Đường ngân sách dịch chuyển song song vào phía trong khi thu nhập giảm xuống

Đường ngân sách dịch chuyển song song vào phía trong khi thu nhập giảm xuống
Đường ngân sách dịch chuyển song song vào phía trong khi thu nhập giảm xuống

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Kinh tế vi mô có đáp án kèm theo. Nội dung bao gồm 342 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn, được phân thành 10 chương. Ngoài ra, trong mỗi chương còn có các câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng sai, cụ thể như sau:
1. Những vấn đề chung (68 câu với 19 câu đúng/sai)
2. Cung và cầu (125 câu với 61 câu đúng/sai)
3. Tiêu dùng (81 câu với 35 câu đúng/sai)
4. Sản xuất và chi phí (57 câu với 29 câu đúng/sai)
5. Cạnh tranh hoàn hảo (71 câu với 35 câu đúng/sai)
6. Độc quyền (22 câu với 11 câu đúng/sai)
7. Cạnh tranh độc quyền (74 câu với 35 câu đúng/sai)
8. Độc quyền tập đoàn (33 câu với 15 câu đúng/sai)
9. Cung và cầu lao động (34 câu với 15 câu đúng/sai)
10. Vai trò của chính phủ (71 câu với 39 câu đúng/sai)

Phần nội dung bên dưới là phần trắc nghiệm của chương 3, mời các bạn tham gia ôn tập.

MICRO_2_C3_1: Giả định rằng không có tiết kiệm hay đi vay, và thu nhập của người tiêu dùng là cố định, ràng buộc ngân sách của người đó: ○ Xác định tập hợp các cơ hội của người đó ○ Chỉ ra rằng tổng chi tiêu không thể vượt quá tổng thu nhập ○ Biểu thị lợi ích cận biên giảm dần ○ Tất cả

● a và b

MICRO_2_C3_2: Giả sử rằng vé xem phim là 2$ và giá một cái bánh là 4$. Sự đánh đổi giữa hai hàng hóa này là: ○ Một cái bánh lấy một vé xem phim ● Hai vé xem phim lấy một cái bánh ○ Hai cái bánh lấy một vé xem phim ○ 2$ một vé xem phim

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C3_3: Lợi ích cận biên của một hàng hóa chỉ ra: ○ Rằng tính hữu ích của hàng hóa là có hạn ● Sự sẵn sàng thanh toán cho một đơn vị bổ sung ○ Rằng hàng hóa đó là khan hiếm ○ Rằng độ dốc của đường ngân sách là giá tương đối

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C3_4: Ích lợi cận biên giảm dần có nghĩa là: ○ Tính hữu ích của hàng hóa là có hạn ● Sự sẵn sàng thanh toán cho một đơn vị bổ sung giảm khi tiêu dùng nhiều hàng hóa đó hơn ○ Hàng hóa đó là khan hiếm ○ Độ dốc của đường ngân sách nhỏ hơn khi tiêu dùng nhiều hàng hóa đó hơn

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C3_5: Nếu Long sẵn sàng thanh toán 100$ cho một cái máy pha cà phê và 120$ cho hai cái máy đó thì lợi ích cận biên của cái máy thứ hai là: ● 20$ ○ 120$ ○ 100$ ○ 60$

○ 50$

MICRO_2_C3_6: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, ràng buộc ngân sách của người tiêu dùng ● Dịch chuyển ra ngoài và song song với đường ngân sách ban đầu ○ Quay và trở nên dốc hơn ○ Quay và trở nên thoải hơn ○ Dịch chuyển vào trong và song song với đường ngân sách ban đầu

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C3_7: Thay đổi phần trăm trong lượng cầu do thay đổi 1% trong thu nhập gây ra là: ○ 1 ○ Lớn hơn 0 ● Co dãn của cầu theo thu nhập ○ Co dãn của cầu theo giá

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C3_8: Nếu phần thu nhập mà một cá nhân chi vào một hàng hóa giảm khi thu nhập của người đó tăng thì co dãn của cầu theo thu nhập là: ○ Lớn hơn 1 ○ Giữa 0 và 1 ○ 0 ● Nhỏ hơn 0

○ Không thể nói gì từ thông tin trên

MICRO_2_C3_9: Trong dài hạn ○ Co dãn của cầu theo giá lớn hơn trong ngân sách ○ Co dãn của cầu theo thu nhập lớn hơn trong ngắn hạn ○ Co dãn của cầu theo giá nhỏ hơn trong ngắn hạn ○ Co dãn của cầu theo thu nhập hơn trong ngắn hạn

