Hiện tượng kho khạc ra máu là bệnh gì năm 2024

Ho ra máu là biểu hiện của bệnh gì?

ThS.BS Trần Thị Thúy Tường

Giảng viên bộ môn nội trường Đại Học Y Dược TPHCM

BS trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi đang ho. Đây là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở các khoa bệnh Phổi cũng như tại phòng Cấp cứu. Nó thường là biểu hiện của những bệnh lý sau: lao phổi, dãn phế quản, ung thư phổi, nhiễm trùng hô hấp, đôi khi nó là biểu hiện của bệnh lý tim mạch do hẹp van tim. Điều quan trọng đầu tiên là xác định có đúng là bị ho ra máu hay ói ra máu, hoặc chảy máu từ đường hô hấp trên. Vì tính chất nguy hiểm của bệnh nên cần đến gặp bác sĩ ngay, hoặc các phòng cấp cứu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Xét nghiệm giúp chẩn đoán tùy vào nguyên nhân thường là: xét nghiệm máu, X Quang ngực, soi cấy đàm, chụp CT ngực, nội soi phế quản, siêu âm tim...

1. Thế nào là ho ra máu thật sự?

Ho ra máu thực sự là tình trạng khạc ra máu khi cố gắng sức ho, máu thường có bọt, màu đỏ tươi. Trước khi ho thường có triệu chứng : nóng rát sau xương ức, đau ngực, ngứa cổ. Diễn tiến giúp gợi ý là: ho ra máu với số lượng giảm dần đến hết

Cần phân biệt với:

  • Khạc ra máu từ đường mũi họng: máu khạc dễ dàng không kèm gắng sức ho, kèm các bệnh lý chảy máu vùng mũi họng dễ dàng phát hiện như: chảy máu cam, bệnh răng lợi, polype mũi,…
  • Ói ra máu: thường máu có lẫn thức ăn, không có bọt. Trước khi ói thường đau bụng, hoặc có bệnh lý về tiêu hóa trước đây như xơ gan, loét dạ dày tá tràng, dùng thuốc giảm đau kéo dài.

2. Các nguyên nhân thường gặp:

  1. Lao Phổi:
  • Việt Nam là vùng có tỉ lệ nhiễm lao nhiều trên thế giới, nên đây là nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Triệu chứng gợi ý : Ho khạc đàm trên 2 tuần, có thể kèm ho ra máu tươi hoặc đàm vướng máu có thể từ ít đến nhiều, gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, đau ngực,nặng sẽ gây khó thở.
  • Chẩn đoán bằng: chụp X quang phổi và xét nghiệm đàm.
  • Bệnh có tính lây lan và để lại nhiều di chứng nên cần được phát hiện và điều trị sớm.
  1. Dãn phế quản:
  • Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến của ho ra máu.
  • Dãn phế quản thường do di chứng của lao phổi hoặc sau một nhiễm trùng mạn tính ở phổi như áp xe phổi, viêm phổi do hít phải dị vật đường thở.
  • Biểu hiện bằng: ho ra máu lượng ít [3-5ml, khoảng một muỗng cà phê] tự cầm trong vòng 3-5 ngày, tái đi tái lại nhiều lần, hoặc ho ra máu lượng nhiều [>100 ml] có thể dẫn tới tử vong.
  • Chẩn đoán bằng :X quang phổi và CT ngực có cản quang.
  • Điều trị bằng phẩu cắt bỏ thùy phổi bị dãn, hoặc thuyên tắc mạch máu.
  1. Ung thư phổi:
  • Đây là bệnh lý ác tính, diễn tiến thường âm thầm, giai đoạn đầu ít có triệu chứng, hay xảy ra ở người hút thuốc lá nhiều
  • Giai đoạn trễ sẽ có biểu hiện: ho kéo dài, đau ngực, khó thở, sụt cân, ho ra máu thường lượng ít.
  • Xét nghiệm : X quang phổi, CT ngực có cản quang, nội soi phế quản, sinh thiết u.
  • Điều trị tùy theo đánh giá giai đoạn tiến triển của bệnh.
  1. Bệnh lý nhiễm trùng hô hấp:
  • Có thể do : viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, áp xe phổi, u nấm phổi, nấm phổi
  • Triệu chứng gợi ý thường có : sốt, ho khạc đàm mủ, đau ngực kiểu màng phổi [nghĩa là đau ngực khi ho, hít sâu vào, thay đổi tư thế].
  • Chẩn đoán bằng: xét nghiệm máu, X quang phổi, có thể CT ngực[giúp xác định nguyên nhân và loại trừ ung thư hoặc dãn phế quản kèm theo], xét nghiệm đàm [tìm vi trùng và giúp loại trừ lao].

3. Kết luận:

Ho ra máu là một cấp cứu nội khoa, do nhiều nguyên nhân gây ra phần lớn là các bệnh lý hô hấp nên bệnh nhân cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tôi 47 tuổi, một tuần nay bị ho ra đờm xanh lẫn vệt máu. Không biết triệu chứng này có nguy hiểm không? [Trần Tới, An Giang]

Trả lời

Ho đờm lẫn máu thường không đáng lo ngại nếu là dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp, phổ biến nhất là viêm họng thanh quản, viêm phế quản phổi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ho ra máu nguy hiểm như ung thư phổi, lao phổi, chấn thương vùng cổ ngực do tai nạn mà không phát hiện.

Nếu có triệu chứng ho ra máu, anh cần đến bệnh viện thăm khám ngay. Các xét nghiệm có thể cần làm gồm xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực, chụp CT cổ ngực, nội soi phế quản phổi, nội soi thực quản dạ dày. Bác sĩ có thể đề xuất tầm soát ung thư phổi nếu tìm thấy các bất thường ở phổi.

Ho có thể do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc vấn đề ở phổi. Ảnh: Freepik

Để giảm tình trạng ho và tiết đờm, anh có thể sử dụng viên ngậm thảo dược, siro, súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, máy xông tinh dầu để làm thông thoáng đường thở nếu ho đồng thời có nghẹt mũi. Anh nên chú ý ăn uống đồ ấm, tránh ăn lạnh hay uống nước đá, giữ ấm cơ thể và ngừng hút thuốc lá [nếu đang hút thuốc]. Nếu anh đã áp dụng các phương pháp trên nhưng tình trạng ho tiết đờm không cải thiện, anh nên khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Anh có thể đăng ký khám chuyên khoa tai mũi họng trước. Sau đó, bác sĩ có thể hướng dẫn anh tiếp tục khám chuyên khoa hô hấp, tim mạch, tiêu hóa nếu phát hiện các bất thường liên quan đến đường hô hấp dưới, tim mạch hoặc đường tiêu hóa.

Chủ Đề