Hệ thống câu hỏi bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Hệ thống câu hỏi bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

Các bạn cùng tham khảo nhé !

Hệ thống câu hỏi bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt

câu 1 / qua các cuộc đối thoại trong đoạn trích " Hồn Trương Ba , da hàng thịt " , Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm những quan niệm về lẽ sống chết như thế nào ? Ý nghĩa triết lí về đoạn trích vở kịch đó ?
câu 2/ Ý nghĩa thời đại của " hồn Trương Ba , da hàng thịt " LQV đã đặt ra ntn trong đoạn trích ?
câu 3/ trong đoạn trích vở kịch "..." LQV đã xây dựng tình huống kịch nào ? Vì sao hồn Trương Ba lại thấy xa lạ với người thân trong gia đình ?

Các bạn cùng tham khảo nhé !
câu 1 / qua các cuộc đối thoại trong đoạn trích " Hồn Trương Ba , da hàng thịt " , Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm những quan niệm về lẽ sống chết như thế nào ? Ý nghĩa triết lí về đoạn trích vở kịch đó ?


Để trả lời câu hỏi này, trước hết ta cùng nhắc lại hai lời thoại của hồn Trương Ba và 1 lời thoại của Đế Thích:

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn.


Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông...
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! Ngoài ra còn những lời thoại của Hồn Trương Ba và xác hàng thịt. Qua đó, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm đến người đọc về quan niệm lẽ sống và cái chết rằng: -Ranh giới giữa sự sống và cái chết tưởng chừng như rất dài, nhưng thật ra nó ngắn lắm. - Trong cuộc sống, không ai muốn mình là kẻ sống không ra sống, bị người khác khinh bỉ, chê cười, ai cũng muốn có một tâm hồn trong sạch, sống đẹp và ý nghĩa ( như Trương Ba mong muốn). Nhưng cũng như ranh giới của sống và chết, những điều cao đẹp và những toan tính, hiểm độc cũng có khoảng cách rất ngắn, nhiều khi không ai muốn thế cả, nhưng bắt buộc, cùng đường phải trở nên như thế. -Tâm hồn và thể xác là một thể thống nhất và không tách rời được. Và không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục. -Sống phải cho ra sống, sống trong thân xác người khác thì chẳng khác nào đày đọa tâm hồn mình. Sống cho ra người quả không đơn giản. * Ý nghĩa triết lý: Trong cuộc sống, đôi lúc con người ta không thể làm theo tất cả những gì mình muốn, bắt buộc phải sống theo một khuôn phép, một chuẩn mực của xã hội. Nhưng dù cuộc sống có thế nào đi chăng nữa, dù đứng giữa ranh giới giữa sống và chết, dù đang rơi vào vòng xoáy sinh tồn thì cũng đừng bao giờ đánh mất đi chính mình, đừng bán rẻ tâm hồn mình.

Cũng bởi thế mà chúng ta có thể hiểu tâm trạng giằng xé đớn đau của nhà thơ Việt Phương khi ông viết: “Ta giãy giụa trong vòng xoáy sinh tồn. Chỉ mong một môi trường không ô uế"


Các bạn cùng tham khảo nhé !

câu 2/ Ý nghĩa thời đại của " hồn Trương Ba , da hàng thịt " LQV đã đặt ra ntn trong đoạn trích ?


Cũng giống như tài năng của nhà soạn kịch nổi tiếng LQV, vở kịch của thời hiện đại, nhìn nhận lại và phát triển theo trình độ nhận thức của thời đại cũng mang một ý nghĩa Thời đại

Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.


có ai biết trong tác phẩm có những dạng câu hỏi nào liên quan ?? help me, please thanks

phuthuynhodethuong93 said:

có ai biết trong tác phẩm có những dạng câu hỏi nào liên quan ?? help me, please thanks


Câu 1: Ý nghĩa của những lời độc thoại khẩn thiết của Hồn Trương Ba “Không.Không…” Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả gửi gắm. Câu 2: Phân tích những mâu thuẫn, xung đột trong con người Trương Ba và thái độ của nhân vật trước hoàn cảnh đó? Câu 3: Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa của sự sống. Theo anh (chị ),Trương Ba trách Đế Thích ,người đem lại cho mình sự sống : “Ông cứ nghĩ là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết!” có đúng không?Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩa gì? Câu 4: Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật của tác giả Lưu Quang Vũ . Hoàn cảnh ra đời , tóm tắt tác phẩm và vị trí đoạn trích ? Câu 5: Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ,cháu gái và con dâu), anh chị thấy nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba phải rơi vào bất ổn, đau khổ?. Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó? Câu 6: Khi Trương Ba cương quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị, Trương Ba đã từ chối .Vì sao? Câu 7: Cảm nghĩ của anh chị sau khi đọc đoạn kết ?

Câu 8: Dựa vào đặc điểm thể loại KỊCH,em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

Để trả lời câu hỏi này, trước hết ta cùng nhắc lại hai lời thoại của hồn Trương Ba và 1 lời thoại của Đế Thích:

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn.


Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông...
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

Ngoài ra còn những lời thoại của Hồn Trương Ba và xác hàng thịt.

Qua đó, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm đến người đọc về quan niệm lẽ sống và cái chết rằng:


-Ranh giới giữa sự sống và cái chết tưởng chừng như rất dài, nhưng thật ra nó ngắn lắm.
- Trong cuộc sống, không ai muốn mình là kẻ sống không ra sống, bị người khác khinh bỉ, chê cười, ai cũng muốn có một tâm hồn trong sạch, sống đẹp và ý nghĩa ( như Trương Ba mong muốn). Nhưng cũng như ranh giới của sống và chết, những điều cao đẹp và những toan tính, hiểm độc cũng có khoảng cách rất ngắn, nhiều khi không ai muốn thế cả, nhưng bắt buộc, cùng đường phải trở nên như thế.
-Tâm hồn và thể xác là một thể thống nhất và không tách rời được. Và không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục.
-Sống phải cho ra sống, sống trong thân xác người khác thì chẳng khác nào đày đọa tâm hồn mình. Sống cho ra người quả không đơn giản.
* Ý nghĩa triết lý:
Trong cuộc sống, đôi lúc con người ta không thể làm theo tất cả những gì mình muốn, bắt buộc phải sống theo một khuôn phép, một chuẩn mực của xã hội. Nhưng dù cuộc sống có thế nào đi chăng nữa, dù đứng giữa ranh giới giữa sống và chết, dù đang rơi vào vòng xoáy sinh tồn thì cũng đừng bao giờ đánh mất đi chính mình, đừng bán rẻ tâm hồn mình.
Cũng bởi thế mà chúng ta có thể hiểu tâm trạng giằng xé đớn đau của nhà thơ Việt Phương khi ông viết: “Ta giãy giụa trong vòng xoáy sinh tồn. Chỉ mong một môi trường không ô uế"

Câu này tớ nghĩ Quan niệm về lẽ sống chết nghiêng về cuộc đối thoại giữa Trương Ba và xác hàng thịt nhiều hơn .

- Trước hết , cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mình đc sống thực với chính mình . Phải sống chắp vá gượng ép , sống nhờ , sống gửi ,sống lệ thuộc vào người khác, sống không đc là chính mình thì chỉ mang lại khổ đau và dằn vặn cho chính bản thân mà thôi . Từ đó , LQV đã đặt ra vấn đề chiết lí nhân sinh sâu sắc : thà chết còn hơn là phải sống 1 cs điên đảo , đớn hèn , không đc là chính mình .


- Con người sinh ra là một thể thống nhất ,hài hòa giữa thể xác và tâm hồn . Không có một linh hồn thanh cao sống trong thể xác phàm tục và ngược lại .Khi con người vướng vào hành động xấu xa không thể đổ tội cho thân xác để tự an ủi mình . Qua đây , LQV muốn khẳng định sự thống nhất ,hài hòa giữa hồn và xác . Nói một cách khác , khi đặt trong bối cảnh xh thì đó là sự đối lập giữa vật chất và tinh thần .
- Trong mỗi chúng ta đều có một phần con và một phần người .Tức là tồn tại cả phần bản năng và phần ý chí .Nhưng không nên để bản năng lấn lướt làm tha hóa nhưng phẩm chất tốt đẹp trong mỗi con người .Trong cs cần phải dũng cảm nhìn nhận cái xấu trong chính bản thân để có thể hoàn thiện nhân cách , vươn tới giá trị tinh thân cao quý .
==> Quá trình tự mổ xẻ bản thân của TB để nhận ra thói hư , tật xấu của mình .

Câu này tớ nghĩ Quan niệm về lẽ sống chết nghiêng về cuộc đối thoại giữa Trương Ba và xác hàng thịt nhiều hơn .
- Trước hết , cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mình đc sống thực với chính mình . Phải sống chắp vá gượng ép , sống nhờ , sống gửi ,sống lệ thuộc vào người khác, sống không đc là chính mình thì chỉ mang lại khổ đau và dằn vặn cho chính bản thân mà thôi . Từ đó , LQV đã đặt ra vấn đề chiết lí nhân sinh sâu sắc : thà chết còn hơn là phải sống 1 cs điên đảo , đớn hèn , không đc là chính mình .
- Con người sinh ra là một thể thống nhất ,hài hòa giữa thể xác và tâm hồn . Không có một linh hồn thanh cao sống trong thể xác phàm tục và ngược lại .Khi con người vướng vào hành động xấu xa không thể đổ tội cho thân xác để tự an ủi mình . Qua đây , LQV muốn khẳng định sự thống nhất ,hài hòa giữa hồn và xác . Nói một cách khác , khi đặt trong bối cảnh xh thì đó là sự đối lập giữa vật chất và tinh thần .
- Trong mỗi chúng ta đều có một phần con và một phần người .Tức là tồn tại cả phần bản năng và phần ý chí .Nhưng không nên để bản năng lấn lướt làm tha hóa nhưng phẩm chất tốt đẹp trong mỗi con người .Trong cs cần phải dũng cảm nhìn nhận cái xấu trong chính bản thân để có thể hoàn thiện nhân cách , vươn tới giá trị tinh thân cao quý .
==> Quá trình tự mổ xẻ bản thân của TB để nhận ra thói hư , tật xấu của mình .

Những gì bạn nói chẳng phải đều nghiêng về những lượt lời đối thoại của Trương Ba và Đế Thích sao/. Mình có nói là bao gồm lượt lời của Trương Ba- Đế Thích, hồn Trương Ba- xác hàng thịt. Nhưng rõ hơn cả là của Trương Ba và Đế Thích.
Tóm lại đều là những ý trên

bạn ơi giúp t ,

trong tác phẩm rừng xa nu, và những đứa con có các dạng câu hỏi liên quan nào? cố gắng kể hết giùm t nhé thanks much

bạn ơi giúp t ,

trong tác phẩm rừng xa nu, và những đứa con có các dạng câu hỏi liên quan nào? cố gắng kể hết giùm t nhé thanks much


*Rừng xà nu. Đề 1: Phân tích ý nghĩa hình tượng cây xà nu, rừng xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu”. Đề 2: Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thiên truyện “Rừng xà nu”. Đề 3: Phân tích tính chất sử thi đậm đà trong thiên truyện “Rừng xà nu”. Đề 4: Phân tích hình tượng nhân dân làng Xô Man : Được miêu tả tương ứng với rừng cây xà nu qua nhiều thế hệ, thể hiện sự nối tiếp và trưởng thành của nhân dân Tây Nguyên trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đề 5: Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Đề 6 : Phân tích câu nói của cụ già Mết:“Nghe rõ ch­ưa, các con, rõ chư­a. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo !” Đề 7: Tác giả Rừng xà nu từng kể lại rằng mình rất tâm đắc với câu mở đầu thiên truyện. Anh (chị) có cảm nghĩ gì khi đọc câu văn đầu tiên mà tác giả rất tâm đắc ấy ? Đề 8: Em cảm nhận được ý nghĩa gì của truyện ngắn qua : Nhan đề tác phẩm? Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác? Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm có ý nghĩa gì? *Những đứa con trong gia đình. Câu 1: Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật của Nguyễn Thi? Câu 2: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm Những đứa con trong gia đình? .Tóm tắt tác phẩm? Câu 3: Hãy phát biểu chủ đề truyện ngắn Những đứa con trong gia đình? Câu 4: Tác phẩm kể chuyệnmột gia đình nông dân Nam Bộ .Truyền thống nào đã gắn bó những người trong gia đình với nhau?( chú ý mối quan hệ của Chiến Việt với má và chú Năm) Câu 5: Phân tích và so sánh tính cách các nhân vật Chiến ,Việt để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con? Câu 6: Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu qua điểm nhìn của nhân vật nào?Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đôi với kết cấu truyện và khắc hoạ tính cách nhân vật? Câu 7: Nội dung chính tác phẩm : “những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

Câu 8: Nhân vật Việt gợi cho em những suy nghĩ gì về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Mĩ ?

cho t hỏi luôn trng tác phẩm "hạnh phúc của 1 tang gia và 2 đứa trẻ" có câu hỏi nào liên quan

cho m hỏi trong tác phẩm TÂY TIẾN / VỘI VÀNG / VIỆT BẮC có những dạng câu hỏi nào ??? [ nhất là những câu hỏi chưa ra đề thi DH bao giờ ) ]
- cảm ơn green.... vì những câu hỏi có lq đến các tp trên nhé !! ..

Câu 2: Hoàn cảnh ra đời, tóm tắt cốt truyện "Những đứa con trong gia đình".
- Hoàn cảnh ra đời: "Những đứa con trong gia đình" là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi được sáng tác năm 1966 - khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. In trong tập "Truyện và kí" (1978) của Nguyễn Thi.

Last edited by a moderator: 11 Tháng bảy 2012

1/ Tây Tiến:+ hoàn cảnh ra đời của bài thơ tây tiến. +phân tích hình tượng người lính qua đoạn :"tây tiến đoàn binh không mọc tóc.....sông Mã gầm lên khúc độc hành" hoặc có thể qua toàn bài thơ nhưng nó khá dài mình nghĩ là theo đoạn thôi. +phân tích đoạn đầu bài thơ qua đó thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ,dữ dội ma mĩ lệ. 2/ Vội vàng :+ phân tích bài thơ để thấy nhân sinh quan mới mẻ của nhà thơ. 3/ Việt bắc : +hoàn cảnh ra đời của bài thơ +nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. + vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng.

+bài ca về tình người va nghĩa tình kháng chiến nói riêng.