Doanh nghiệp nhà nước có phải là cơ quan nhà nước không

Doanh nghiệp nhà nước có phải là cơ quan nhà nước không

Luật Sở hữu trí tuệ 2022 sẽ có hiệu lực từ 01/01/2023 có nhiều nội dung mới đáng chú ý. Một trong số đó là về sáng chế. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 về sáng chế.

Doanh nghiệp nhà nước có phải là cơ quan nhà nước không

Nhiều quy định mới về nhãn hiệu đã được sửa đổi, bổ sung vào Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2022 của Việt Nam để nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo hộ tài sản trí tuệ và thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam theo các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là thành viên như CPTPP, EVFTA, RCEP… Bài viết dưới đây cung cấp 10 điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 liên quan đến nhãn hiệu mà các cá nhân, doanh nghiệp cần biết.

Doanh nghiệp nhà nước có phải là cơ quan nhà nước không

Chuyển nhượng nhãn hiệu chính là chuyển nhượng quyền sở hữu từ chủ nhãn hiệu sang cho bên nhận chuyển nhượng. Nếu không cẩn trọng và có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu mà bạn trả tiền để mua/chuyển nhượng sẽ không thể thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bạn.

Doanh nghiệp nhà nước có phải là cơ quan nhà nước không

Sáng chế không đương nhiên được bảo hộ mà phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ. Thực tế không phải ai cũng có đủ hiểu biết về pháp lý để có thể tự đi đăng ký sáng chế. Vì vậy, quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế của LuatVietnam.

Doanh nghiệp nhà nước. style=background-color:#0d6efd; text-align:center; color:white; font-weight:bold; border-radius:unset> Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

Doanh nghiệp nhà nước (hay Quốc doanh) là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn[1].
So với Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước thường được cho là kém hiệu quả và lợi nhuận thấp hơn. Trong khi các công ty tư nhân chi tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, Doanh nghiệp Nhà nước thường phải chịu trách nhiệm của xã hội, hoạt động vì lợi ích của người dân, được thành lập để đối phó với những thất bại của nền kinh tế. Điều đó dẫn đến việc các Doanh nghiệp Nhà nước không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các doanh nghiệp tư nhân[2].

Định nghĩa

(Theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước của Quốc hội nước Việt Nam)

  • Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc trên 50% vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước.
  • Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ hoặc trên 50% cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có trên 50% thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.
  • Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước là doanh nghiệp mà phần vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống.
  • Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác là công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.
  • Công ty nhà nước độc lập là công ty nhà nước không thuộc cơ cấu tổ chức của tổng công ty nhà nước.

Tổ chức kinh tế

Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh); Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư.
Hộ gia đình khi hoạt động kinh doanh, đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh thì chỉ là hộ kinh doanh, không phải là tổ chức kinh tế. Nếu hộ kinh doanh sử dụng quá 10 lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp[3].

Lý do thành lập Doanh nghiệp Nhà nước

Trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tiến sĩ Trần Vinh dự các Doanh nghiệp Nhà nước vẫn được thành lập vì các lý do sau[4]:

  • Độc quyền tư liệu sản xuất: độc chiếm tư liệu sản xuất xuất hiện do quy luật tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một ngành nhất định đạt được tối đa khi chỉ có một nguồn cung cấp duy nhất, chẳng hạn như trong ngành điện,nước. Quốc hữu hóa các ngành này thường để đảm bảo không bao giờ xảy ra chuyện doanh nghiệp tư nhân trở nên độc quyền và dựa vào đó bóc lột người lao động.
  • Thất bại của thị trường vốn:Có một số ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn và mức độ rủi ro cao khiến cho việc huy động vốn tư nhân qua thị trường vốn rất khó khăn.
  • Ngoại ứng: Các nhà đầu tư tư nhân không muốn đầu tư vào các ngành mà lợi ích của nó lan tỏa sang nhiều ngành khác trong khi họ không thu được từ sự lan tỏa này.
  • Công bằng xã hội:Khu vực tư nhân thường không hoặc ít khi chịu vươn tới các khu vực nghèo đói,vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn vì lợi nhuận thấp.Vì thế,phải có các Doanh nghiệp Nhà nước làm việc này để đảm bảo quyền tiếp cận tới các dịch vụ và tiện ích tối thiểu của người dân.

Tham khảo

  1. ^ “Luật số 14/2003/QH11 của Quốc hội: Luật Doanh nghiệp Nhà nước”. chinhphu.vn. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2013.
  2. ^ “Doanh nghiệp Nhà nước: Của ai, do ai và vì ai?”. vietnamnet. 24/4/2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  3. ^ “Tổ chức kinh tế là gì?”. danluat.thuvienphapluat.vn. 16 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ “Khi Doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ (phần 1)”. voatiengviet. 11 tháng 3 năm 2013.

Xem thêm

  • Công ty tư nhân
  • Công ty đại chúng

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Doanh_nghiệp_nhà_nước&oldid=69186701”