ định 1 người trong tổ này.

- NĐK ghi lời câu đầu của một vài bài hát quen thuộc [bài hát sinh hoạt, nhạc đời, nhạc đạo] cho 2 người được chọn bắt thăm và hát lên bài hát đó cho mọi người thưởng thức. Giám khảo sẽ cho điểm hát của từng ca sĩ một.

  21. Nghe Hát Trích Đoạn Đoán Tựa Bài Hát

 [Nói và làm theo đúng như lời NĐK]

 - Mỗi tổ ngồi nhóm vòng tròn với nhau.

- NĐK chọn một bài hát quen thuộc và hát trích đoạn, ngưng và hát tiếp như băng cassette bị dập nhão. Tổ nào đoán đúng tựa của bài hát đó sẽ thắng cuộc.

  22. Trăng Tròn

 [Nói và làm theo đúng như lời NĐK]

 NĐK:

- Bắt đầu nhé.

- Trăng tròn [tay phải chỉ ra trước đánh vòng tròn]

- Có hai con mắt [vẽ 2 con mắt tròn]

- cái lỗ mũi [gạch cái lỗ mũi]

- Cái miệng [vẽ cái miệng]

- Xin hết.

 * Tất cả người chơi nói và làm theo NĐK, kể cả nói bắt đầu và kết thúc. Có thể cử một người chơi lên lặp

 lại lời nói và cử điệu của NĐK. Ai đúng xin thưởng một tràng pháo tay và kết thúc trò chơi. Trò chơi chỉ chơi

một lần duy nhất trong cuộc đời.

  II. TRÒ CHƠI THI ĐUA NGOÀI TRỜI.

 1. Nhảy Bao

 [chơi sân đất hoặc cát]

 - Mỗi tổ cử ra một người, các người này xỏ chân đứng vào bao, hai tay cầm chắc miệng bao và đứng trước

 vạch xuất phát.

- Còi thổi, tất cả nhẩy về điểm đích, ai về trước không phạm lỗi sẽ thắng.

 * Lưu ý: Khi nhẩy chụm hai chân lại, nếu té thì đứng lên nhẩy tiếp.

  2. Dựng Cầu Mà Đi

 - Mỗi tổ cử ra 10 người, xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Trước mỗi tổ có xếp 4 cái bao liên tiếp nhau, sát 

vạch xuất phát và hướng về điểm đích.

- Còi thổi 10 người của mỗi tổ dồn hàng lên 3 cái bao phía trước. Người phía sau lấy cái bao cuối cùng chuyền 

lên phía trước. Người đầu tiên cầm lấy và xếp tiếp theo phía trước. Xong dồn hàng lên nữa và lấy bao cuối 

chuyền nối tiếp như thế cho tới điểm đích thì thắng.

 * Lưu ý: 4 cái bao phải được xếp nối sát nhau.

  3.Nhảy Kẹp Bong Bóng Tiếp Sức

 - Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên của mỗi tổ cầm một cái bong bóng đã được thổi to.

- Bắt đầu chơi, người thứ nhất của mỗi tổ lấy bong bóng kẹp vào đùi, chụm hai chân lại nhảy tới điểm đích rồi 

vòng trở về giao bóng cho người thứ hai và chạy ra sau hàng. Người thứ hai cũng tiếp tục như thế và trở về 

giao bóng cho người thứ ba, và người thứ ba tiếp tục nhảy cho đến hết. Tổ nào xong trước là đạt.

 * Lưu ý:Kẹp bóng cho chắc không để rớt và bể.

  4. Kẹp Bong Bóng Bằng Đầu

 - Mỗi tổ cử hai người đứng trước vạch xuất phát. Lấy một cái bong bóng thổi to để giữa hai đầu của hai người. Hai người này dùng đầu áp vào bong bóng [không được vịn tay] và đi tới điểm đích rồi vòng về.

- Có thể được tiếp sức bởi hai người khác trong tổ.

 * Lưu ý: Bong bóng không được rớt và bể. Dùng đầu mà áp vào không được đụng tay.

  5. Đạp Bong Bóng

 - Mỗi tổ cử ra một người. Người này đeo hai cái bong bóng thổi to ở hai mắt cá chân và ra giữa vòng tròn.

- Những người còn lại tạo thành một vòng tròn nắm tay nhau.

- Bắt đầu chơi, những người đeo bong bóng ở giữa vòng tròn tìm cách dùng chân đạp bong bóng của người

 khác, nhưng phải bảo vệ bong bóng của mình. Cuối cùng ai còn bong bóng và đạp được nhiều là thắng cuộc.

 * Lưu ý: Bong bóng được cột sát mắt cá chân và được thổi to như nhau.

 6. Đập Bong Bóng

 - Cột một chùm bong bóng khoảng 10 cái được thổi to để dưới đất. [hoặc cho nước vào và thổi bong bóng 

lên rồi treo trên cây].

- Mỗi tổ cử ra một người. Người này bị bịt mắt và cầm một khúc cây dài 2 m, đứng cách chùm bong bóng 

chừng 6m.

- Bắt đầu chơi, người này đứng tại chỗ quay 3 vòng và đi tới chùm bong bóng, dùng cây đập 3 cái liên tiếp. 

Bể bao nhiêu cái là bấy nhiêu điểm.

 * Lưu ý: Chân không được chạm chùm bong bóng, khi đập phải giơ gậy cao lên và đập xuống ngay không

 quơ qua quơ lại.

  7. Bóng Nổ Tiếp Sức

 - Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Mỗi người cầm một cái bong bóng chưa thổi và một cong thun.

- Cách vạch xuất phát 10 m có để một cái ghế trước mỗi tổ.

- Còi thổi, người thứ nhất của mỗi tổ cầm bong bóng chạy lên tới ghế, thổi bong bóng cho to. Một tay cầm bong bóng để trên ghế và dùng đít ngồi lên cho bể. Xong chạy về đụng người thứ hai, và chạy tiếp cho đến hết.

 * Lưu ý: Không được dùng tay làm bể bong bóng. Bóng xì thổi lên và làm lại. Không được thổi bong bóng

 trước.

  8. Truyền Tin

     Các tổ xếp hàng dọc ngồi sát nhau, số lượng mỗi tổ đều nhau.

- Bắt đầu chơi, người cuối cùng mỗi tổ chạy lên gặp NĐK nhận bản tin [bản tin là một số hay một chữ hai vần]. Nhận xong, khi nghe thổi còi, chạy về truyền cho người phía trước bằng cách dùng tay viết trên lưng người trước bản tin đã nhận. Cứ thế tiếp tục truyền bằng viết tay trên lưng người trước cho đến hết tới người đầu mỗi tổ. 

Người này sẽ chạy lên nói với NĐK bản tin đã nhận được.

- Tổ nào đúng chính xác sẽ thắng.

 * Lưu ý: Không được truyền bằng miệng, người trước không được nhìn xuống, không được truyền tắt.

  9. Xỏ Vòng

 - Dụng cụ: Mỗi tổ một vòng dây thun [dây thun luồn quần khoảng 1m được nối hai đầu lại].

- Mỗi tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, cách vạch xuất phát trước mỗi tổ khoảng 10m vẽ một vòng tròn nhỏ

để vòng dây thun vào vòng tròn.

- Còi thổi, Người thứ nhất mỗi tổ chạy lên cầm vòng dây thun xỏ vào người từ đầu tới chân rồi để vào chỗ cũ, 

xong chạy về vỗ vào người thứ hai, sau đó chạy ra sau hàng. Người thứ hai tiếp tục như thế cho đến hết. Tổ nào xong trước không phạm lỗi sẽ thắng cuộc.

 * Lưu ý: Khi người thứ nhất vỗ vào vai người thứ hai thì người này mới được chạy.

  10. Giựt Cờ

 - Người chơi chia làm hai phe A và B số lượng bằng nhau, điểm số từ 1 đến hết, được xếp thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 10m ở giữa có cắm cây cờ.

- NĐK gọi số của hai phe và chạy ra giựt cờ [nếu gọi số 1 thì hai người mang số 1 chay ra]. Người nào giựt

 được phải nhanh chân chạy về không để người kia bắt được.

- Ai giựt được cờ hoặc bắt được người kia cầm cờ đã giựt thì thắng.

 * Lưu ý: NĐK có thể gọi cùng lúc 2 hoặc 3 số. Nếu lâu quá mà không có ai giựt cờ thì có thể cho cá số đó 

về và kêu số khác lên. Mình mang số nào thì bắt người đối phương cùng số với mình. Không được bắt số

 khác.

  11. Kéo Co Tay Ba

 - Một dây thừng dài 8 – 10m nối hai đầu lại với nhau.

- Xếp đặt ba người chơi đại diện ba tổ. Mỗi người đưa một tay nắm lấy một điểm trên dây thừng tạo thành hình

 tam giác. Đặt một cái nón phía trước mỗi người.

- Mỗi người chơi ráng sức kéo sợi dây để tìm cách nhặt lấy nón trước mặt mình, ai nhặt được là thắng.

 * Lưu ý: Có thể thiết kế nhiều tổ thi đấu một lượt.

  12. Tìm Dép Tiếp Sức

 - Mỗi người trong tổ bỏ đôi dép của mình vào một cái bao lộn xộn.

- Các tổ xếp hàng dọc dưới vạch xuất phát cách vạch xuất phát 10m, để cái bao đựng dép trước mỗi tổ.

- Bắt đầu chơi, người thứ nhất mỗi tổ chạy lên mở bao tìm đôi dép của mình rồi mang vào chân chạy về, người

thứ hai tiếp tục cho đến hết. Tổ nào xong trước là đạt.

