Hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

- Trước khi người châu Âu đặt chân đến châu Mĩ, cư dân nơi đây vẫn sống ở giai đoạn bộ lạc.

- Sau phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô, người châu Âu di cư sang vùng Bắc Mĩ. Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa của mình.

Hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Lược đồ kinh tế 13 bang thuộc địa

- Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở 13 bang thuộc địa đã có bước tiến đáng kể

 + Miền Bắc: Kinh tế đồn điền phát triển. Hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông, mía, thuốc lá… mang lại lợi nhuận lớn

 + Miền Nam: phát triển kinh tế nông nghiệp đồn điền dựa trên sự bóc lột nô lệ da đen.

- Kinh tế phát triển dẫn tới nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng tăng, thị trường dân tộc thống nhất dần hình thành

- Trong khi đó thực dân Anh lo sợ sự cạnh tranh của kinh tế thuộc địa đã thực hiện những chính sách nhằm kìm hãm sự phát triển của 13 bang như cấm Bắc Mỹ sản xuất nhiều loại hàng hóa công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, ban hành thuế khóa nặng nề...

- Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chính quốc, gây tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, họ vùng dậy đấu tranh.

 2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.

 - Sự kiện “chè Boxton” đã châm ngòi  thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.

Hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Nhân dân cảng Bô-xtơn  tấn công tàu chở chè (trà) của Anh
và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của thực dân Anh (12-1773).

- Ngày 9/1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a đòi vua Anh xóa bỏ các đọa luật vô lý nhưng không được chấp thuận.

- Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ giữa các bang thuộc địa với chính quốc.

- Tháng 5/1775 Đại hội lục địa lần thứ 2 được triệu tập:

+ Thành lập quân đội lục địa

+ Cử G.Oasinhton làm tổng chỉ huy quân đội

+ Kêu gọi nhân dân tham gia đóng góp xây dựng quân đội.

- Ngày 4/7/1776, Tuyên ngôn độc lập được thông qua, Hợp chúng quốc Mĩ được thành lập.

- Cuộc chiến đấu của nhân dân thuộc địa dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn ngày càng lớn mạnh, tăng cường lối đánh du kích.

- Ngày 17/10/1777, nghĩa quân giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của chiến tranh

- Năm 1781, nghĩa quân giành thắng lợi quyết định ở I-ooc-tao, quân Anh ở đây phải đầu hàng. Năm 1782 chiến tranh kết thúc.

Hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Quân đội Bắc Mỹ thắng trận Xa-ra-tô-ga

- Năm 1783 hòa ước được kí kết ở Vec – xai (Pháp), Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- Năm 1787, Hiến Pháp nước Mĩ được thông qua, quy định Mĩ là nước Cộng hòa Liên bang theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” góp phần củng cố bộ máy nhà nước mới.

Hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Đại hội thông qua Hiến pháp Mỹ năm 1787

Hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Oa-sinh-tơn nhậm chức Tổng thống

4. Ý nghĩa và tính chất của cuộc chiến tranh giành độc lập.

 * Ý nghĩa

+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường kinh tế TBCN phát triển.

+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX.

* Tính chất

 Chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đường cho nền kinh tế TBCN phát triển dựa trên một thị trường thống nhất trong toàn liên bang.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Bài 30 Lịch sử lớp 10: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Giải câu 1, câu 2, bài tập lí thuyết trang 150 Lịch sử 10. Câu 2. Trình bày kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập..

Hãy trình bày chính sách của Chính phủ Anh đối với sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa.

Hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

– Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp.

– Cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang.

– Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.

– Không được tự do buôn bán với các nước khác, không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.

—> Làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của tầng lớp nhân dân.

Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào ?

Hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Sau chiến tranh giành độc lập vào nửa cuối thế kỉ XVIII , nước Mĩ ra đời gồm 13 bang ven biển Đại Tây Dương thuộc Bắc Mĩ sau đó được mở rộng nhanh chóng sang phía tây.

Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 có những điểm tiến bộ và hạn chế gì ?

Hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Bản tuyên ngôn đã khẳng định quyền con người đó là quyền tự do, bình đẳng, và mưu cầu hạnh phúc. Bản tuyên ngôn đã có ảnh hưởng lớn tới nhiều quốc gia mà Mĩ xâm lược trong đó có Việt Nam ,trong bản tuyên ngôn của nước ta, Bác cũng đã trích dẫn ra bản tuyên ngôn của Mĩ để thấy được tính nhân đạo trong bản tuyên ngôn này.

Tuy nhiên, Bản tuyên ngôn của Mĩ cũng có mặt hạn chế ,đó là chưa đề cập đến quyền của nô lệ và thổ dân da đỏ ,cũng như không xóa bỏ việc bóc lột công nhân và nhân dân lao động.

Yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh ?

Hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Sự lãnh đạo của G.Oa-sinh-tơn và chính sách cai quản vô lý của Anh đã làm cho nhân dân thuộc địa phản đối mạnh mẽ mà lực lượng chính là nhân dân.

Hãy trình bày diễn biến chính cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Sự kiện “chè Bô-xtơn’ đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ. Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-xtơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình, những người dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển. Chính phủ Anh liền trừng phạt, ra lệnh phong toả cảng Bô-xtơn và điều quân đến chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí khủng bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần. Trước tình hình đó, đầu tháng 9 – 1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a – Đại hội lục địa lần thứ nhất. Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Không chấp nhận yêu cầu đó, vua Anh tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị, nếu các thuộc địa “nổi loạn”. Tháng 4 – 1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh. Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập vào tháng 5 – 1775 quyết định thành lập “Quân đội thuộc địa” và bổ nhiệm Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn – một điền chủ giàu có, một sĩ quan có tài quân sự và tổ chức – làm tổng chỉ huy ; đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.

Ngày 4-1 – 1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập – Hợp chúng quốc Mĩ.

Trình bày kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập.

Hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Tháng: 9 – 1783, hoà ước được kí kết ở Véc-xai (Pháp). Theo hoà ước này, Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí của nhà nước mới. Theo Hiến pháp, Mĩ là một nước cộng hoà liên bang được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”: Quốc hội, gồm hai viện, là Thượng viện và Hạ viện, nắm quyền lập pháp ; Tổng thống nắm quyền hành pháp ; Toà án nắm quyền tư pháp. Năm 1789, Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa đã giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập một nhà nước mới, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển. Về thực chất, đó là một cuộc cách mạng tư sản, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX.