Đường lên đỉnh olympia 20 5 2023

Trận thi tháng đầu tiên quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 với bốn thí sinh tranh tài gồm: Đỗ Đức Anh [THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương], Đặng Phạm Thanh Lương [THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk], Nguyễn Đoàn Chí Kiệt [THPT Đặng Huy Trứ, Thừa Thiên - Huế] và Trần Nguyễn Khánh Bình [THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, Kiên Giang].

Phần thi Khởi động, Khánh Bình tạo ưu thế với 75 điểm. Tiếp đến Thanh Lương 70 tuổi, Đức Anh 30 tuổi, Chí Kiệt 5 điểm.

Phần thi Vượt chướng ngại vật có từ khóa gồm 11 chữ cái.

Hàng ngang đầu tiên được lựa chọn có câu hỏi: Loài cây nào là loài cây trung tâm, tạo nên thương hiệu của rừng Trà Sư [An Giang]? Thanh Lương và Chí Kiệt có đáp án chính xác "Tràm".

Hàng ngang thứ hai được lựa chọn có câu hỏi: Khi ăn quá nhiều lượng thức ăn mang vị gì, cơ thể chúng ta sẽ "nạp vào" một lượng natri lớn và buộc thận phải làm việc vất vả để lọc máu?

Chí Kiệt nhấn chuông trả lời từ khóa và đưa ra đáp án chính xác "rừng ngập mặn". Sau hai phần thi, Thanh Lương dẫn đầu với 80 điểm, Khánh Bình 75 điểm, Chí Kiệt 55 điểm, Đức Anh 30 điểm.

Phần thi Tăng tốc, Đức Anh đã có màn bứt phá ấn tượng để vươn lên vị trí dẫn đầu với 180 điểm. Tiếp đến Chí Kiệt 145 điểm, Thanh Lương 140 điểm, Khánh Bình 115 điểm.

Đức Anh là thí sinh đầu tiên giành vòng nguyệt quế trận thi tháng.

Phần thi Về đích, Đức Anh là thí sinh thi đầu tiên, lựa chọn gói câu hỏi có giá trị 20 - 30 - 20 điểm. Đức Anh chỉ ghi điểm ở câu thứ hai; để Thanh Lương ghi điểm câu đầu tiên, Khánh Bình ghi điểm ở câu thứ ba. Đức Anh về vị trí với 170 điểm.

Thanh Lương có 160 điểm là người thi thứ hai, lựa chọn gói câu hỏi có giá trị 20 điểm. Thanh Lương không ghi điểm ở câu đầu tiên; để Đức Anh ghi điểm ở câu thứ hai; Khánh Bình ghi điểm ở câu cuối cùng. Thanh Lương về vị trí với 110 điểm.

Khánh Bình đạt 165 điểm, lựa chọn ba câu hỏi có cùng giá trị 20 điểm và chọn Ngôi sao hy vọng ở câu thứ hai. Câu đầu tiên Đức Anh đã giành được quyền trả lời ghi điểm. Chí Kiệt có cơ hội trả lời ở câu thứ hai nhưng không chính xác. Khánh Bình ghi điểm câu cuối cùng và về vị trí với 145 điểm.

Chí Kiệt giành được 135 điểm, lựa chọn ba câu hỏi có giá trị 20 điểm và chọn Ngôi sao hy vọng ở câu cuối cùng. Chí Kiệt chỉ ghi được điểm ở câu thứ hai. Ở câu thứ hai, Khánh Bình giành quyền trả lời nhưng không thể ghi điểm; Thành Lương ghi điểm ở câu cuối cùng.

Kết quả chung cuộc, Đỗ Đức Anh [THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương] giành chiến thắng với 210 điểm; trở thành thí sinh đầu tiên giành vòng nguyệt quế vòng thi tháng Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23.

Nguyễn Đoàn Chí Kiệt [THPT Đặng Huy Trứ, Thừa Thiên - Huế] và Trần Nguyễn Khánh Bình [THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, Kiên Giang] cùng giành được 135 điểm. Đặng Phạm Thanh Lương [THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk] được 130 điểm.

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

CƠ QUAN BÁO CHÍ: BÁO ĐIỆN TỬ VTV NEWS

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 306/GP-BTTTT cấp ngày 22/02/2012.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Ghi rõ nguồn VTV.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.

Tổng Biên tập: Vũ Thanh Thủy

Phó Tổng Biên tập: Phạm Quốc Thắng

Tổng đài VTV: [024] 3.8355931; [024] 3.8355932

Ðiện thoại Báo điện tử VTV: [024] 66897 897 Email:

Liên hệ quảng cáo: 0794 46 33 33 - 0961 98 43 88

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

CƠ QUAN BÁO CHÍ: BÁO ĐIỆN TỬ VTV NEWS

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 306/GP-BTTTT cấp ngày 22/02/2012.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Ghi rõ nguồn VTV.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.

Tổng Biên tập: Vũ Thanh Thủy

Phó Tổng Biên tập: Phạm Quốc Thắng

Tổng đài VTV: [024] 3.8355931; [024] 3.8355932

Ðiện thoại Báo điện tử VTV: [024] 66897 897 Email:

Liên hệ quảng cáo: 0794 46 33 33 - 0961 98 43 88

Olympia 20

Tên khác Dẫn chương trình Địa điểm Phát sóngThời gian Kênh Thời lượng

  • Titlecard

  • Opening

Olympia 20
O20
OLPA 20
Nguyễn Diệp Chi
Phạm Ngọc Huy
Trường quay S14, Đài Truyền hình Việt Nam
22/9/2019 - 20/9/2020
VTV3
45 - 50 phút
2 tiếng 20 phút [chung kết]
Điều hướngMùa trước Mùa sau
Olympia 19 Olympia 21

Olympia 20 là mùa thứ 20 của Đường lên đỉnh Olympia. Mùa thi đã bắt đầu cuộc thi đầu tiên vào ngày 22 tháng 9 năm 2019. Cuộc thi chung kết đã được truyền hình trực tiếp vào 8 giờ ngày 20 tháng 9 năm 2020.

Quán quân của mùa thứ 20 là Nguyễn Thị Thu Hằng, đến từ trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình với số điểm 235. Á quân là Vũ Quốc Anh, đến từ trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk. Đồng giải ba là Lưu Đào Dũng Trí, đến từ trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội và Văn Ngọc Tuấn Kiệt, đến từ trường THPT Thị xã Quảng Trị.

Một chương trình gala kỉ niệm 20 năm Đường lên đỉnh Olympia, nơi gặp gỡ và giao lưu các quán quân Olympia và các thí sinh của Olympia 20, đã được phát sóng vào 20 giờ 10 phút ngày 19 tháng 9 năm 2020 trên VTV1.

Những thay đổi

Đồ họa

Chương trình sử dụng giao diện câu hỏi và câu trả lời đỏ-đen hoàn toàn mới và hiện đại hơn so với giao diện xanh-xám đậm phiên bản 2014. Đồng hồ tính thời gian được chạy bằng vạch đỏ đi xung quanh khung giao diện câu hỏi thay vì con số đếm ngược ở 2 phần thi Vượt chướng ngại vật, Câu hỏi phụ và đường thẳng màu xanh ở 3 phần thi Khởi động, Tăng tốc và Về đích. Toàn bộ giao diện mang phong cách phấn-bảng với chủ đề học tập.

Ngoài ra, đồ họa ngôi sao hy vọng cũng đã được khắc phục, không bị kéo giãn như các mùa trước.

Luật chơi

Phần thi Khởi động và Về đích đã có sự thay đổi, nhằm tăng thêm cơ hội ghi điểm cho các thí sinh. Cụ thể:

  • Ở phần thi Khởi động, số lượng câu hỏi là không giới hạn [Trước đó, kiểu thi này đã từng được áp dụng trong Olympia 5, 6, 8 và cuộc thi chung kết Olympia 11].
  • Ở phần thi Về đích, thí sinh vẫn có 3 câu hỏi. Tuy nhiên, thay vì là các gói điểm 40, 60 và 80 điểm với các mức điểm mặc định, thí sinh được lựa chọn một trong ba mức điểm từ 10, 20 và 30 điểm cho mỗi một câu hỏi để hình thành một gói câu hỏi riêng.
Sân khấu

Kể từ cuộc thi Tuần 1 Tháng 3 Quý 1, chương trình thay đổi sân khấu mới. MC Diệp Chi nhận xét ở buổi ghi hình đầu tiên: "Rất mới mẻ, rất tươi trẻ và nó rất đúng với tinh thần của tuổi 20".

Trong cuộc thi chung kết, chương trình đã sử dụng sân khấu của Olympia 21 [không có bục số "20"].

Hình hiệu và âm thanh
  • Bắt đầu từ cuộc thi Tuần 2 Tháng 1 Quý 1, hình hiệu logo đã bị rút ngắn thời gian lại. Khi các bong bóng đại diện cho quán quân chung kết xuất hiện, tốc độ đã phát nhanh hơn so với hình hiệu trước đó.
  • Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc và Về đích, một bài nhạc nền được ghép vào trong lúc MC đang chuẩn bị công bố kết quả chướng ngại vật, đáp án của phần thi Tăng tốc và Về đích của thí sinh, nhằm tăng sự kịch tính. Bài nhạc này không nằm trong bộ âm thanh chương trình và không phải do nhạc sĩ Lưu Hà An biên soạn và sáng tác mà vay mượn từ nhạc bên ngoài không thuộc chương trình hoặc vay mượn trên các nền tảng khác.
Giải thưởng

Trong cuộc thi chung kết, thí sinh đạt giải ba sẽ nhận được phần thưởng trị giá 50 triệu đồng, giải nhì được 100 triệu đồng. Thí sinh đạt giải nhất sẽ nhận được suất học bổng trị giá 40.000 USD [áp dụng cho tất cả các cuộc thi chung kết từ Olympia 20 trở đi]. Đồng thời, các giá trị giải thưởng cho các cuộc thi tuần, tháng, quý cũng đã được thay đổi.

Từ Tuần 3 Tháng 2 Quý 2, phần phỏng vấn thí sinh sau phần thi Khởi động đã bị loại bỏ. Từ Tuần 3 Tháng 2 Quý 4, yếu tố này đã được quay trở lại.

Luật chơi

Khởi động

Trong vòng 1 phút, mỗi thí sinh khởi động với số câu hỏi không giới hạn. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.

Có 3 loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này:

  • Câu hỏi yêu cầu tìm đáp án đúng, điền vào chỗ trống.
  • Câu hỏi lựa chọn: đúng sai, chọn các đáp án cho sẵn.
  • Câu hỏi có hình ảnh hoặc đoạn nhạc gợi ý.

Thí sinh có thể thay đổi đáp án liên tục trong khoảng thời gian ngắn và đáp án cuối cùng sẽ được ghi nhận. Nếu không thay đổi, chương trình sẽ ghi nhận đáp án đầu tiên.

Vượt chướng ngại vật

Có 4 từ hàng ngang - cũng chính là 4 gợi ý liên quan đến Chướng ngại vật mà các thí sinh phải đi tìm. Có 1 gợi ý thứ 5 - là 1 hình ảnh liên quan đến Chướng ngại vật hoặc chính là Chướng ngại vật. Hình ảnh được chia thành 5 ô đánh số thứ tự từ 1 đến 4 và một ô trung tâm.

Mỗi thí sinh có tối đa 1 lượt lựa chọn để chọn trả lời một trong các từ hàng ngang này. Cả 4 thí sinh trả lời câu hỏi bằng máy tính trong thời gian suy nghĩ 15 giây/câu. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang sẽ được 10 điểm. Ngoài việc mở được từ hàng ngang nếu trả lời đúng, 1 góc [được đánh số tương ứng với số từ hàng ngang] của hình ảnh cũng được mở ra.

Thí sinh có thể bấm chuông trả lời Chướng ngại vật bất cứ lúc nào. Trả lời đúng Chướng ngại vật ở hàng ngang đầu tiên được 80 điểm. Trả lời đúng Chướng ngại vật ở hàng ngang thứ hai được 60 điểm. Trả lời đúng Chướng ngại vật ở hàng ngang thứ ba được 40 điểm. Trả lời đúng Chướng ngại vật ở hàng ngang thứ tư được 20 điểm. Trả lời đúng Chướng ngại vật ở câu hỏi gắn với ô trung tâm được 10 điểm.

Cả 4 thí sinh sẽ có 15 giây để bấm chuông đưa ra câu trả lời cho Chướng ngại vật sau khi kết thúc các từ hàng ngang và một câu ở ô trung tâm. Sau 15 giây, nếu không có thí sinh nào trả lời thì chương trình sẽ nhờ một khán giả trả lời. Khán giả trả lời đúng sẽ nhận kỷ niệm chương của chương trình. Nếu không có khán giả nào trả lời, dẫn chương trình sẽ công bố đáp án Chướng ngại vật.

Câu trả lời mà thí sinh đưa ra yêu cầu phải đúng chính tả. Nếu có bất kỳ sai sót về kí tự, dấu câu, ngữ pháp, câu trả lời của thí sinh đó sẽ không được công nhận. Đôi khi câu trả lời có ý nghĩa tương đồng và có cùng tổng số chữ cái với đáp án của chương trình cũng được chấp nhận.

Nếu trả lời sai hoặc không thể trả lời Chướng ngại vật do bấm nhầm vào nút bấm xin trả lời Chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần thi này. Do đó, thí sinh cần hết sức thận trọng để tránh trường hợp bấm nhầm.

Khi thí sinh bấm chuông trả lời Chướng ngại vật, phần thi sẽ tạm dừng như sau:

  • Thí sinh bấm chuông khi thời gian suy nghĩ đang đếm ngược, thời gian vẫn sẽ tiếp tục chạy để các thí sinh còn lại trả lời. Sau khi hết giờ, MC chưa công bố đáp án của các thí sinh mà mời thí sinh đã bấm chuông trước đó trả lời Chướng ngại vật. Nếu thí sinh đó bị loại, MC sẽ công bố đáp án của các thí sinh còn lại trong câu hỏi trước đó. Đáp án của thí sinh bị loại sẽ không được tính.
  • Thí sinh bấm chuông sau khi đã công bố đáp án của các thí sinh nhưng chưa công bố điểm, MC sẽ mời thí sinh đó trả lời Chướng ngại vật. Nếu thí sinh đó bị loại, MC sẽ công bố điểm cho các thí sinh còn lại. Đáp án của thí sinh bị loại sẽ không được tính.

Nếu có nhiều thí sinh cùng bấm chuông và cùng trả lời đúng Chướng ngại vật, số điểm sẽ thuộc về thí sinh bấm chuông đầu tiên.

Nếu 1 thí sinh trước khi lựa chọn từ hàng ngang mà bấm chuông và bị loại, thí sinh ở vị trí tiếp theo sẽ được lựa chọn hàng ngang. Trong trường hợp này, đối với các thí sinh chưa bị loại, nếu thí sinh ở vị trí cuối hoàn thành lượt lựa chọn từ hàng ngang mà vẫn còn từ hàng ngang chưa chọn, lượt lựa chọn sẽ quay trở lại với thí sinh ở vị trí đầu.

Tăng tốc

Có 4 câu hỏi dưới dạng tư duy logic, câu hỏi bằng hình ảnh. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 30 giây.

Bốn thí sinh cùng trả lời bằng máy tính. Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm. Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm. Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm. Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm.

Câu trả lời mà thí sinh đưa ra yêu cầu phải đúng chính tả. Nếu có bất kỳ sai sót về kí tự, dấu câu, ngữ pháp, câu trả lời của thí sinh đó sẽ không được công nhận. Đôi khi câu trả lời có ý nghĩa tương đồng với đáp án của chương trình cũng được chấp nhận.

Có 3 loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này:

  • 1 câu hỏi IQ [câu số 1 hoặc 3]: Các dạng câu hỏi ở dạng này rất rộng, bao gồm tìm số khác trong dãy số, tìm hình khác nhất so với các hình đã cho, tìm quy luật để điền hình đúng, giải mật mã,...
  • 1 câu hỏi sắp xếp/lọc hình ảnh [câu số 1 hoặc 3]: Thí sinh phải sắp xếp các bức ảnh theo một trật tự nhất định, lọc các bức ảnh tương ứng với các đáp án A, B, C, D, E... phù hợp với nội dung câu hỏi hoặc xem hình ảnh gợi ý về một sự vật và đoán sự vật đó.
  • 2 câu hỏi dữ kiện [câu số 2 và 4]: Các bức ảnh, dữ kiện được đưa ra theo thứ tự từ mơ hồ tới chi tiết. Bằng các gợi ý này, thí sinh phải trả lời các câu hỏi như: "Đây là ai? Đây là gì?", "Đây là địa danh nào?", "Đây là loài vật nào?"...

Đôi khi, trong trường hợp có hai thí sinh trở lên cùng trả lời đúng trong cùng một khoảng thời gian, cả hai thí sinh đó cùng giành được một mức điểm tùy theo mức độ trả lời nhanh câu hỏi đó [Ví dụ: các thí sinh trả lời ở mức thời gian lần lượt là 3.12, 3.12, 5.00, 10.35 với cùng câu trả lời đúng thì điểm thưởng lần lượt là 40, 40, 30, 20].

Về đích

Mỗi thí sinh có một lượt lựa chọn 3 câu hỏi 10, 20, 30 điểm để tạo thành một gói câu hỏi của mình. Các mức điểm này có thời gian suy nghĩ lần lượt là 10, 15 và 20 giây. Thí sinh nếu trả lời đúng ghi được điểm của câu hỏi đó, nếu trả lời sai thì 1 trong 3 thí sinh còn lại sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm nút nhanh. Thí sinh trả lời đúng giành được điểm từ người trả lời sai, trả lời sai sẽ bị trừ một nửa số điểm của câu hỏi.

Mỗi thí sinh được đặt Ngôi sao hy vọng 1 lần. Trả lời đúng câu hỏi có Ngôi sao hy vọng được gấp đôi số điểm của câu hỏi đó. Trả lời sai sẽ bị trừ đi số điểm của câu hỏi, kể cả các thí sinh còn lại có giành quyền trả lời hay không. Thí sinh phải đặt Ngôi sao hy vọng trước khi câu hỏi được đọc lên bởi MC hoặc hiện lên trên màn hình.

Với thí sinh tham gia phần thi Về đích, trong khoảng thời gian quy định, thí sinh có thể thay đổi đáp án liên tục. Chương trình sẽ ghi nhận đáp án cuối cùng của thí sinh sau khi hết giờ. Còn thí sinh với tư cách người giành quyền trả lời, chương trình sẽ chỉ ghi nhận đáp án đầu tiên của thí sinh đó.

Phần thi Câu hỏi phụ

Sau phần thi Về đích, các thí sinh có cùng số điểm sẽ bước vào phần thi Câu hỏi phụ. Mỗi thí sinh có 15 giây để trả lời các câu hỏi. Thí sinh trả lời đúng sẽ là người có số điểm cao nhất bằng số điểm của thí sinh còn lại. Nếu trả lời sai, các thí sinh sẽ bước sang câu hỏi tiếp theo để phân thắng bại. Sau 3 câu hỏi, nếu không tìm được người thắng cuộc, các thí sinh sẽ phải bốc thăm để chọn ra người thắng cuộc.

Trong một câu hỏi, nếu có thí sinh bấm chuông trả lời trước khi có hiệu lệnh của người dẫn chương trình, thí sinh đó sẽ bị mất quyền trả lời câu hỏi.

Yếu tố phụ

  • Olympedia

Bộ sưu tập

Giải thưởng

Cuộc thi Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba
Tuần 4.000.000 VNĐ + Cúp kỉ niệm 3.000.000 VNĐ + Kỉ niệm chương 2.000.000 VNĐ + Kỉ niệm chương
Tháng 6.000.000 VNĐ + Cúp kỉ niệm 4.000.000 VNĐ + Kỉ niệm chương 3.000.000 VNĐ + Kỉ niệm chương
Quý 25.000.000 VNĐ + Cúp kỉ niệm 8.000.000 VNĐ + Kỉ niệm chương 4.000.000 VNĐ + Kỉ niệm chương
Chung kết 40.000 USD + Cúp kỉ niệm 100.000.000 VNĐ + Kỉ niệm chương 50.000.000 VNĐ + Kỉ niệm chương

Danh sách thí sinh

Danh sách các thí sinh xem tại đây.

Chi tiết các cuộc thi

Chi tiết các cuộc thi xem tại đây.

Các sự việc

Bấm vào nút "Hiện" ở góc bên phải để xem chi tiết.

Khán giả tố câu hỏi Đường lên đỉnh Olympia sai kiến thức Lịch sử

//duong-len-dinh-olympia.fandom.com/vi/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Kh%C3%A1n_gi%E1%BA%A3_t%E1%BB%91_c%C3%A2u_h%E1%BB%8Fi_%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_l%C3%AAn_%C4%91%E1%BB%89nh_Olympia_sai_ki%E1%BA%BFn_th%E1%BB%A9c_l%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_-_Olympia_2020_Th%C3%A1ng_1_Qu%C3%BD_4.ogv

Dũng Trí giành được 60 điểm cho câu trả lời: “Đổi tên Sài Gòn thành TP.HCM”, qua đó giành kết quả nhì trong cuộc ở thi tháng.

Cụ thể là ở cuộc thi Tháng 1 Quý 4 Olympia 20, khán giả phản ánh việc thí sinh trả lời thiếu sót nhưng vẫn được cho điểm, dẫn đến kết quả chung cuộc chưa thỏa đáng.

Ở câu hỏi 30 điểm ở phần thi Về đích của thí sinh Lưu Đào Dũng Trí [THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội] có nội dung như sau: “Kỳ họp Quốc hội Khóa VI ngày 2/7/1976 đưa ra bốn quyết định quan trọng: Đổi tên nước thành CHXHCN Việt Nam; Thủ đô là Hà Nội; Quyết định quốc huy, quốc kỳ, quốc ca và quyết định nào nữa?”. Dũng Trí trả lời: “Đổi tên Sài Gòn thành TP.HCM” và giành được 60 điểm do lựa chọn ngôi sao hy vọng. Qua đó, nam sinh về nhì chung cuộc với điểm số 235.

Sau khi chương trình phát sóng, nhiều khán giả phản ánh câu trả lời của Dũng Trí chưa đầy đủ. Họ cho rằng đáp án chính xác phải là “Đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành TP.HCM”.

“Trong Nghị quyết Quốc hội 2/7/1976 có viết: ‘Chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh’. Vì vậy, câu trả lời của Dũng Trí chỉ có ‘Sài Gòn’ thôi là chưa thỏa đáng. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, yêu cầu chính xác tuyệt đối”, một khán giả bày tỏ.

Một người khác đồng tình: “Đây là văn kiện lịch sử nên đòi hỏi độ chính xác phải 100%, không thể có sự ‘tương đối’, ‘xem như’ hay ‘thiếu’. Đặc biệt, đây còn là câu hỏi 30 điểm, cũng là câu hỏi quyết định số điểm của Dũng Trí có thể vào vòng thi quý hay không, nên cần có câu trả lời thỏa đáng và chính xác nhất cho số điểm này. Mong ban biên tập của chương trình xem xét lại”.

Nghị quyết của Quốc hội về việc đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành TP.HCM. Ảnh: Thư viện Pháp luật.

Một số khán giả cũng chụp lại phần thông tin tại trang 202 [sách giáo khoa Lịch sử 12 - Bộ Giáo dục và Đào tạo] cho thấy: “Đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành TP.HCM” mới là thông tin chính xác.

"Theo ý kiến của nhà sử học Lê Văn Lan - thành viên ban cố vấn chương trình, dù không nói đầy đủ như sách giáo khoa là 'thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh', nhưng câu trả lời của Dũng Trí vẫn đảm bảo chính xác, không gây hiểu lầm, thể hiện được sự hiểu biết về một quyết định lịch sử, ý nghĩa của kỳ họp thứ I, khóa VI, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Vì vậy đây là câu trả lời hoàn toàn xứng đáng giành được điểm", phía fanpage Đường lên đỉnh Olympia cho hay.

[1]

Sự cố kỹ thuật tại cuộc thi Chung kết Olympia 20

//duong-len-dinh-olympia.fandom.com/vi/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:ChungketOlympia2020-Tangtoc2Loidohoa.mp4

Trong cuộc thi chung kết Olympia 20, khi phần thi Tăng tốc bước sang câu hỏi thứ 2 thì một hình ảnh trong nền của phần thi xuất hiện và một lúc sau thì đoạn video của câu hỏi này mới được hiển thị trên giao diện của phần thi này. Đây không phải lần đầu tiên một chung kết Olympia xảy ra sự cố kỹ thuật này. Trước đó ở cuộc thi chung kết Olympia 19, khi phần thi này bước sang câu hỏi thứ 3 thì đạo diễn hình ảnh tại điểm cầu trường quay S14 đã bấm máy sang server là đoạn băng của câu hỏi thứ 4 của phần thi này, rồi chuyển sang hình ảnh tại trường quay và sau đó mới chuyển sang giao diện câu hỏi của phần thi này.

Cũng tại cuộc thi chung kết Olympia 20, trước phần thi Vượt chướng ngại vật thì số điểm của thí sinh Thu Hằng - quán quân của năm đó đã chỉnh lại thành 60 điểm, do thí sinh này trả lời câu hỏi thứ 5 của phần thi Khởi động sau khi MC công bố đáp án, ngay khi BTC xem lại băng hình.

Bộ câu hỏi tại cuộc thi Chung kết Olympia 20 quá khó?

Sau khi cuộc thi chung kết Olympia 20 kết thúc, nhiều khán giả của chương trình đã nhận định rằng cuộc thi khá nhàm chán và không đủ gay cấn để xứng tầm với một cuộc thi đấu như vậy. Theo đó, các ý kiến đều cho thấy năm nay có quá nhiều câu hỏi xã hội, yêu cầu thí sinh phải trả lời các kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa, thời sự... Các phần thi không nhiều câu hỏi có đất để cho thí sinh thể hiện tư duy, logic mà chủ yếu trọng tâm rơi vào các dạng hỏi thuộc lòng hay các vấn đề hiểu biết chung.

Cụ thể là ở phần thi Về đích, 4 thí sinh có tổng cộng 12 câu hỏi ở 3 mức điểm. Tuy nhiên, sự phân bố các môn học lại không đồng đều, với 1/3 trong số đó là câu hỏi Lịch sử. Trong các câu còn lại, Vật lý và Kiến thức xã hội là chủ đề của 2 câu mỗi môn, trong khi Toán học, Sinh học, Hóa học và Văn học có 1 câu mỗi môn. Đáng chú ý là không có câu hỏi tiếng Anh nào xuất hiện, dù trong cuộc thi chung kết Olympia 19, loại câu hỏi này đã xuất hiện hai lần và cùng với số điểm 30.

Có thể vì lý do này mà xuyên suốt phần thi, chỉ có 3 lần thí sinh đang tham gia phần thi của mình trả lời đúng, trong đó không ai quá 1 lần. Đã có 7 trong số 9 câu còn lại có thí sinh giành quyền trả lời, nhưng không lần nào giành được điểm của thí sinh chính. Điều này làm khán giả cảm thấy các gói câu hỏi có tính chất đánh đố quá cao. Một khán giả nhận xét: "Đồng ý rằng trận chung kết sẽ khó hơn, hóc búa hơn và nền tảng kiến thức là vô hạn nhưng với những câu hỏi quá khó ở phần Về đích thì ai may mắn có lợi thế ở các vòng thi trước sẽ có cơ hội giành chiến thắng."

Trước đó, nhiều người còn đưa ra ý kiến về mức độ chênh lệch giữa các bộ câu hỏi của từng thí sinh ở phần Khởi động. Theo đó, các tài khoản đều bình luận cho rằng bộ câu hỏi của Tuấn Kiệt khó hơn rất nhiều so với 3 thí sinh khác, do đó làm mất cơ hội đạt điểm cao. Trong phần thi này của nam sinh đến từ Quảng Trị, có đến 9 lần những câu hỏi Lịch sử - Văn học - Xã hội xuất hiện. Kết thúc phần thi đầu tiên của mình, Tuấn Kiệt chỉ trả lời đúng vỏn vẹn 3/12 câu.[2][3]

Nhà vô địch Olympia 20 bị chỉ trích

Olympia 20 đã khép lại với việc tìm ra nhà vô địch là Nguyễn Thị Thu Hằng, đến từ trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình. Thí sinh này trở thành cô gái đầu tiên bước lên đỉnh cao nhất của cuộc thi sau 9 năm.[4].

Một số ý kiến cho rằng Thu Hằng thể hiện có phần quá đà, ‘vô duyên’ trong suốt 4 phần thi.

Tuy nhiên, sau khi cuộc thi chung kết được diễn ra, nhiều khán giả đã có những ý kiến trái chiều về thí sinh này. Trong vài khoảnh khắc như khi đối mặt với đáp án mà MC đưa ra ở phần Vượt chướng ngại vật hay ở phần Về đích, Thu Hằng đã có những phút giây vỡ òa cảm xúc trên sân khấu như những màn ăn mừng chỉ tay lên trời hay dang rộng hai tay những lúc trả lời đúng câu hỏi. Nhiều người cho rằng, tuy Thu Hằng thi đấu vô cùng xuất sắc nhưng cách biểu lộ cảm xúc có phần tự tin thái quá này chưa thực sự phù hợp cho một chương trình được phát trên truyền hình, nhất là khi đó lại là chương trình trực tiếp. Chưa hết, cuối phần thi Về đích, khi biết đã cầm chắc chiến thắng trong tay, Thu Hằng cũng lộ rõ sự vui mừng, và điều này khiến người xem cảm thấy nhà tân vô địch chưa tôn trọng đối thủ. Hàng loạt những ý kiến trái chiều được đưa ra, và không ít trong số đó là những bình luận tiêu cực về thái độ trên sân khấu của Thu Hằng như thiếu khiêm tốn, phấn khích thái quá, thiếu fair-play, thiếu lễ phép, lịch sự trong lúc trao giải...

Thu Hằng lủi thủi một góc nhìn 3 nam sinh ôm nhau.

Trong khi cộng đồng mạng liên tiếp chỉ trích thí sinh này thì đã có ý kiến cho rằng, sự phấn khích hay vỡ òa vì nắm trong tay lợi thế lớn là những cảm xúc cá nhân và nên được tôn trọng thay vì chỉ trích[5][6][7]. Và để đánh giá người khác chỉ dưới góc độ của một buổi phát sóng trực tiếp trên truyền hình thì có vẻ ý kiến này hơi mang tính chủ quan đến mức có thể biến điều này trở thành những định kiến.[8]

Tham khảo

Chú thích:

  1. //zingnews.vn/khan-gia-to-cau-hoi-duong-len-dinh-olympia-sai-kien-thuc-lich-su-post1106724.html Khán giả tố câu hỏi ‘Đường lên đỉnh Olympia’ sai kiến thức lịch sử
  2. "Chung kết Olympia bị nhận xét câu hỏi nhàm chán, toàn kiến thức học thuộc lòng, không có câu Tiếng Anh nào". Kênh 14. 21 tháng 9 năm 2020.
  3. "Khán giả chê câu hỏi ở trận chung kết Olympia 2020". Zing. 20 tháng 9 năm 2020.
  4. “Thu Hằng giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia”. Tuổi trẻ. 20 tháng 9 năm 2020.
  5. “BTV Diệp Chi nhắn gửi quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2020: Thành công nào cũng có chút trái đắng”. VTV. 22 tháng 9 năm 2020.
  6. “Tóc Tiên, Châu Bùi lên tiếng bênh vực nữ Quán quân Olympia”. Báo Thanh niên. 22 tháng 9 năm 2020.
  7. “MC Mai Trang dẫn điểm cầu Ninh Bình lên tiếng xung quanh ồn ào Olympia”. VietNamNet. 23 tháng 9 năm 2020.
  8. “Dân mạng ném đá Quán quân Olympia vì thái độ tự tin quá đà, không lễ phép: Đừng đánh giá người khác dưới áp lực thi cử trên sóng VTV”. 20 tháng 9 năm 2020.

v - e - d

Mùa thi
Olympia 1 [1999 - 2000] • Olympia 2 [2000 - 2001] • Olympia 3 [2001 - 2002] • Olympia 4 [2002 - 2003] • Olympia 5 [2003 - 2004] • Olympia 6 [2004 - 2005]
Olympia 7 [2006 - 2007] • Olympia 8 [2007 - 2008] • Olympia 9 [2008 - 2009] • Olympia 10 [2009 - 2010]
Olympia 11 [2010 - 2011] • Olympia 12 [2011 - 2012] • Olympia 13 [2012 - 2013] • Olympia 14 [2013 - 2014] • Olympia 15 [2014 - 2015]
Olympia 16 [2015 - 2016] • Olympia 17 [2016 - 2017] • Olympia 18 [2017 - 2018] • Olympia 19 [2018 - 2019] • Olympia 20 [2019 - 2020]
Olympia 21 [2020 - 2021] • Olympia 22 [2021 - 2022] • Olympia 23 [2022 - 2023]
Các chương trình mở rộng
Olympia Online: Vòng nguyệt quế 1 [2011 - 2012] • Vòng nguyệt quế 2 [2012 - 2013]
Olympia dành cho học sinh trung học cơ sở: Năm thứ 1 [2012 - 2013]
Olympia dành cho sinh viên đại học: Năm thứ 1 [2012 - 2013]
Yếu tố
Mùa thi • Cuộc thi • Phần thi • Luật chơi • Thí sinh • Câu hỏi • Điểm số • Ô mạo hiểm • Ngôi sao hy vọng • Âm thanh • Olympedia • Olympia Global Network • Dẫn chương trình • Ban cố vấn • Giải thưởng • Kỷ lục • Sự việc
Đường lên đỉnh Olympia 20
Cuộc thi tuần
Tuần 1 Tháng 1 Quý 1 / Tuần 2 Tháng 1 Quý 1 / Tuần 3 Tháng 1 Quý 1
Tuần 1 Tháng 2 Quý 1 / Tuần 2 Tháng 2 Quý 1 / Tuần 3 Tháng 2 Quý 1
Tuần 1 Tháng 3 Quý 1 / Tuần 2 Tháng 3 Quý 1 / Tuần 3 Tháng 3 Quý 1
Tuần 1 Tháng 1 Quý 2 / Tuần 2 Tháng 1 Quý 2 / Tuần 3 Tháng 1 Quý 2
Tuần 1 Tháng 2 Quý 2 / Tuần 2 Tháng 2 Quý 2 / Tuần 3 Tháng 2 Quý 2
Tuần 1 Tháng 3 Quý 2 / Tuần 2 Tháng 3 Quý 2 / Tuần 3 Tháng 3 Quý 2
Tuần 1 Tháng 1 Quý 3 / Tuần 2 Tháng 1 Quý 3 / Tuần 3 Tháng 1 Quý 3
Tuần 1 Tháng 2 Quý 3 / Tuần 2 Tháng 2 Quý 3 / Tuần 3 Tháng 2 Quý 3
Tuần 1 Tháng 3 Quý 3 / Tuần 2 Tháng 3 Quý 3 / Tuần 3 Tháng 3 Quý 3
Tuần 1 Tháng 1 Quý 4 / Tuần 2 Tháng 1 Quý 4 / Tuần 3 Tháng 1 Quý 4
Tuần 1 Tháng 2 Quý 4 / Tuần 2 Tháng 2 Quý 4 / Tuần 3 Tháng 2 Quý 4
Tuần 1 Tháng 3 Quý 4 / Tuần 2 Tháng 3 Quý 4 / Tuần 3 Tháng 3 Quý 4
Cuộc thi tháng
Tháng 1 Quý 1 / Tháng 2 Quý 1 / Tháng 3 Quý 1
Tháng 1 Quý 2 / Tháng 2 Quý 2 / Tháng 3 Quý 2
Tháng 1 Quý 3 / Tháng 2 Quý 3 / Tháng 3 Quý 3
Tháng 1 Quý 4 / Tháng 2 Quý 4 / Tháng 3 Quý 4
Cuộc thi quý
Quý 1 / Quý 2 / Quý 3 / Quý 4
Cuộc thi năm
Chung kết
Gala: Tuổi 20 đáng sống
Gala

Chủ Đề