 * Lưu ý: Khi tìm dép không được để dép trong bao rơi ra ngoài.

  13. Mặc Quần Ao Tiếp Sức

 - Mỗi tổ có một cái bao đựng quần áo nam và nữ, cả giày dép và nón khăn.

- Mỗi tổ xếp hàng dọc xen kẽ nam nữ.

- Bắt đầu chơi, người nam mặc y phục nữ vào rồi chạy một vòng quanh tổ rồi trở về, tới người nữ mặc y phục

 nam vào và chạy một vòng. Trong khi đó người nam đầu tiên cởi y phục ra để lại bao chạy về cuối hàng.

 Người nữ chạy về thì tiếp tục tới người nam khác. Cứ thế tiếp tục. Tổ nào xong trước và có y phục trình diễn 

đẹp là đạt.

  14. Đổ Nước Vào Chai Tiếp Sức

 - Dụng cụ mỗi tổ có một cái thau đựng nước và một chai không.

- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát trước mỗi tổ khoảng 10m, đặt cái chai không và một thau nước.

- Bắt đầu chơi người thứ nhất mỗi tổ chạy lên tới thau nước dùng hai tay múc nước đưa vào miệng và ngậm 

ngụm nước. Sau đó đến chai không kê miệng phun nước vào chai [không được vịn tay] rồi chạy về, tới người 

thứ hai tiếp tục cho đến hết. Tổ nào xong trước mà nước nhiều trong chai là đạt.

 * Lưu ý: Chỉ dùng hai tay múc nước một lần. Không được chạy khi người kia chưa về đến.NĐK nên qui định thời gian chơi.

  15. Chuyền Dĩa Nước

 - Dụng cu: Mỗi tổ một cái dĩa mủ, một cái ly thủy tinh. Đổ nước vào các dĩa đều nhau.

- Các tổ xếp hàng dọc ngồi sát vào nhau.

- Bắt đầu chơi, dĩa nước được người thứ nhất mỗi tổ cầm chuyền lên đầu ra sau đưa cho người thứ hai và 

tiếp tục như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng lại nguyền ngược lên phía trước ở bên hông bên 

phải của tổ. Đến người đầu tiên nhận được thì đổ nước vào chai thủy tinh trước mặt. Tổ nào xong trước và nước còn nhiều thắng cuộc.

 * Lưu ý: Chuyền chậm chậm giữ dĩa nước cho thăng bằng.

  16. Đua Xe Đạp Chậm

 - Vẽ các đường song song từ vạch xuất phát đến điểm đích. Chiều rộng 1m, chiều dài 15m.

- Dụng cụ: Mỗi tổ một chiếc xe đạp như nhau.

- Mỗi tổ cử ra một người. Những người này chuẩn bị xe đạp trước vạch xuất phát. Khi có hiệu còi các tay đua

 đạp xe hướng về điểm đích, nhưng ai về sau nhất không bị phạm lỗi là thắng cuộc.

 * Lưu ý: Các xe đạp chỉ chạy trong đường kẻ song song không được cán mức và không được chống chân, được sử dụng thắng tự do.

  17. Chim Tha Rắn Bỏ Thùng

 - Mỗi người trong tổ ngậm một khúc cây khoảng một gang tay làm mỏ chim.

- Một số con rắn được làm bằng những sợi dây dù hoặc ni lông khoảng 2 gang tay đặt trên cây ngang phía trước mỗi tổ. Cách mỗi tổ khoảng 10 m, đặt một cái thùng.

- Bắt đầu chơi lần lượt từng NC của mỗi tổ chạy lên, dùng mỏ chim xỏ vào lưng rắn đem lên bỏ vào thùng [không được dùng tay]. Và tiếp tục như thế cho đến hết. Tổ nào mang được rắn bỏ vào thùng nhiều thì thắng cuộc.

 * Lưu ý: Rắn nào bị rớt ra khỏi mỏ chim thì  bị loại.

  18. Tiếp Nước Đưa Vào Thùng

 - Có một bể [chum] nước lớn trước vạch xuất phát.

- Mỗi tổ có ba cái thau nhỏ và một cái thùng lớn trước mỗi tổ, để cách vạch xuất phát khoảng 5m. Bắt đầu chơi

 mỗi người đầu tiên của các tổ dùng ba cái thau múc nước ở bể nước cho đầy và đặt ngay vạch xuất phát. Rồi bước hai chân vào hai cái thau nước và chuyển thau kia lên phía trước. Cứ tiến lên như thế cho đến thùng lớn 

đổ nước ở ba cái thau vào đó [chân lúc nào cũng phải đặt trong thau nước], cầm ba cái thau chạy về đưa cho người 2, tiếp tục cho hết tổ. Tổ nào xong trước mà được nước nhiều ở trong thùng là đạt.

  19. Dùng Quạt Nâng Bong Bóng Bỏ Vào Rổ

 - Một đống bong bóng đã được thổi sẵn. Mỗi tổ có một cái rổ để cách xa đống bong bóng khoảng 10m. Các tổ xếp hàng dọc trước đống bong bóng, mỗi tổ có một cây quạt.

- Bắt đầu chơi người đầu tiên mỗi tổ cầm quạt chạy lên đón bong bóng, dùng quạt nâng [múc] một cái bong

 bóng lên, đem đi bỏ vào rổ rồi chạy về đưa quạt cho người thứ 2. Người thứ 2 tiếp tục như thế cho đến hết.

 * Lưu ý:Khi bóng rớt dọc đường thì phạm lỗi. Có thể qui định trong 2 phút tổ nào quạt được nhiều bóng bỏ 

vào rổ là đạt.

  20. Lừa Banh Tới Goal Sút Vào

 - Thiết kế điểm xuất phát và điểm đích có một cầu môn khoảng 0,5m, cả tổ đứng trước vạch xuất phát và có

 một số banh ở đó.

- Bắt đầu chơi người thứ nhất trong tổ dùng chân lừa banh tới cách goal 2m sút vào, cứ thế cho đến hết banh. Trong vòng 1 phút, tổ nào được nhiều banh vào goal là thắng cuộc. Chơi từng tổ một, có qui định giờ.

  21. Vinh Qui Bái Tổ

 - Số người chơi mỗi tổ đều nhau, mỗi tổ có 2 cây gậy dài 1,5m và 2m.

- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, mỗi tổ chọn 2 người khỏe mạnh cầm 2 đầu cây gậy dài 1,5m đứng trước mỗi tổ. Cách vạch xuất phát 10m có điểm đích.

- Bắt đầu chơi, người đầu tiên mỗi tổ sẽ cầm cây gậy 2m leo lên cây gậy 1,5m đứng và dùng gậy 2m chống 

để giữ thăng bằng. Hai người cầm gậy 1,5m sẽ đưa ông nghè vinh qui đi tới điểm đích rồi quay trở lại điểm 

xuất phát, tiếp tục người thứ hai nhảy lên cho đến hết, ai nhanh sẽ thắng cuộc.

 * Lưu ý: “Ông nghè”nào  bị té sẽ về lại điểm xuất phát.

 22. Quạt Bong Bóng Qua Chướng Ngại Vào Goal

 - Thiết kế vạch xuất phát để một bong bóng đã được thổi sẵn. Mỗi tổ có một cây quạt. Thiết kế chướng ngại 

trên đường đi đến điểm đích và có một cầu môn [goal] ở đó.

- Bắt đầu chơi các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên mỗi tổ cầm quạt và quạt một bong 

bóng cho bay trên đường rầy qua chướng ngại vật vào cầu môn và trở về tiếp tục người thứ 2 quạt bong bóng 

như thế cho đến hết. Tổ nào xong trước là thắng.

 * Lưu ý: Quạt bong bóng phải qua chướng ngại và vào cầu môn, quạt không được chạm bong bóng.

  23. Bịt Mắt Mò Tìm Bong Bóng Bỏ Vào Rổ.

 - Mỗi tổ cử ra một người. Các người này đứng trước vạch xuất phát hướng về điểm đích có một cái rổ trước

 mỗi ngừời, phía sau lưng những người này có một đống bong bóng đã thổi sẵn.

- Bắt đầu chơi bịt mắt những NC lại và những người này mò tìm bong bóng phía sau lưng rồi đem lên bỏ vào rổ,

 cứ thế tiếp tục trong vòng khoảng 2 phút, người nào bỏ nhiều bong bóng vào rổ là thắng cuộc.

 * Lưu ý: Mỗi lần chỉ được tìm một bong bóng mà thôi. Ai bỏ lộn rổ của người khác không được tính điểm.

  24. Chống Xuồng Vận Tải Đạn Qua Sông

 - Mỗi tổ có 2 cái ghế đặt trước vạch xuất phát. Một số bong bóng chưa thổi và dây thun để ở đó. Cách khoảng

 5m có một cái giỏ cho mỗi tổ.

- Bắt đầu chơi các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên mỗi tổ thổi một cái bong bóng và cột

 lại ngậm vào miệng rồi dùng một cái ghế leo lên và truyền ghế kia tới trước, bước qua đi như thế cho tới phía 

sau cái giỏ. Vẫn đứng tư thế trên ghế khom người xuống nhả bong bóng vào giỏ và vòng trở về. Người thứ 2 

tiếp tục như thế. Trong vòng khoảng 4 phút, tổ nào được nhiều bong bóng vào giỏ là thắng.

 * Lưu ý: Khi đi trên ghế chân không được chạm đất. Nếu té ngã thì phải xach ghế chạy về để em khác tiếp 

tục. Còn nếu trên đường trở về mà chạm đất hoặc té ngã cứ đứng lên tiếp tục. Bóng nhả ngoài giỏ không tính. Kích cỡ bong bóng thổi to như nhau.

  25. Chuyền Dây Thun

 - Mỗi tổ ngồi hàng ngang đều nhau. Đầu hàng cử ra người thứ nhất cầm một chùm dây thun. Cuối hàng để một 

cái giỏ. Mỗi người trong tổ ngậm một cái ống hút [hoặc một cây tăm].

- Bắt đầu chơi, người thứ nhất mỗi tổ lấy một sợi dây thun xỏ vào ống hút người thứ 2 đang ngậm, và người thứ 

hai chuyền cho người thứ 3 [chuyền bằng miệng không dùng tay] cứ thế tiếp tục. người thứ nhất cũng liên tục xỏ dây thun vào ống hút người thứ 2. Người cuối cùng mỗi tổ thả dây thun vào giỏ. Trong vòng 4 phút tổ nào được nhiều dây thun vào giỏ là thắng cuộc.

 * Lưu ý: Chuyền qua từng người một, không được dùng tay. Mỗi lần chuyền chỉ một cọng dây thun mà thôi.

  26. Cây Vả Ra Trái

 - Mỗi tổ ngồi hàng ngang đều nhau. Người ở đầu hàng cầm một bịch bong bóng chưa thổi. Người cuối hàng 

được bịt mắt, người kế cuối cầm một chùm dây thun. Cách cuối hàng mỗi tổ khoảng 8m có dựng một nhánh cây.

- Bắt đầu chơi người thứ nhất đưa một bong bóng cho người thứ 2. Người này thổi to và chuyền cho người thứ

3 cứ thế chuyền cho tới người kế cuối, người này lấy dây thun buộc lại đưa cho người cuối hàng bị bịt mắt, mò

 tìm lên nhánh cây treo vào đấy. Cứ thế tiếp tục trong vòng 4 phút tổ nào được nhiều trái [bong bóng] trên nhánh

 cây là thắng cuộc.

 * Lưu ý: Các trái vả [bong bóng] phải được thổi to như nhau. Chuyền qua từng người một, mỗi lần chuyền

 một trái. Treo lộn nhánh cây của tổ khác thì tổ khác được hưởng. Bóng bể hoặc rớt không tính.

  27. Đội Nón Chạy Tiếp Sức

 - Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên mỗi tổ đội một cái nón lá không có quai. Cách mỗi

 tổ 10m, có một điểm đích. Trên đường chạy thiết kế chướng ngại vật, đường hầm chui ra.

- Bắt đầu chơi, người thứ nhất đội nón lá chạy chui qua đường hầm tới điểm đích rồi vòng trở về người thứ 2 xỏ đầu vào nón người thứ nhất đang đội [hai người không được dùng tay, chỉ dùng đầu]. Tiếp tục người thứ 2 đội

nón chạy cho tới hết tổ. Tổ nào xong trước không phạm lỗi là thắng cuộc.

 * Lưu ý: Khi chạy mà làm  rơi nón thì lượm lên chạy tiếp. Tay không được chạm nón.

  28. Tiếp Sức Mò Vàng

 - Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Phía trước mỗi tổ có một thau nước và một số trái táo ở trong thau 

đủ cho số người trong tổ.

- Bắt đầu chơi người thứ nhất chạy lên dùng miệng mò tìm trái táo trong thau nước và ngậm chạy về. Tiếp tục người thứ 2 chạy lên mò tìm táo trong thau nước và tiếp tục người thứ ba cho tới hết. Tổ nào xong trước không phạm lỗi là thắng cuộc.

 * Lưu ý: Người này về đến vạch xuất phát thì người kia mới được chạy tiếp. Dùng miệng mò tìm chứ không được dùng tay.

  29. Bò Ngược – Tha Mồi

 - Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, mỗi người trong tổ ngậm một bóng bóng đã thổi sẵn có cột dây 

thun. Phía trước mỗi tổ có một thau lớn.

- Bắt đầu chơi người đầu tiên mỗi tổ ngồi xuống quay lưng về phía trước, chống 2 tay xuống đất và ngậm bong bóng di chuyển tới thau bằng cách bò ngược, dùng tay, đít và chân để bò. Khi bò đưa lưng về phía trước. Tới 

thau nhả bóng vào thau và bò ngược trở về tiếp tục người thứ hai như thế cho đến hết. Tổ nào xong trước là

 thắng.

 * Lưu ý:Khi bò rớt hoặc bể bóng thì bò trở về và người thứ 2 tiếp tục.

  30. Câu Cá

 - Các tổ đứng hàng dọc trước đống gói quà để ở dưới đất trên một tấm thảm [quà được gói lại và có làm móc bằng dây chì để móc lưỡi câu vào]. Mỗi tổ có một cây cần câu có dây nhợ và lưỡi câu.

- Bắt đầu chơi,người thứ nhất mỗi tổ cầm cần câu, câu móc cho được một gói quà. Ai câu được rồi trao cần

 câu cho người thứ hai tiếp tục cho hết tổ. Tổ nào xong trước, có nhiều gói quà là thắng.

 * Lưu ý: Nếu quà ít thì có thể chơi qui định giờ, nếu hết giờ chưa câu được thì phải trao cần câu cho người

 kế tiếp. Cuối cùng tổ nào nhiều quà là thắng.

  31. Đua Ngựa

 - Mỗi tổ cử ra 3 người làm một con ngựa bằng cách : 2 người đứng trước nắm tay nhau [1 người tay phải và 1 người tay trái] và một người phía sau xỏ chân phải vào 2 tay nắm của 2 người kia. Cả 3 người mắt hướng về 

điểm đích, có một cục gạch làm chuẩn.

- Bắt đầu chơi, ngựa sẽ chạy về điểm đích và vòng trở về. Khi chạy người phía sau phải cò chân trái và 2 tay 

nắm 2 vai của 2 người kia.

 * Lưu ý: Ngựa nào bị sứt dọc đường hoặc về sau là thua cuộc.

  32. Xách Nước

 - Mỗi tổ cử ra 3 người đứng trước vạch xuất phát, một người làm thùng nước ngồi chồm hổm, 2 tay khoanh 

chặt, ép  2 đầu gối vào và 2 người kia đứng 2 bên xách thùng nước này bằng cách dùng 2 tay xỏ ngang nách người làm thùng nước và nắm chặt tay lại.

- Bắt đầu chơi, 2 người xách thùng nước chạy tới điểm đích và vòng trở về.

 * Lưu ý:Điểm đích có thể là cục gạch. Thùng nước không được sứt quai, phải đi vòng qua cục gạch. Tổ nào

 về trước an toàn là thắng.

  33. Tôm Chạy Đua Tiếp Sức

 - Các tổ đều nhau được xếp thành những hàng dọc trước vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát khoảng 8m có 

để cục gạch trước mỗi tổ.

- Bắt đầu chơi, người phía trước mỗi tổ quay người ra phía sau, cúi xuống 2 tay nắm lấy 2 cổ chân ngay mắt cá,

 và đi thụt lùi về phía trước cục gạch, đi vòng trở lại và tiếp tục người thứ 2 cho đến hết.

 * Lưu ý: Đi lui phải cầm chắc cổ chân không được buông, về tới chỗ xuất phát thì người khác mới tiếp tục. Tổ nào xong trước không phạm lỗi là thắng.

 34. Nối Chân Tiếp Sức

 - Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 10m vẽ một vòng tròn nhỏ [điểm đích], người

 cuối cùng mỗi tổ cầm nón.

- Bắt đầu chơi, người cuối cùng mỗi tổ chạy ra phía trước hàng dọc đứng sát người đầu tiên và đặt 2 bàn chân

 nối tiếp người này [chân phải trước, chân trái sau] và chuyền nón ra sau. người kế tiếp tục như thế cho đến khi chân đã được nối tiếp tới điểm đích và đặt nón vào vòng tròn.

 * Lưu ý: Hai bàn chân nối nhau không được hở kẽ, chuyền nó theo thứ tự từng người một.

  35. Đua Thuyền Trên Cạn [Đua ghe ngo]

 - Các tổ xếp hàng trước vạch xuất phát, ngồi bệp xuống đất, 2 chân của người phía sau đặt lên 2 đùi của người phía trước, 2 tay chống xuống đất. Vẽ điểm đích cách vạch xuất phát khoảng 10m.

- Bắt đầu chơi, mỗi người trong tổ cố dùng 2 tay đẩy mạnh xuống đất nâng đít lên để cho thuyền di chuyển về 

phía trước. Cứ thế đẩy mạnh nhanh dần cho ăn khớp với nhau.

 * Lưu ý:Thuyền nào bị đứt đoạn bị chìm thua cuộc.

  36. Thiên Đàng – Hỏa Ngục

 - Người chơi chia làm 2 phe thiên đàng và hỏa ngục. 2 phe được xếp hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 

1m và đứng quay lưng vào nhau, trước mặt mỗi phe có điểm đích cách chừng 8m.

- Bắt đầu chơi người điều khiển gọi tên phe nào thì phe đó lo chạy về điểm đích của mình. Trong khi đó phe kia

 lo quay mặt lại và rượt đuổi bắt phe chạy, bắt được mấy người thì được bấy nhiêu điểm.

 * Lưu ý:Trong khi đang rượt chạy NĐK có thể gọi lại tên phe rượt để phe kia qua lại rượt phe này.

 37. Cá Sấu Lên Bờ

 - Mỗi tổ xếp hàng dọc, ngồi xổm nối đuôi nhau, đặt 2 tay lên vai người phía trước.

- Bắt đầu chơi, mọi người trong tổ nhảy bước đều về phía trước tới điểm đích. Tổ nào đến trước không giuộc

 tay là thắng.

 38. Rết Thiếu Chân

 - Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, vẽ điểm đích cách vạch xuất phát 10m. Người thứ nhất giơ [co] 

chân phải ra phía sau [cò], người thứ 2 tay phải cầm chân phải và tay trái vịn vai người phía trước. Tương tự 

như thế với người thứ ba nắm chân và vịn vai người phía trước cho đến hết tổ. Người cuối cùng cũng cò.

 * Lưu ý: Bắt đầu chơi các tổ cò về tới điểm đích, không được té và giuộc chân dọc đường.

          Phần II.  BĂNG REO

 I. Băng Reo Là Gì ?

       Là những câu xướng đáp ngắn gọn có ý nghĩa, làm theo những cử chỉ phù hợp để :

     - Khơi dậy bầu khí vui tươi sống động.

     - Hỗ trợ cho các sinh hoạt khác.

     - Giúp người chơi có phản ứng nhanh, dễ nhớ…

 II. Công Dụng :

 1. Kích thích tinh thần hăng hái , vui say.

2. Nhấn mạnh một chiến dịch, một phong trào đang thực hiện.

3. Nâng cao tinh thần đoàn kết.

4. Chào mừng, hoan hô, tán dương.

5. Để kết thúc một màn vui, thay đổi bầu khí.

 III. Phương Pháp Sáng Tác Băng Reo

 1. Nguyên tắc :

- Hình thức : Ngắn gọn, dễ nhớ, dễ làm [2,3 câu, mỗi câu 2,3 chữ].

2. Nội dung :

+ Mang ý nghĩa giáo dục lành mạnh.

+ Phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi, bài hát, nơi chốn [đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng, bài hát].

3. Sáng tác theo những chủ đề :

a. Theo chủ đề một bài hát :

Thí dụ :

          Cho nhau  - Anh mắt [tay phải chỉ mắt]

          Cho nhau  - Nụ cười  [tay trái chỉ miệng]

          Cho nhau – Tình người [giậm chân 2 cái].

Hát : Gần nhau trao cho nhau yêu thương….

b. Theo chủ đề một trò chơi :

 Ví dụ trò chơi “Đua thuyền”

   * Chịu chơi    -  Không sợ khó

                   [nắm tay phải đấm lên trời một phát]

   * Chịu chơi    -  Không sợ bẩn

                   [nắm tay trái đấm lên trời một phát]

   * Anh em ta   -  Quyết chiến thắng

                   [nắm hai tay đấm lên trời một phát]

                     Thổi còi bắt đầu trò chơi.

c. Theo chủ đề một phong trào ; một chiến dịch :

 Viếng Chúa, năng Rước lễ :

     * Thánh Thể  -  Yêu mến [2 tay chéo trước ngực]

     * Thánh Thể  -  Tôn thờ  [chắp tay]

     * Amen          - Ah ! [đứng nghiêm]

d. Theo chủ đề hoàn cảnh :

 Dứt một màn vui :

     * Ai vui   -   [tôi] Em

          [quay sang phải, tay phải chỉ người bên cạnh]

     * Ai vui   -   [tôi] Em

          [quay sang trái, tay trái chỉ người bên cạnh]

     * Ai vui cười ?     Chúng ta ! [vỗ tay].

  Đi đường xa :

     * Ơ, này anh em ơi !     - Ơi !

     * Đường xa                    - Xông pha !

     * Anh em ta                   - Quyết tiến bước !

 IV. Thực Hiện Băng Reo :

 1. Chuẩn bị :

       Chọn băng reo phù hợp với hoàn cảnh.

       Đúng nơi, đúng lúc, đúng lứa tuổi…

     - Thuộc lòng băng reo, cử chỉ, có thể dùng fiche.

2. Trình bày :

     - Rõ ràng, dễ hiểu, lưu ý những cử chỉ.

     - Giọng nói lớn, khuôn mặt vui tươi.

 V. Hình Thức Khác Của Băng Reo : Khẩu Hiệu

 1. Khẩu hiệu :

       Hình thức xướng đáp có nội dung, ý nghĩa như băng reo, nhưng chỉ có một câu ngắn gọn.

2. Công dụng :

a. Để nhấn mạnh một lý tưởng, một chủ đề trại [huấn luyện]

          Tư thế nghiêm :

     - Thiếu nhi     :  Hy sinh

     - Hừng đông   :  Vươn lên

     - Huynh trưởng : Phục vụ

     - Nguồn sống    :  Vui

     - Giới trẻ           :  Vui sống.

b. Kích động tinh thần :

       - Đường xa  : Quyết tiến.

c. Để áp dụng một hoàn cảnh : tri ân, tán dương, đề nghị [tế nhị] ra lệnh :

          - Cám ơn cha                 : Cám ơn

          - Hoan hô cha sở  : Hoan hô

          - Khô cổ               : Mía đâu ? Nước đâu ?

          - Ra sông              - Xông ra !

          - Vô sông             - Xông vô !

          - Ai không ra                 - Thì vô !

          - Phaolô                - Nhiệt thành

          - Goretti               - Khiết tịnh

          - Têrêsa                - Đơn sơ.

+ Lưu ý : Quản trò giới thiệu lý do, nói rõ câu đáp :

          Hò đều đặn, lớn, vui tươi

          Mỗi khẩu hiệu tùy nghi có thể 2, 3 lần.

  VI.Vài Băng Reo Hay.

1. Cùng Quây Quần

          - Anh em ơi !                  Ơi !

          - Ta vui                          Hí hí hí [vỗ tay 3 cái]

          - Ta chơi               Hì hì hì [vỗ tay 3 cái].

 2. Bốn Phương Trời

 Quản trò chỉ Nam 1 : Tôi phương Đông.

                   Nữ  1  : Tôi phương Tây [2 tay chỉ mình]

                   Nam 2 : Tôi phương Nam

                   Nữ  2   : Tôi phương Bắc [2 tay chỉ mình]

Quản trò :  - Chúng ta – Một nhà [nắm  2 tay người bên giơ cao]

 3. Tang Tang Tang [vòng tròn]

     - Ta vui           - Bên nhau [vỗ tay 2 cái]

     - Ta sống                   - Bên nhau [vỗ đùi một cái]

     - Ta vui sống   - Bên nhau [nắm tay nhau đi vào 2 bước

  4. Đi Một Vòng [vòng tròn]

 Ta có: * Đôi mắt – Để nhìn [khom lưng, tay trái sau lưng, tay    phải che mắt].

            * Đôi tai – Để nghe [đứng thẳng 2 tay chắn sau tai]

            * Đôi chân – Để đi [giậm chân 2 cái]

          [Bên phải quay : Hát đi một vòng]

  5. Xin Trao Cho Nhau

 * Xin cho anh   - Tình thương [vỗ vai người bên phải một cái]

* Xin cho em    - Tình thương [vỗ vai người bên trái một cái]

* Xin cho nhau – Tình thương [vỗ tay 2 cái]

  6. Chim Đổi Lồng

 * Lồng đâu lồng đâu ?   - Lồng đây [2 lần, giơ lồng lên]

* Chim đâu chim đâu?- Chim đây [2 lần, chim chỉ mình]

* Chim    đổi                  * Lồng    đổi.

  7. Về Bêlem

          * Ta đi                  - Đi đâu ? [vỗ tay 2 cái]

          * Ta về                 - Về đâu? [vỗ tay 2 cái]

          * Ta đi về    - Về Bêlem [vỗ tay 1cái, giậm chân 2 cái]

 8. Lên Canvê

          * Can vê     - Yêu thương [chéo tay trước ngực]

          * Can vê     - Cứu chuộc [giang tay]

          * Ta cùng lên Can vê – Chết cho đời [vung hai tay lên].

  9. Chào Mừng

          NĐK : Hân hoan  tc : Đón chào [đưa tay trái lên]

          NĐK : Hân hoan  tc : Chúc mừng[đưa tay phải lên

          NĐK  : Hân hoan tc : Kính dâng [đưa 2 tay lên cao

                   [Hát bài : Hân hoan đón chào…]

  10. Đón Chào

   NĐK : Đoàn ta  tc : Đón chào [vỗ tay 2 cái]

   NĐK : Đoàn ta  tc : Chúc mừng [nhảy vô 2 bước

   NĐK : Đoàn ta  tc : Cất tiếng ca [vung 2 tay cao nhảy ra

                   [hát bài chào mừng].

  11. Cùng Đi

 - NĐK : Ta đi                TC : một vòng [dậm một chân]

- NĐK : Ta đi                 TC : thật nhanh [dậm 2 chân]

- NĐK : Ta bước đi        TC : Cho đều [giậm chân đều]

                   [Hát bài : Đi một vòng…]

  12. Gần Nhau

 - NĐK : Gần nhau                  tc : Ta vui [vỗ tay 2 cái]

- NĐK : Gần nhau                   tc : Ta hát [2 tay để miệng]

- NĐK : Gần nhau                   tc : Ta múa A A A [nhảy lên 3]

                   [Hát bài : Gần nhau]

  13. Cám Ơn

 - NĐK : Xin cám ơn       - tc : Bằng lời [2 tay trên miệng]

- NĐK : Xin cám ơn       - tc : Bằng lòng [2 tay trên ngực]

- NĐK : Xin cám ơn       - tc : Bằng tay [ vỗ tay 3 cái ]

                   [Hát bài : Cùng hòa vang… ]

 14. Đời Ta Vui Tươi

 - NĐK : Đời ta              - tc : vui tươi [vỗ tay 2 cái]

- NĐK : Đời ta               - tc : Bác ái   [vung 2 tay ngang]

- NĐK : Đời ta               - tc : Quang minh [tung 2 tay lên]

                   [hát bài : tụng niệm]

 15. Vui

 - NĐK : Vui sao  - tc : Vui quá [tay phải lên]

- NĐK : Vui sao   - tc : Vui ghê [tay trái lên]

- NĐK : Chúng ta          - tc : Cùng vui [2 tay lên].

                   [Hát bài : vui là vui quá]

  16. Bên Nhau

 - NĐK : Ta vui              - tc : Bên nhau [2 tay vỗ 2 đùi 2 lần]

- NĐK : Ta sống   - tc : Bên nhau [vỗ tay 2 cái]

- NĐK : Ta múa   - tc : Bên nhau [vỗ 2 vai 2 lần]

- NĐK : Bên nhau          - tc : A. A, A [nhảy đưa tay lên cao]

          [Hát bài : tang tang tang tình táng tính”.

  17. Chúa Chiên Lành

 - NĐK : Đức Giêsu

- tc : Đấng yêu ta [2 tay hướng rộng vòng về phía trước, lòng

                             bàn tay nghiêng].

- NĐK : Đức Giêsu

- tc : Mời gọi ta [2 tay hướng về phía trước vòng ra sau, lòng

                             bàn tay ngửa].

- NĐK : Đức Giêsu

- tc : Chăm sóc ta [2 tay bắt chéo trước ngực].

- NĐK : Đức Giêsu

- tc : Chúa chiên lành [2 tay giơ lên cao, hô 3 lần]

  18. Em Ngoan Hiền

 - NĐK : Ai vui tươi       - tc : Tuổi thơ [2 tay trên miệng]

- NĐK : Ai ngoan hiền  - tc : Tuổi thơ [2 tay trước ngực]

- NĐK : Ai đơn sơ         - tc : Tuổi thơ [2 tay chống nạnh

- NĐK : Ai yêu đời        - tc : Tuổi thơ [2 tay duỗi thẳng]

- NĐK : Ai vui tươi, ngoan hiền, đơn sơ, yêu đời

                   Tất cả : Tuổi thơ [để 2 tay vào miệng A A A]

  19. Chúa Cho

 - NĐK : Chúa cho ta đôi mắt           tc : Để nhìn,[phải, trái

           Đôi tai                 Để nghe [nghiêng phải – trái]

           Lỗ mũi                 Để ngửi [hít hai cái]

           Đôi tay      Để vỗ [vỗ 2 cái]

           Đôi chân    Để đi [giậm chân 2 cái]

 20. Tình Yêu Chúa

 - NĐK : Tình yêu Chúa    + tc : Cao [2 tay giơ cao]

- NĐK : Tình yêu Chúa    + tc : Sâu [cúi xuống 2 tay chấm đất]

- NĐK : Tình yêu Chúa    + tc : Rộng [2 tay giang rộng ra]

- NĐK : Tình yêu Chúa    + tc : Bao la[đưa 2 tay rộng và cao]

- NĐK : Tình yêu Chúa    + tc : Con biết lấy gì cảm tạ [chắp 2

                                      tay cúi đầu].

 21. Tất Cả Trong Đức Kitô

 - NĐK : Trong ĐKT       + tc : Ăn [chúm tay phải đưa vào miệng]

- NĐK : Trong ĐKT       + tc ; Uống [2 tay bụm đưa lên miệng].

- NĐK : Trong ĐKT       + tc : làm [2 tay nắm đưa thẳng lên].

- NĐK : Tất cả mọi sự   + tc : Trong ĐKT [2 tay đặt chéo ngực].

  22. Sóng Biển

 * Tất cả đứng vòng tròn khoác vai nhau.

- NĐK : Sóng biển   + tc : Nhấp nhô[2 lần] [Đứng ngồi 2 lần]

- NĐK : Nghiêng phải  + tc : lặp lại [ngả người sang phải]

- NĐK : Nghiêng trái    + tc : lặp lại [ngả sang trái]

- NĐK : Nghiêng trước  + tc : lặp lại [ngả vào giữa vòng]

- NĐK : Nghiêng sau     + tc : Lặp lại [ngả ra sau]

- NĐK : Sóng thần         + tc : Am ầm, ầm ầm [nhảy vào 3 bước]

* Lưu ý : có thể chế thêm tàu chạy, tàu lùi, tàu chìm…

- NĐK có thể thay sóng thần bằng sóng lặng.  + tc hô : êm đềm. Êm đềm [đứng tại chỗ]

  23. Đoàn Kết

 - NĐK : Chia rẽ    + tc : Tan rã [tay đặt vào ngực vung mạnh ra]

- NĐK : Chia rẽ    + tc : Phải khổ [khom người, gục đầu]

- NĐK : Chia rẽ    + tc : Thì chết [Ngồi bệt xuống].

- NĐK : Đoàn kết  + tc : Sống, sống, sống [đứng dậy nắm tay nhau].

  24. Chúa Mời

 - NĐK : Chúa mời, Chúa mời.

+tc   : Sám hối, sám hối [Quì gối, 2 tay chắp lại, đầu hơi gục xuống].

- NĐK : Chúa mời, Chúa mời.

+ tc      : Đổi mới, đổi mới. [Ngồi trên gót, 2 tay hướng lên trời, lòng bàn tay hướng vào nhau].

- NĐK : Sám hối, Đổi mới.

+ tc      : Trở về với Chúa. [Đứng lên nhún chân 3 lần, mỗi lần nhún 2 tay vung lên cao].

  25. Chúa Dạy

 - NĐK : Chúa dạy, Chúa dạy.

+ tc      : Thứ tha, thứ tha [tay trái nắm tay người bên phải, tay phải nắm tay người bên trái].

- NĐK : Chúa dạy, Chúa dạy.

+ tc      : Làm hòa, làm hòa. [2 tay bắt tay người bên phải],

- NĐK : Thứ tha, làm hòa.

+ tc      : Vì chúng ta là anh em [2 tay quàng lên vai 2 người bên

  26. Thiên Chúa

 - NĐK : Thiên Chúa + tc : Cao sang [2 tay giơ lên trời]

- NĐK : Thiên Chúa + tc : Làm người [2 tay hạ xuống]

- NĐK : Nào ta              + tc : Hãy đến [tay phải đưa ra như chào]

- NĐK : Nào ta          + tc : Bái thờ. Alleluia. Alleluia. Alleluia.

  27. Giêsu

 - NĐK : Giêsu  + tc : Thiên Chúa [tay phải chỉ lên trời]

- NĐK : Giêsu  + tc : Làm người [tay phải chỉ xuống đất]

- NĐK : Giêsu  + tc : Là Đấng [tay phải đưa ra trước, mắt hướng

- NĐK : Giêsu  + tc : Emmanuel [Hai tay đưa lên cao]

- NĐK : Giêsu  + tc : Thiên Chúa – làm người – là Đấng – Emmanuel. [Vỗ tay và dằn từng tiếng : Em – MA –

 NU – El].

  28. Gương Giêsu

 - NĐK : Giêsu  + tc : Vua vũ trụ [2 tay đưa lên cao và vung ra

                             thành vòng cung từ trên xuống].

- NĐK : Giêsu  + tc : Vua bình an [2 tay từ trong lòng ngực

                             vung ra hai bên].

- NĐK : Giêsu  + tc : Khiêm tốn [Đưa 2 tay vào ngực, đầu cúi]

- NĐK : Hãy học  + tc : Gương Giêsu [Đưa 2 tay lên cao].

  29. Gương Thánh Gia

 - NĐK : Giêsu  + tc : Khiêm tốn [2 tay đặt trên ngực, đầu cúi]

- NĐK : Maria  + tc : Hiền từ [2 tay vung ra hai bên nhẹ nhàng]

- NĐK : Giuse  + tc : Công chính [tay phải đưa lên cao hướng về

                             trước, mắt hướng theo].

- NĐK : Thánh gia  + tc : Gương sáng ngời A, A, A.

          [Cùng nắm tay nhau đưa lên cao, la to A, A, A.

  30. Chúa Đến Bất Ngờ

 - NĐK : Các con   + tc : Hãy sẵn sàng [dang tay rộng]

- NĐK : Tỉnh thức + tc : Cầu nguyện luôn [Chắp tay]

- NĐK : Vì lúc       + tc : Không ai ngờ[tay fải đưa fía trước lắc]

- NĐK : Con người + tc : Sẽ ngự đến [Khoanh tay]

  31. Gioan Tẩy giả

 - NĐK : Gioan       + tc : Mặc áo thú [Động tác mặc áo]

- NĐK : Thắt lưng + tc : Bằng dây da [Động tác thắt lưng]

- NĐK : Ông ăn    + tc : Con châu chấu [Chúm 2 tay vào miệng]

- NĐK : Ông uống + tc : Mật ong rừng [Vuốt cổ]

- NĐK : Ông giảng+ tc : Chúa Cứu Thế. A, A, A.

  32. Loan Báo

 - NĐK : Có Đấng    + tc : Đến sau [chỉ tay ra sau]

- NĐK : Nhưng lại   + tc : Có trước [chỉ tay ra trước]

- NĐK : Tôi không   + tc Xứng đáng [Chỉ mình, lắc tay]

- NĐK : Cởi giầy     + tc : Chân Ngài [cúi cời giầy].

  33. Chúa Chữa

 - NĐK : Chúa chữa   + tc : Chữa ai ? [chỉ từ trái sang phải]

- NĐK : Người mù    + tc : Được thấy [Chỉ mắt]

- NĐK : Người què   + tc : Đi được [Chạy tại chỗ]

- NĐK : Người hủi    + tc : Được sạch [Xoa 2 bàn tay với nhau]

- NĐK : Người điếc  + tc : Được nghe [chỉ vào tai]

- NĐK : Người chết  + tc : Được sống [Vỗ tay 3 cái]

- NĐK : Người nghèo + tc: Được thương[2 tay chéo trước ngực]

  34. Chúa Là

 - NĐK : Chính Chúa  + tc : Là Mục Tử [tay phải chỉ vào ngực]

- NĐK : Chính Chúa  + tc : Là chuồng chiên [2 tay trước ngực]

- NĐK : Chính Chúa  + tc : Là sự sống [Nhảy tung người lên, 2

                             tay vung mạnh và hô A, A, A.

  35. Chúa Thánh Thần

 - NĐK : Chúa Thánh Thần     + tc : Ở trong ta [2 tay đặt lên ngực]

- NĐK : Chúa Thánh Thần + tc : Đổi mới ta [2 tay vung ra hai bên]

- NĐK : Chúa Thánh Thần + tc : Ở giữa ta [2 tay vung cao, nhảy lên].

  36. Thiếu Nhi

 NĐK : Thiếu nhi   + tc : Tín thác [tay phải đưa mạnh lên cao]

NĐK : Thiếu nhi   + tc : Cầu nguyện [chắp tay trước ngực].

NĐK : Thiếu nhi   + tc : Chiến thắng [2 tay đưa thẳng lên].

NĐK : Thiếu nhi   + tc : tín thác, cầu nguyện, chiến thắng.

                             [Làm lại từng động tác trên].

  37. Đức Kitô

 - NĐK : Đức Kitô         + tc : Hôm qua [giơ tay phải lên]

- NĐK : Đức Kitô + tc : Hôm nay [giơ tay trái lên]

- NĐK : Đức Kitô + tc : Mãi mãi  [giơ hai tay lên].

          . Cùng hát bài : Gặp gỡ ĐKT

  38. Đem Chúa Đến

 NĐK : Đem Chúa đến + tc : Cho tôi [tay bắt chéo trước ngực]

NĐK : Đem Chúa đến + tc : Cho anh [đưa 2 tay ra trước].

NĐK : Đem Chúa đến + tc : Cho chúng ta [nắm tay nhảy lên].

  39. Về Đất Hứa

 - NĐK : Dân ta đâu ?  + tc : Dân ta đây ! [giơ tay phải lên]

- NĐK : Theo ai ?        + tc : Theo Giavê [giơ tay trái lên]

- NĐK : Ta băng rừng      + tc : Ta băng rừng [giậm chân phải]

- NĐK : Ta vượt núi         + tc : Ta vượt núi [Giậm chân trái]

- NĐK : Về Đất Hứa   + tc : Đất nở hoa [Đưa 2 tay tung từ dưới lên]

          * Hát bài :Về đất hứa.

  40. Vác Thập Giá

 - NĐK : Ta đi, ta đi       + tc : Đi đâu, đi đâu ?

- NĐK : Vác thập giá    + tc : Chịu khổ hình.

[tay phải lên vai, tay trái đỡ khuỷu tay phải, lưng khom xuống].

- NĐK : Đi chết    + tc : Cho tôi

                               [Đứng thẳng chỉ 2 tay vào mình].

- NĐK : Đi chết    + tc : Cho anh

                               [Chỉ tay về người bên phải, rồi trái].

- NĐK : Đi chết    + tc : Cho chúng ta [giang hai tay].

* Hát bài : “Vòng tay cho người”.

  41. Đuốc Sáng

 - NĐK : Đuốc sáng       + tc : Soi muôn dân

[Tay phải nắm lại như cầm đuốc, xoay quanh người 1 vòng].

- NĐK : Muối ướp         + tc : Các tâm hồn

                             [ Hai tay đặt chéo trên ngực]

- NĐK : Nếu muối nhạt + tc : Đổ ra ngõ.

          [Hai bàn tay đặt gần nhau lại đẩy ra phía trước mặt].

* Hát bài: không ai thắp đèn…

  42. Chúa Ơ Đâu

 - NĐK : Chúa ở đâu      + tc : Trong anh [Chỉ người phải rồi trái]

- NĐK : Chúa ở đâu       + tc : trong tôi [chỉ vào ngực]

- NĐK : Chúa ở đâu       + tc : Trên trời [Chỉ tay lên trời 3 lần]

- NĐK : Và ở đâu + tc : Khắp mọi nơi [ chỉ trước mặt, bên

                                      phải, bên trái, sau lưng, vào giữa].

  43. Ma Quỉ

 - NĐK : Ma quỉ             + tc : Cha gian dối [Đá chân phải]

- NĐK : Ma quỉ    + tc : Mẹ điêu ngoa [Đá chân trái]

- NĐK : Ma quỉ              + tc : Trong hỏa ngục [rùng mình, ngồi]

- NĐK : Thật thà  + tc : Con Thiên Chúa [Đứng phắt dậy]

  44. Đavid – Goliat

 - NĐK : Goliat   + tc : Oai hùng [Hai tay chống hông]

- NĐK : Goliat   + tc : Kiêu ngạo [2 tay đưa lên vẻ tự đắc]

- NĐK : David        + tc : Bé tí [Ngồi thấp]

- NĐK : David   + tc : Khiêm nhường [2 tay đặt trước ngực]

- NĐK : Chúa thương.      + tc : Chiến thắng, chiến thắng.

                   [Đưa tay phải nắm chặt lên cao].

  45. Đường Lên Trời

 - NĐK : Đường lên trời. + tc : Quanh co [nắm tay co chân phải]

- NĐK : Đường lên trời. + tc : Ghềnh đá [ Nắm tay, nhún xuống]

- NĐK : Nhưng cố gắng + tc : Sẽ đến nơi [Đứng thẳng nắm tay

                   đưa lên trời, buông tay nhảy lên hô A A A.]

  46. Đồng Lúa

 - NĐK : Đồng lúa         + tc : Bao la [2 tay vòng tròn trên đầu]

- NĐK : Đồng lúa          + tc : Xanh tươi [2 tay giang ra]

- NĐK : Đồng lúa + tc : Chín vàng [Chống tay lên đùi]

- NĐK : Ta về                + tc : Gặt hái [Tay phải đưa trước, người hơi khom, tay trái làm động tác gặt].

   * Hát bài : Người đi trong nước mắt… hoặc bài: hạt lúa gieo tên đồng…

  47. Mùa Hồng Ân

 - NĐK : Con người   + tc : Cô đơn [cúi đầu, tay bắt chéo vai]

- NĐK : Con người   + tc :Tội lỗi [Quì 1 chân, tay đấm ngực ]

- NĐK : Con người   + tc : Thống hối [Quì 2 chân, giơ tay]

- NĐK : Mùa hồng ân   + tc : Bừng sáng [Nhảy lên, A A A]

  48. Hạt Cải

 - NĐK : Hạt cải   + tc : Tí ti [nhảy vào 1 bước, chỉ tay ]

- NĐK : Cây lớn   + tc : Xanh um [ Nhảy lui, tay vung lên]

- NĐK : Chim trời          + tc : Tìm đến [Vừa bay vừa kêu]

- NĐK : Ẩn náu    + tc : Dưới bóng cây [ Ngồi xuống]

- NĐK : Hạt tốt              + tc : Cây to lớn [2 tay đưa lên cao]

- NĐK : Khéo tỉa  + tc : Có nhiều cành[Giang tay, quay

                                      phải rồi trái]

- NĐK : Chim đến          + tc : Đậu trên cành [Co chân rung tay]

- NĐK : Chiều xuống   + tc : Chim về tổ [tung nón] A A A.

  49. Xây Tháp

 - NĐK : Xây tháp         + tc : Xây tháp [đứng cầm tay nhau]

- NĐK : Một tầng + tc : Một tầng [2 tay đập vào đùi]

- NĐK : Hai tầng  + tc : Hai tầng [2 tay đập lên vai]

- NĐK : Ba tầng             + tc : Ba tầng [ 2 tay đưa lên trời]

- NĐK : Cuồng phong   + tc : Am [Nhún người xuống]

- NĐK : Kiêu căng      + tc : Am [Ngồi bệt xuống đất]

                   [Thay đổi từ tư thế đứng đến tư thế ngồi]

  50. Về BÊN CHÚA

 - NĐK : Xin cho em      + tc : Là chim [Dang tay nhịp lên xuống]

- NĐK : Để em gieo       + tc : Tin mừng [vung 2 tay như gieo]

- NĐK : Để em rắc         + tc : Hòa bình [Vỗ tay 2 cái: phải, trái]

- NĐK : Để em bay        + tc : Về bên Chúa [Chắp tay lại].

