Hướng dẫn thuyết minh trò chơi trốn tìm

Tuổi thơ hầu như ai cũng đã từng chơi trốn tìm – trò chơi dân gian đã tạo nên nhiều tình bạn đẹp. Không cần chuẩn bị gì, số lượng người chơi không giới hạn, luật chơi đơn giản nên nó rất phổ biến với trẻ con, đặc biệt là các em trường mầm non, cấp 1.

1. Trò chơi trốn tìm có từ bao giờ?

Trò chơi trốn tìm còn có tên gọi khác là ú tim. Không ai biết trò chơi trốn tìm do ai tạo ra, có từ bao giờ. Tên gọi và cách chơi được truyền miệng khắp mọi nơi, từ Bắc đến Nam, từ người này cho người khác, người lớn dạy trẻ con và chúng tự chơi với nhau,… cứ như vậy, nó lan rộng và tồn tại đến ngày nay.

2. Lứa tuổi, giới tính nào phù hợp chơi?

 Trò chơi trốn tìm phù hợp với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính, ai cũng có thể chơi được trò này.

3. Số lượng người chơi

Đây là trò chơi dành cho tập thể nên số lượng người chơi là không giới hạn. Tuy nhiên tối thiểu phải có 2 người chơi vì cần có người trốn và người tìm, một người không thể chơi được. Thông thường có 5 – 10 trẻ cùng chơi, ít người quá sẽ không vui.

4. Chơi chốn tìm ở đâu?

Diện tích chỗ chơi rộng rãi và có nhiều góc kín để có chỗ ẩn nấp dễ dàng. Trốn tìm có thể chơi trong nhà, trong sân đình hoặc trong phạm vi mà người tham gia tự quy định với nhau. Diện tích không được nhỏ quá (sẽ rất dễ tìm) hay lớn quá (khó tìm và khiến trẻ bị mệt)

Xem thêm: Hướng dẫn tổ chức một số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Hướng dẫn thuyết minh trò chơi trốn tìm


5. Hướng dẫn cách chơi trò chơi trốn tìm

Chuẩn bị chơi:


Chỗ chơi rộng rãi và có nơi ẩn nấp


Số lượng người chơi trên 2 người


Trẻ thuộc lời đếm của trò chơi: Năm, mười, mười lăm, hai mươi, hai lăm, ba mươi,… cho đến một trăm. Hay đếm từ 1 đến 20.

Luật trò chơi trốn tìm:

Trẻ nào bị người bịt mắt (người tìm) tìm thấy đầu tiên sẽ thế chỗ là người đi tìm trong lượt chơi tiếp theo.


Những trẻ đi trốn không được trốn quá xa và không được di chuyển.

Trẻ đi tìm phải trung thực, không được ăn gian, mở mắt khi mọi người đang tìm chỗ trốn và trong khi đang đi tìm.

Cách chơi trò chơi trốn tìm:

Cách chơi trò chơi trốn tìm đầu tiên, trẻ phải oẳn tù tì để tìm ra người bịt mắt đi tìm. Người đi tìm có thể bị bịt mắt bằng khăn hoặc không. Trong trường hợp bịt mắt thì phạm vị trốn sẽ hẹp hơn.


Trẻ đi tìm quay mặt vào tường, lấy tay bịt mắt lại hoặc nhắm mắt và đếm 5 – 10 -15 – 20 – … – 100 hay từ 1 đến 20. Cùng lúc đó các trẻ khác nhẹ nhàng di chuyển tìm chỗ trốn, trốn càng kỹ càng tốt. 


Trẻ có thể trốn dưới gầm bàn, gầm ghế, sau cánh cửa, trong tủ quần áo,…


Khi đếm xong, trẻ đi tìm sẽ nói “Tôi bắt đầu mở mắt đi tìm” và quay ra bắt đầu đi tìm các trẻ đã trốn.


Những người bị tìm thấy sẽ oẳn tù tì để xem ai thua sẽ phải bịt mắt trong lần chơi tiếp theo. Người nào trốn kỹ, không được tìm thấy sẽ được an toàn. Thời gian kết thúc một lần chơi sẽ do tất cả mọi người thống nhất từ trước.

Hướng dẫn thuyết minh trò chơi trốn tìm


6. Ý nghĩa trò chơi trốn tìm

Vì là trò chơi tập thể nên trẻ sẽ được hoạt động tập thể, giao lưu, kết bạn với nhiều bạn.


Trò chơi giúp trẻ làm quen và đếm rành mạch, rõ ràng từ 1 đến 20 hoặc 100.


Trẻ biết di chuyển nhanh nhẹn, nhẹ nhàng và biết cách tìm chỗ ẩn nấp kín đáo, đồng thời ngụy trang chỗ nấp của mình khéo léo để bạn không phát hiện ra.

7. Những điều cần chú ý khi chơi trò chơi trốn tìm

Một số lưu ý để chơi an toàn và không xảy ra mâu thuẫn khi chơi:


Chọn chỗ chơi rộng, nhiều chỗ ẩn nấp đồng thời cũng cần an toàn, tránh những nơi nguy hiểm: công trường xây dựng, lề đường,…


Phổ biến luật chơi trước khi chơi và phải đảm bảo tất cả trẻ tham gia đều nắm rõ và đồng ý với quy định trò chơi.


Quy định rõ ràng thời gian chơi trong một lần. Nghĩa là người đi tìm trong bao lâu thì kết thúc, thời gian chơi quá lâu trẻ sẽ chán.


Trốn tìm là trò dễ chơi và có tác dụng kết nối các bé rất tốt. Đồng thời rèn luyện khả năng đếm số, di chuyển nhanh nhẹn, đoàn kết,… Ba mẹ, thầy cô nên tổ chức cho các bé chơi trò này.

Nguồn: Trò chơi dân gian mầm non

Bạn đang tìm kiếm liên quan đến Miêu tả trò chơi trốn tìm, Nguồn gốc của trò chơi trốn tìm, Giáo án trò chơi trốn tìm, Miêu tả trò chơi trốn tìm bằng tiếng Anh, Cách chơi trò chơi trốn tìm, Trò chơi trốn tìm, Dàn ý thuyết minh về trò chơi trốn tìm, Thuyết minh về trò chơi banh đũa, Trò trốn tìm,

Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian văn lớp 9 lớp 8 lớp 10 hay nhất gồm các bài thuyết minh về trò chơi kéo co, thả diều, ô ăn quan và trò chơi trốn tìm rất phổ biến được trẻ em ở mọi vùng đất nước chơi từ thời xa xưa tới tận thời nay Hiện nay, xã hội phát triển văn minh, kéo theo công nghệ khoa học ngày một tiến bộ. Với nhiều cải tiến và phát minh , các lập trình viên, kĩ sư cong nghệ đã cho ra đời những trò chơi điện tử với nhiều tính năng giải trí cao, chiếm vị thế lớn trên thị trường và có tầm ảnh hưởng rất to lớn đối với giới trẻ hiện nay. Chính vì điều đó, những người trẻ mải mê với những trò chơi điện tử giải trí mà quên mất những trò chơi dân gian truyền thống như: kéo co, trốn tìm, ô ăn quan,… Có thể trò chơi đó quen thuộc đối với những trẻ em ở nông thôn những thật sự nó quá đỗi xa lạ và nhàm chán đối với trẻ em thành phố. Vậy thì chúng ta nên tìm hiểu những trò chơi dân gian ấy qua đề văn thuyết minh về trò chơi dân gian trong chương trình ngữ văn lớp 9 dể khơi nguồn cảm hứng và hiểu biết hơn về những trò chơi truyền thống nhé. Dưới đây là dàn ý chi tiết và bài làm tham khảo cho các bạn những kiến thức về những trò chơi dân gian này. Kéo co là trò chơi vẫn được duy trì và là 1 môn thi trong các hội thi truyền thống DÀN Ý CHI TIẾT THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN LỚP 9 I MỞ BÀI Dẫn dắt và giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: trò chơi dân gian( gọi tên trò chơi mà bạn muốn thuyết minh) II THÂN BÀINguồn gốc của trò chơi là gì? (vd: từ xa xưa) Đặc điểm trò chơi( kéo co, trốn tìm,…) Cách thức và luật chơi Đối tượng tham gia trò chơi: Tất cả mọi người có nhu cầu giải trí bằng hình thức của trò chơi đó Ý nghĩa của trò chơi dân gian: Giải trí, tạo niềm vui cho con người Nét văn hóa truyền thống của dân tộc III KẾT BÀI Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người. BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN - KÉO CO Việt Nam là một nước đang phát triển và có đời sống vật chất cũng ngày càng tiến bộ. Nhưng không thể phủ nhận đời sống tinh thần dân ta quả thật phong phú và đa dạng từ xa xưa dần dần theo dòng chảy thời gian nó trở thành một nét văn hóa , trong đó có trờ chơi kéo co. Trò chơi kéo co theo như lời kể thì nó đã có từ rất lâu rồi, từ thời cổ đại ở Ai Cập. Vào những năm 2500 trước công nguyên, trên những ngôi mộ cổ ở Ai Cập có những hình vẽ về một cuộc thi kéo co. Dần dần nó trở thành một trò chơi được ưa chuộng, lan sang Trung Quốc, Hy Lạp,.. Ở Tây u, lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 sau Công Nguyên. Các chiến binh Viking thường chơi một trò chơi có tên gọi là "kéo da", trong đó người ta dùng da động vật như da trâu, bò, dê,... thay cho dây thừng để chơi kéo co. Trò chơi kéo co là một môn thể thao và là một trò chơi dân gian phổ biến trong đời sống. Trò chơi này là một trò chơi mang tính đồng đội cao và nó trọng sức mạnh. Và đặc biệt luật chơi cũng cực kì đơn giản, dễ hiểu đối với tất cả mọi người và ai có đủ sức khỏe cũng có thể tham gia. Khi chơi, ta cần chuẩn bị một chiếc dây thừng to, chắc chắn, độ dài vào khoảng 10 mét hoặc có thể hơn. Cùng với đó là một chiếc khăn được buộc giữa chiếc dây, chiếc dây chính là dấu hiệu chiến thắng trong cuộc đọ sức. Kéo co được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tù vào tập tục văn hóa của mỗi vùng nhưng về cơ bản, số người tham dự không giới hạn và chia làm hai phe sao cho số lượng người tham gia ở mỗi phe là bằng nhau. Người chơi dùng hết sức lực của mình kéo sợi dây thừng sao cho chiếc khăn buộc giữa dây nghiêng về phía mình và vượt qua vạch giới hạn của mình trước thì bên đó thắng. Trong một cuộc thi đầu kéo co, người ta cử ra một trọng tài, trọng tài sẽ là người phân định thắng thua giữa hai đội chơi. Trong quá trình chơi , đòi hỏi người tham gia phải kéo hết sức lực, tinh thần đoàn kết cao,và khi kéo có thể bị đau rát tay do ma sát với sợi dây thừng,.. nhưng bỏ qua những mệt mỏi, khi ta chiến thắng sẽ rất vui vẻ. Đối tượng tham gia trò chơi thường là những thanh niên khỏe mạnh, có sự hiếu thắng, tham gia cuộc thi kéo co để đọ sức và khẳng định mình. Có thể là nam cũng có thể là nữ. Trò chơi kéo co đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền , được nhiều người dân đón nhận. Trò chơi kéo co còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại. Hiện nay có một vấn đề nổi cộm đó là trò chơi dân gian này đang dần bị lãng quên bởi thế hệ trẻ. Những đứa trẻ say mê với những trò chơi điện tử, mải mê với những bộ phim 3D kịch tính mà quên đi trò chơi truyền thống của dân tộc, không màng đến trò chơi dân gian đã trở thành di sản phi vật thể, là đời sống tinh thần của ông cha ta khi trước. Bởi lẽ đó, chúng ta nên thức tỉnh, dời xa những trò chơi điện tử dù chỉ một ngày để tham gia chơi kéo co, lúc ấy ta mới nhận ra những niềm vui và sự thỏa mãn khi chiến thắng. Kéo co- một di sản phi vật thể, một trò chơi gần gũi với con người Việt Nam. Trò chơi dân gian ấy luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tình thần con người mà chúng ta phải luôn nhớ về và giữ gìn nó. Trò chơi trốn tìm hay còn gọi là trò bịt mắt đi tìm BÀI THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN - TRỐN TÌM Thời xa xưa, khi đời sống tinh thần của nhân dân chưa được như hiện nay, không hề có tivi, laptop, máy chơi game,… thì trẻ em dân gian đã nghĩ ra rất nhiều trò chơi dân gian để cùng nhau chơi đùa trong những biểu chiều mát mẻ. Trong đó có trò chơi trốn tìm, một trò chơi đầy sự sáng tạo và mang đậm mày sắc trẻ thơ Trò chơi trốn tìm có từ rất sớm trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Trò trốn tìm hay còn có một tên gọi khác là trò ú tim ở khu vực miền Trung và trò năm mươi năm mươi ở khu vực miền nam. Trong không gian nông nghiệp, nông thôn xưa, những đứa trẻ trong cùng một xã, một làng hoặc một địa phương thường có xu hướng tập trung lại để cùng nhau chơi vào những buổi chiều hoặc buổi tối. Địa điểm tụ tập thường là ở đầu đình, gốc đa, những nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa của một tập thể. Trò chơi trốn tìm thường được chơi thành từng nhóm đông từ sáu đến hơn chục người, trong đó có một người khi oẳn tù xì thua sẽ bị mọi người bịt mắt lại bằng một tấm vải, một chiếc khăn, miễn sao người bị bịt mắt sẽ không nhìn thấy mọi người. Và trong một khoảng thời gian nhất định, đa số là thời gian trong vòng năm mươi giây người bị bịt mắt mới có thể cởi bỏ khăn vải, cũng trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy thì những người còn lại sẽ chạy đi tìm chỗ trốn an toàn nhất. Sau ba mươi giây, người đi tìm sẽ đi xung quanh khu vực mà họ chơi để tìm kiếm những những người khác. Những người bị tìm thấy sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi, nếu như toàn bộ người chơi bị tìm ra thì người đi tìm sẽ sống sót và người đầu tiên bị tìm thấy sẽ tiếp tục thay người đi tìm chơi tiếp. Nếu người đi tìm không phát hiện ra mọi người trốn ở đâu, người đó có thể hô “tha gà” và người đó sẽ là người đi tìm ở lượt chơi tiếp theo cho đến lúc tìm thấy người thay thế. Theo luật của trò chơi trốn tìm thì người đầu tiên bị tìm thấy sẽ có khả năng trở thành người đi tìm tiếp theo, nếu sau đó không có người nào giải cứu, khi ấy người đầu tiên bị tìm thấy sẽ tiếp tục thay thế cho người đi tìm. Chỉ đến người thứ hai, thứ ba và những người sau đó bất ngờ chạy ra tời nơi người tìm mà không bị họ phát hiện thì người đầu tiên bị tìm ra mới thoát cảnh đi tìm. Người đi tìm sẽ tiếp tục trò chơi mới và tìm người lại từ đầu. Trò chơi trốn tìm thường được chơi vào xế chiều hoặc buổi tối và trong không gian rộng, có nhiều chỗ ẩn nấp, những người đi trốn khó bị tìm ra bởi người đi tìm, trò chơi sẽ hấp dẫn hơn nhiều nếu người đi tìm không thể nào tìm ra nơi những người khác đang ẩn nấp. Những người chơi cũng hào hứng hơn trong việc trốn thật kĩ, không để cho người tìm tìm ra nơi trú ẩn của mình. Ai cũng mong muốn mình là người cuối cùng bị tìm thấy để có thể cứu những người đã bị tìm thấy và chiến thắng. Trò chơi dân gian này không những sáng tạo mà còn tạo cảm giác hồi hộp cho người chơi nhưng thường đối tượng tham gia chơi trò chơi này là những đứa trẻ con , chúng rất năng động và sôi nổi. Chính vì thế mà trò chơi trốn tìm trở thành một kí ức đẹp đẽ khi nhớ về tuổi thơ. Trò chơi trốn tìm dường như rất phổ biến và trở thành một nét văn hóa ở nông thôn . Giờ đây xã hội tiến bộ, công nghệ ngày một phát triển, trẻ em hiếm khi chơi những trò chơi vận động thể chất như thế mà chúng thường say mê với những trò chơi điện tử,.. Thật đáng tiếc nếu trẻ em những thế hệ sau không được trải qua cảm giác vui sướng, hồi hộp khi chơi trốn tìm- một trò chơi dân gian lí thú Chúng ta luôn tin rằng , dù trò chơi điện tử, những chiếc laptop , ipad đầy cái mới lạ hiện nay sẽ chằng bao giờ làm lu mờ đi những giá trị , những nét đẹp của trò chơi trốn tìm- một thú vui trong đời sống tinh thần người dân Việt lâu đời. Trò chơi thả diều giúp trẻ em có những giờ thư giãn giải trí rất tốt BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN THẢ DIỀU “Thả diều, thả diều Ơi con diều giấy tuổi thơ Thả diều, thả diều Ơi con diều ấy là ước mơ tuổi thơ tôi. Bay lên hỡi cánh diều, bay lên vượt núi đồi Bay cao bay cao nhận gió muôn phương...” Lời bài hát “Thả diều” của Nguyễn Quang Thắng ngân vang mãi trong lòng người nghe giống như cánh diều vi vu trong gió. Thả diều tự bao giờ đã trở thành một trò chơi dân gian quen thuộc không chỉ đối với trẻ con mà còn đối với nhiều người ở lứa tuổi khác nhau. Thú thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc cách đây 2800. Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Không những vậy diều còn được các nhà sư dùng với ý nghĩa cầu sự yên bình tốt lành, do đó mỗi lần diều rơi các nhà sư đều làm lễ cúng bái để xua đuổi tà khí và cầu an. Thú thả diều đã du nhập vào nước ta, và được nhiều người đón nhận. Hình ảnh những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Diều được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như giấy, vải, nilon. Nhưng được ưa chuộng nhất là nilon bởi nhờ vào chất liệu này, không những làm được những cánh diều nhiều hình dạng và màu sắc mà còn bền lâu theo thời gian. Tuy nhiên vẫn có những cô bé, cậu bé thích làm diều bằng giấy vì chúng có thể tận dụng giấy đã qua sử dụng, vừa tiết kiệm lại có thể thỏa sức sáng tạo. Diều được làm theo nhiều hình dạng khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người. Có cánh diều hình lưỡi liềm, có cánh diều hình hộp, hình tròn, hình vuông, cũng có những cánh diều được tỉ mỉ thiết kế theo hình những chú bướm, chú chim, hình rồng, hình người. Tự tay làm một cánh diều giấy không khó nhưng đòi hỏi người làm cần tỉ mỉ, chau chuốt và kiên nhẫn. Đầu tiên cần dùng dao vuốt hai nan tre tròn, kích thước nhỏ nhưng phải dẻo để tránh bị gẫy. Đặt hai nan tre vào một tờ giấy tạo thành hai đường chéo, cố định bằng hồ hoặc băng dính và cắt phần còn thừa của nan tre. Cắt năm tờ giấy có chiều dài 30cm và chiều rộng 5cm. Sau đó dán chúng lại với nhau thành ba dây dài với hai dây dài 50cm và một dây dài 80cm. Đặt phần thân diều vừa làm thành hình thoi rồi dán đuôi diều vào. Đuôi dài nhất dán vào góc giữa, hai đuôi còn lại dán vào hai bên. Lấy một đoạn dây dài 10cm buộc vào thanh nan thẳng đứng. Buộc hai đầu dây sao cho nốt buộc đầu trên dài hơn về phía đầu diều. Vậy là đã hoàn thành xong chiếc diều hình thoi. Ngày nay, công nghệ càng hiện đại, thì những chiếc diều thủ công cũng được thay bằng những chiếc diều làm từ máy móc. Tuy mẫu mã đa dạng và bắt mắt hơn nhưng tự tay làm một chiếc diều vẫn là một kỉ niệm khó quên. Diều bay được là nhờ sức gió cho nên cần lựa chọn địa điểm thả diều cho phù hợp. Đó có thể là bãi đất trống, bãi cỏ nơi có nơi có đất bằng rộng rãi; không vướng cây cối; không vướng đường dây điện; xa lối đi lại và đặc biệt, nơi đó phải có gió. Lũ trẻ quê thích nhất là được thả diều giữa cánh đồng lúa bát ngát mênh mông hay chiều chiều được thả hồn mình trên những triền đê lộng gió. Tiếng sáo diều vi vu, vi vu cùng với tiếng nô đùa giòn tan họa nên một bức tranh đồng quê yên ả, thanh bình và đầm ấm. Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Khi có hai người thả diều thì một người cầm diều, một người cầm cuộn dây. Khi thả đứng ngược chiều gió, hướng mũi diều lên trời chếch 45 độ. Khi có gió thả diều nhẹ nhàng cho thật cân, người cầm dây giật nhẹ để nâng diều lên và từ từ thả dây dài ra cho diều lên cao. Còn đối với diều một người thả thì cũng thực hiện như quy trình hai người nhưng người thả phải đảm nhiệm luôn nhiệm vụ cầm cuộn dây của người kia. Ở Việt Nam, vào những dịp lễ Tết, người dân lại tổ chức những trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, chèo thuyền, và đặc biệt không thể thiếu trò chơi thả diều. Những cánh diều đủ màu sắc sải rộng trên bầu trời rộng lớn với niềm mong ước về một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Thả diều mãi mãi là thú vui của nhiều người. Ngày nay, xã hội đã phát triển, nhiều trò chơi vì thế cũng ra đời dần thay thế cho những trò chơi dân gian. Vì thế mọi người cần chung tay gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc nói chung và những trò chơi dân gian nói riêng, đặc biệt là trò chơi thả diều Trò chơi ô ăn quan cũng rất dễ chơi ở Hà Nội cũng thường gặp ở phố đi bộ Hồ Gươm BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN Ô ĂN QUAN Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan. Không biết đã xuất hiện từ bao giờ nhưng ô ăn quan từ lâu đã trở thành một trò chơi phổ biến của người Kinh và đặc biệt là với những bé gái. Đây không đơn thuần là một trò chơi để giải trí mà còn là một trò chơi mang tính chiến thuật cao. Có nhiều người cho rằng trò chơi này xuất phát từ bàn cờ mancala ở Ả Rập (khoảng 1580 - 1150 TCN) và được lan truyền đi rất nhiều nơi và đến với nước ta. Để chơi trò chơi này, cần chuẩn bị một số điều như sau:“Quan” và “dân” tên gọi của hai loại quân chơi, cần dùng một vật liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió, đó có thể là những viên sỏi, gạch nhỏ, hạt quả, mẩu gỗ,.... Quân “quan” cần có kích thước lớn hơn hoặc hình dạng khác quân “dân” để dễ phân biệt với nhau. Số lượng quan luôn là hai còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là năm mươi. Sau khi đã có quân chơi, cần bố trí chúng: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô là một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô là năm dân. Khi chơi trò này, thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng đó là người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Cách chơi cũng rất đơn giản chỉ là di chuyển quân, từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo những cách để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương thì càng tốt. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau: Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Nếu liền sau đó là một ô trống rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này. Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc hai ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương. Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng năm dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô một dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ năm dân thì có thể vay của đối phương và trả lại khi tính điểm. Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy. Ô quan có ít dân (nhỏ hơn năm dân) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt. Trò chơi này rất hau và có những chiến thuật đòi hỏi như một bàn cờ thực sự và chỉ cần một khoảng sân nhỏ các bé gái có thể chơi trò chơi này một cách thoải mái, vì phổ biến và thú vị như vậy nên trò chơi này có rất nhiều bài đồng dao đi kèm, một trong số đó là: Hàng trầu hàng cau Là hàng con gái Hàng bánh hàng trái Là hàng bà già Hàng hương hàng hoa Là hàng cúng Phật. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, nhiều công cụ giải trí khác ra đười, những trò chơi dân gian như ô ăn quan cũng không còn được nhiều người chơi nhưng nó vẫn sẽ không bao giờ biến mất trong bản sắc văn hóa Việt. Ngoài ra trò chơi dân gian còn rất nhiều trò khác nhau nữa như: Bắn bi, Rồng rắn lên mây, nhảy dây, ném còn, chi chi chành chành ngoài những trò chơi đã được thuyết minh mẫu ở phía trên bạn có thể xem thêm trong mục văn mẫu để xem các bài thuyết minh về các trò chơi khác. Nếu đề ra về một trò chơi bất kỳ thì bạn cũng có thể chọn 1 trong 4 chủ đề trên để tham khảo nên chọn trò nào mình thích và hiểu về nó nhiều nhất