Hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn trẻ 5 tuổi

I-Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là gì ?:

Show

 Là những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục.

II-Mục đích ban hành bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi:

1. Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em 5 tuổi vào lớp 1

a. Bộ chẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là cơ sở để cụ thể hoá mục tiêu, nội dung, chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Mầm non Lớp 5 tuổi - Cách sử dụng "Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi" - Nguyễn Thị Thúy Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Cách sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi”Giáo viên: Nguyễn Thị Thuý HàTrường mầm non Núi VoiHuyện Đồng Hỷ – TháI NguyênI-Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là gì ?: Là những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục.II-Mục đích ban hành bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi:1. Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em 5 tuổi vào lớp 1a. Bộ chẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là cơ sở để cụ thể hoá mục tiêu, nội dung, chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo 5 tuổi.b. Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi.2. Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em 5 tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.III.Mục đích cụ thể sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi:Xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và hoạt động khi xây dựng kế hoạch giáo dục năm cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Làm căn cứ xây dựng bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển cua trẻ. Định hướng nội dung tuyên truyền cho các bậc phụ huynh.IV. Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non:a.Khi lập kế hoạch giáo dục năm, có thể dựa vào bộ chuẩn PTTE 5 tuổi theo các bước sau để xác định mục tiêuBước 1: Đọc và ghi lại mục tiêu giáo dục mẫu giáo trong chương trình giáo dục mầm non và bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.Hỗ trợ xác định mục tiêu giáo dục theo 5 lĩnh vực:Bước 2: Cụ thể hoá các mục tiêu giáo dục trong chương trình dựa vào các chỉ số của bộ chuẩn PTTE 5 tuổi.Bước 3: Lựa chọn các mục tiêu phù hợp với trẻ, với điều kiện địa phương trên cơ sở mục tiêu đã cụ thể hoá.2. Hỗ trợ lựa chọn nội dung giáo dục:Lựa chọn và cụ thể hoá nội dung giáo dục trong chương trình có thể thực hiện các bước sau.Bước 1: Đọc mục tiêu giáo dục theo các lĩnh vực phát triển.Bước 2: Lựa chọn và cụ thể hoá nội dung giáo dục trong chương trình dựa vào mục tiêu giáo dục trẻ theo từng lĩnh vực.3. Cung cấp cho giáo viên ngân hàng các hoạt động giáo dục.4. Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi là cơ sở xây dựng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ:Mục đích sử dụng công cụ:Theo dõi sự phát triển của trẻ.Lựa chọn nội dung phương pháp giáo dục và các điều kiện hỗ trợ giúp cho trẻ đạt được chỉ số mà giáo viên đã lựa chọn.b. Các bước xây dựng bộ công cụ:Bước 1: Lựa chọn các chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ:Căn cứ vào mục tiêu giáo dục đối với trẻ trong kế hoạch giáo dục năm học, kết quả mong đợi theo độ tuổi của chương trình.+ Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi có 28 chuẩn bao gồm 120 chỉ số, có thể chọn ra khoảng 30 – 40 chỉ số để xây dựng phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi.Căn cứ lựa chọn chỉ số:*Đại diện cho tất cả các lĩnh vực, chuẩn và chỉ số của bộ chuẩn. *Đại diện cho các kiến thức, kỹ năng, tháI độ đang dạy trẻ. *Phù hợp với những gì sẽ dạy ở lớp 1. *Tính đến tần suất giáo viên sử dụng công cụ, các vùng miền / bối cành khác nhau, giáo viên có kinh nghiệm khác nhau. *Trong các chỉ số của bộ chuẩn PTTE 5 tuổi có những chỉ số thể hiện những khả năng của trẻ trong các hoạt động khác nhau.(Ví dụ trong chuẩn 2, các chỉ số đều chỉ sự khả năng gần giống nhau của trẻ, thì chọn một chỉ số đại diện cho khả năng mà ta muốn đánh giá ở trẻ (Bảng 40 chi số ) Bước 2: Thiết kế bộ công cụ:Xác định chỉ số cần đo Lựa chọn công cụ thích hợp với chỉ số. Thiết kế công cụ ( Chuẩn bị, xác định thời gian, số trẻ, không gian, hoạt động của cô và trẻ) Thử công cụ trên 3 -5 trẻ, gồm trẻ kém, khá, giỏi. Sửa và hoàn chỉnh công cụ. (Bảng thiết kế bộ công cụ)Lưu ý: Một chỉ số có thể kiểm được qua nhiều hoạt động- một hoạt động cú thể kiểm được nhiều chỉ sốVD: Cho trẻ chia giấy bỳt cho các bạn có thể kiểm được chỉ số 31,32(31.Cố gắng thực hiện công việc đến cùng. 32.Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc.)Bước 3: Xây dựng phiếu đánh giá trẻ.Phiếu đánh giá trẻ dành cho phụ huynh.Giáo viên hướng dẫn phụ huynh tự đánh giá một số chỉ số dựa theo các dấu hiệu nhận biết như sau: (Bảng theo dõi đánh giá trẻ dành cho phụ huynh)Phiếu theo dõi đánh giá sự phát triển cá nhận trẻ: Bảng theo dõi đánh giá sự phát triển của nhóm / lớp trẻ 5 tuổi (Bảng tổng hợp kết quả đánh giá)Dựa vào bảng tổng hợp theo dõi đánh giá nhóm / lớp để xây dựng “Bảng tổng hợp những chỉ số chưa đạt của trẻ”Lưu ý:Sau khi đỏnh giỏ xong lập bảng thống kờ những chỉ số đạt và chưa đạt của trẻ, tính phần trăm.Cỏc chỉ số chưa đạt cần lập kế hoạch CSGD1. Mục tiờu kế hoạch: Là cỏc chỉ số chưa đạt ( cú bao nhiờu chỉ số ghi hết ra)2. Nội dung: Là cỏc hoạt động cụ thể để thực hiện cỏc chỉ số chưa đạt trong bảng kiểm đú:VD: Đập bắt búng bằng 2 tayVD: Lăn búng và đi theo búng3. Hoạt động GD tương ứngVD: Lĩnh vực PTTC(Hỡnh thức nào? Chơi? Tập? Thực hành theo nhúm? Lớp? Cỏ nhõn?...)4. Chuẩn bị đồ dựng5. Thời gian thực hiệnLưu ý: Những chỉ số từ 70% trở lên trẻ chưa đạt phải dạy lại cả lớp. Kế hoạch CSGD: (Chỉ số chưa đạt)Mục tiờu1- Lĩnh vực 1- PTTCChuẩn?Chỉ số?...2-Lĩnh vực 2- PTNTChuẩn?Chỉ số?3- Lĩnh vực 3 (Tương tự như lĩnh vực trờn)4 Lĩnh vực 4 (Tương tự như lĩnh vực trờn)..II. Nội dung: Tương ứng với mục tiờu GDIII. Hoạt động GD:-HĐ chung-HĐ gúc-HĐ vui chơi-HĐ vệ sinhIV. Chuẩn bị đồ dựng: Tương ứng với những nội dungV. Thời gian: .Tên chủ đề: Trường mầm non thân yêu(Thực hiện từ ngày 12/09/2011 đến ngày 30/09/2011)I- Mục tiêu1/Phát triển thể chất* Dinh dưỡng sức khoẻ- Hình thành cho trẻ thói quen ăn uống tốt, thích thú với các món ăn, có thói quen vệ sinh, hành vi văn minh, lao động tự phục vụ bản thân+Trẻ biết tự mặc và cởi được quần áo.(Chuẩn 2, cs5)+Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh (Chuẩn 5, cs15)+ Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm (Chuẩn 6, cs22)Phát triển vận độngTrẻ có khả năng phát triển và thực hiện các vận động của cơ thể : + Biết bật xa tối thiểu 50 cm (C1-CS1) +Nhảy xuống từ độ sâu 40cm (C1-cs2)- Có 1 số kỹ năng vận động để thể hiện 1 số trò chơi dân gian - Có cảm giác sảng khoái, thích thú khi tham gia các hoạt động 2/Phát triển nhận thức- Có một số kiến thức sơ đẳng về trường, lớp: Tên trường, tên lớp.Biết được tên đồ chơi, đồ dùng trong lớp, sân trường, vườn trường. Biết phân loại được một số đồ dùng theo chất liệu và công dụng (C21-cs96)- Hay đặt câu hỏi (C26-cs12)- Biết các hoạt động của lớp trong ngày - Hiểu biết về đặc điểm mùa thu, về tết trung thu- Nhận biết chữ cái o, ô, ơ- Nhận biết số lượng và quan hệ về số lượng trong phạm vi 4Tô vẽ về trường lớp, cô giáo và 1 số đồ dùng đồ chơi3/Phát triển ngôn ngữ- Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.- Nói rõ ràng.(C15- cs65)- Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân (C 15-cs68)- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp.(C16-cs74)- Biết sử dụng ngôn ngữ để nói lên 1 vài nét về trường mầm nonBiết kể về cô giáo bạn bè, đồ dùng đồ chơi,sản phẩm tạo hìnhCó kỹ năng cơ bản chuẩn bị cho việc học: giở vở, cầm bút, cách ngồi, cách đọc, cách viết 4/Phát triển thẩm mỹ Trẻ thể hiện cảm xúc thẩm mỹ của mình với trường mầm non qua các hoạt động văn hoá, nghệ thuật: Múa hát, trò chơi âm nhạc, tạo hình Có mong muốn tạo ra những sản phẩm tạo hình đẹp về trường mầm non- Hát đúng giai điệu bài hát về trường mầm non và về tết trung thu (C 22- cs100)5/Phát triển tình cảm xã hội- Biết cố gắng thực hiện công việc đến cùng- Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích (C 9-cs41)- Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi, lắng nghe ý kiến của người khác,(C10-cs42)- Hình thành ở trẻ ý thức thái độ yêu quý trường mầm non, lòng kính yêu các cô giáo, tình cảm quan hệ với mọi người, đoàn kết thân ái nhường nhịn giúp đỡ nhauCó ý thức trân trọng, giữ gìn đồ chơi, đồ dùng trong lớp, sân trường, vườn trường Lòng mong muốn XD mô hình mầm non qua các hoạt động vui chơi Trẻ mong muốn được đến trường với cô và các bạn Trường mầm non thân yêu Lớp học của béTrường mầm non của bé-Trẻ có hiểu biết về ngày tết trung thu.-Biết chơi một số trò chơi dân gian ,thuộc một số bài thơ ,bài hát về trung thu- Địa chỉ của trường, lớp- Tên trường, lớp, đồ chơi ngòi trời, các khu vực trong trường.- Công việc, nhiệm vụ của mọi người trong trườngCác hoạt động của trường mầm non Biết phân loại đồ dùng, đồ chơI theo chất liệu công dụng- Đồ dùng, đồ chơi của lớp.- Tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn trong lớp mình.- Hoạt động của cô và các bạn.- Tình cảm của bạn bèTrẻ biết tự phục vụ và không làm một số việc gây nguy hiểm. Biết tự phục vụ bản thân Có khả năng phát triển và thực hiện các vận động cơ bản: Bật sâu 40cm, bật xa 50cm Biết I-Mạng nội dung

II. Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em:

1. Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non:

Dùng chuẩn để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung giáo dục. Có thể sử dụng các chuẩn làm cơ sở để thiết kế, phát triển và điều chỉnh kế hoạch giáo dục.
Theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ làm cơ sở cho việc điều chỉnh tác động giáo dục và thông tin cho cha mẹ.

2. Tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ , nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục.

3. Định hướng đào tạo bồi dưỡng giáo viên. https://euparts.vn/phu-tung-bmw

III. Cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi

Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực phát triển cơ bản của trẻ mầm non dựa trên cơ sở của các nghiên cứu khoa học : + Phát triển Thể chất ( 6 chuẩn-26 chỉ số). + Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội (7 chuẩn-34 chỉ số). + Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp (6 chuẩn-31 chỉ số). + Phát triển nhận thức (9 chuẩn-29 chỉ số). Bốn lĩnh vực này liên quan chặt chẽ với nhau, sự phát triển ở lĩnh vực này ảnh hưởng, phụ thuộc vào sự phát triển ở những lĩnh vực khác và không có lĩnh vực nào quan trọng hơn lĩnh vực nào.Giáo dục cần hướng đến phát triển toàn diện các lĩnh vực. Nội dung bộ chuẩn bao gồm: 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số. Chi tiết nội dung bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thể chất

1. Chuẩn 1. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn

a) Chỉ số 1. Bật xa tối thiểu 50cm; b) Chỉ số 2. Nhảy xuống từ độ cao 40 cm; c) Chỉ số 3. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m;

d) Chỉ số 4. Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất.

2. Chuẩn 2. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ

a) Chỉ số 5. Tự mặc và cởi được áo; b) Chỉ số 6. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ; c) Chỉ số 7. Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản; d) Chỉ số 8. Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn. 3. Chuẩn 3. Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động a) Chỉ số 9. Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu; b) Chỉ số 10. Đập và bắt được bóng bằng 2 tay;

c) Chỉ số 11. Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).

4. Chuẩn 4. Trẻ thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể

a) Chỉ số 12. Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây; b) Chỉ số 13. Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian;

c) Chỉ số 14. Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.

5. Chuẩn 5. Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng

a) Chỉ số 15. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; b) Chỉ số 16. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày; c) Chỉ số 17. Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp; d) Chỉ số 18. Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng; đ) Chỉ số 19. Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày;

e) Chỉ số 20. Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.

6. Chuẩn 6. Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân

a) Chỉ số 21. Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm; b) Chỉ số 22. Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm; c) Chỉ số 23. Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm; d) Chỉ số 24. Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép; đ) Chỉ số 25. Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm;

e) Chỉ số 26. Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc.

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội

1. Chuẩn 7. Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân

a) Chỉ số 27. Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình; b) Chỉ số 28. Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân; c) Chỉ số 29. Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân;

d) Chỉ số 30. Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.

2. Chuẩn 8. Trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân

a) Chỉ số 31. Cố gắng thực hiện công việc đến cùng; b) Chỉ số 32. Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc; c) Chỉ số 33. Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày;

d) Chỉ số 34. Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.

