Hướng dẫn cài đặt đầu ghi hình camera vantech

Cài đặt cấu hình đầu ghi hình Vantech như thế nào? Sử dụng đầu ghi hình Vantech ra sao? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé.

1. Hướng dẫn cài đặt cấu hình đầu ghi camera Vantech

Vantech là một trong những thương hiệu camera uy tín tại thị trường Việt Nam. Cách cài đặt cấu hình đầu ghi của camera Vantech khá giống nhau đều trải qua 2 bước cơ bản: cài đặt cấu hình trên đầu ghi camera vantech và thực hiện cấu hình trên modem Draytek. Sau đây King camera sẽ hướng dẫn bạn thực hiện cài đặt trên đầu ghi hình VT8100E với quy trình các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Cài đặt cấu hình đầu ghi camera Vantech

Đầu ghi hình VT8100E

Để cài đặt cấu hình, trước hết bạn cần đăng nhập vào đầu ghi Vantech. Có 2 cách đăng nhập

Kết nối xem trực tiếp trên màn hình máy tính, tivi.

Kết nối qua phần mềm điện thoại.

Đăng nhập xong, bạn thực hiện cài đặt cấu hình địa chỉ cho đầu ghi cùng lớp mạng với modem đang được kết nối với các thông số cụ thể:

Lớp mạng: 192.168.0xxx.

Địa chỉ đầu ghi hình: 192.168.0.38

Subnet mask: 255.255.255.0

Getway: 192.168.0.1

Tiếp đến cài đặt cấu hình địa chỉ xem từ xa DDNS. Bạn click chọn “cài đặt DDNS” trong bảng cài đặt. Lúc này giao diện sẽ hiển thị bảng cài đặt DDNS, bạn chọn phần kích hoạt DDNS và điền các thông tin:

DDNS server: chọn địa chỉ host mà bạn đã tạo.

Host name: đăng nhập tài khoản với tên đã đăng ký trước với nhà cung cấp DyDNS.com.

Sau đó bạn đăng nhập tên người dùng [đã đăng ký] và mật khẩu  để truy cập vào trang dynDNS.com.

Cuối cùng bạn bấm “chấp nhận” để hoàn tất cài đặt cấu hình đầu ghi.

Cài đặt xong cấu hình đầu ghi bây giờ chúng ta sẽ chuyển qua bước 2.

Bước 2: Cài đặt đầu ghi vantech để xem qua mạng thực hiện cấu hình trên modem Draytek

Bạn truy cập vào trang chủ của modem Draytek, nhập địa chỉ IP 192.168.0.2. nhập xong giao diện web sẽ hiển thị dòng chữ “Login to the router web configurator”. Bạn click vào đây để đăng nhập.

Đăng nhập thành công giao diện sẽ chuyển đến trang Vigor2700. Tùy từng dòng modem bạn sẽ thực hiện mở port cho đầu ghi hình NAT hoặc virtual server.

Để mở port 80 cho đầu hình tại NAT bạn click chọn “Port Redirection” rồi điền các thông số:

Service Name: tên bạn tự đặt.

Protocol để nguyên.

Public Port: 80.

Private IP điền địa chỉ ip của đầu ghi hình.

Điền xong bạn bấm “ok”.

Tiếp đến bạn tắt Firewall cho phần mềm Vigor2700: chọn “Firewall” => “General setup” ở dòng Data filter => chọn Disable tại Call Filter.

Sau khi tắt firewall xong, bạn thực hiện đăng ký thông tin DDNS trên modem. Tại trang chủ modem, bạn click chọn “Application” => Dynamic DNS setup => chọn Index 1 rồi tích vào ô “Enable Dynamic DNS Account”.

Service Provider: chọn host bạn đã đăng ký ở phía trên.

Service Type: chọn Dynamic.

Domain Name và login name: bạn điền tên đăng nhập đã tạo và sử dụng trước đó. Sau đó bấm “ok” để kết thúc quá trình cài đặt cấu hình modem Draytek.

Đến lúc này bạn đã cài đặt xong cấu hình cho đầu ghi hình camera vantech rồi. bây giờ sẽ chuyển qua bước cài đặt để xem camera Vantech trên máy tính.

2. Cách cài đặt phần mềm DVR Remote desktop xem camera Vantech trên máy tính

Bước 1: Bạn gõ tìm kiếm và tải phần mềm DVR Remote desktop về máy tính

Bước 2: Cài đặt phần mềm

Bạn mở file vừa tải về để khởi chạy phần mềm, sau đó điền các thông tin sau để đăng nhập vào DVR Remote desktop:

DVR address: nhập IP của đầu ghi

DVR port: nhập port đã cấu hình trên đầu ghi

Username:  admin [tài khoản mặc định]

Password: nhập mật khẩu của username

Nhập xong bạn bấm “ok” để kết nối.

Khi kết nối xong màn hình máy tính sẽ xuất hiện giao diện để xem camera, bạn click chuột vào giao diện để thanh công cụ xuất hiện. Bạn click tiếp vào biểu tượng hình răng cưa [menu chính].

Sau đó chọn biểu tượng 2 màn hình để thực hiện cài đặt mạng cho phần mềm.

Lúc này bạn bảng cài đặt xuất hiện, bạn điền các thông tin như sau:

IP address: 192.168.0.38

Subnet mask: 255.255.255.0

Getway: 192.168.0.1

DNS: chọn địa chỉ host đã tạo

Sau đó bạn bấm “chấp nhận” để lưu thông tin cài đặt lại. Cài đặt xong bạn đã có thể bắt đầu xem camera được rồi.

Bước 3: Xem lại camera trên máy tính

Bạn click chuột vào giao diện chính của phần mềm chọn “cài đặt tìm kiếm” => “tìm kiếm thời gian” => chọn ngày tháng cụ thể bạn muốn tìm kiếm rồi click đúp chuột vào để xem lại.

Nếu bạn muốn tải video từ phần mềm về máy tính thì click chuột vào giao diện chính của phần mềm DVR remote desktop chọn “sao lưu” => chọn thời gian tải. nếu bạn chỉ muốn tải dữ liệu ở 1 camera về vào phần “chanel” ở phần thiết bị chọn “PC”, chọn tiếp nơi để lưu video tải về. sau đó bấm bắt đầu để tải video về máy tính của mình.

Như vậy là King camera đã hướng dẫn xong cho bạn cách cài đặt cấu hình đầu ghi camera Vantech cũng như cách cài đặt phần mềm DVR Remote desktop xem camera Vantech trên máy tính. Chúc các bạn thành công nhé!

Hiện nay, đa số các đầu ghi hình AHD của Vantech đã chuyển sang các loại đầu 3 trong 1 hay 5 trong 1. Về hình thức và giao diện thì không có gì khác nhau so với các đầu ghi AHD trước đây. Nhằm giúp các bạn kỹ thuật viên cũng như quý khách hàng tự lắp đặt camera có thể cài đặt và sử dụng đầu ghi AHD của Vantech. Bộ phận kỹ thuật của công ty xin chia sẽ bài viết này với mong muốn giúp đỡ mọi người có được những kiến thức cần thiết.

Bạn đang xem: Hướng dẫn cách cấu hình đầu ghi vantech

I. Sử dụng các chức năng cơ bản trên đầu ghi AHD Vantech.

1. Gắn ổ cứng vào đầu ghi Vantech.

Bạn cần phải lắp đặt ổ cứng vào đầu ghi trước khi sử dụng, các bước lắp đặt ổ cứng cho đầu ghi hình được thực hiện như hình bên dưới. Tuy nhiên đầu ghi hình vẫn hoạt động bình thường khi không có ổ cứng, nhưng đầu ghi không thể ghi lại các hình ảnh, sự kiện cũng như phát lại các đoạn ghi hình.

2.Đăng nhập vào đầu ghi hình.

Sau khi gắn ổ cứng vào đầu ghi, bạn cần phải đăng nhập vào đầu ghi hình để thiết lập và sử dụng các chức năng có hỗ trợ trong đầu ghi hình. Giao diện đăng nhập vào đầu ghi hình hiển thị như hình bên dưới.

Tại đây bạn sử dụng thông tin tài khoản người quản trị. User: admin và Password: đểtrống. Sau đó nhấn chọn OK để xác nhận đăng nhập vào hệ thống Giao diện điều khiển tác vụn Main Menu của đầu ghi hiển thị như hình bên dưới.

Thông thường đầu ghi sẽ hiển thị các trạng thái đang hoạt động. Bảng dưới đây sẽ cho bạn biết đầu ghi mình như thế nào nhé.

3.Hướng dẫn thiết lập ghi hình trên đầu ghi.

Vào giao diện Encode [Main Menu → System → Encode] thiết lập các chuẩn ghi hình cho kênh hiển thị: Độ phân giải hình ảnh, tốc độ truyền tải hình ảnh, chất lượng hiển thị, thiết lập vùng riêng tư cho kênh hiển thị.

+ Channel: Lựa chọn kênh cần thiết lập.

+ Compression: Đầu ghi hình sử dụng thuật toán nén H.264 làm chuẩn nén mặc định.

+ Resolution: Lựa chọn độ phân giải ghi hình cho kênh hiển thị hiện tại:

* AHD, Analog: 720P: 1280x720; 960H: 960x576; D1: 720x576

* IP: 1080P: 1920x1080, 960P: 1280x960, 720P: 1280x720.

+ Frame Rate [FPS]: Thiết lập tỷ lệ khung hình hiển thị trên giây cho kênh hiện tại ở chế độ hiển thị trực tuyến và ghi hình dữ liệu. Đầu ghi hình hỗ trợ xuất hình ở 2 hệ:

* PAL: Cho phép bạn tùy chỉnh giá trị fps từ 1 – 25.

* NTSC: Cho phép bạn tùy chỉnh giá trị fps từ 1 – 30.

+ Bit Rate Type: Bạn có thể tùy chọn sử dụng dòng truyền dữ liệu hạn chế [CBR] hoặc tùy biến dòng truyền [VBR]. Ở chế độ VBR, bạn có thể tùy chọn được chất lượng hiển thị hình ảnh.

+ Quality: Có 6 mức độ thiết lập chất lượng hiển thị hình ảnh cho kênh hiển thị.

+ Bit Rate [Bb/S]: Tùy chọn sử dụng dòng truyền dữ liệu để thay đổi chất lượng hình ảnh. Giá trị dòng truyền lớn sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt hơn: 1080P [4000~9000Kbps], 720P [2000~4000Kbps], D1[1000~1500Kbps].

+ Video/Audio: Kích hoạt/ tắt ghi hình, ghi âm trên kênh hiện tại.

+ Nhấn chọn OK để lưu lại các thiết lập.

a.Hướng dẫn thiết lập lịch trình ghi hình cho đầu ghi:

Vào giao diện thiết lập chế độ phát hiện chuyển động Motion Detection [Main Menu → Record → Record Config].

+ Channel: Lựa chọn kênh cần thiết lập.

+ Redundancy: Cho phép kênh được chọn sử dụng chức năng sao lưu dự phòng [Lưu ý: Bạn cần sử dụng 2 ổ cứng để thực hiện chức năng này]. Hệ thống sẽ tự động lưu lại những tệp tin ghi hình của kênh trên hai ổ đĩa cứng đồng thời, trong đó 1 ổ đĩa cứng được thiết lập ở trạng thái Read-Write và ổ đĩa cứng còn lại được thiết lập ở trạng thái Redundancy.

+ Length: Cài đặt thời lượng ghi hình cho mỗi tập tin. Giá trị mặc định là 60 phút.

+ PreRecord: Cho phép kênh ghi hình từ 1 – 30s trước khi có những hành động xảy ra [khoảng thời gian thiết lập tùy thuộc vào các dòng truyền bạn thiết lập tại Encode].

+ Record Mode: Thiết lập chế độ ghi hình cho kênh [Ghi hình lập lịch, tùy chỉnh ghi hình hoặc dừng ghi hình].

* Ghi hình lập lịch [Schedule]: Chế độ ghi hình này cho phép bạn tùy chọn kiểu ghi cho kênh hiện tại [thông thường: regular, phát hiện: detect, báo động: alarm] và lựa chọn khoảng thời gian kích hoạt ghi hình.

*Ghi hình tùy chỉnh [Manual]: Chế độ ghi hình tùy chỉnh sẽ bắt đầu ghi hình kênh hiển thị nếu được chọn, hệ thống sẽ bỏ qua trạng thái ghi hình.

*Dừng ghi hình [Stop]: Chế độ này cho phép bạn dừng ghi hình đối với 1 kênh hoặc toàn bộ các kênh trong hệ thống.

+ Period: Cài đặt khoảng thời gian ghi hình cho chế độ ghi lập lịch, hệ thống chỉ ghi hình trong khoảng thời gian mà bạn chọn.

+ Record Type: Lựa chọn thiết lập loại ghi hình cho kênh [thông thường: regular, phát hiện: detect, báo động: alarm].

* Thông thường [Regular]: Thực hiện ghi hình thông thường trong khoảng thời gian thiết lập. Các tập tin ghi hình thông thường được ký hiệu là “R”.

* Phát hiện [Detect]: Kích hoạt ghi hình phát hiện chuyển động [motion detection], phủ vùng [camera mask], mất tín hiệu [video loss]. Các tập tin ghi hình phát hiện được ký hiệu là “M”.

* Báo động [Alarm]: Khi các thiết bị báo động ngoài được cài đặt với đầu ghi, hệ thống sẽ kích hoạt ghi hình khi có tín hiệu cảnh báo trong khoảng thời gian được chọn. Các tập tin ghi hình báo động được ký hiệu là “A”.

+ Nhấn chọn OK để lưu thông tin thiết lập.

c.Hướng dẫn thiết lập ghi hình phát hiện chuyển động.

Từ Main Menu → Alarm → Motion Detection. Giao diện thiết lập chế độ phát hiện chuyển động hiển thị như hình bên dưới.

+ Channel: Lựa chọn kênh cần thiết lập.

+ Enable: Nhấn chọn  để kích hoạt chế độ phát hiện chuyển động.

* Sensitivity: Tùy chỉnh độ nhạy trong vùng thiết lập phát hiện chuyển động.

* Region: Nhấn chọn Set để thiết lập vùng phát hiện chuyển động trên kênh hiển thị, vùng thiết lập màu xanh là vùng đang được lựa chọn sử dụng, vùng màu đen là vùng không được chọn. Tín hiệu cảnh báo sẽ được phát ra khi kênh được chọn thiết lập có chuyển động, bạn sử dụng chuột USB để thiết lập vùng chọn dễ dàng hơn.

+ Period: Nhấn chọn Set để thiết lập khoảng thời gian sử dụng tính năng phát hiện chuyển động. Bạn được chọn thiết lập 4 khoảng thời gian khác nhau cho mỗi ngày.

+ Interval: Hệ thống sẽ phát đi các trạng thái cảnh báo khi có chuyển động sau khoảng thời gian được thiết lập tại đây.

+ Alarm Output: Lựa chọn cổng xuất tín hiệu báo động ngoài khi phát hiện chuyển động được kích hoạt.

+ Delay: Sau khi tín hiệu cảnh báo chuyển động kết thúc, hệ thống sẽ tiếp tục ghi hình sau 1 vài phút và dừng lại [khoảng thời gian thiết lập: 10 - 300s].

+ Record Channel: Lựa chọn kênh cần ghi hình lại [hỗ trợ sử dụng đa tùy chọn].

+ Tour: Sử dụng tính năng giám sát lịch trình từ các kênh có hỗ trợ PTZ.

+ Snapshot: Hệ thống sẽ lưu lại hình ảnh được chụp lại từ kênh có chuyển động.

+ PTZ Actiation: Kích hoạt các trạng thái theo dõi, giám sát của camera Speed Dome đối với các khu vực phát hiện có chuyển động.

+ Delay: Khi tín hiệu cảnh báo kết thúc, kênh hiện tại sẽ tiếp tục ghi hình sau 1 vài phút [10~300 giây] và dừng lại.

+ Show Message: Hiển thị thông tin cảnh báo trên màn hình giám sát.

+ FTP Upload: Gửi thông tin [hình ảnh và đoạn ghi hình] lên máy chủ FTP để lưu trữ.

+ Nhấn chọn OK để lưu lại thiết lập.

4. Hướng dẫn xem lại và sao lưu các đoạn ghi hình.

Trên Shortcut Menu của đầu ghi, chọn chức năng Time Search. Giao diện tìm kiếmvà phát lại các đoạn ghi hình hiển thị như hình bên dưới.

5. Hướng dẫn thiết lập và quản lý tài khoản người dùng.

Xem thêm: Những Cách Làm Chrome Chạy Nhanh Hơn, Dọn Dẹp Để Trình Duyệt Chrome Chạy Nhanh Hơn

Vào giao diện thiết lập quản lý tài khoản người dùng [Main Menu → Advanced → Account]. Tại đây bạn có thể thiết lập: thêm mới tài khoản người dùng, chỉnh sửa và phân quyền danh sách các tài khoản người dùng được phép truy cập hoặc sử dụng các tính năng của đầu ghi hình.

+ User Name: Thông tin tài khoản được phép sử dụng và truy cập đầu ghi.

+ Group: Nhóm tài khoản người dùng.

+ Status: Trạng thái thông tin tài khoản người dùng.

+ User: admin là tài khoản quản trị mặc định của hệ thống, bạn cần phải đăng nhập vào đầu ghi thông qua tài khoản này trước khi thêm mới hoặc xóa tài khoản người dùng. Đầu ghi hình hỗ trợ thiết lập thêm 10 tài khoản người dùng được phép đăng nhập và sử dụng hệ thống, lựa chọn tên tài khoản để thiết lập sử dụng.

+ Modify User: Chỉnh sửa thông tin tài khoản người dùng.

+ Modify Group: Chỉnh sửa thông tin nhóm tài khoản người dùng.

+ Modify Password: Chỉnh sửa mật khẩu đăng nhập của tài khoản người dùng.

+ Add User: Thêm mới tài khoản người dùng.

+ Add Group: Thêm mới nhóm tài khoản người dùng.

+ Delete User: Xóa toàn bộ thông tin của tài khoản người dùng được chọn.

+ Delete Group: Xóa toàn bộ thông tin của nhóm người dùng được chọn.

Đăng nhập vào đầu ghi hình bằng tài khoản người quản trị cấp cao [admin], nhấn chọnAdd User để thêm mới tài khoản người dùng.

+ User Name: Tên truy cập của tài khoản người dùng.

+ Password: Mật khẩu đăng nhập cho tài khoản người dùng.

+ Confirm: Xác nhận lại mật khẩu đăng nhập.

+ Reuseable: Cho phép sử dụng tài khoản này đăng nhập nhiều lần vào cùng một thời điểm.

+ Memo: Chú thích thông tin cho tài khoản người dùng.

+ Group: Lựa chọn thêm tài khoản người dùng này vào nhóm tài khoản người dùng cấp cao [admin] hoặc nhóm tài khoản người dùng bị giới hạn chức năng [user].

+ Authority: Lựa chọn cấp quyền truy cập đối với tài khoản người dùng hiện tại.

+ Nhấn chọn OK để lưu lại thiết lập.

6. Hướng dẫn quản lý và định dạng ổ cứng

Vào giao diện thiết lập, quản lý ổ cứng [Main Menu → Advanced → Storage]. Tại đây sẽ hiển thị đầy đủ thông tin của các thiết bị lưu trữ trên đầu ghi hình, bao gồm: tên ổ cứng, dung lượng trống, dung lượng đã sử dụng, tình trạng...

+ Video Preservation [Hours]: Nhấn chọn  nếu bạn muốn thời gian lưu trữ các đoạn ghi hình giám sát của camera trên ổ cứng được lâu hơn.

+ Model: Tên của thiết bị.

+ Status: Trạng thái của thiết bị.

+ Attribute: Thuộc tính của thiết bị.

+ Free/Capacity: Dung lượng trống/tổng dung lượng của thiết bị.

+ Nhấn Format và chọn chế độ Overwriable để thiết lập ổ cứng ở trạng thái tự động xóa dữ liệu và ghi đè dữ liệu giám sát khi dung lượng ổ cứng đầy. Nhấn chọn OK để tiến hành định dạng lại ổ cứng, sau khi format toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng sẽ bị xóa.

7.Hướng dẫn thiết lập các dịch vụ mạng của đầu ghi hình:a. Cài đặt địa chỉ IP cho đầu ghi:

Từ Main Menu → System → Network. Giao diện thiết lập địa chỉ IP và các dịch vụ mạng của đầu ghi hình hiển thị như hình bên dưới.

+ Net Card: Lựa chọn sử dụng kết nối bằng mạng có dây, hoặc không dây.

+ DHCP: Kích hoạt sử dụng tính năng cấp phát IP động cho đầu ghi [không khuyến khích sử dụng].

+ IP Address: Địa chỉ IP của đầu ghi hình, bạn có thể thay đổi [ví dụ: 192.168.1.110].

+ Subnet Mask: Địa chỉ lớp subnet mạng của bạn [ví dụ: 255.255.255.0].

+ Gateway: Địa chỉ IP của modem ADSL [ví dụ: 192.168.1.1].

+ Primary DNS: Địa chỉ IP DNS chính của nhà cung cấp dịch vụ mạng.

+ Secondary DNS: Địa chỉ IP DNS dự phòng của nhà cung cấp dịch vụ mạng.

+ Domain Name Server: Sẽ hỗ trợ chuyển đổi tên miền qua chuỗi địa chỉ IP, các địa chỉ IP này được tạo ra bởi nhà cung cấp dịch vụ mạng, bạn cần thiết lập địa chỉ IP và khởi động lại đầu ghi để dịch vụ được kích hoạt và sử dụng.

+ TCP Port: Thông số cổng dịch vụ TCP sử dụng trên phần mềm CMS [mặc định: 34567]

+ HTTP Port: Thông số cổng dịch vụ của giao thức HTTP [mặc định: 80].

+ HS Download [High Speed Download]: Kích hoạt nếu bạn muốn tải các tệp tin ghi hình trong ổ cứng của đầu ghi nhanh trong mạng nội bộ.

+ Transfer Policy: Đầu ghi hình hỗ trợ 3 chế độ tùy chọn hiển thị dòng truyền.

+ Self-adaption [chế độ tự thích nghi]: Đầu ghi hình sẽ tự cân bằng các giá trị tham số: chất lượng hình ảnh, tốc độ truyền để đảm bảo cho đầu ghi hình có thể hiển thị được chất lượng vừa đủ và không bị trễ trong quá trình truyền.

+ Image Quality precedence: Các dòng mã sẽ ưu tiên chất lượng hiển thị hìnhảnh.

+ Fluency precedence: Các dòng mã sẽ ưu tiên xử lý tốc độ truyền tải.

+ Nhấn chọn OK để lưu lại các thiết lập.

b.Thiết lập dịch vụ gửi cảnh báo qua Email:

Dịch vụ gửi cảnh báo qua Email sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được các hoạt động, tình trạng của hệ thống giám sát khi bạn đi công tác hoặc vắng mặt.

Đầu ghi hình sẽ gửi các Email cảnh báo tới địa chỉ Email của bạn, với đầy đủ các thông tin: Tên camera, thời gian, tình trạng và hình ảnh chụp lại của camera khi hệ thống giám sát phát hiện được các tín hiệu cảnh báo: Đột nhập, mất tín hiệu hình ảnh trên camera, di chuyển hoặc cố tình phá hoại camera…

Bạn cần phải có tài khoản Email sử dụng dịch vụ của Gmail hoặc Yahoo để thiết lập sử dụng dịch vụ này.

Từ Main Menu → System → NetService → Email. Giao diện thiết lập dịch vụ gửi cảnh báo qua Email của đầu ghi hình hiển thị như hình bên dưới.

+ Enable: Nhấn chọn để kích hoạt sử dụng dịch vụ.

+ SMTP Server: Nhập tên máy chủ Mail Server. Dưới đây là danh sách thông tin SMTP Sever của các dịch vụ Email thường dùng.

* Gmail: smtp.gmail.com.

* Yahoo: smtp.yahoo.com.

* Microsoft: smtp.live.com.

+ SMTP Port: Cổng dịch vụ SMTP Server [nếu bạn sử dụng Gmail thì Port sử dụng là: 465, của Yahoo và Microsoft là: 25].

+ Need SSL: Sử dụng giao thức SSL [Secure Socket Layer] để đăng nhập.

Xem thêm: Tập Tin Là Gì - Tập Tin Và Thư Mục Trong Máy Tính Là Gì

+ User Name: Tên tài khoản đăng nhập vào Gmail của người gửi [đầu ghi hình sẽ tự động đăng nhập vào tài khoản Gmail này và gửi các cảnh báo tới danh sách địa chỉ Email nhận], ví dụ: vantechcctv.

Video liên quan

Chủ Đề