  51. Phép Rửa

 - NĐK : Được tái sinh   + tc : Nhờ phép rửa

- NĐK : Nếu ai tin         + tc : Sẽ được sống [nhảy vào 1 bước]

- NĐK : Ai không tin     + tc : Sẽ phải chết [ngồi xuống, nhảy ra]

- NĐK : Tôi xin tin        + tc : Con xin tin [đứng dậy, giơ cao tay]

  52. Yêu Thương Nhau

 NĐK : Thiên hạ thấy    + tc : Một, hai [vỗ tay ở 1 và 2]

NĐK : Môn đệ Chúa      + tc : Một, hai [Giậm chân phải 2 cái]

NĐK : Yêu thương nhau+tc : Một, hai [Giậm chân trái 2 cái]

NĐK : Thiên hạ thấy môn đệ Chúa yêu thương nhau.

+ tc : Một hai, một hai [vỗ tay 2 cái, giậm chân 2 cái].

  53. Phúc Thật

 - NĐK : Phúc cho người         + tc : Trong sạch [2 tay để ngực]

- NĐK : Phúc cho người + tc : Bác ái [từng đôi bắt tay]

- NĐK : Phúc cho ai                + tc : Thuận hòa [bắt tay nhau]

- NĐK : Vì họ là            + tc : Con Thiên Chúa . A A A [hô to].

  54. Tất Cả Trong Đức Kitô

 NĐK : Đối với tôi  +tc : Ăn trong Đức Kitô[tay fải lên miệng

NĐK : Đối với tôi  +tc : Uống trong Đức Kitô[tay trái lên]

NĐK : Đối với tôi  +tc : Làm trong Đức Kitô [cử điệu như

                                                Làm việc]

NĐK : Đối với tôi  +tc : Trong Đức Kitô [vung tay nhảy lên]

  55. Giáo Hội Ngày Nay

 NĐK : Giáo Hội ngày nay   + tc : Làm gì, làm gì ? [hô to]

NĐK : Giáo Hội ngày nay   + tc : Mời gọi tình thương [2 tay

                                                Giơ cao].

NĐK : Giáo Hội ngày nay   + tc : Phát triển cộng đồng [nắm

                                                tay nhau lắc mạnh]

NĐK : Giáo Hội ngày nay   + tc : Thăng tiến con người [Cười

                                                vui và vỗ tay].

  56. Giáo Hội

 - NĐK : Giáo Hội, Giáo Hội.

+ tc      : Cần chi, cần chi ? [tay phải đưa lên cao 2 lần]

- NĐK : Tin Mừng hóa.

+ tc     : Bản thân [2 tay chỉ vào ngực]

- NĐK : Tin Mừng hóa

+ tc      : Gia đình [2 tay đan thành vòng tròn nhỏ].

- NĐK : Tin Mừng hóa.

+ tc      : Xứ đạo [2 tay đan thành vòng tròn lớn]

- NĐK : Tin Mừng hóa.

+ tc      : Mọi nơi [ nhảy lên, vỗ miệng la lớn A ! A ! A !]

  57. Chúa Ơ Đâu.

 NĐK : Chúa ở đâu?  + tc : Trong tâm hồn [2 tay vào ngực]

NĐK : Chúa ở đâu?  + tc : Trong lương tâm[đặt 2 tay lên đầu]

NĐK : Ở đâu nữa ?   + tc : Giữa chúng ta [chỉ tay vào giữa]

NĐK : Và giữa bầu trời   + tc : Chúc tụng Chúa Amen.

                             [hô to, ném khăn, mũ nón lên trời]

  58. Học Giáo Lý

 - NĐK : Học giáo lý      + tc : Để biết Chúa [giơ tay phải lên trời]

- NĐK : Học giáo lý       + tc : Để sống đạo [2 tay ôm trước ngực]

- NĐK : Học giáo lý       + tc : Để yêu người [2 tay nắm 2 tay

                                      người bên cạnh].

- NĐK : Học giáo lý để biết Chúa, sống đạo, yêu người.

+ tc      : A! A! A! [giơ 2 tay và nhảy mạnh lên]

  59. Muối.

 - NĐK : Muối               + tc : Mặn [đưa tay phải quẹt miệng]

- NĐK : Đèn                  + tc : Sáng [đưa tay lên dụi mắt]

- NĐK : Muối mặn         + tc : Ướp muôn dân [2 tay đưa từ trên

                                                xuống dưới].

- NĐK : Đèn sáng + tc : Soi thiên hạ [2 tay đưa trái, phải]

- NĐK : Làm tông đồ    + tc : A! A! A! [nhảy lên cao la lớn]

     . Hát bài “không ai thắp đèn rồi đem đặt gầm giường…”

  60. Con Tin

 - NĐK : Con tin            + tc : Chúa Cha [để tay lên trán]

- NĐK : Con tin             + tc : Chúa Con [để tay lên ngực]

- NĐK : Con tin             + tc : Chúa Thánh Thần [để tay trên 2 vai]

- NĐK : Con tin             + tc : Chúa Ba Ngôi [ngửa tay tung lên]

  61. Hỏa Ngục-Thiên Đàng

 - NĐK : Hỏa ngục         + tc : Kinh khủng [khoanh tay lắc đầu]

- NĐK : Hỏa ngục          + tc : Kinh hãi [ Lắc đầu rụt cổ]

- NĐK : Xa lánh   + tc : Tội lỗi [ngồi bệt xuống đất]

- NĐK : Thiên đàng      + tc : Bình an [đứng phắt dậy].

  62. Môn Đệ Chúa

 - NĐK : Người ta thấy   + tc : Người ta thấy [giậm chân phải 3 cái]

- NĐK : Môn đệ Chúa    + tc : Môn đệ Chúa [giậm chân trái 3 cái]

- NĐK : Yêu thương nhau  + tc : Yêu thương nhau [vỗ tay 3 cái].

- NĐK : Người ta thấy, môn đệ Chúa, yêu thương nhau.

+ Tc     : Người ta thấy, môn đệ Chúa, yêu thương nhau [dậm chân phải 3 cái, 3 chân trái, và vỗ tay 3 cái]

  63. Hạt Men

 - NĐK : Hạt men + tc : Trong bột [ngồi chồm hổm]

- NĐK : Một hạt   + tc : Một hạt [nhảy vào một cái]

- NĐK : Hai hạt    + tc : Hai hạt [nhảy vào 2 cái]

- NĐK : Dậy men + tc : Men dậy [đứng phắt lên].

 64. Người Gieo Giống

 - NĐK : Thóc giống đâu ?

+ tc      : Thóc giống đây [khoanh vòng tay làm thúng].

- NĐK : Ra đồng.

+ tc      : Gieo giống [Đọc 3 lần, tay phải tung giống]

- NĐK : Nơi vệ đường

+ tc      : Chim đớp, người đạp [vỗ tay rồi dậm chân]

- NĐK : Nơi đá sỏi.

+ tc      : Chết khô, chết héo [Tay bỏ trên đầu từ từ ngồi xuống]

- NĐK : Nơi bụi gai.

+ tc      : Chết ngộp, chết ngạt.

- NĐK : Nơi đất tốt

+ tc      : Đơm bông, trổ hạt [vỗ tay 3 cái].

  65. Tìm Chiên

 - NĐK : Chúa yêu         + tc : Chúng ta [2 tay đan chéo trước ngực]

- NĐK : Chúa tìm + tc : Chúng ta [2 tay đưa thẳng lên trời]

- NĐK : Chúa dẫn chúng ta

+ tc      : Về nhà Cha [Nắm tay 2 người bên cạnh, vung cao tay đi vào 3 bước, lui 3 bước.

  66. Nước Trời.

 - NĐK : Nước trời.

+ tc   : Kho báu, kho báu [2 tay đan thành vòng tròn]

- NĐK : Nước trời.

+ tc : Ngọc quí, ngọc quí [2 tay đan chéo lên ngực]

- NĐK : Nước trời.

+ tc : Hạnh phúc, hạnh phúc [ 2 tay lên cao, nhảy lên]

- NĐK : Nước trời.

+ tc : Kho báu, ngọc quí, hạnh phúc [động tác như trên].

  67. Phó Thác

 - NĐK : Tôi đau khổ   + tc : Khổ chi, khổ chi [ 2 tay lên đầu]

- NĐK : Tôi buồn sầu  + tc : Sầu chi, sầu chi [2 tay để lên má]

- NĐK : Tôi lo lắng     + tc : Lo chi, lo chi [ 2 tay để lên ngực]

- NĐK : Tôi lo lắng, sầu khổ   + tc : Vô ích, vô ích [lắc đầu]

  68. Bác Ai Yêu Thương

 - NĐK : Lánh xa + tc : Ganh tị [Tay như ném một vật]

- NĐK : Xa lánh   + tc : Giận hờn [tay trái xua ngang mặt]

- NĐK : Thực hành       + tc : Bác ái [từng đôi bắt tay nhau]

- NĐK : Thực hiện        + tc : Tình thương [đổi đôi, bắt tay].

  69. Nhóm Lửa

 - NĐK : Hãy nhóm lên

+ tc : Ngọn lửa [tay trái ra trước mặt, tay phải chỉ lòng bàn tay

- NĐK : Lửa hận thù.

+ tc : Dập ngay [bàn tay trái úp, tay fải đập lên bàn tay trái]

- NĐK : Lửa hờn căm.

+ tc : Dập ngay [chân phải dập mạnh xuống đất 2 lần]

- NĐK : Lửa yêu thương

+ tc : Ta cùng nhóm [tất cả nắm tay đưa lên cao].

  70. Giêsu Chiến Thắng

 - NĐK : Giêsu.

+ tc : Chiến thắng [tay phải nắm lại đưa thẳng lên trời].

- NĐK : Giêsu.

+ tc : Hùng cường [tay trái đưa lên cao như tay phải].

- NĐK : Giêsu.

+ tc : Vinh quang [cả 2 tay như trên, vỗ tay hát một bài]

  71. Cùng Khóc – Cùng Vui

 - NĐK : Ta đói.

+ tc : Hãy cho ăn [tay phải chỉ vào miệng].

- NĐK : Ta khát.

+ tc : Hãy cho uống [tay trái đưa miệng như uống nước].

- NĐK : Ta trần truồng.

+ tc : Hãy cho mặc [2 tay vuốt từ vai xuống]

- NĐK : Ta ốm đau.

+ tc : Hãy thăm viếng [bắt tay bạn]

- NĐK : Ta khóc.

+ tc : Hãy cùng khóc [Choàng vai bạn khóc]

- NĐK : Ta vui.

+ tc : Hãy cùng vui [vỗ tay cùng hát một bài].

  72. Sáng Tối

 - NĐK : Trăng     + tc : Sáng [giang 2 tay úp lòng bàn tay]

- NĐK : Mây    + tc : Bay [xoay mình sang phải rồi trái]

- NĐK : Gió         + tc : Thổi [Nghiêng người qua phải, rồi trái]

- NĐK : Sấm        + tc : Ầm [ ngồi bệt xuống đất].

- NĐK : Mưa        + tc : Rơi [đập 2 tay xuống đất]

- NĐK : Tối          + tc : Khiếp sợ [2 tay bịt mặt, gục đầu]

- NĐK : Sáng       + tc : Ah [Đứng phắt dậy, vỗ tay].

  73. Thập Giá

 - NĐK : Thập giá    + tc : Sỉ nhục [đánh mạnh tay trái xuống]

- NĐK : Thập giá    + tc : Đau khổ [đánh mạnh tay phải xuống]

- NĐK : Thập giá Đức Kitô.

+ tc : Ơn cứu độ [dằn mạnh từng tiếng vung tay lên trời Ah.

  74. Vua Giêsu.

 - NĐK : Ông là ai?       + tc : Ta là vua [tay phải nắm đưa cao]

- NĐK : Nước vua?      + tc : Rộng lớn [2 tay làm vòng tròn lớn]

- NĐK : Dân vua       + tc : Hùng cường [2 tay nắm đưa lên cao]

- NĐK : Danh vua    + tc : Hùng mạnh [2 tay đưa lên Chữ V].

- NĐK : Chúa Giêsu + tc : Vua – muôn – vua [dằn mạnh] Ah.

  75. Thống Hối

 - NĐK : Ò – Ó – O    + tc : Tôi không biết [tay phải đưa qua

                             trái điệu bộ từ chối, quay đầu về phải].

- NĐK : Ò Ó O              + tc : Tôi không biết [đổi tay, đổi đầu].

- NĐK : Ò Ó O          + tc : Tôi không biết [2 tay xua trước mặt

- NĐK : Ò Ó O          + tc : Con chối Thầy [2 tay bưng mặt].

  76. Gia Kêu

 - NĐK : Gia kêu       + tc : Người lùn [nhún người , tay lên hông].

- NĐK : Gia kêu       + tc : Người lùn [nhún sâu hơn]

- NĐK : Chúa đến nhà   + tc : A! A! A! [Nhảy cao, 2 tay lên cao]. Hát một bài

  77. Theo Chúa

 - NĐK : Theo Chúa     + tc : Luôn hy sinh [2 tay giang ngang]

- NĐK : Theo Chúa     + tc : Không nhung lụa [2 tay lên vai]

- NĐK : Theo Chúa     + tc : Đến với Chúa [quì gối, chắp tay]

  78. Đón Chúa

 - NĐK : Núi đồi [2 tay chụm lại trên đầu].

+ tc : San cho phẳng [ làm như san đất].

- NĐK : Hố sâu [cúi người, 2 tay vòng dưới chân].

+ tc : Lấp cho đầy [2 tay úp xuống như lấp hố].

- NĐK : Quanh co [2 tay thẳng uốn người].

+ tc : Uốn cho ngay [uốn mình rồi đứng yên].

- NĐK : Chúa đến [giơ 2 tay lên cao]

 + tc : Hoan hô [vỗ tay 3 cái].

  79. Con Một Cha

 - NĐK : Chúng ta là      + tc : Anh em [quay vào bắt tay nhau]

- NĐK : Chúng ta là      + tc:  Chị em [đổi cặp – bắt tay]

- NĐK : Chúng ta luôn  + tc : Hiệp nhất [nắm tay nhau]

- NĐK: Chúng ta là    + tc : Con một Cha [kéo dài chữ Cha, nắm tay nhau giơ cao].

  80. Chúa Thương

 - NĐK : Chúa thương ai ?    + tc : Chúa thương anh [chỉ người phải]

- NĐK : Chúa thương ai ?    + tc : Chúa thương chị [chỉ người trái]

- NĐK : Chúa thương ai ?    + tc : Chúa thương em [2 tay chỉ mình]

- NĐK : Chúa thương           + NC : Chúng ta [hát một bài].

  81. Hướng Tâm Lên

 - NĐK : Ai đang ngồi    + tc : Trong tối tăm [ngồi xổm, bịt mắt

- NĐK : Các bạn hãy     + tc : Hướng tâm lên [đứng dậy]

- NĐK : Ai u sầu            + tc : Hay thất vọng[cúi đầu thõng tay

- NĐK : Các bạn hãy     + tc : Vươn mình lên [đứng phắt dậy]

  82. Cỏ Lùng

 - NĐK : Cỏ lùng            + tc : Rơi xuống [ngồi]

- NĐK : Cỏ lùng   + tc : Nẩy mầm [đứng lên từ từ]

- NĐK : Cỏ lùng   + tc : Tươi tốt [nhón gót, tay đưa cao]

- NĐK : Cỏ lùng   + tc : Bị đốt [đập 2 tay vào đùi]. Ah

  83. Anh Em Một Nhà

 - NĐK : Anh là             + tc : Phượng hoàng [2 tay xòe rộng]

- NĐK : Anh là              + tc : Bồ câu [đập mạnh đôi tay]

- NĐK : Chị là               + tc : Sơn ca [huýt sáo].

- NĐK : Phượng hoàng, bồ câu, sơn ca

+ tc : Anh em một nhà [nắm tay nhau hát một bài].

  84. Gương Giêsu

 - NĐK : Giêsu               + tc : Hy sinh [giang 2 tay, đầu cúi]

- NĐK : Giêsu                + tc : Hãm mình [quì, cúi đầu]

- NĐK : Chúng ta hãy  + tc : Theo gương Giêsu [ngẩng mặt]

- NĐK : Nghĩa là            + tc  : Hy sinh, hãm mình [đứng dậy].

     Hát bài “Vòng tay cho người…”

  85. Đường Lên Trời

 - NĐK : Đường đi         + tc : Thênh thang [bước về bên phải]

- NĐK : Dẫn ta đi          + tc: Xuống hỏa ngục [Cúi đầu sâu]

- NĐK : Đường đi + tc : Chông gai [đi bằng 2 tay, 2 chân]

- NĐK : Dẫn ta về          + tc: Quê trời [đứng thẳng, quay vào].

  86. Chúa Bất Diệt.

 - NĐK : Tiền tài  + tc : Phù vân [đấm tay lên trời]

- NĐK : Chức quyền      + tc : Giả trá [đấm mạnh tay xuống đất]

- NĐK : Danh vọng       + tc : Qua mau [ giậm chân phải – trái]

- NĐK : Tất cả               + NC : Phù hoa [ngồi bệt xuống đất]

- NĐK : Thiên Chúa     + tc Bất diệt [nhảy lên].

  87. Bắc - Trung - Nam Một Nhà.

 Chia thành 3 nhóm.

- NĐK : Chỉ nhóm I       + Nhóm 1 : Bắc [đưa thẳng tay phải lên]

- NĐK : Chỉ nhóm II     + Nhóm 2 : Trung [đưa thẳng tay phải lên]

- NĐK : Chỉ nhóm III     + Nhóm 3 : Nam [đưa thẳng tay phải lên]

- NĐK : Hô : Bắc, Trung, Nam

+ NC : Một nhà [cho 2 tay chụm lại trên đầu hát một bài].

  88. Đường – Sự Thật – Sự Sống

 - NĐK : Đức Kitô         + tc : Là đường [đi về phải 3 bước]

- NĐK : Đức Kitô + tc : Là sự thật [bước vào 2 bước]

- NĐK : Và là                + tc : Là sự sống [nhón gót, 2 tay lên cao]

  89. Tin vào chúa

 - NĐK : Tin vào Chúa    + tc : Sẽ được sống [2 tay lên trời]

- NĐK : Ai không tin      + tc : Sẽ phải chết  [ rung người ngồi]

- NĐK : Ai tin                  + tc : Tôi xin tin [đứng dậy]

  90. Với Mẹ Maria

 - NĐK : Tôi sống + tc : Với Mẹ [chắp tay]

- NĐK : Tôi vui    + tc : Với Mẹ [2 tay úp đưa phía trước]

- NĐK : Tôi hát    + tc : Với Mẹ [2 tay đưa cao]

- NĐK : A – VÊ   + tc : MA-RI-A [dằn từng tiếng]

    . Hát một bài về Đức Mẹ.

  * Ghi chú: Tập tài liệu này được biên soạn và sửa lại dựa theo: “Góp Nhặt Tài Liệu Sinh Hoạt Huấn Luyện Huynh Trưởng, Sinh Hoạt Giới Trẻ, Thiếu Nhi” – Phần Trò Chơi, Băng Reo.

Chủ Đề