Hai chức năng chính của giáo dục là gì năm 2024

Nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, có đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo một cách chính quy, nội dung chương trình được chọn lọc, phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi, có phương tiện kỹ thuật phục vụ cho giáo dục. Mục đích giáo dục của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển xã hội và thời đại. Bằng kiến thức và phương pháp khoa học, bằng hình thức tổ chức các hoạt động sư phạm hợp lý, giáo dục nhà trường tạo nên bộ mặt tâm lý cá nhân phù hợp với những chuẩn mực giá trị xã hội và thời đại.

Để thực hiện chiến lược giáo dục, mỗi quốc gia đều có một hệ thống giáo dục của mình. Hệ thống giáo dục quốc dân là mạng lưới các trường học được xây dựng để tiến hành giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nhân lực theo yêu cầu của xã hội. Hệ thống trường học được xây dựng thống nhất trên phạm vi cả nước, được sắp xếp thành các cấp học, ngành học, với các loại hình đào tạo… nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của nhân dân. Dù ở cấp độ vĩ mô hay cấp độ vi mô, ở cấp trung ương hay địa phương, ở cấp học, trường học hay ngành học, cụ thể hơn là bài học, trong giáo dục luôn đặt ra bốn vấn đề cơ bản:

  • Giáo dục để làm gì? [Mục tiêu giáo dục]
  • Giáo dục cái gì? [Nội dung giáo dục]
  • Giáo dục như thế nào? [Phương pháp giáo dục]
  • Kết quả giáo dục ra sao? [Đánh giá hiệu quả, chất lượng giáo dục]

Đây là những phạm trù cơ bản của giáo dục nói chung, nó có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau.

Việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục của từng cấp học là nhằm cụ thể hóa đường lối, chiến lược phát triển giáo dục của đất nước. Giáo dục trung học phổ thông nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.

Điều 2, chương I – Những quy định chung của Luật giáo dục đã nêu rõ mục tiêu giáo dục [Điều 2, Luật giáo dục, 2005]

“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.”

Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường

  • Giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục, xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền ;
  • Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên ; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên ;
  • Tuyển sinh và quản lý người học ;
  • Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật ;
  • Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá ;
  • Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;
  • Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội ;
  • Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;

Hi vọng, những chia sẻ này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về trường học. Bạn đọc có thể tìm hiểu sâu hơn về khái niệm “trường học”, “trường học tốt” qua tựa sách Làm thế nào để thay đổi trường học?, tác giả Tony Wagner.

Như vậy, với việc phân tích các chức năng của giáo dục đại học và liên hệ với tình hình thực tế của Việt Nam, chúng ta đã có những hình dung cơ bản về các chức năng của giáo dục đại học. So với thế giới, Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề cần xem xét thêm trong việc tăng cường các chức năng của giáo dục đại học. Tuy nhiên với những thành tựu đạt được, giáo dục đại học Việt Nam hoàn toàn có thể đi tới thành công trong tương lai không xa.

Các chức năng xã hội của giáo dục

1. Chức năng kinh tế - sản xuất

- Đây là chức năng quan trọng nhất mà xã hội đặt ra cho giáo dục

- Giáo dục không thực hiện trực tiếp chức năng này mà thông qua con người, tái sản xuất sức

lao động thông qua công tác đào tạo nhân lực [nguồn lao động có trình độ] cho xã hội.

- Để thực hiện tốt chức năng này, công tác GD cần quan tâm đến những vấn đề sau:

+ Gắn kết GD với sự phát triển kinh tế-sản xuất và thỏa mãn các yêu cầu phát triển trong

từng giai đoạn cụ thể.

+ Xây dựng một hệ thống cơ cấu ngành nghề cân đối, đa dạng, phù hợp.

+ Các loại hình cán bộ kỹ thuật và công nhân phải đảm bảo tính cân đối, đồng thowig

phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có phẩm chất tốt để thỏa mãn các yêu cầu

sản xuất hiện đại

2. Chức năng chính trị - xã hội

- Trang bị cho thế hệ trẻ cũng như toàn xã hội lý tưởng phấn đấu vì một nước Việt Nam

“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

- Thông qua việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo sự bình đẳng

trong các tầng lớp dân cư.

- Góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý theo tinh thần “do dân và vì dân”.

3. Chức năng văn hóa – tư tưởng

- Thực hiện việc nâng cao dân trí; bồi dưỡng nhân tài, hình thành hệ thống giá trị xã hội,

xây dựng lối sống, đạo đức, thế giới quan, ý thức hệ và các chuẩn mực xã hội cho thế hệ

trẻ.

Chức năng của giáo dục là gì?

Giáo dục trở thành phương tiện, công cụ để khai sáng nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, củng cố niềm tin, kích thích hành động của tất cả các lực lượng xã hội, nhằm duy trì, củng cố thể chế chính trị- xã hội cho một quốc gia nào đó.

Tính giai cấp của giáo dục là gì?

Tính giai cấp trong giáo dục là sự phản ánh lợi ích của giai cấp đó trong các hoạt động giáo dục, thể hiện giáo dục cho ai, giáo dục nhằm mục đích gì, giáo dục cái gì, và giáo dục ở đâu? Tính giai cấp trong giáo dục thể hiện ở toàn bộ hệ thống giáo dục và trong toàn bộ hoạt động của nhà trường.

Tính chất của nền giáo dục nước ta là gì?

Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Bản chất của giáo dục là gì?

Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.

Chủ Đề