Hướng dẫn cài centos 6.5 năm 2024

Trong các bài viết trước SysVN giới thiệu tổng quan, đôi dòng lịch sử, sự ra đời của Linux để các bạn biết được nguồn gốc của Linux. Trong bài viết này SysVN đi vào vấn đề cài đặt Linux lên một server giống như thực tế, những yêu cầu tối thiểu của một server để cài đặt được Linux, và đặc biệt là cách phân vùng ổ cứng trong quá trình cài đặt. Tôi chọn CentOS 6.5 mới nhất so với thời điểm hiện tại để viết bài này vì CentOS miễn phí và có thể làm được tất cả các dịch vụ mà không cần phải mua bản quyền. CentOS được phát triển dựa trên các gói phần mềm của Redhat. Khác với Redhat, CentOS hoàn toàn miễn phí.

2. Cài đặt

  1. Yêu cầu phần cứng

Linux không đòi hỏi máy có cấu hình mạnh, tuy nhiên nếu phần cứng có cấu hình thấp qua thì có thể không chạy được Xwindows hay các ứng dụng có sẵn.

Cấu hình tối thiểu như sau:

  • CPU: Pentium MMX trở lên
  • RAM: 128 Mb
  • Đĩa cứng: 10 Gb
  • 8 Mb cho card màn hình độ họa
  1. Quản lý ổ đĩa và partition trong Linux

Đĩa cứng được phân ra nhiều phân vùng khác nhau gọi là partition. Mỗi partition sử dụng một hệ thống tập tin và lưu trữ dữ liệu. Mỗi đĩa vật lý chỉ có thể được tối đa 3 partition primary và 1 extended partition hoặc 4 partition primary. Giới hạn này là do Master Boot Record quy định. Linux sử dụng cơ chế truy xuất ổ đĩa thông qua tập tin. Mỗi ổ đĩa được gán với 1 tập tin trong thư mục /dev/. Ký hiểu ổ đĩa: fd cho ổ mềm, hd cho ổ cứng, sd dành cho ổ SCSI. Ký tự a, b, c … gắn thêm vào để xác định các ổ khác nhau cùng loại.

Ví dụ: ổ cứng vật lý thứ nhất hda, ổ cứng vật lý thứ hai hdb … Xác định các partition trong ổ đĩa người ta dùng các số đi kèm. Theo qui định Primary partition và Extended partition được gán từ 1 đến 4. Các partition logic [trong Extended partition] được gán các giá trị từ 5 trở đi.

hda1

Primary Partition

hda2-Linux Native

Primary Partition

hda5, hda6

hda3 – Extended partition

Theo hình vẽ trên thì ổ cứng vật lý thứ nhất hda có hai primary partition kí hiệu hda1, hda2 và một extended partition là hda3. Trong extended partition hda3 có 2 partition logic kí hiệu là hda5, hda6. Trong Linux bắt buộc phải có tối thiểu hai partition sau:

  • Partition chính chứa thư mục gốc [/] và nhân [gọi là Linux Native partition]
  • Partition swap được dùng làm bộ nhớ đệm [không gian hoán đổi dữ liệu khi vùng nhớ chính đầy]. Kích thước của vùng swap tùy thuộc vào hệ thống sử dụng nhiều hay ít ứng dụng. Thông thường kích thước vùng swap bằng 2 lần kích thước bộ nhớ chính RAM.
  1. Các bước cài đặt

Bước 1: Boot từ DVD

Bỏ đĩa DVD CentOS 6.5 vào DVDROM, khởi động lại server, chỉnh BIOS thứ tự boot đầu tiên là CDROM và tiến hành cài đặt.

Bước 2: Diễn biến quá trình cài đặt

Khi chương trình cài đặt khởi động, nó sẽ hiển thị như hình 3, ta chọn Install or upgrade an existing system rồi nhấn Enter

Bắt đầu cài đặt

Tới bước kiểm tra đĩa DVD chọn Skip để bỏ qua quá trình kiểm tra để không bị mất thời gian.

Kiểm tra đĩa DVD

Chọn Next để tiếp tục

Chọn Next để tiếp tục cài đặt

Chọn ngôn ngữ English

Chọn ngôn ngữ

Chọn kiểu keyboard là U.S.English

Chọn kiểu keyboard

Chọn kiểu thiết bị lưu trữ là Basic Storage Devices

Chọn kiểu thiết bị lưu trữ

Đặt tên server là tungdt.sysvn.net, trong bước này chúng ta có thể đặt địa chỉ IP cho server bằng cách chọn Configure Network nhưng chưa cần thiết. Đặt địa chỉ IP để phần sau.

Chọn location là Asia/Ho Chi Minh

Chọn location

Đặt password cho user root

Đặt password cho user root
Chọn chế độ phân vùng ổ đĩa

Chế độ phân vùng ổ đĩa có thể chọn ở chế độ ‘Use All Space’, đây là cơ chế phân vùng tự đông. Chế độ phân vùng ‘Create Custom Layout’ nhằm giúp cho sinh viên hiểu được cách phân vùng ổ đĩa thủ công như thế nào

Giao diện phân vùng ổ đĩa

Ở giao diện phân vùng ổ đĩa hiển thị thứ tự ổ đĩa vật lý [sda] và dung lượng tương ứng [20473 Mb]. Để phân vùng ổ đĩa ta chọn vào ổ đĩa vật lý cần phân vùng và chọn Create. Ta phân thành 3 vùng ‘/boot, swap, /’

Phân vùng /boot

Phân vùng /boot thường được dùng để chứa kernel, và các cấu hình để boot hệ thống. Không nhất thiết phải tạo riêng một phân vùng đĩa cho /boot nếu bạn chỉ sử dụng duy nhất 1 distro cho hệ thống của bạn. Nếu bạn có ý định sử dụng nhiều linux distro khác nhau trên cùng một hệ thống, Khi đó bạn có thể đặt tất cả các kernel, các options và các cấu hình vào một phân vùng, và mount vào /boot cho mỗi distro. Theo kinh nghiệm của tôi thì nên tạo phân vùng boot này và có dung lượng từ 128 – 256 Mb

Tạo phân vùng swap

Phân vùng swap bắt buộc phải có, đây là không gian hoán đổi khi vùng RAM vật lý hết. Đối với những server có dung lượng RAM vật lý ít, phân vùng swap có dung lượng gấp đôi dung lượng RAM vật lý. Qui tắc này không nhất thiết áp dụng cho các server có dung lượng RAM vật lý lớn [hàng chục Gb trở lên]. Đối với server có dung lượng RAM vật lý lớn, phân vùng swap thường có dung lượng tối thiểu 4 Gb.

Phân vùng /

Phân vùng / là phân vùng gốc, đây là nơi chứa mọi thư mục con khác. Đây là thư mục bắt buộc phải có cho mọi hệ điều hành linux nào. Thư mục này chứa toàn bộ thông tin của hệ thống như: kernel, driver thiết bị, phần mền được cài đặt, log hệ thống, …

Chọn ổ đĩa để cài đặt boot loader để giá trị mặt định
Chọn gói phần mêm để cài đặt
Quá trình cài đặt diễn ra
Quá trình cài đặt kết thúc và chọn Reboot

Ở bước này tùy theo mục đích sử dụng mà chọn gói phần mềm cài đặt cho phù hợp. Nếu cài đặt cho một server thực tế thì nên chọn ở 1 trong 2 chế độ Minimal hoặc Basic Server. Không nên chọn quá nhiều phần mềm để cài đặt, sử dụng ứng dụng nào thì cài ứng dụng đó nhằm tiết kiệm tài nguyên và bảo mật hệ thống

Chủ Đề