Hệ số thanh toán cổ tức là gì

Cổ tức là gì? Một số quy định về trả cổ tức [Ảnh minh họa]

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Cổ tức là gì?

Theo khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác.

2. Một số quy định về trả cổ tức

Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trả cổ tức như sau:

2.1. Điều kiện trả cổ tức

- Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.

- Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

+ Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

+ Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

2.2. Hình thức trả cổ tức

Hình thức trả cổ tức được quy định tại khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp cụ thể như sau:

Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty.

+ Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 123, 124 và 125 của Luật Doanh nghiệp 2020. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.

2.3. Thời hạn trả cổ tức

Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.

Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức.

2.4. Thông báo trả cổ tức

Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:

- Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;

- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;

- Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;

- Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;

- Thời điểm và phương thức trả cổ tức;

- Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.

3. Trả cổ tức trái quy định thì cổ đông phải làm thế nào?

Theo Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, trả cổ tức trái với quy định trên, cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Việc nắm giữ cổ phiếu cho phép nhà đầu tư được nhận lợi nhuận khi doanh nghiệp tiến hành chi trả cổ tức. Với hai hình thức chi trả phổ biến là tiền mặt và cổ phiếu, cách xác định số cổ tức thực nhận giúp nhà đầu tư so sánh, đánh giá xem có nên nắm giữ cổ phiếu để nhận cổ tức hay nên bán đi. Cùng tìm hiểu cách tính cổ tức chi tiết trong nội dung sau.

Quan hệ giữa cổ tức thực nhận và tỷ lệ chi trả cổ tức

Dựa vào tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ biết được cổ tức thực nhận là bao nhiêu. Mỗi doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả khác nhau vì cách tính tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phần lợi nhuận sau thuế.

  • Ví dụ về việc trả cổ tức bằng tiền mặt: Giả sử cổ phiếu công ty A chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền với tỷ lệ 4%, suy ra 1 cổ phiếu công ty A sẽ nhận được 400 đồng cổ tức [lấy 4%*10.000 – trong đó 10.000 là mệnh giá chung của cổ phiếu Việt Nam].
  • Trường hợp công ty chia cổ tức bằng cổ phiếu là tỷ lệ là 15%, nếu cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 15 cổ phiếu mới.

Thông thường tỷ lệ chi trả và các dữ liệu liên quan sẽ được thông báo trước khi thực hiện chi trả cổ tức. Nhà đầu tư có thể theo dõi thông tin trực tiếp tại website của công ty để cập nhật kịp thời.

Cách tính cổ tức chi tiết năm 2022

Liệu bản thân nhà đầu tư có thể tự tính được số cổ tức mà mình có thể nhận nếu nắm giữ một cổ phiếu nào đó không? Câu trả lời là có, ở hai hình thức chi trả dưới đây, Finhay sẽ hướng dẫn bạn cách tính cổ tức thực nhận nhanh chóng.

Cổ tức khi chi trả bằng tiền mặt và cổ phiếu

Số cổ tức bằng tiền mặt thực nhận tính bằng tích của tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty và mệnh giá cổ phiếu. Trong đó tỷ lệ chi trả là con số được cung cấp bởi doanh nghiệp, mệnh giá cổ phiếu Việt Nam là 10.000 đồng.

Trong trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu, bạn sẽ được nhận thêm số cổ phiếu bằng với số cổ phiếu hiện tại nhân với tỷ lệ chia trả cổ tức.

Chẳng hạn như bạn đang sở hữu 100 cổ phiếu, công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%. Vậy sau khi chi trả cổ tức bạn sẽ được nhận thêm 10 cổ phiếu và sở hữu tổng cộng là 110 cổ phiếu. 

Cách tính tỷ lệ chi trả cổ tức hiện nay

Tại sao khi tìm hiểu cách tính cổ tức, cần xác định tỷ lệ chi trả cổ tức? Bởi vì thông qua chỉ số này, cổ đông sẽ biết được doanh nghiệp đã dành ra bao nhiêu phần trăm thu nhập để trả cho cổ đông, giữ lại bao nhiêu để sử dụng cho mục đích hoạt động, mở rộng đầu tư và phát triển.

Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức một cổ phần [DPS]/Thu nhập một cổ phần [EPS]

Ngoài ra:

Có thể tính tỷ lệ chi trả cổ tức = cổ tức bằng tiền/ lợi nhuận sau thuế

Ví dụ: Năm 2021, doanh nghiệp B có EPS là 4.994 đồng, DPS là 4.000 đồng/cổ phiếu. Suy ra tỷ lệ chi trả cổ tức = 4.000/4.994 = 80.1%. Điều này có nghĩa là năm 2021, cứ 100 đồng lợi nhuận thì công ty B giữ lại 19.9 đồng cho tái đầu tư, 80.1 đồng để trả cổ tức cho cổ đông.

Hiện nay, nếu hai doanh nghiệp có kết quả bán hàng, kinh doanh tương tự nhau, các nhà đầu tư thường ưu tiên doanh nghiệp nào có tỷ lệ chia cổ tức thấp hơn, tức họ giữ lại nhiều lợi nhuận để tái đầu tư, kỳ vọng về sự tăng trưởng trong tương lai mạnh hơn.

Lưu ý cho nhà đầu tư khi tính cổ tức

Khi tìm hiểu cách tính cổ tức, nhiều người còn có sự nhầm lẫn về giá cổ phiếu được áp dụng. Các nhà đầu tư khi đọc các thông báo về tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp lên đến 50%, 60%, họ đã ngay lập tức lấy con số này nhân với giá cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường để tính cổ tức. 

Tuy nhiên, cổ tức thực nhận sẽ được áp dụng với mệnh giá theo quy định của pháp luật là 10.000 đồng. Vì vậy không quá bất ngờ khi một số thông tin về cổ tức một cổ phiếu chỉ từ vài trăm đồng đến vài nghìn đồng/cổ phiếu.

Việc tính được cổ tức thực nhận giúp nhà đầu tư xác định chính xác các chỉ số như tỷ suất cổ tức, lợi nhuận trên mỗi cổ phần,… Từ đó so sánh có nên tiếp tục nắm giữ để nhận cổ tức, hay bán ra và lựa chọn giao dịch mua đi bán lại để hưởng giá chênh lệch, hoặc tìm kiếm kênh đầu tư tốt hơn.

Bên cạnh đó, nếu bạn thấy doanh nghiệp trả cổ tức cho một cổ phần quá thấp [dưới 1.000 đồng], đừng vội chê và suy nghĩ tiêu cực. Thực tế họ đang giữ lại phần lớn lợi nhuận để tiếp tục đầu tư phát triển trong dài hạn, cổ tức nhận có thể thấp hơn nhưng kỳ vọng tăng trưởng của nó trong tương lai rất lớn.

Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn cách tính cổ tức nhanh trong năm 2022. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, tự tin tham gia vào thị trường chứng khoán.

Chủ Đề