Gen nhân cách biến thái

Những cá nhân có xu hướng thao túng hoặc hành động gây hại đến người khác mà không cảm thấy hối hận về hành động của họ. Họ có thể nói dối, ăn cắp, lạm dụng rượu hoặc chất kích thích. Đó là những nét đặc trưng của một rối loạn nhân cách, gọi là nhân cách chống đối xã hội. Nhưng không hẳn bất kỳ ai có những đặc trưng trên đều mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Để hiểu hơn, chúng ta hãy cùng đến với bài viết.

1. Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì?

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội [Antisocial personality disorder, đôi khi gọi là psychopath] là một rối loạn sức khỏe tâm thần, thuộc nhóm B [Cảm xúc và bốc đồng] rối loạn nhân cách. Trong đó:

  • Cá nhân luôn tỏ ra không quan tâm đến đúng sai.
  • Bỏ qua, xâm phạm các quyền và cảm xúc của người khác.
  • Có xu hướng đối kháng, thao túng hoặc đối xử khắc nghiệt với người khác
  • Thái độ thờ ơ, không có cảm giác tội lỗi hay hối hận về hành vi của mình.

Những cá nhân mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường vi phạm pháp luật, trở thành tội phạm. Họ có thể nói dối, cư xử thô bạo hoặc bốc đồng. Họ có vấn đề với việc sử dụng ma túy và rượu. Do những đặc điểm này, những người mắc chứng rối loạn này thường không thể hoàn thành các trách nhiệm liên quan đến gia đình, công việc hoặc trường học.

2. Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một vấn đề điều trị phức tạp. Thông thường, điều trị sử dụng liệu pháp tâm lý cần thời gian lâu dài. Các chuyên gia tâm lý sẽ đề nghị các loại tâm lý trị liệu khác nhau dựa trên tình huống của người bệnh.

Liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp tiết lộ những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Nó cũng có thể dạy cách thay thế chúng bằng những suy nghĩ và hành vi tích cực hơn.

Trị liệu tâm động năng hoặc phân tâm có thể làm gia tăng nhận thức về những ý thức, ý nghĩa triệu chứng và vô thức. Điều này có thể giúp người bệnh thay đổi chúng.

Những rối loạn hành vi từ thời thơ ấu có thể được xem là một yếu tố nguy cơ cao cho việc phát sinh các rối loạn ở tuổi trưởng thành, trong đó có rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Vì vậy việc cha mẹ, giáo viên hay bác sĩ nhi khoa xác định những trẻ có nguy cơvà sau đó đưa ra biện pháp can thiệp từ sớm có thể mang ý nghĩa dự phòng.

>> Xem thêm: Rối loạn nhân cách ranh giới: Nhiều người mắc phải nhưng ít ai nhận ra

Bác sĩ Nhiêu Quang Thiện Nhân

Video liên quan

Chủ Đề