● Không câu nào đúng

MICRO_2_C3_10: Khi giá của một hàng hóa (biểu thị trên trục hoành) giảm thì ràng buộc ngân sách ● Quay và trở nên thoải hơn ○ Quay và trở nên dốc hơn ○ Dịch chuyển ra ngoài và song song với đường ngân sách ban đầu ○ Dịch chuyển vào trong và song song với đường ngân sách ban đầu

○ Không câu nào đúng


MICRO_2_C3_11: Nếu cầu về một hàng hóa giảm khi thu nhập giảm thì ● Hàng hóa đó là hàng hóa bình thường ○ Hàng hóa đó là hàng hóa cấp thấphải ○ Co dãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 0 ○ Co dãn của cầu theo thu nhập giữa 0 và 1

○ b và c

MICRO_2_C3_12: Khi giá của một hàng hóa giảm, ảnh hưởng thay thế ● Khuyến khích cá nhân tiêu dùng hàng hóa đó nhiều hơn ○ Khuyến khích cá nhân tiêu dùng hàng hóa đó ít hơn ○ Dẫn đến tiêu dùng nhiều hơn nếu hàng hóa đó là hàng hóa thứ cấp, ít hơn nếu hàng hóa đó là hàng hóa bình thường ○ Dẫn đến tiêu dùng ít hơn nếu hàng hóa đó là hàng hóa thứ cấp, nhiều hơn nếu hàng hóa đó là hàng hóa bình thường

○ a và c

MICRO_2_C3_13: Khi giá một hàng hóa giảm, ảnh hưởng thu nhập ○ Khuyến khích cá nhân tiêu dùng hàng hóa đó nhiều hơn ○ Khuyến khích cá nhân tiêu dùng hàng hóa đó ít hơn ○ Dẫn đến tiêu dùng nhiều hơn nếu hàng hóa đó là hàng hóa thứ cấp, ít hơn nếu hàng hóa đó là hàng hóa bình thường ● Dẫn đến tiêu dùng ít hơn nếu hàng hóa đó là hàng hóa thứ cấp, nhiều hơn nếu hàng hóa đó là hàng hóa bình thường

○ a và c

MICRO_2_C3_14: Nếu giá của hàng hóa giảm và cầu về một hàng hóa khác tăng thì các hàng hóa đó là: ○ Thứ cấp ● Bổ sung ○ Thay thế ○ Bình thường

○ b và c

MICRO_2_C3_15: Nếu giá của hàng hóa tăng và cầu về một hàng hóa khác tăng thì các hàng hóa đó là: ○ Thứ cấp ○ Bổ sung ● Thay thế ○ Bình thường

○ b và c

MICRO_2_C3_16: Đối với hàng hóa bình thường khi thu nhập tăng: ○ Đường ngân sách dịch chuyển song song ra ngoài ● Đường cầu dịch chuyển sang phải ○ Lượng cầu tăng ○ Chi nhiều tiền hơn vào hàng hóa đó

○ Tất cả đều đúng

MICRO_2_C3_17: Đối với hàng hóa bình thường khi thu nhập tăng: ○ Ảnh hưởng thay thế khuyến khích tiêu dùng ít hơn ○ Ảnh hưởng thu nhập khuyến khích tiêu dùng ít hơn ○ Cầu về các hàng hóa thay thế tăng ○ Cầu về các hàng hóa bổ sung giảm

● Tất cả đều đúng

MICRO_2_C3_18: Đối với hàng hóa thứ cấp khi giá tăng ○ Ảnh hưởng thay thế khuyến khích tiêu dùng ít hơn ○ Ảnh hưởng thu nhập khuyến khích tiêu dùng ít hơn ○ Ảnh hưởng thu nhập khuyến khích tiêu dùng nhiều hơn ○ Lượng cầu giảm

● a và c

MICRO_2_C3_19: Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào ● Giá tương đối của các hàng hóa ○ Thu nhập của người tiêu dùng ○ Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế ○ Hàng hóa đó là hàng hóa bình thường hay thứ cấp

○ a và b

MICRO_2_C3_20: Nếu những người sở hữu không cho bán tài nguyên của họ thì ● Tài nguyên không thể đến được những người sử dụng giá trị cao nhất ○ Những người sở hữu sẽ không hành động một cách hợp lý ○ Những sự lựa chọn của họ không bị giới hạn bởi các tập hợp cơ hội ○ Thị trường sẽ là cạnh tranh hoàn hảo

○ Không câu nào đúng


MICRO_2_C3_21: Phân bổ hàng hóa bằng xếp hàng, sổ xố, và tem phiếu là các ví dụ cụ thể về: ○ Hạn chế tiêu dùng ○ Không bán cho người trả giá cao nhất ○ Những cách phân bổ tài nguyên hiệu quả ○ Động cơ lợi nhuận

● a và b

MICRO_2_C3_22: Hạn chế tiêu dùng bằng xếp hàng ○ Dẫn đến phân bổ tài nguyên không hiệu quả ○ Phân bổ tài nguyên cho những người trả nhiều tiền nhất ○ Lãng phí thời gian khi sử dụng để xếp hàng ○ Là cách phân bổ tài nguyên hiệu quả

● a và c

MICRO_2_C3_23: Khi các hàng hóa bị hạn chế tiêu dùng bằng tem phiếu và tem phiếu không được mua bán ● Hàng hóa không đến được với những người đánh giá nó cao nhất ○ Thị trường chợ đen sẽ phát sinh ○ Các cá nhân sẽ không hành động một cách hợp lý ○ a và b

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C3_24: Ở cầu cân bằng, sự lựa chọn Q1 và Q2 là: ○ MU1 bằng MU2 ○ MU1/Q1 bằng MU2/Q2 ● MU1/P1 bằng MU2/P2 ○ P1 bằng P2

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C3_25: Nếu biết đường cầu của các cá nhân ta có thể tìm ra cầu thị trường bằng cách: ○ Cộng chiều dọc các đường cầu cá nhân lại ● Cộng chiều ngang tất cả các đường cầu cá nhân lại ○ Lấy trung bình của các đường cầu cá nhân ○ Không thể làm được nếu không biết thu nhập của người tiêu dùng

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C3_26: Trong hình tăng giá từ 5 đến 10 làm cho thặng dư tiêu dùng giảm mất diện tích: ○ FGH ○ CEH ○ FGDC ● CEGF

○ DEG

MICRO_2_C3_27: Yếu tố nào trong các yếu tố sau không ảnh hưởng đến cầu về cà phê? ● Giá cà phê ○ Giá chè ○ Thu nhập của người tiêu dùng ○ Thời tiết

○ Tất cả các yếu tố trên

MICRO_2_C3_28: Người tiêu dùng được cho là cân bằng trong sự lựa chọn của mình giữa hai hàng hóa A và B khi: ○ Việc mua hàng hóa A đem lại sự thỏa mãn bằng việc mua hàng hóa B ○ Đơn vị mua cuối cùng của hàng hóa A đem lại phần tăng thêm trong sự thỏa mãn bằng đơn vị mua cuối cùng của hàng hóa B ○ Mỗi đồng chi vào hàng hóa A đem lại sự thỏa mãn như mỗi đồng chi vào hàng hóa B ● Đồng cuối cùng chi vào hàng hóa A đem lại sự thỏa mãn như đồng cuối cùng chi vào hàng hóa B

○ Những đồng cuối cùng chi vào hàng hóa A và B không làm tăng sự thỏa mãn

MICRO_2_C3_29: Nếu một hàng hóa được coi là “cấp thấp” thì: ○ Giá của nó tăng người ta sẽ mua nó ít đi ○ Giá của nó giảm người ta sẽ mua nó nhiều hơn ● Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng người ta sẽ mua hàng hóa đó ít đi ○ Khi thu nhập của người tiêu dùng giảm người ta sẽ mua hàng hóa đó ít đi

○ Nếu giá hoặc thu nhập thay đổi sẽ không gây ra sự thay đổi trong tiêu dùng hàng hóa đó

MICRO_2_C3_30: Quy tắc phân bổ ngân sách tối ưu của người tiêu dùng là: ● Ích lợi cận biên thu được từ đơn vị cuối cùng của mỗi hàng hóa cho cho giá của nó phải bằng nhau ○ Ích lợi cận biên thu được từ mỗi hàng hóa nhân với giá của nó phải bằng nhau ○ Ích lợi cận biên thu được từ mỗi hàng hóa phải bằng không ○ Ích lợi cận biên thu được từ mỗi hàng hóa phải bằng vô cùng

○ Không câu nào đúng


MICRO_2_C3_31: Giá của hàng hóa X giảm, ảnh hưởng thu nhập (nếu có) của sự thay đổi giá này: ○ Sẽ thường làm cho số hàng hóa X được mua tăng lên ○ Sẽ thường làm cho số hàng hóa X được mua giảm xuống ● Có thể làm cho số hàng hóa X được mua tăng hoặc giảm, không có kết quả “thường” ○ Theo định nghĩa không làm tăng hoặc giảm số lượng hàng hóa X mua

○ Sẽ không áp dụng được vì ảnh hưởng thu nhập đề cập đến những thay đổi trong thu nhập được sử dụng chứ không phải đến những thay đổi trong giá

MICRO_2_C3_32: Giả sử rằng hai hàng hóa A và B là bổ sung hoàn hảo cho nhau trong tiêu dùng và giá của hàng hóa B tăng cao do cung giảm. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? ○ Lượng cầu hàng hóa A sẽ có xu hướng tăng ● Giá của hàng hóa A sẽ có xu hướng giảm ○ Cả giá và lượng cầu hàng hóa A sẽ có xu hướng tăng ○ Giá của hàng hóa A sẽ có xu hướng tăng lượng cầu hàng hóa A sẽ có xu hướng giảm

○ Giá của hàng hóa A sẽ có xu hướng giảm, và lượng cầu sẽ có xu hướng tăng

MICRO_2_C3_33: Một người tiêu dùng có 20$ một tuần để chi tiêu theo ý mình vào hàng hóa A và B. Giá của các hàng hóa này, các số lượng mà người đó mua và sự đánh giá của người đó về ích lợi thực hiện được từ các số lượng đó được cho bên dưới

Để tối đa hóa sự thỏa mãn người tiêu dùng này phải (giả định có thể mua những số lẻ của A và B): ○ Mua ít A hơn, nhiều B hơn ○ Mua số lượng A và B bằng nhau ● Mua nhiều A hơn, ít B hơn ○ Mua nhiều A hơn nữa, số lượng B như cũ

○ Không làm gì cả, người này đang ở vị trí tốt nhất

MICRO_2_C3_34: Để ở vị trí cân bằng (nghĩa là tối đa hóa sự thỏa mãn) người tiêu dùng phải: ○ Không mua hàng hóa thứ cấp ○ Làm cho ích lợi cận biên của đơn vị mua cuối cùng của các hàng hóa bằng nhau ○ Đảm bảo rằng giá của các hàng hóa tỷ lệ với tổng ích lợi của chúng ● Phân bổ thu nhập sao cho đồng chi tiêu cuối cùng vào hàng hóa này đem lại phần ích lợi tăng thêm bằng đồng chi tiêu cuối cùng vào hàng hóa kia

○ Đảm bảo rằng giá của hàng hóa bằng ích lợi cận biện của tiền

MICRO_2_C3_35: Ảnh hưởng thu nhập được mô tả là: ○ Ảnh hưởng do thay đổi thu nhập danh nghĩa đến cầu về một hàng hóa không liên quan đến sự thay đổi của giá ● Ảnh hưởng do thay đổi trong thu nhập thực tế gây ra đối với cầu về một hàng hóa ○ Thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng do ảnh hưởng của phân phối thu nhập ○ Ảnh hưởng do thay đổi giá thị trường gây ra đối với cầu về một hàng hóa

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C3_36: Ở cân bằng tỷ lệ ích lợi cận biên/giá của hàng hóa thiết yếu so với của hàng hóa xa xỉ có xu hướng: ● Tăng khi giá của hàng hóa thiết yếu tăng ○ Giảm khi giá của hàng hóa xa xỉ giảm ○ Tăng khi thu nhập tăng ○ Giảm khi thu nhập giảm

○ Giữ nguyên mặc dù giá và thu nhập thay đổi

MICRO_2_C3_37: Trong hình tăng thu nhập sẽ làm dịch chuyển tiêu dùng từ: ○ E đến F ○ E đến G ○ E đến E’ ○ G đến E’

● F đến E’

MICRO_2_C3_38: Các đường bàng quan của người tiêu dùng bị ảnh hưởng của tất cả các yếu tố sau trừ: ○ Tuổi tác ○ Thu nhập ● Quy mô gia đình ○ Những người tiêu dùng khác

○ Không yếu tố nào

MICRO_2_C3_39: Như biểu thị trong hình , đường ngân sách chuyển từ AC đến BC biểu thị: ○ Thu nhập giảm ● Giá của hàng hóa 2 tăng ○ Giá của hàng hóa 1 tăng ○ Giá của hàng hóa 2 giảm

○ Giá của hàng hóa 1 giảm

MICRO_2_C3_40: Nếu hai hàng hóa, chẳng hạn chè và cà phê, có thể là thay thế hoàn hảo cho nhau, thì mối quan hệ giá – lượng của chúng có thể mô tả như hình : ○ a ● b ○ c ○ d

○ e


MICRO_2_C3_41: Ở hình nếu người tiêu dùng đang ở điểm A, với đường ngân sách và các đường bàng quan đã cho, thì phải: ○ Chuyển đến điểm B ○ Mua ít hàng hóa 1 và nhiều hàng hóa 2 hơn nữa ○ Mua ít hàng hóa 1 và ít hàng hóa 2 hơn nữa ● Giữ nguyên ở A

○ Mua nhiều hàng hóa 1 và ít hàng hóa 2 hơn nữa

MICRO_2_C3_42: Điều kiện cân bằng đối với người tiêu dùng là: ● Đường ngân sách là tiếp tuyến của đường bàng quang ○ Chi tiêu vào các hàng hóa bằng nhau ○ Ích lợi cận biên của mỗi hàng hóa bằng giá của nó ○ Ích lợi cận biên của các hàng hóa bằng nhau

○ a và c

MICRO_2_C3_43: Mục đích của phân tích bàng quan là: ○ Để tìm ra lý thuyết hành vi người sản xuất ○ Để chứng minh quy luật ích lợi cận biên giảm dần ○ Để tìm ra lý thuyết người tiêu dùng mà không đòi hỏi đo lợi ích tuyết tuyệt đối ○ Để chứng minh rằng đường cầu về tất cả các hàng hóa đều dốc xuống

● Để mô tả các hiện tượng thị trường

MICRO_2_C3_44: Theo phân tích bàng quan về hành vi của người tiêu dùng, câu nào sau đây không đúng? ● Mỗi điểm trên đường ngân sách biểu thị một kết hợp hàng hóa khác nhau ○ Tất cả các điểm trên đường bàng quan biểu thị cùng một mức thỏa mãn ○ Tất cả các điểm trên đường ngân sách biểu thị cùng một mức thỏa mãn ○ Độ cong của đường bàng quan biểu thị: càng tiêu dùng nhiều hàng hóa X thì một cá nhân sẵn sàng thay thế một số lượng càng nhiều hàng hóa X để đạt thêm một lượng Y và vẫn có mức độ thỏa mãn như cũ

○ c và d

MICRO_2_C3_45: Các đường bàng quan thường lồi so với gốc tọa độ vì: ● Quy luật ích lợi cận biên giảm dần ○ Quy luật hiệu suất giảm dần ○ Những hạn chế của nền kinh tế trong việc cung cấp những số lượng ngày càng tăng các hàng hóa đang xem xét ○ Sự không ổn định của nhu cầu của cá nhân một người

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C3_46: Thay đổi giá các hàng hóa và thu nhập cùng một tỷ lệ sẽ: ● Làm cho số lượng cân bằng không đổi ○ Làm thay đổi cả giá và lượng cân bằng ○ Làm thay đổi tất cả các giá cân bằng nhưng lượng cân bằng không thay đổi ○ Làm thay đổi tất cả các lượng cân bằng nhưng giá cân bằng không thay đổi

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_TF3_1: Ràng buộc ngân sách chỉ ra rằng lượng chi tiêu vào hàng hóa dịch vụ không thể vượt thu nhập ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_2: Độ dốc của ràng buộc ngân sách biểu thị sự đánh đổi giữa hai hàng hóa ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_3: Thu nhập xác định độ dốc của ràng buộc ngân sách ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_4: Lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho cà phê gọi là ích lợi cận biên của cà phê ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_5: Lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một cốc cà phê bổ sung là ích lợi cận biên của cốc cà phê ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_6: Một người tiêu dùng hợp lý sẽ tăng tiêu dùng một hàng hóa cho đến tận khi ích lợi cận biên của đơn vị cuối cùng bằng giá ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_7: Khi thu nhập tăng, đường ngân sách quay, trở nên thoải mái hơn ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_8: Khi thu nhập tăng người tiêu dùng cầu nhiều hàng thứ cấp hơn ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_9: Nếu một cá nhân cầu nhiều hàng hóa hơn khi thu nhập giảm thì hàng hóa đó gọi là hàng hóa bổ sung ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_10: Nếu co dãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 0 thì hàng hóa đó là hàng cấp thấp. ● Đúng

