Giá trị tài sản ròng VNDIRECT la gì

Chứng khoán ròng bao gồm hoạt động mua ròng và bán ròng chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đàu tư tổ chức hoặc khối tự doanh chứng khoán.

Chứng khoán ròng là khái niệm thường liên quan đến khối ngoại trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Vậy cụ thể chứng khoán ròng là gì? Việc mua ròng hoặc bán ròng có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam?

Chứng khoán ròng là gì?

Chứng khoán ròng [mua ròng chứng khoán và bán ròng chứng khoán] là thuật ngữ chỉ việc các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư tổ chức hoặc khối tự doanh của công ty chứng khoán tiến hành mua/bán cổ phiếu, trái phiếu.

Mua ròng và bán ròng được coi là những chỉ báo xu hướng quan trọng trên thị trường chứng khoán:

  • Khi khối ngoại, các nhà đầu tư lớn hoặc khối tự doanh tiến hành mua ròng thì tâm lý các nhà đầu tư cũng tích cực hơn, tạo sự sôi động hơn cho thị trường.
  • Trái lại, khi khối ngoại, các nhà đầu tư lớn hoặc khối tự doanh bán ròng mạnh thì tâm lý các nhà đầu tư cũng nhiều phần tiêu cực, có xu hướng bán mạnh chứng khoán làm thị trường giảm điểm.

Chứng khoán ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng trong chứng khoán là gì?

Giá trị tài sản ròng trong chứng khoán là giá trị của tất cả các tài sản tài chính và phi tài chính thuộc quyền sở hữu của một tổ chức trừ đi giá trị của tất cả các khoản nợ chưa thanh toán.

Hiểu một cách khác, giá trị tài sản ròng chính là những gì được sở hữu trừ đi những gì còn nợ.

Giá trị tài sản ròng thể hiện được tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp bạn hình dung ra nếu như bán tài sản của doanh nghiệp còn gì sau khi trừ tất cả các khoản nợ.

Mọi động thái tài chính mà các doanh nghiệp làm đều phục vụ mục đích gia tăng giá trị tài sản ròng, nghĩa là phải tăng tài sản hoặc giảm nợ phải trả.

Định giá theo giá trị tài sản ròng trong chứng khoán

Định giá cổ phiếu theo giá trị tài sản ròng là phương pháp định giá cơ bản trong một số trường hợp đặc biệt.

Giá trị tài sản ròng được xác định theo 2 cách:

Cách 1: Căn cứ vào giá thị trường

Giá trị tài sản ròng căn cứ vào giá thị trường là giá bán tất cả các bộ phần cấu thành tài sản của doanh nghiệp trên thị trường [gồm có đất đai, tài sản cố định, hàng hóa…] vào thời điểm định giá doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp.

Giá trị tài sản ròng được tính theo công thức:

Chú thích:

  • NAV: Tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp
  • Pi: Giá trị tài sản thứ i của doanh nghiệp
  • N: Tổng số các loại tài sản

Cách 2: Căn cứ vào giá trị sổ sách

Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tài sản có - Các khoản nợ

Các phương pháp định giá cổ phiếu đều dựa trên nguyên tắc chung là ước đoán giá trị cổ phiếu dựa vào những thông số đầu vào ước đoán. Chính vì vậy, có thể gặp trường hợp nhiều người cùng dùng 1 phương pháp nhưng lại đưa ra những kết quả khác nhau.

Do đó, giá trị nội tại - giá trị thực của cổ phiếu đã được xác định chỉ mang tính chất tương đối và được dùng tham khảo. Để khẳng định phân tích cơ bản luôn luôn phương pháp tối quan trọng, thiết yếu trong khi đầu tư và có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, mọi người đã hiểu được khái niệm chứng khoán ròng là gì. Quyết định mua ròng hoặc bán ròng cũng có phần phụ thuộc vào giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp, vậy nên việc nắm được cách định giá giá trị tài sản ròng cũng rất hữu ích.

Giá trị tài sản ròng [tiếng Anh: Net asset value - NAV] đại diện cho giá trị ròng của một thực thể và được tính bằng tổng giá trị của các tài sản trên thực thể trừ đi tổng giá trị các khoản nợ của nó.

Hình minh họa. Nguồn: Livemint

Giá trị tài sản ròng [Net asset value - NAV]

Định nghĩa

Giá trị tài sản ròng trong tiếng Anh là Net asset value, viết tắt là NAV

Giá trị tài sản ròng [NAV] đại diện cho giá trị ròng của một thực thể và được tính bằng tổng giá trị của các tài sản trên trừ đi tổng giá trị các khoản nợ phải trả.

Tuy nhiên giá trị NAV được sử dụng phổ biến nhất trong quĩ tương hỗ hoặc quĩ đầu tư ETF. NAV đại diện cho giá mỗi cổ phiếu [giá mỗi đơn vị của quĩ] vào một ngày hoặc thời gian cụ thể. NAV là giá mà cổ phiếu [giá mà đơn vị] của các quĩ đã đăng kí với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa kì [SEC] được giao dịch [đầu tư hoặc mua lại].

Bản chất

- Về mặt thuyết, bất thực thể kinh doanh hoặc sản phẩm tài chính phù nào liên quan đến các khái niệm kế toán về tài sản và nợ phải trả đều có thể xác định được NAV. 

- Trong bối cảnh của các công ty và các thực thể kinh doanh, sự khác biệt giữa tài sản và nợ phải trả được gọi là tài sản ròng, giá trị ròng hay vốn của công ty. 

- Thuật ngữ NAV đã trở nên phổ biến trong việc định giá quĩ, được xác định bằng cách lấy chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả chia số số lượng cổ phiếu hay số lượng đơn vị mà các nhà đầu tư nắm giữ. Do đó, NAV của một quĩ đại diện cho giá trị trên mỗi cổ phiếu của một quĩ. NAV là công cụ được sử dụng để giúp cho việc định giá và giao dịch dễ dàng hơn.

Công thức xác định

Công thức NAV của một thực thể kinh doanh

NAV = Tài sản - Nợ phải trả

Công thức tính toán NAV của quĩ tương hỗ, quĩ đầu tư

NAV = [Tài sản - Nợ phải trả] / Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Ví dụ

Giả sử rằng một quĩ tương hỗ có tổng trị giá 100 triệu đô la đầu tư vào các chứng khoán khác nhau, được tính dựa trên giá đóng cửa trong ngày cho mỗi tài sản riêng lẻ. Quĩ có 7 triệu đô la tiền mặt và các khoản tương đương tiền trong tay, 4 triệu đô la các khoản phải thu.

Thu nhập tích lũy trong ngày là 75.000 đô la. Quĩ này có 13 triệu đô la nợ ngắn hạn và 2 triệu đô la nợ dài hạn. Chi phí tích lũy trong ngày là 10.000 đô la. Quĩ có 5 triệu cổ phiếu đang lưu hành. 

NAV được tính như sau:

NAV = [Tài sản - Nợ phải trả] / Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

NAV = [[100.000.000 + 7.000.000 + 4.000.000 + 75.000] - [13.000.000 + 2.000.000 + 10.000]] / 5.000.000

         = [111.075,000 - 15.010.000] / 5.000.000 = 19,21 [$]

Trong ngày nhất định, cổ phiếu của quĩ tương hỗ sẽ được giao dịch ở mức 19,21 $ một cổ phiếu.

[Tài liệu tham khảo: Net Asset Value – NAV, Investopedia]

Chủ Đề