Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Chiều dòng điện qui ước là chiều chuyển động của các hạt mang điện tích dương. Căn cứ vào chiều dòng điện và cường độ dòng điện ta có các khái niệm sau.

1. Dòng điện không đổi
Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.

Biểu thức cường độ dòng điện không đổi

\[I = \dfrac{q}{t}\]​

Trong đó:
  • I: cường độ dòng điện (A)
  • q: điện lượng (lượng điện tích) chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn (C)
  • t: thời gian điện lượng chuyển qua (s)
2. Dòng điện một chiều (DC)

Dòng điện một chiều: dòng điện có chiều không đổi theo thời gian (DC)

DC là viết tắt của Direct Current: Hiểu một cách đơn giản là dòng điện chảy theo một hướng cố định, không hề thay đổi. Cường độ có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều.


Một điện áp DC có giá trị luôn luôn là dương hoặc là âm. Giá trị có thể tăng hoặc giảm nhưng không bị thay đổi giữa dương và âm. Ví dụ: nguồn DC +5V vì lí do gì đó bị giảm giá trị xuống 3V hoặc 1V nhưng không thể là -1V.
Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

Dòng điện một chiều có cường độ không đổi theo thời gian​

Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

Dòng điện một chiều có cường độ thay đổi theo thời gian

Các bộ nguồn, pin thì cung cấp điện áp DC không đổi, là sự chọn lựa tốt cho các mạch điện của chúng ta. Nguyên tắc chung của các bộ nguồn này là chuyển đổi điện áp AC lớn ngõ vào thành một điện áp AC nhỏ hơn. Tiếp đó thì sử dụng cầu diod để chuyển đổi AC thành DC kết hợp với các tụ có giá trị lớn ngõ ra để tạo ra điện áp DC ngõ ra với một chút gợn sóng. Tùy vào chất lượng nguồn mà giá trị DC ngõ ra có gợn sóng nhiều hay ít. Nhưng đa phần là đáp ứng tốt cho hầu hết các mạch điện.
Dòng điện không đổi là dòng điện một chiều, nhưng điều ngược lại chưa chắc đúng.

Xem thêm: video lịch sử Electric Vocabulary

https://www.facebook.com/video.php?v=596231380708312


3/ Dòng điện xoay chiều:

Dòng điện xoay chiều (AC) là dòng điện có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian. Trong chương trình vật lý phổ thông ta chỉ xét dòng điện xoay chiều biến thiên tuần hoàn theo thời gian có đồ thị là hình sin.

Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

AC là viết tắt của Alternating Current: Là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian. Những biến đổi này thường có chu kỳ nhất định.

Để do dòng điện xoay chiều khi sử dụng dụng cụ đo ta phải chuyển sang chế độ ACA (đo cường độ dòng xoay chiều) chế độ ACV (đo điện áp dòng xoay chiều).

Dòng điện xoay chiều được tạo ra từ máy phát điện xoay chiều. Cấu tạo chính của máy phát điện xoay chiều gồm Roto (phần động) và Stato (phần tĩnh). Việc bố trí vòng dây và số cặp cực của Roto sẽ quyết định tần số ra của máy phát điện xoay chiều. Tần số của dòng điện xoay chiều có đơn vị là Héc (Hz).
Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

Cấu tạo bên trong của máy phát điện xoay chiều công suất nhỏ.

Trong quá trình lịch sử phát triển máy phát điện xoay chiều, tần số của dòng điện xoay chiều ban đầu lên tới 133Hz, tần số dòng điện xoay chiều càng lớn thì tốc độ quay của Roto càng lớn → giảm tuổi thọ sử dụng của máy phát điện xoay chiều. Sau rất nhiều thí nghiệm các nhà khoa học nhận thấy rằng tần số tối ưu nhất là 60Hz. Tuy nhiên một số nước thuộc chế độ CHXH trong đó có Việt Nam lại sử dụng tần số 50Hz, không thể chứng minh được tần số 50Hz tối ưu hơn tần số 60Hz và ngược lại, việc sử dụng tần số 50Hz, 60Hz mang ý nghĩa lịch sử, chính trị hơn là khoa học. Ngày nay ta không thể thay đổi lại tần số này vì muốn thay đổi phải sửa lại máy phát điện xoay chiều, điều đó là vô cùng lãng phí so với hiệu quả mà nó mang lại.

tham khảo: internet.

Định nghĩa dòng điện một chiều là gì? Định nghĩa dòng điện xoay chiều là gì? Tác dụng của dòng điện một chiều? Ưu điểm của dòng điện một chiều? Cách tạo ra dòng điện một chiều? Các loại nguồn điện một chiều?… Đây vốn là thắc mắc chung của rất nhiều bạn. Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu về định nghĩa dòng điện một chiều là gì cùng những nội dung liên quan nhé!

Định nghĩa dòng điện một chiều

Dòng điện một chiều là dòng điện chảy theo một hướng cố định, không hề thay đổi

Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là
Hình ảnh dòng điện một chiều

Tính chất của dòng điện 1 chiều

  • Cường độ dòng điện 1 chiều có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề đổi chiều.
  • Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm.
  • Dòng điện 1 chiều được tạo ra từ các nguồn như pin, nguồn năng lượng mặt trời.

Công thức tính cường độ dòng điện một chiều:

I=\frac{U}{R}

Trong đó:  

U: điện áp 2 đầu đoạn mạch (V)

R: điện trở đoạn mạch (Ôm)

Đơn vị: A

Định nghĩa dòng điện không đổi

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.

Công thức tính cường độ dòng điện không đổi:

\(I= \frac{\Delta q}{\Delta t}\)

Trongđó:

\(\Delta q\): điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn (C)

\(\Delta t\): thời gian (s)

Đơn vị: A

Lưu ý: Trong thực tế có khi người ta gọi dòng điện không đổi là dòng điện một chiều. Tuy nhiên có những dòng điện không đổi chiều nhưng lại có cường độ thay đổi như dòng chỉnh lưu, dòng xung điện một chiều.

Phân biệt dòng điện không đổi và dòng điện một chiều

Dòng điện Tính chất
Dòng điện một chiều Có chiều không đổi theo thời gian
Dòng điện không đổi Có chiều và cường độ không đổi theo thời gian

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn thông tin về định nghĩa dòng điện một chiều là gì, định nghĩa dòng điện xoay chiều là gì, tác dụng của dòng điện một chiều, ưu điểm của dòng điện một chiều, cách tạo ra dòng điện một chiều cũng như các loại nguồn điện một chiều… Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập và tìm hiểu của bản thân! Chúc bạn luôn nắm vững định nghĩa dòng điện một chiều!

Please follow and like us:

Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

Dòng Điện Không Đổi Vật Lý 11 là một trong những chương quan trọng nhất của vật lý lớp 11, đây cũng là chương học có nhiều kiến thức và là nền tảng để các bạn có thể học tốt các chương học sau này.

Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

Hôm nay Kiến Guru sẽ cùng các bạn tổng hợp các kiến thức trong chương Dòng Điện Không Đổi Vật Lý 11 và sau đó chúng ta sẽ cùng nhau kiểm tra lại kiến thức bằng một số câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. 

Và bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé.

I. Hệ thống kiến thức trong chương dòng điện không đổi vật lý 11

1. Dòng điện

Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt tải điện, có chiều quy ước là chiều chuyển động của các hạt điện tích dương. Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng từ.

Ngoài ra dòng điện còn có thể có các tác dụng nhiệt, hoá và một số tác dụng khác. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho tác dụng của dòng điện. Đối với dòng điện không đổi thì:

I=q/t

2. Nguồn điện

Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện. Suất điện động của nguồn điện được xác định bằng thương số giữa công của lực lạ làm dịch chuyển điệ tích dương q bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó.

E=A/q

Máy thu điện chuyển hoá một phần điện năng tiêu thụ thành các dạng năng lượng khác có ích, ngoài nhiệt. Khi nguồn điện đang nạp điện, nó là máy thu điện với suất phản điện có trị số bằng suất điện động của nguồn điện.

3. Định luật Ôm

Định luật Ôm với một điện trở thuần:

Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

Tích ir gọi là độ giảm điện thế trên điện trở R. Đặc trưng vôn – ampe của điện trở thuần có đồ

thị là đoạn thẳng qua gốc toạ độ.

Định luật Ôm cho toàn mạch

Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện:

Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

(dòng điện chạy từ A đến B, qua nguồn từ cực âm sang cực dương)

Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa máy thu

Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

(dòng điện chạy từ A đến B, qua máy thu từ cực dương sang cực âm)

4. Mắc nguồn điện thành bộ

Mắc nối tiếp:

Eb = E1 + E2 + ...+ En

rb = r1 + r2 + ... + rn

Trong trường hợp mắc xung đối: Nếu E1 > E2 thì

Eb = E1- E2

rb = r1 + r2

và dòng điện đi ra từ cực dương của E1.

Mắc song song: (n nguồn giống nhau)

Eb = E và rb = r/n


5. Điện năng và công suất điện. Định luật Jun – Lenxơ

Công và công suất của dòng điện ở đoạn mạch (điện năng và công suất điện ở đoạn mạch)

A = UIt; P = UI

Định luật Jun – Lenxơ:

Q = RI2t

Công và công suất của nguồn điện:

A = EIt; P = EI

Công suất của dụng cụ tiêu thụ điện:

Với dụng cụ tỏa nhiệt:

P=UI=RI2t

Với máy thu điện: P = EI + rI2

(P’= EI là phần công suất mà máy thu điện chuyển hoá thành dạng năng lượng có ích, không

phải là nhiệt)

- Đơn vị công (điện năng) và nhiệt lượng là jun (J), đơn vị của công suất là oát (W)

Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

II. Trắc nghiệm lý thuyết chương dòng điện không đổi vật lý 11

A. Đề bài trắc nghiệm dòng điện không đổi vật lý 11

1. Phát biểu nào sau đây là không chính xác ?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

2. Phát biểu nào sau đây là không chính xác ?

A. Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.

B Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.

C. Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.

D. Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.

3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy), có sự chuyển hoá từ nội năng thành điện năng.

B. Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy), có sự chuyển hoá từ cơ năng thành điện năng.

C. Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy), có sự chuyển hoá từ hóa năng thành điện năng.

D. Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy), có sự chuyển hoá từ quang năng thành điện năng.

4. Phát biểu nào sau đây là không chính xác ?

A. Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

B. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

C. Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.

D. Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn đó trong một đơn vị thời gian.

5. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài

A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.

B. Tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.

C. Giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.

D. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.

6. Cho một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song và mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu giảm trị số của điện trở R2 thì

A. Độ sụt thế trên R2 giảm.

B. Dòng điện qua R1 không thay đổi.

C. Dòng điện qua R1 tăng lên.

D. Công suất tiêu thụ trên R2 giảm.


Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là

B. Đáp án trắc nghiệm dòng điện không đổi vật lý 11

1. D

2. C

3. C

4. C

5. C

6. B

Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi qua kiến thức tổng quát của dòng điện không đổi vật lý 11. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn vừa khắc sâu những kiến thức lí thuyết và có thể vận dụng để nắm vững phương pháp làm bài tập.

Và hãy nhớ luôn ôn luyện lại kiến thức của chương này vì đây sẽ là nền tảng cho các bạn học tốt các chương tiếp theo không chỉ ở chương trình học lớp 11 mà còn ở chương trình học lớp 12 và kiến thức để thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia nhé!

Hẹn gặp các bạn vào các bài viết tiếp theo của Kiến Guru.