3. Chuẩn 9. Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc

a) Chỉ số 35. Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác; b) Chỉ số 36. Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt; c) Chỉ số 37. Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè; d) Chỉ số 38. Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp; đ) Chỉ số 39. Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc; e) Chỉ số 40. Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh;

g) Chỉ số 41. Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.

4. Chuẩn 10. Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn

a) Chỉ số 42. Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi; b) Chỉ số 43. Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi; c) Chỉ số 44. Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi; d) Chỉ số 45. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn; e) Chỉ số 46. Có nhóm bạn chơi thường xuyên;

g) Chỉ số 47. Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.

5. Chuẩn 11. Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh

a) Chỉ số 48. Lắng nghe ý kiến của người khác; b) Chỉ số 49. Trao đổi ý kiến của mình với các bạn; c) Chỉ số 50. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè; d) Chỉ số 51. Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn;

đ) Chỉ số 52. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.

6. Chuẩn 12. Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội

a) Chỉ số 53. Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác; b) Chỉ số 54. Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn; c) Chỉ số 55. Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết; d) Chỉ số 56. Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường;

đ) Chỉ số 57. Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.

7. Chuẩn 13. Trẻ thể hiện sự tôn trọng người khác

a) Chỉ số 58. Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân; b) Chỉ số 59. Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình;

c) Chỉ số 60. Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp

1. Chuẩn 14. Trẻ nghe hiểu lời nói

a) Chỉ số 61. Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi; b) Chỉ số 62. Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động; c) Chỉ số 63. Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi;

d) Chỉ số 64. Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.

2. Chuẩn 15. Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp

a) Chỉ số 65. Nói rõ ràng; b) Chỉ số 66. Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày; c) Chỉ số 67. Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp; d) Chỉ số 68. Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân; đ) Chỉ số 69. Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động; e) Chỉ số 70. Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được; g) Chỉ số 71. Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định;

h) Chỉ số 72. Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.

3. Chuẩn 16. Trẻ thực hiện một số quy tắc thông thường trong giao tiếp

a) Chỉ số 73. Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp; b) Chỉ số 74. Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp; c) Chỉ số 75. Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện; d) Chỉ số 76. Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói; đ) Chỉ số 77. Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống;

e) Chỉ số 78. Không nói tục, chửi bậy.

4. Chuẩn 17. Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc

a) Chỉ số 79. Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh; b) Chỉ số 80. Thể hiện sự thích thú với sách;

c) Chỉ số 81. Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.

5. Chuẩn 18. Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc

a) Chỉ số 82. Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống; b) Chỉ số 83. Có một số hành vi như người đọc sách; c) Chỉ số 84. “Đọc” theo truyện tranh đã biết;

d) Chỉ số 85. Biết kể chuyện theo tranh.

6. Chuẩn 19. Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết

a) Chỉ số 86. Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói; b) Chỉ số 87. Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân; c) Chỉ số 88. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái; d) Chỉ số 89. Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình; đ) Chỉ số 90. Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới;

e) Chỉ số 91. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức

1. Chuẩn 20. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường tự nhiên a) Chỉ số 92. Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung; b) Chỉ số 93. Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên; c) Chỉ số 94. Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống; d) Chỉ số 95. Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra. 2. Chuẩn 21. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường xã hội a) Chỉ số 96. Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng; b) Chỉ số 97. Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống;

c) Chỉ số 98. Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống.

3. Chuẩn 22. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình

a) Chỉ số 99. Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc; b) Chỉ số 100. Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em; c) Chỉ số 101. Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc; d) Chỉ số 102. Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản;

đ) Chỉ số 103. Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.

4. Chuẩn 23. Trẻ có một số hiểu biết về số, số đếm và đo

a) Chỉ số 104. Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10; b) Chỉ số 105. Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm;

c) Chỉ số 106. Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo.

5. Chuẩn 24. Trẻ nhận biết về một số hình hình học và định hướng trong không gian

a) Chỉ số 107. Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu;
b) Chỉ số 108. Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác.

6. Chuẩn 25. Trẻ có một số nhận biết ban đầu về thời gian

a) Chỉ số 109. Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự; b) Chỉ số 110. Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày;

c) Chỉ số 111. Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ.

7. Chuẩn 26. Trẻ tò mò và ham hiểu biết

a) Chỉ số 112. Hay đặt câu hỏi;
b) Chỉ số 113. Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.

8. Chuẩn 27. Trẻ thể hiện khả năng suy luận

a) Chỉ số 114. Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày; b) Chỉ số 115. Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại;

c) Chỉ số 116. Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc.

9. Chuẩn 28. Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo;

a) Chỉ số 117. Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát; b) Chỉ số 118. Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình; c) Chỉ số 119. Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau;

d) Chỉ số 120. Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác.