Giọt mồ hôi thành tình đọc hiểu

Giọt mồ hôi thành tình đọc hiểu

Mồ hôi mà đổ xuống đồng,Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.Mồ hôi mà đổ xuống vườn,Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.Mồ hôi mà đổ xuống đầm,Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.Mồ hôi xuống, cây mọc lên,Ăn no đánh thắng, dân yên, nước giàu.Mồ hôi đổ xuống hoa màu,Chặn tay thằng Mỹ, dúi đầu thằng Tây.Ai ơi ra sức cấy cày,

Thêm giờ lao động, bớt ngày lao đao.


Bài thơ này được sử dụng trong SGK Tập đọc lớp 4 phổ thông (tập 1) giai đoạn 1976-1979, Tiếng Việt 2 (tập 2) giai đoạn 1990-2003.Nguồn:

1. SGK Tập đọc lớp 4 phổ thông, tập 1, NXB Giáo dục, 1977


2. SGK Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục, 2002

Đề bài

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ bàn tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Nhỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1. Đoạn thơ thể hiện suy tư, tình cảm gì của người con?

Câu 2. Điệp ngữ “những mùa quả” kết hợp với những hình ảnh “lặn rồi lại mọc” gợi tả điều gì?

Câu 3. Hai câu thơ “Lũ chúng tôi từ bàn tay mẹ lớn lên/Còn những bí và bầu thì lớn xuống” được triển khai theo hình thức nghệ thuật nào và có ý nghĩa gì?

Câu 4. “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn…” là một trong những hình ảnh tài hoa nhất của bài thơ. Hãy xác định thủ pháp nghệ thuật mà nhà thơ dùng để xây dựng hình ảnh và ý nghĩa thẩm mĩ của nó.

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Bài thơ thể hiện suy tư về mẹ đặc biệt là về mối quan hệ mẹ và con (mẹ và quả), mẹ là người gieo trồng trên mảnh vườn cây, “vườn người”; quả và con là thứ thành quả chắt chiu bao công sức của mẹ; Tiếng nói ân tình, bày tỏ niềm biết ơn với công lao, tâm đức của người mẹ

Câu 2.

Điệp ngữ “những mùa quả” kết hợp với hình ảnh “lặn rồi lại mọc” đồng hiện mùa hoa trái theo thời gian và hình ảnh người mẹ như người gieo trồng, hái lượm tảo tần, chịu thương chịu khó qua năm tháng.

Câu 3.

Hai câu thơ “Lũ chúng tôi từ bàn tay mẹ lớn lên...” tổ chức theo hình thức đối vừa tương đồng và tương phản (Lớn lên và lớn xuống), tạo ra sự chuyển nghĩa liên tưởng thú vị: Chúng tôi – con cái chính là một thứ quả mà mẹ cũng gieo trồng, chăm sóc tận tụy, hy sinh lặng thầm. Hóa ra mẹ không chỉ là người trồng vườn mà còn là người chăm sóc “cây người ”

Câu 4.

Hình ảnh “chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn” là kiểu hình ảnh so sánh, ví von dáng bầu bí như giọt mồ hôi mặn của mẹ. Đó là cách hình tượng hóa giọt mồ hôi nhọc nhằn, giọt mồ hôi xanh kết tụ từ những vất vả, hi sinh của mẹ. Câu thơ thầm ca ngợi công lao mà cũng là bày tỏ lòng biết ơn của con với mẹ.

xemloigiai.com

Giọt mồ hôi thành tình đọc hiểu

60 điểm

NguyenChiHieu

Đọc hiểu Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần

Tổng hợp câu trả lời (1)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc. (Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014) Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0.5 điểm) Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm) Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống (1.0 điểm) Câu 4. Đặt nhan đề cho văn bản trên. (0.5 điểm) ĐÁP ÁN I.ĐỌC HIỂU (3 điểm) Câu 1: (0.5 điểm) - Phong cách ngôn ngữ báo chí Câu 2: (1 điểm) - Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là phép điệp cấu trúc câu (Mồ hôi rơi). (0.5 điểm) - Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh tình yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi của con người. (0.5 điểm) Câu 3: (1 điểm) Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến những người nông dân, công nhân trong cuộc sống. Câu 4: (0.5 điểm) Nhan đề của văn bản: Yêu Tổ quốc, hoặc Tổ quốc của tôi.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

“Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…” (Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)

`1“)`

`-`Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Biểu cảm

`2“)`

`-`Nội dung chính của đoạn trích trên: những khó khăn, vất vả mà người lao động, người chiến sĩ đã bỏ ra để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc

`3“)`

`-`Biện pháp tu từ đặc sắc: Điệp cấu trúc

`->`Điệp cấu trúc: “Mồ hôi rơi”

Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt

Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối.

Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ.

Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…”

`=>` Tác dụng: nhằm nhấn mạnh sự vất vả hi sinh thầm lặng của những người dân lao động, người chiến sĩ đã cống hiến cho đất nước đồng thời thể hiện tình yêu đất nước của tác giả

`4“)`

`-`Thông điệp tác giả muốn gửi gắm trong đoạn trích là:

Cho ta thấy được sự vất vả của cha ông ta trong việc giữ gìn, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, từ đo ta nhận thức được trách nhiệm của bản thân: không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, kiến thức để sau này trở thành công dân có ích cho đất nước

câu 1: PTBĐ chính: biểu cảm

câu 2: điệp từ, ẩn dụ: " mồ hôi". chỉ những công lao to lớn, những cống hiến của nhân dân đối với đất nước.

câu 3: thông điệp mà tác giả muốn gửi đến mọi người là: phải biết yêu thương, giữ gìn đất nước, biết ơn với những người đã có công dựng nước, giữ nước.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

VB1

1/ Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

          Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc… 

(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?  

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?

Câu 4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên.

Lời giải chi tiết:

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên: phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. 

- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp (lặp) cấu trúc câu (Mồ hôi rơi).

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh những vất vả nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động. Qua đó, bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động và tình yêu Tổ quốc của nhà thơ.

Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến người nông dân, công nhân trong cuộc sống.

Câu 4. Đặt nhan đề: Yêu Tổ quốc, Hoặc Tổ quốc của tôi.

VB2

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

“...Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”.

(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 trang 120 )

Câu 5. Nêu nội dung của đoạn thơ?

Câu 6. Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa? 

Câu 7. Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? 

Câu 8. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước trong xã hội ngày nay?

Lời giải chi tiết:

Câu 5. Nội dung của đoạn thơ: Lời nhắn nhủ về trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước.

Câu 6. Từ “Đất Nước ” được viết hoa - coi "Đất Nước" là một sinh thể, thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Câu 7. Điệp ngữ “phải biết’’, sử dụng nhiều từ chỉ mối quan hệ gắn bó như: gắn bó, san sẻ, hóa thân..

Câu 8. Cần nêu cảm nhận của riêng mình về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước trong xã hội ngày nay, cần khẳng định trách nhiệm hàng đầu là học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những lập luận phải chặt chẽ, thuyết phục.