Giải vở bài tập vật lý lớp 7 bài 15 năm 2024

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 7 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 7.

A - Học theo SGK

I - NHẬN BIẾT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

Câu C1 trang 46 Vở bài tập Vật Lí 7: Hình mô tả tiếng ồn tới mức ô nhiễm tiếng ồn là:

- Hình 15.2: Vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan.

- Hình 15.3: Vì tiếng ồn to kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.

Kết luận:

Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn gây tiếng ồn to, kéo dài và làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

Câu C2 trang 46 Vở bài tập Vật Lí 7: Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là:

Chọn b; c; d lần lượt vì tiếng ồn [nổ lớn] của động cơ xay xát và tiếng ồn của chợ thường kéo dài gây cảm giác khó chịu.

Không chọn a vì tiếng hét to nhưng không kéo dài.

II – TÌM HIỂU BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN.

Câu C3 trang 46 Vở bài tập Vật Lí 7: Điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây:

CÁCH LÀM GIẢM TIẾNG ỒNBIỆN PHÁP CỤ THỂ LÀM GIẢM TIẾNG ỒN 1. Tác động vào nguồn âmCấm bóp còi vào các giờ quy định 2. Phân tán âm trên đường truyềnTrồng cây xanh 3. Ngăn không cho âm truyền đến taiXây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bằng xốp, tường phủ, đóng cửa…

Câu C4 trang 47 Vở bài tập Vật Lí 7:

  1. Một số vật liệu thường được dùng để ngăn chặn âm làm cho âm truyền qua ít là:gạch, bê tông, gỗ,….
  1. Một số vật liệu phản xạ âm tốt thường được dùng để cách âm là: kính, lá cây …

III. VẬN DỤNG

Câu C5 trang 47 Vở bài tập Vật Lí 7: Những biện pháp chống ô nhiễm tiêng ồn có thể thực hiện được đối với:

* Hình 15.2 SGK là: yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc.

Người phụ nữ có thể đóng kín cửa phòng, treo màn bằng vật liệu cách âm để giảm tiếng ồn truyền vào phòng.

* Hình 15.3 SGK là: xây tường gạch dày và cao ngăn cách giữa tường và chợ để ngăn cách giữ chợ và lớp học, đóng các cửa phòng học, xây tường chắn bằng vật liệu cách âm, trồng cây xung quanh, phức tạp hơn là chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác …

Câu C6 trang 47 Vở bài tập Vật Lí 7: Trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sống là:

- Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá.

- Tiếng lợn, bò kêu vào sáng sớm hàng ngày tại lò mổ gần nhà.

- Gần nhà có điểm hát karaoke suốt ngày đêm gây ô nhiễm tiếng ồn.

Biện pháp chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó: bịt, nút tai khi làm việc, đề nghị chuyển lò mổ tới nơi xa vùng dân cư; xây tường chắn xung quanh, trong phòng nên dùng vật liệu cách âm., có thể đề nghị tụ điểm này làm phòng kín xây tường sần sùi, hoặc lát những vật liệu cách âm như mút cao su, miếng xốp...

Ghi nhớ:

- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

- Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.

- Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn là những vật liệu cách âm như: nhung lụa, vải, rèm, cao su, nhựa …

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 15.

Giải sách bài tập KHTN 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối - Kết nối tri thức

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 44

Bài 15.1 trang 44 SBT Khoa học tự nhiên 7: Dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành điện năng, gồm:

  1. pin quang điện, bóng đèn LED, dây nối.
  1. đèn pin, pin quang điện, điện kế, dây nối.
  1. đèn pin, pin quang điện, bóng đèn LED.
  1. pin quang điện, dây nối.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành điện năng, gồm: đèn pin, pin quang điện, điện kế, dây nối.

Bài 15.2 trang 44 SBT Khoa học tự nhiên 7: Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành

  1. điện năng.
  1. nhiệt năng.
  1. hóa năng.
  1. cơ năng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành điện năng.

Bài 15.3 trang 44 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hình 15.1 biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết

  1. màu sắc của ánh sáng.
  1. hướng truyền của ánh sáng.
  1. tốc độ truyền ánh sáng.
  1. độ mạnh yếu của ánh sáng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Hình 15.1 biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết hướng truyền của ánh sáng.

Bài 15.4 trang 44 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, trên bức tường có một lỗ thủng nhỏ [Hình 15.2]. Ở bên này bức tường, quan sát viên cần phải đặt mắt quan sát trong khoảng nào để nhìn thấy mục tiêu?

  1. Từ P đến M.
  1. Từ M đến N.
  1. Từ M đến Q.
  1. Từ P đến N.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Từ A, kẻ các tia sáng truyền thẳng qua lần lượt các vị trí N và Q. Ta thấy đường truyền từ A tới N đi qua lỗ thủng nhỏ trên bức tường nên ta có thể thấy được A khi quan sát ở điểm N.

- Từ B, kẻ các tia sáng truyền thẳng qua lần lượt các vị trí P và M. Ta thấy đường truyền từ B tới M đi qua lỗ thủng nhỏ trên bức tường nên ta có thể thấy được B khi quan sát ở điểm M.

Vậy muốn quan sát mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, quan sát viên cần phải đặt mắt quan sát trong khoảng từ M đến N.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 45

Bài 15.5 trang 45 SBT Khoa học tự nhiên 7: Khi xếp hàng chào cờ, em cần phải ngắm như thế nào để đứng thẳng hàng với các bạn? Giải thích cách làm.

Lời giải:

Dựa vào tính chất tia sáng truyền thẳng ta có thể thực hiện như sau để xếp hàng được thẳng.

Giả sử có 3 bạn đứng xếp hàng để 3 bạn này thẳng nhau ta cần:

Bạn 1 đứng ngay ngắn ở vị trí sao cho khi hơi nghiêng đầu ngắm bằng mắt phải hoặc mắt trái qua đầu bạn 2 đứng ngay trước em, chỉ thấy được mép ngoài vành tai phải hoặc tai trái của bạn 3 là ba bạn đã đứng thẳng hàng với nhau.

Giải thích: tia sáng truyền thẳng từ mép ngoài vành tai của bạn 3 đi sát vành tai của bạn 2 đến mắt của bạn 1 khi hơi nghiêng đầu. Do đó, khi bạn 1 thôi ngắm, giữ đầu ngay ngắn thì ba bạn 1, 2, 3, thẳng hàng như hình vẽ trên.

Bài 15.6 trang 45 SBT Khoa học tự nhiên 7: Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha xe máy khi chiếu xa là chùm ánh sáng

  1. hội tụ.
  1. phân kì.
  1. song song.
  1. Cả A, B, C đều sai.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha xe máy khi chiếu xa là chùm ánh sáng song song.

Bài 15.7 trang 45 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong thí nghiệm tạo bóng với nguồn sáng rộng, kích thước bóng nửa tối thay đổi thế nào khi di chuyển màn chắn ra xa vật cản sáng?

  1. Tăng lên.
  1. Giảm đi.
  1. Không thay đổi.
  1. Lúc đầu giảm đi, sau đó tăng lên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Kích thước bóng nửa tối tăng lên khi di chuyển màn chắn ra xa vật cản sáng.

Bài 15.8 trang 45 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bài tập thí nghiệm ở nhà:

Bố trí thí nghiệm như Hình 15.3: dùng quả bóng bay bịt kín miệng của chai thủy tinh. Đặt chai ra ngoài trời nắng trong 10 phút, quan sát sự thay đổi hình dạng của quả bóng bay, mô tả và giải thích.

Lời giải:

Ta thấy bóng bay phình to ra do nhiệt năng của ánh sáng Mặt Trời đã đốt nóng không khí trong chai, khí nóng lên nở ra tràn vào bóng bay làm bóng căng phình to ra.

Bài 15.9 trang 45 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hoạt động trải nghiệm ở sân trường:

Dùng một chiếc thước dây có ĐCNN đến 1 cm, chiếc thước kẻ có ĐCNN đến 1 mm, chiếc cọc cao 1 m và bóng của nó, em hãy trình bày cách xác định chiều cao cột cờ trường em vào một ngày có nắng. Coi chùm ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất trong phạm vi hẹp là chùm sáng song song.

Chọn một ngày trời nắng, thực hành theo nhóm và báo cáo kết quả theo mẫu bảng sau:

Lần đo

Chiều dài bóng chiếc cọc [m]

Chiều dài bóng cột cờ [m]

Chiều cao cột cờ [m]

1

…?...

…?...

…?...

2

…?...

…?...

…?...

3

…?...

…?...

…?...

Chiều cao [trung bình] của cột cờ là: …?... [m].

Lời giải:

Số liệu các em tự mình thu thập khi làm thí nghiệm.

Hướng dẫn cách xác định chiều cao cột cờ như sau:

- Cắm cọc cao 1 m vuông góc với mặt đất ở vị trí như hình vẽ.

- Đo chiều dài bóng cọc và chiều dài bóng cột cờ.

- Sau đó dựa theo tỉ lệ chiều dài bóng hai vật: Hh=Ll

suy ra chiều cao của cột cờ là H=h.Ll

Trong đó:

+ L và l lần lượt là bóng của cột cờ và của cọc.

+ H và h lần lượt là chiều cao của cột cờ và của cọc.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Chủ Đề