Hợp đồng bằng usd thì tính lãi suất bao nhiêu

Tuần qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] đã tăng lãi suất thêm 0,25%. Đây là lần tăng lãi suất lần thứ 3 liên tiếp của Fed trong vòng 6 tháng. Bất ngờ là, sau động thái của Fed, thị trường ngoại tệ trong nước khá ổn định. TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự lặng sóng này.

 “Ngoài lý do thị trường tài chính thế giới không biến động, thì có một số lý do khác: cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm giúp thị trường trong nước “giảm chấn” đáng kể trước những tác động của nước ngoài. Và quan trọng nhất là quan hệ cung - cầu ngoại tệ trong nước khá ổn định. Các nguồn cung ngoại tệ từ xuất khẩu, FDI, giải ngân ODA, du lịch, kiều hối tăng trưởng tích cực 5 tháng đầu năm”, TS. Lực phân tích.

Chính sách lãi suất 0% với tiền gửi USD được Ngân hàng Nhà nước áp dụng từ năm 2015. Trong ảnh: Cán bộ Ngân hàng SeABank thông báo lãi suất tiết kiệm. Ảnh: Dũng Minh

Dù không có cú sốc nào xảy ra với tỷ giá sau quyết định của Fed, song nhiều chuyên gia cho rằng, áp lực đối với tỷ giá không phải là không có. Áp lực này đến từ hai phía: cán cân thương mại thâm hụt nặng và cho vay ngoại tệ  tăng mạnh.

 “Cán cân thương mại thâm hụt khoảng 2,5 tỷ USD từ đầu năm đến giờ và khả năng có thể nới rộng lên 7 tỷ USD vào cuối năm, sẽ tạo những áp lực nhất định lên tỷ giá vào một số thời điểm”, ông Ngô Đăng Khoa, Trưởng phòng Kinh doanh ngoại hối và trái phiếu Ngân hàng HSBC Việt Nam nhận định và khuyến cáo, nếu hoạt động liên quan đến rủi ro về lãi suất và tỷ giá, thì các doanh nghiệp vẫn nên theo dõi sát thị trường và sử dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp.

Chung nhận định này, TS. Cấn Văn Lực phân tích thêm, tín dụng ngoại tệ tăng tới 4,64% trong vòng 4 tháng đầu năm, trong khi cùng kỳ năm ngoái hầu như không tăng cũng khiến cầu ngoại tệ tăng lên. Cùng với nhập siêu, đây là yếu tố tạo áp lực nhất định tới tỷ giá. 

Sẽ sớm áp dụng trở lại lãi suất huy động với USD?

Chính sách lãi suất 0% với tiền gửi USD đã được NHNN áp dụng từ năm 2015. Cùng với một loạt chính sách khác, giải pháp này đã khiến tình trạng đô la hóa của nền kinh tế giảm mạnh. Tuy vậy, chính sách lãi suất 0% với USD đã bộc lộ một số bất cập, khi nguồn kiều hối có dấu hiệu suy giảm, tình trạng ngân hàng lách trần để huy động USD diễn ra phổ biến.

Khẩn trương đưa lãi suất huy động USD quay lại.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế

Có 4 lý do để NHNN khẩn trương đưa lãi suất huy động USD quay lại.

Thứ nhất, xu thế USD trên thế giới đang và sẽ tăng.

Thứ hai, ở Việt Nam, nhu cầu thực về sử dụng ngoại tệ, vay vốn ngoại tệ vẫn khá cao, nên huy động vốn ngoại tệ vẫn rất cần thiết.

Thứ ba, áp dụng lãi suất huy động USD, dù có lên tới 0,5%, thì vẫn rẻ hơn rất nhiều đi vay vốn nước ngoài với lãi suất ít nhất 1,5-2%/năm.

Thứ tư, việc đưa lãi suất huy động USD lên trên mức 0% giúp hoạt động ngân hàng minh bạch hơn. Hiện nay, dù quy định lãi suất huy động USD 0%, song đa phần ngân hàng đều khuyến mãi với khách hàng gửi, nên thực chất lãi đã cao hơn 0%.

Đại diện của NHNN cho hay, cơ quan này cũng đã nhận ra những bất cập trên và đang xem xét, nghiên cứu về việc sửa đổi quy định này. Có lẽ, có hai nguyên nhân chính khiến NHNN còn phân vân. Đó là lo ngại tình trạng đô la hóa sẽ quay lại và có thể NHNN cho rằng, số ngoại tệ “găm” trong dân không nhiều, không đáng để “đánh đổi” chính sách.

TS. Cấn Văn Lực - người nhiều lần đề nghị NHNN tăng lãi suất huy động trở lại với USD - cho rằng, khó có thể biết được số ngoại tệ nằm trong dân là nhiều hay ít và cần phải đánh giá kỹ lưỡng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang cần ngoại tệ thì huy động được bao nhiêu, tốt bấy nhiêu.

Về nỗi lo đô la hóa, theo TS. Lực, đây không phải là điều đáng ngại. Bởi nếu lãi suất tiền gửi USD có về mức 0,25% như trước thì cũng không có chuyện người dân ào ào chuyển từ VND sang USD, vì chênh lệch lãi suất giữa VND và USD vẫn rất cao [hơn 6%/năm].

Trước đó, trao đổi với Báo Đầu tư, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, cách đơn giản nhất để huy động ngoại tệ vào phát triển kinh tế hiện nay là cho phép huy động [có lãi suất] và cho vay USD trở lại. Khi nguồn cung ngoại tệ dồi dào, ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay ngoại tệ để giải ngân, thì mặt bằng lãi suất trên thị trường sẽ được kéo xuống.

Trong các vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thì yêu cầu về tính lãi suất chậm thanh toán là một yêu cầu phổ biến của các bên khi khởi kiện. Do đó, việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về tính lãi suất chậm thanh toán là cần thiết.

Thông thường các bên khi giao kết hợp đồng chỉ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường hợp đồng ít khi thỏa thuận tiền lãi do chậm thanh toán. Khi xảy ra tranh chấp, nếu có yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán sẽ được áp dụng Điều 306 Luật Thương mại 2005 để làm căn cứ tính lãi. Cụ thể: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác."

Về điều kiện để áp dụng yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán: theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại thì chỉ cần có vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả, mà không phụ thuộc vào hợp đồng có quy định hay không.

Như vậy, sẽ xảy ra hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất là các bên có thỏa thuận mức lãi trên số tiền chậm thanh toán thì mức lãi này có bị giới hạn trần hay không. Điều 306 Luật Thương mại cho các bên tự thỏa thuận mức lãi nhưng không nói rõ mức lãi này tối đa là bao nhiêu. Tuy nhiên, cần hiểu mức lãi này phải được giới hạn bởi Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Theo đó, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này, tức không quá 20%/ năm của khoản tiền chậm thanh toán.

Trường hợp thứ hai, các bên không thỏa thuận về tiền lãi do chậm thanh toán thì sẽ được tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán được hướng dẫn chi tiết tại Điều 11 Nghị quyết 01/2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 [ba] ngân hàng thương mại [Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...] có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán [thời điểm xét xử sơ thẩm] để quyết định mức lãi suất chậm trả. Điều này sẽ phát sinh vấn đề việc lựa chọn ít nhất 3 ngân hàng khác nhau sẽ cho ra mức lãi suất khác nhau, có khi chênh lệch 1-2%, gây bất bình đẳng giữa các bên. Do đó, đề xuất nếu các bên không thỏa thuận về tiền lãi do chậm thanh toán thì sẽ được điều chỉnh theo khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự, cụ thể không quá 10% của khoản tiền chậm thanh toán.

Từ những phân tích nêu trên đề xuất sửa đổi Điều 306 Luật Thương mại theo hướng: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó. Mức lãi suất chậm thanh toán theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015."

Chủ Đề