Được tổ chức thanh niên xung phong cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ là chính sách đối với

Hiện nay chúng ta có thể dễ ràng thấy lực lượng thanh niên xung phong ở bất kì đâu trên đất nước Việt Nam, họ đóng góp một phần không nhỏ vào thực hiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Với vai trò tích cực như vậy nhà nước đã có những quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong. Theo đó thì thanh niện xung phong phải hoàn tất những hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thanh niên xung phong theo đúng quy định. Vậy Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thanh niên xung phong được thực hiện như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: 

Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

Nghị định Số: 17/2021/NĐ-CP quy định chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Chính sách đối với đội viên thanh niên xung phong sau khi hoàn thành nhiệm vụ

Căn cứ theo quy định tại điều 7. Chính sách đối với đội viên thanh niên xung phong sau khi hoàn thành nhiệm vụ Nghị định Số: 17/2021/NĐ-CP quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện quy định cụ thể:

1. Được tổ chức thanh niên xung phong cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ.

2. Được ưu tiên khi tham gia tuyển dụng công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

3. Trường hợp có nguyện vọng ở lại định cư, lập nghiệp tại các địa phương là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được áp dụng các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội theo địa bàn nơi định cư.

Xem thêm: Thanh niên xung phong là gì? Lương của thanh niên xung phong?

4. Trường hợp thực hiện nhiệm vụ tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật thì được hưởng thêm các chính sách sau:

a] Trợ cấp 01 lần theo mức mỗi năm làm việc trong tổ chức thanh niên xung phong tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bằng 01 tháng tiền công hiện hưởng. Trường hợp không đủ 01 năm [12 tháng] nếu thời gian làm việc từ 01 tháng đến đủ 06 tháng thì hưởng 1/2 tháng tiền công, nếu thời gian làm việc trên 06 tháng thì được tính 01 tháng tiền công;

b] Được miễn gọi nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự;

c] Được cấp tiền tàu xe đi đường khi trở về địa phương.

Như vậy, pháp luật đã quy định cụ thể những chính sách mà thanh niên xung phong được hưởng cụ thể đó là giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ, giấy này sẽ là một loại giấy tờ có giá trị đối với mỗi cá nhân về tinh thần và có thể sử dụng đối với một số thủ tục của thanh niên xung phong

Thứ hai đó là chính sách về ưu tiên khi tham gia tuyển dụng công chức, viên chức theo quy định. điều này được hiểu là thanh niên xung phong sẽ được ưu tiên đói với các tiêu chí như điểm, lý lịch…theo đó nếu thanh niên xung phong tham gia tuyển dụng công chức, viên chức sẽ thuận lợi hơn vì bản chất của người thanh niên xung phong đã trang bị đầy đủ về đạo đức lối sống và kiến thức nên việc ưu tiên này là hợp lý.

Thứ ba đó là ” áp dụng các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội theo địa bàn nơi định cư đối với những vùng kinh tế khó khăn do pháp luật quy định, đây là quy định nhằm khuyển khích lực lượng trẻ tham gia vào công tác xây dựng phát triển đất nước ở các vùng kinh tế khó khăn. Việc ưu tiên về chính sách này có thể tạo ra động lực và đáp ứng điều kiện sinh hoạt và công tác cho họ.

Cuối cùng đó là chính sách về hưởng trợ cấp, miễn tiền tàu xe khi về quê, miễn gọi nhập ngũ khi thực hiện nhiệm vụ tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn để có thể tập trung hoàn thanh tốt công việ được giao thì pháp luât đề ra quy định này để có thể khuyến khích đội ngũ thanh niên xung phong thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao phó.

Xem thêm: Chế độ, chính sách đối với cựu thanh niên xung phong

Như vậy có thể thấy đội viên thanh niên xung phong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động.

2. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thanh niên xung phong

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi muốn làm hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp thanh niên xung phong thì cần những giấy tờ gì? Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, có quy định về hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp thanh niên xung phong.

Theo đó, hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp bao gồm:

1. Một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là thanh niên xung phong [là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã]:

– Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày Quyết định 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 có hiệu lực thi hành.

Xem thêm: Thanh niên tình nguyện là gì? Chính sách đối với thanh niên tình nguyện?

– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý thanh niên xung phong; Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khoẻ; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng thanh niên xung phong; Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ.

– Trường hợp thanh niên xung phong không còn một trong các giấy tờ quy định ở trên thì phải nộp bản khai có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi tham gia thanh niên xung phong [bản chính]. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai đối với đối tượng là người địa phương đi thanh niên xung phong nhưng hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương khác [nội dung xác nhận theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC].

Đối với thời kỳ ở miền Nam chưa có chính quyền thì trường hợp này cũng tương tự như trường hợp thay đổi địa danh hành chính. Người đi thanh niên xung phong ở đâu thì do Ủy ban nhân dân cấp xã, phường hiện nay ở đó xác nhận vào bản khai.

2. Bản khai cá nhân [lập theo mẫu số 1A hoặc 1B hoặc 1C ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC], cụ thể:

– Trường hợp đề nghị hưởng trợ cấp một lần thì lập theo mẫu số 1A đối với TNXP còn sống; nếu đã từ trần thì thân nhân TNXP lập theo mẫu số 1B.

– Trường hợp đề nghị hưởng trợ cấp hàng tháng thì lập theo mẫu số 1C.

3. Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, ngoài các giấy tờ quy định ở trên, phải có giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế cấp huyện trở lên [bản chính].

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đối tượng thanh niên xung phong hoặc thân nhân của thanh niên xung phong [trường hợp thanh niên xung phong đã từ trần] thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Xem thêm: Chính sách mới với hoạt động tình nguyện của thanh niên

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp và tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện [gửi qua Phòng Nội vụ].

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định [theo từng đợt], Phòng Nội vụ hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh [gửi qua Sở Nội vụ].

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp.

Đối với trường hợp thanh niên xung phong không còn một trong các giấy tờ chứng minh, Sở Nội vụ tổng hợp, chuyển danh sách đối tượng đến Hội cựu Thanh niên xung phong cấp tỉnh đề nghị kiểm tra, xác nhận cho ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.

Sau khi có Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ chuyển quyết định kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp của đối tượng cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định về giải quyết chế độ trợ cấp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoàn thành việc tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp một lần kèm theo công văn đề nghị bổ sung dự toán chi chế độ trợ cấp một lần, gửi 02 bản về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Đồng thời, tổ chức thực hiện việc chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng được hưởng theo quy định hiện hành.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định.

Kết luận: Chức năng của thanh niên xung phong được thành lập và hoạt động nhằm mục đích để huy động thanh niên xung kích tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở biên giới, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt là những vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sau đây gọi chung là vùng khó khăn và nhiệm vụ cấp bách, đột xuất khác do cơ quan có thẩm quyền giao nhằm góp phần giáo dục, rèn luyện và đào tạo thanh niên. Theo đó thanh niên xung phong được hưởng các chính sách ưu đãi do nhà nước đề ra và họ phải thực hiện hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thanh niên xung phong theo quy định để được hưởng.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thanh niên xung phong” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Video liên quan

Chủ Đề