Hướng dẫn buộc dây leo núi

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giúp cải thiện vóc dáng vừa vui vừa hiệu quả, leo núi đá sẽ là một sự lựa chọn hợp lý. Mặc dù khá là nguy hiểm, nhưng đó lại chính là điểm thu hút lớn nhất của bộ môn này. Nếu tuân thủ các nguyên tắc an toàn, với chỉ dẫn phù hợp cũng như được trang bị đầy đủ, bạn hoàn toàn có thể trở thành một người leo núi đá chuyên nghiệp. 
 

Thực hiện tuần tự 4 bước sau đây để bắt đầu thử sức với leo núi đá.

  • Tìm người hướng dẫn.
  • Quyết định loại hình leo núi bạn muốn thử.
  • Trang bị đầy đủ.
  • Lên cung leo phù hợp.

Hướng dẫn buộc dây leo núi

Bước 1: Tìm người hướng dẫn

Điều đầu tiên cần làm là tìm cho mình một người hướng dẫn chuyên nghiệp. Nhiều người thường nhờ bạn bè của mình, nhưng bạn cũng có thể chọn một huấn luyện viên chuyên nghiệp để dạy bạn những kiến thức cơ bản. 

Bước 2: Chọn loại hình theo núi phù hợp 

Có rất nhiều hình thức leo núi đá khác nhau, mỗi loại sẽ có những trang bị và phương pháp luyện tập phù hợp. Việc chọn được loại hình leo núi sẽ giúp bạn quyết định được địa điểm và lộ trình hợp lý. Nếu là người mới bắt đầu, bạn hãy thử sức với leo núi trong nhà (indoor climbing), leo khối đá (bouldering) hoặc leo núi ngoài trời với neo trên đỉnh núi (top-rope).

Leo núi trong nhà (Indoor Climbing)

Đối với hầu hết mọi người, leo núi trong nhà giống như đi gym vậy. Nhiều phòng tập hoặc cơ sở dịch vụ thiết kế tường nhân tạo với nhiều mô bám để mọi người thử sức, có thể leo tự do hoặc sử dụng dây thừng. Tường được gắn các mỏm nhựa để bám tay và đặt chân, tạo ra những cung đường với độ khó khác nhau dựa theo màu sắc. Các mỏm này có thể tháo lắp dễ dàng, nên trên một bức tường có thể tạo ra vô số chặng leo khác nhau. 

Một phòng tập leo núi trong nhà có thể đem lại nhiều lợi ích đối với những người mới tập:

  • Luôn có sẵn, không phụ thuộc vào thời tiết 
  • Bạn có thể leo núi ở những khu vực không có sẵn địa điểm leo núi ngoài trời 
  • Có thể thuê trang bị tập luyện trước khi sắm chúng cho riêng mình. 

Hướng dẫn buộc dây leo núi

 

Leo khối đá ngoài trời (Bouldering/Traverse climbing)

Loại hình leo núi này đòi hỏi rất ít thời gian cũng như các trang bị cần thiết. Mặc dù một số chặng leo chuyên nghiệp cũng lên tới khá cao, nhưng hầu hết bạn thậm chí có thể nhảy xuống từ trên đỉnh một cách thoải mái. Người leo núi có thể di chuyển theo chiều ngang của khối đá, chú trọng vào thể lực và độ khéo léo, do đó bạn không phải lo sẽ bị ngã từ trên cao. 

Leo khối đá là bước khởi đầu khá tuyệt vời vì nó chỉ yêu cầu giày leo núi, túi đựng phấn, đệm đỡ (trong trường hợp bạn nhảy hoặc ngã xuống) và người cứu hộ có kinh nghiệm. Bạn không cần dây thừng hoặc đai bảo hộ leo núi, và dễ dàng tìm được địa điểm ngoài trời để leo khối đá hơn, hoặc nhiều phòng tập cũng có cung cấp dịch vụ này.
 

Hướng dẫn buộc dây leo núi

Leo núi với neo trên đỉnh (Top-rope climbing)

Trong thể loại này, dây thừng của bạn sẽ được gắn vào một điểm cố định trên đỉnh, sau đó bạn sẽ leo theo hướng neo trong khi người đồng hành sẽ giữ dây để không bị chùng. 

Bằng việc có một điểm tựa chắc chắn và một sợi dây căng, bạn có thể giảm thiểu khoảng cách rơi xuống nếu chẳng may tuột tay. Đó là lý do tại sao đây lại là hình thức đầu tiên mà bạn sẽ phải thực hiện cả ở trong nhà và ngoài trời. 
 

Những người kéo căng dây trong quá trình bạn leo và giữ dây nếu bạn ngã được gọi là “người đỡ” (belayer). Vì có vai trò rất quan trọng nên “người đỡ” nên là người hướng dẫn, huấn luyện viên hay người được đào tạo chuyên nghiệp. Đến một lúc nào đó bạn cũng cần phải học cách đỡ, bởi vì bất kỳ ai trong một nhóm leo núi chuyên nghiệp cũng cần phải thay phiên gánh vác trách nhiệm nặng nề này. 

Hướng dẫn buộc dây leo núi

 

Các loại hình leo núi nâng cao 

Sau khi đã trở nên chuyên nghiệp khi leo với neo trên đỉnh, bạn sẽ sẵn sàng thử sức với cách leo tự do (lead climbing), trước hết là leo núi thể thao.

  • Leo tự do trong leo núi đá thể thao thường có các chốt được cắm vào vách đá và người chơi sử dụng các móc dây hai đầu để móc vào từng chốt khi leo lên.
  • Leo tự do trong leo núi đá truyền thống là một lựa chọn khác, mặc dù nó cũng đòi hỏi người chơi nắm vững cách đặt neo. Nó thường có rất ít thậm chí không có điểm chốt sẵn. Người leo núi sẽ tự bảo vệ mình bằng cách đặt các thiết bị bảo hộ như nêm giắt hoặc neo vào trong các khe đá. Móc dây hai đầu được dùng để nối dây leo núi với các thiết bị bảo hộ. 

Bước 3: Trang bị để leo núi

Nếu bạn bắt đầu leo núi tại phòng gym hoặc với huấn luyện viên, những trang bị cần thiết thường sẽ được cung cấp sẵn. Một số phòng tập hoặc hướng dẫn viên có thể sẽ yêu cầu bạn mua một vài thiết bị. Và cuối cùng, bạn sẽ tự mua một bộ dụng cụ leo núi hoàn chỉnh cho riêng mình.

Lời khuyên: Luôn kiểm tra trang bị trước khi leo núi - cho dù thiết bị đó là của bạn hay là đồ thuê. Việc sử dụng thường xuyên chắc chắn sẽ gây ra một số hao mòn. Ưu điểm của việc mua thiết bị cho riêng bạn là bạn biết được tình trạng sử dụng của nó.

Trang phục leo núi
 

Hãy mặc trang phục gọn nhẹ, không cản trở bạn chuyển động hay vướng vào dây thừng. Những bộ đồ này nên thoáng mát, thấm mồ hôi và nhanh khô để bạn có thể vừa giữ ấm cơ thể vừa thoải mái khi leo núi. Nếu bạn leo núi ngoài trời, nhớ mang theo những bộ đồ cho mọi trường hợp như chuẩn bị khi đi dã ngoại. 

Giày leo núi đá

Giày leo núi đá vừa bảo vệ đôi chân của bạn, đồng thời tạo ma sát giúp chân bạn bám chắc. Hầu hết các loại giày thường khá linh hoạt, tuy nhiên hai yếu tố để chọn ra đôi giày đúng cho bạn là khả năng leo núi của bạn và địa hình nơi bạn leo núi. Giày leo núi đá nên vừa vặn nhưng không nên chật đến mức gây đau chân. Nói chung những đôi giày gần vừa khít là thích hợp nhất cho những cuộc leo núi đòi hỏi trình độ cao. 
 

Lưu ý: không dùng giày leo núi đá để đi bộ đường dài vì rất dễ làm hỏng giày nếu đi như vậy. Đối với quãng đường đi bộ dưới chân núi, hãy mang giày thay thế, có thể là giày thường hoặc các loại giày thích hợp khác. Nhớ là giày leo núi chỉ sử dụng để leo núi.
 

Hướng dẫn buộc dây leo núi

Mũ bảo hộ leo núi

Khi leo núi ngoài trời, bạn nên luôn luôn mang theo mũ bảo hiểm được thiết kế đặc biệt cho việc leo núi. Mũ bảo hiểm leo núi được thiết kế để bảo vệ đầu khỏi đá hoặc mảnh vụn rơi xuống, và một số khác được thiết kế để bảo vệ trong trường hợp người leo núi bị ngã. Loại mũ này thường không được sử dụng trong phòng tập leo núi vì đó là môi trường được kiểm soát.

Một chiếc mũ bảo hiểm nên mang lại cảm giác thoải mái, vừa vặn nhưng không quá chật, và nằm ngay ngắn trên đầu của người mang. Mũ bảo hiểm thường có lớp bảo vệ cứng và hệ thống đai bên trong.

Hướng dẫn buộc dây leo núi

Hướng dẫn buộc dây leo núi

Đai bảo hộ leo núi

Trừ khi bạn leo khối đá, còn lại bạn luôn cần đai bảo hộ leo núi. Cấu tạo cơ bản của đai bảo hộ gồm 2 phần chính:

  • Đai hông: nằm trên hông và ôm vừa vặn thân người
  • Đai chân: một vòng đai bao quanh mỗi chân. Một số đai bảo hiểm được cấu tạo có đai chân có thể điều chỉnh hoặc tháo rời một cách thuận tiện. 

Đai bảo hộ sẽ giữ bạn được buộc với dây thừng thật chắc và an toàn. Tất cả các loại đai bảo hộ đều có hai vòng buộc ở phía trước, được thiết kế đặc biệt để luồn và thắt dây bảo hộ, một ở đai hông và một nối liền hai đai chân. Nhìn chung 2 vòng buộc này được đánh dấu để phân biệt rõ với vòng đỡ. Và nắm rõ cách sử dụng đai bảo hộ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn.

Cũng giống như tập thể hình, người leo núi sử dụng phấn để tăng ma sát khi bám tay, vì phấn sẽ hút mồ hôi trên tay bạn. Để giảm bớt tác động môi trường, bạn nên sử dụng phấn trùng màu với màu đá nơi bạn leo núi. Bột phấn được mang theo trong một chiếc túi nhỏ treo trên thắt lưng của bạn bằng một dây đai nhẹ. 
 

Móc treo leo núi 

Móc treo leo núi thường làm bằng kim loại bền chắc nhưng nhẹ nhàng, có chốt lò xo giúp móc dây thừng với thiết bị bảo hộ như chốt, nêm chèn và neo. Chúng cũng được sử dụng để tạo ra móc dây hai đầu và kết hợp với vòng treo trang bị trên đai. Đối với hầu hết những người mới bắt đầu, móc treo leo núi đầu tiên bạn nên mua là loại móc có chốt khóa, được thiết kế để sử dụng với thiết bị hãm. 

Hướng dẫn buộc dây leo núi

Hướng dẫn buộc dây leo núi

Thiết bị này được dùng để giúp người đỡ kiểm soát dây thừng. Nếu được sử dụng một cách chính xác, nó sẽ gia tăng ma sát để đỡ những cú ngã, hạ thấp người leo núi, nhả dây từ từ khi người leo tiến lên, hoặc thả xuống một cách nhẹ nhàng. Hai kiểu thiết bị hãm thông dụng phổ biến nhất là dạng ống và dạng phanh trợ lực.

Những lần leo núi đầu tiên, bạn có thể không mua thiết bị hãm (bạn có thể mượn hoặc người hướng dẫn sẽ cung cấp cho bạn một chiếc). Tuy nhiên nó sẽ là một món đồ thiết yếu trong bộ trang bị bạn sắm sau này.

Dây thừng leo núi

Không có thiết bị nào quan trọng hơn đối với người leo núi hơn là dây thừng, tuy nhiên khi mới bắt đầu, bạn nên sử dụng dây thừng có sẵn. Khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn, địa điểm và loại hình leo núi sẽ quyết định loại dây nào là tốt nhất cho bạn. Trước tiên, bạn nên biết hai loại dây thừng cơ bản sau:

  • Dây động: dùng để leo núi đá vì nó có cấu tạo đàn hồi, được thiết kế để giảm thiểu lực tác động vào người leo khi ngã, ngay cả khi phản lực rất lớn.
  • Dây tĩnh: Loại dây này khá cứng, và khả năng đàn hồi rất nhỏ. Chúng thường được sử dụng để tiếp đất hoặc cứu hộ. 

Tất cả dây thừng leo núi phải đạt tiêu chuẩn của Liên đoàn leo núi Quốc tế qua quá trình kiểm tra số lần ngã mà dây có thể giữ được, giới hạn chịu lực và độ đàn hồi. Tham khảo thêm bài viết "Hướng dẫn chọn dây thừng leo núi" tại WETREK.VN
 

Hướng dẫn buộc dây leo núi

Thiết bị bảo hộ

Là một người mới bắt đầu leo núi, bạn sẽ không thể biết cách đặt neo hoặc thiết bị bảo hộ. Hãy hiểu chúng là gì và học cách dùng chúng, điều đó sẽ giúp bạn trở thành một người leo núi giỏi hơn. Thường thì bạn sẽ tập leo núi thể thao đến mức thành thạo trước, sau đó mới thử sức trên đại hình thực tế và học cách sử dụng các thiết bị này. 
 

Các thiết bị này được sử dụng trong việc leo núi truyền thống để gắn chặt dây vào đá. Khi được đặt chắc chắn trong kẽ hoặc hốc đá, thiết bị bảo hộ sẽ bảo vệ bạn không bị ngã từ độ cao quá lớn. Các thiết bị này bao gồm neo, nêm giắt và nêm chèn, hay được gọi là Stoppers, Hexcentrics và Friends. Vào thời ký sơ khai, thậm chí pít-tông động cơ cũng thường được sử dụng. 

Có hai loại thiết bị bảo hộ cơ bản với nhiều kích cỡ khác nhau:

  • Thiết bị bảo hộ dạng động: loại này có cơ chế chuyển động. Một ví dụ là neo móc lò xo, có thể đặt vừa vào nhiều khe hở lớn nhỏ khác nhau.
  • Thiết bị bảo hộ dạng tĩnh: Thường là một khối kim loại và không có bộ phận chuyển động. 

Hướng dẫn buộc dây leo núi

 

Đệm đỡ

Những tấm đệm dày này được đặt dưới người leo núi để đỡ khi không may bị ngã, rất cần thiết khi leo khối đá.
 

Hướng dẫn buộc dây leo núi

Bước 4: Chọn cung leo phù hợp 

Hệ thống đánh giá theo hệ thập phân Yosemite được sử dụng để đánh giá độ khó của các cung đường leo núi thể thao, với mức dễ nhất là 5.0 và khó nhất là 5.15. 

Nói chung, các cung đường leo núi dễ sẽ được đánh giá trong khoảng 5.01 đến 5.05. Đây là những cung đường mà huấn luyện viên sẽ yêu cầu bạn tập trước tiên. 

Khi bạn đạt tới trình độ trung cấp với những cung đường khó, độ khó thường ở mức 5.6 đến 5.10. Các cung đường khó nhất thường nằm trong khoảng 5.11 đến 5.15. Từ độ khó 5.10 trở lên có thể được sử dụng kết hợp với các ký tự “a”, “b”, “c”, “d” để phân chia một cách cụ thể hơn. 

Độ khó của leo khối đá thì đơn giản hơn. Người ta thường dùng thang đo V trong trường hợp này, với mức dễ nhất là V0 và khó nhất là V16.
 

Lục's Sen