○ Sai


MICRO_2_TF3_11: Co dãn của cầu theo thu nhập trong dài hạn lớn hơn co dãn của cầu theo thu nhập trong ngắn hạn ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_12: Nếu giá của một hàng hóa giảm cầu về một hàng hóa khác cũng giảm thì các hàng hóa đó là hàng hóa thay thế ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_13: Nếu giá của một hàng hóa giảm cầu về một hàng hóa khác cũng giảm thì các hàng hóa đó là hàng hóa thay bổ sung ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_14: Khi giá của một hàng hóa giảm, ảnh hưởng thay thế khuyến khích tiêu dùng nhiều hàng hóa đó hơn ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_15: Khi giá của một hàng hóa bình thường giảm, ảnh hưởng thu nhập khuyến khích tiêu dùng hàng hóa đó nhiều hơn ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_16: Ích lợi cận biên có xu hướng tăng khi mức tiêu dùng tăng ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_17: Ích lợi cận biên có xu hướng tăng khi tổng ích lợi tăng ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_18: Đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng tất cả các đường cầu cá nhân riêng biệt lại ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_19: Lý thuyết “thặng dư tiêu dùng” nói rằng khi hàng hóa được trao đổi giữa người bán và người mua thì người mua được còn người bán mất ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_20: Chênh lệch giữa tổng ích lợi và tổng giá trị thị trường làm lợi cho người tiêu dùng vì người tiêu dùng nhận được nhiều ích lợi hơn phần họ trả ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_21: Thu nhập của người tiêu dùng tăng làm dịch chuyển đường cầu về trứng lên trên nhưng không làm thay đổi lượng cầu ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_22: Với giá và thu nhập xác định, người tiêu dùng cân bằng khi những số lượng mua thêm sẽ làm giảm tổng mức thỏa mãn ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_23: Khi một hàng hóa được người ta rất thích nhưng không có các hàng hóa thay thế ở mức độ cao thì đường cầu về nó có xu hướng tương đối không co dãn ở vùng lân cận mức giá hiện hành ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_24: Khi một hàng hóa phải mua bằng một tỷ lệ lớn hơn trong ngân sách của người tiêu dùng thì điều đó sẽ có xu hướng làm cho cầu về hàng hóa đó tương đối không co dãn ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_25: Có hai yếu tố giải thích cho quy luật đường cầu dốc xuống: ảnh hưởng thay thế – hàng hóa rẻ hơn sẽ được người ta thay thế cho hàng hóa đắt hơn, và ảnh hưởng thu nhập – cầu của người tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập danh nghĩa của họ ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_26: Lượng cầuvề hàng hóa cấp thấp tăng khi thu nhập tăng ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_27: Quy tắc tối đa hóa ích lợi trong việc chi tiêu là: làm cho ích lợi cận bei6n của đơn vị mua cuối cùng bằng nhau ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_28: Độ dốc của đường bàng quan đo ích lợi cận biên tương đối của hai hàng hóa ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_29: Đường ngân sách dịch chuyển song song vào phía trong khi thu nhập giảm xuống ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_30: Thu nhập giảm đi một nửa đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song ra ngoài (tính từ gốc tọa độ) xa gấp hai lần so với ban đầu ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_31: Độ dốc của đường bàng quan biểu thị tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi hai hàng hóa cho nhau ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_32: Khi giá của hàng hóa X thay đổi, đường khả năng tiêu dùng về hàng hóa X và Y sẽ quay xung quanh điểm nằm trên trục biểu thị hàng hóa Y. ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_33: Ở cân bằng, tỷ lệ thay thế hai hàng hóa cho nhau của người tiêu dùng bằng tỷ số giá của hai hàng hóa ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_34: Độ co dãn của đường ngân sách bằng tỷ số giá của hai hàng hóa ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_35: Thay đổi tất cả các giá của hai hàng hóa và thu nhập theo cùng một tỷ lệ sẽ làm cho các lượng cầu cân bằng thay đổi đúng tỷ lệ như thế. ○ Đúng

● Sai

  • Đường ngân sách dịch chuyển song song vào phía trong khi thu nhập giảm xuống
    Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
  • Đường ngân sách dịch chuyển song song vào phía trong khi thu nhập giảm xuống
    Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô