Ghi thu ghi chi tiếng anh là gì

Cho vay là một quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể trong nền kinh tế với nhau, trong đó chủ thể này chuyển sang chủ thể khác quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền tệ hoặc hiện vật) trong một thời gian nhất định. Khoản giá trị này được gọi là vốn vay. Vậy vốn vay là gì? Vốn vay được hiểu như thế nào và có vai trò gì?

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

1. Vốn vay là gì?

Vốn vay bao gồm tiền được vay và sử dụng để đầu tư. Nó khác với vốn sở hữu, được sở hữu bởi công ty và các cổ đông. Vốn vay có thể được sử dụng để tăng lợi nhuận nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc mất tiền của người cho vay.

Vốn vay  tên tiếng Anh là: “Borrowed Capital.”

2. Đặc điểm, vai trò của vốn vay:

2.1. Đặc điểm của vốn vay:

– Vốn là giá trị toàn bộ tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc thiết bị…), tài sản vô hình (sáng chế, phát minh, nhãn hiệu thương mại…) mà doanh nghiệp đầu tư và tích lũy được trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị thặng dư.

– Nợ là tiền được vay từ các định chế tài chính, cá nhân hoặc thị trường trái phiếu. Vốn chủ sở hữu là tiền mà công ty đã có trong kho bạc của mình hoặc có thể huy động từ các chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư. Thuật ngữ “vốn vay” được sử dụng để phân biệt vốn có nhờ nợ với vốn có bằng vốn chủ sở hữu. – Vốn tồn tại trong mọi quá trình sản xuất và được chuyển hóa từ dạng này sang dạng kia: từ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào đến các chi phí sản xuất dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng chuyển hóa thành thành phẩm rổi chuyển về hình thái tiền tệ.  – Vốn luôn gắn liền với quyền sở hữu, việc nhận định rõ và hoạch định cơ cấu nợ

– vốn chủ sở hữu luôn là một nội dung quan trọng và phức tạp trong quản lý tài chính doanh nghiệp.

– Trong nền kinh tế thị trường, vốn còn được coi là một hàng hóa đặc biệt do có sự tác bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Do đó, việc huy động vốn bằng nhiều con đường: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; tín dụng thương mại; vay ngân hàng…đang được các doanh nghiệp rất quan tâm và được vận dụng linh hoạt.

 Vốn vay thường được sử dụng trong nền kinh tế vì cả lí do cá nhân và lí do kinh doanh. Ưu điểm của đầu tư bằng vốn vay là tiềm năng tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Nhược điểm là khả năng thua lỗ lớn hơn, do tiền vay phải được trả lại bằng cách nào đó, bất kể hiệu quả đầu tư như thế nào. Do sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, sự luân chuyển phức tạp của vốn nên yêu cầu quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tránh lãng phí thất thoát được đặt lên cao.

2.2. Các loại hình vay vốn kinh doanh trên thị trường hiện nay:

Đối với vay vốn hạn mức

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và hướng dẫn soạn thảo chi tiết

– Đối với dịch vụ vay vốn hạn mức, người đi vay sẽ phải cam kết hoàn trả lại tiền vay kèm lãi suất trong khoảng thời gian nhất định. Khoản vay vốn này sẽ hỗ trợ khách hàng bổ sung nguồn vốn đã có và nguồn vốn lưu động.

– Nhờ đó, họ có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như: Ký quỹ đại lý, lập hợp đồng thương mại, xoay trả nợ gốc, mua hàng hóa,….. Thời hạn vay vốn kinh doanh hạn mức này sẽ dao động từ 12 đến 24 tháng. Mức vốn này sẽ được hoàn trả theo thời điểm cụ thể với mức lãi suất tương ứng như cam kết ban đầu.

Hình thức vay vốn hạn mức thuận lợi cho các cá nhân, cơ sở kinh doanh chứng minh được hoạt động kinh doanh của mình ổn định, có nguồn thu của mình.

Đối với vay vốn món

– Đây là hình thức vay vốn được cấp theo món, dựa trên các hợp đồng tín dụng chi tiết. Hỗ trợ người vay vốn bổ sung nguồn vốn lưu động ngắn hạn quan trọng. Hình thức vay vốn món giúp cá nhân, doanh nghiệp vay vốn có được số tiền lớn để: Nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy móc, mở rộng quy mô sản xuất,,….

– Thời hạn tối đa của hình thức vay vốn kinh doanh nhỏ tối đa 12 tháng. Số tiền này sẽ phải trả lãi hàng tháng có kèm theo nợ gốc theo quý hoặc tháng. Hoặc thanh toán lãi suất vào cuối kỳ hạn quy ước ban đầu.

– Hình thức vay vốn món bổ sung vốn kinh doanh trả góp, thời hạn vay kéo dài lên tới nhiều năm. Hình thức trả lãi suất kèm tiền gốc cũng theo quý, tháng hoặc theo 2 quý/lần. 3.3 Điều kiện vay vốn kinh doanh ra sao Để được vay vốn hỗ trợ hoạt động kinh doanh, các cá nhân hoặc doanh nghiệp đi vay cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Đối với tài sản thế chấp

Xem thêm: Sử dụng vốn vay từ quỹ phát triển đất để xây dựng khu tái định cư

– Nếu người vay vốn kinh doanh cung cấp tài sản thế chấp là nhà đất. Họ cần phải có sổ đỏ, sổ hồng đứng tên mình. Đối với nội thành, tài sản đất cần phải có mặt tiền 2m. Đối với ngoại thành, tài sản đất phải có mặt tiền đạt 3m. Tổng diện tích tài sản đất tối thiểu 20m2.

– Nếu tài sản ở dạng căn hộ thì sổ đỏ hoặc sổ hồng có diện tích tối thiểu 30m2 đối với vùng nội thành. Và diện tích tối thiểu 50m2 đối với vùng ngoại thành. Nếu tài sản thế chấp là đất hỗn hợp thì cần chứng minh được thời gian sử dụng tối thiểu 10 năm. Đông thời đường đi vào khu đất phải rộng từ 3m trở lên.

– Nếu khách hàng chọn tài sản thế chấp sẽ là phương tiện vận tải, khách hàng cần chứng minh phương tiện của mình từ các thương hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, các phương tiện vận tải đó đã có bảo hiểm. – Nếu khách hàng chọn thế chấp tài sản từ các giấy tờ có giá trị. Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ chấp thuận một số giấy tờ sau: Sổ tiết kiệm, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. tín phiếu, kỳ phiếu, số dư tài khoản gửi tiền, hợp đồng tiền gửi,….

Đối với người đi vay  

Cá nhân người đi vay vốn nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh. Họ cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

– Khách hàng vay vốn có độ tuổi dao động từ 18 đến 70 tuổi. Người bảo lãnh khoản vay phải có độ tuổi từ 18 đến 80 tuổi.

– Người vay vốn phải có mối quan hệ ruột thịt với người bảo lãnh.

– Người đi vay phải có giấy chứng minh doanh nghiệp mình đã đăng ký giấy phép kinh doanh hợp pháp. Chứng minh được hoạt động kinh doanh của đơn vị mình tối thiểu 12 tháng.

Xem thêm: Hoàn vốn vay đối với đất rừng

– Khách hàng cần phải chứng minh mình có tối thiểu 30% vốn tự có.

– Người đi vay phải đảm bảo mình không có trong danh sách lịch sử nợ tín dụng, nợ xấu tại ngân hàng. Vai trò của vốn vay – Mục đích vay vốn của ngân hàng nhằm bù đắp những thiếu hụt trong quá trình hoạt động, tùy theo nhu cầu đầu vào của quá trình hoạt động, khách hàng có thể vay vốn để đầu tư mua sắm, đầu tư dự án,…

– Nguồn vốn cho vay góp phần hình thành thị trường tài chính đáp ứng nhu cầu vốn cơ bản cho sản xuất, chế biến lưu thông hành hóa của doanh nghiệp. Góp phần thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn trong nền kinh tế thị trường, mở rộng quy mô sản xuất..

– Vốn vay giúp đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, các doanh nghiệp nâng cao trình độ của mình kể cả kiến thức xã hội, khả năng áp dụng quy trình, công nghệ kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất kinh doanh, chấp nhận sự cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

– Vốn vay góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp.

3. Phân loại về vốn:

Phân theo nguồn hình thành

– Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu chi phối và định đoạt. Nó có thể hình thành do nhà nước cấp, do doanh nghiệp bỏ ra  hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại.

Hình thành từ thăng dư vốn: đây là khái niệm chi chênh lệch giữa giá trị thị trường của cổ phiếu thường và mệnh giá của nó ở thời điểm phát hành.

Xem thêm: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA của đơn vị sự nghiệp công

– Hình thành từ thu nhập giữ lại; trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để gia tăng nguồn vốn. Nguồn vốn tích lũy từ thu nhập giữ lại để tái đầu tư, tài trợ cho các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp.

– Nợ phải trả; là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán tại một thời điểm nào đó cho các chủ sở hữu khác. Hình thành do doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nợ khách hàng, cán bộ công nhân viên.

Phân theo phạm vi huy động vốn

–  Huy động từ bên trong: Từ nguồn vốn chủ sở hữu :huy động từ số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Từ quỹ khấu hao : để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải dịch chuyển dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao TSCĐ .Bộ phận giá trị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm được coi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ. Sau khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ, số tiền khấu hao được tích luỹ hình thành quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Từ lợi nhuận để tái đầu tư: Khi một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phần lợi nhuận thu được có thể được trích ra một phần để tái đầu tư nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh .

– Huy động vốn từ bên ngoài: Từ hoạt động liên doanh liên kết: Nguồn vốn liên kết là những nguồn đóng theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để nhằm thực hiện một phi vụ kinh doanh ngắn hạn hoặc đầu tư dài hạn do mình thực hiện và cùng chia lợi nhuận. Việc góp vốn liên kết có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tùy theo từng loại hình của doanh nghiệp .

Phân theo thời gian huy động

– Nguồn vốn thường xuyên: Tương ứng với mỗi một quy mô nhất định đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn thường xuyên cần thiết để đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục. Nguồn vốn này có thể huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn hoặc có thể vay dài hạn từ các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng…

– Nguồn vốn tạm thời: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từng thời kỳ có các nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Chính vì hình thành nên nguồn vốn có tính chất tạm thời như những khoản nợ ngắn hạn, phần vốn chiếm dụng của người bán …

Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài (Mẫu C2-19/NS)

Phân theo nội dung kinh tế

–  Vốn cố định: Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định (TSCĐ). Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp

– Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông.

Phân theo quá trình tuần hoàn vốn

Vốn của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:

– Vốn dự trữ: Là hiện thân bằng tiền toàn bộ giá trị của các loại tài sản dự trữ trong doanh nghiệp. Tài sản dự trữ là các loại tài sản chưa được đưa vào quá trình sản xuất hoặc lưu thông như giá trị còn lại của tài sản cố định, nguyên vật liệu tồn kho, tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng.

– Vốn sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị sản xuất như sản phẩm dở dang đang nằm trên dây chuyền sản xuất, các loại chi phí tiền lương chi phí quản lý…

– Vốn lưu thông là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản lưu thông của doanh nghiệp. Tài sản lưu thông của doanh nghiệp là loại tài sản đang tồn tại trên lĩnh vực lưu thông như hàng hóa gửi bán chi phí bán hàng các khoản phải thu. Sau quá trình lưu thông giá trị sản phẩm được thực hiện vốn của doanh nghiệp được thu về với hình thái tiền tệ như ban đầu nhưng với số lượng thường là lớn hơn và vòng chu chuyển của vốn đã hoàn thành. Trên đây là các cách phân loại vốn cơ bản của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức phân loại khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu quản lý vốn sao cho hợp lý và dễ quản lý nhất.