Đoạn thơ ở phận đọc hiểu gợi cho em suy nghĩ gì về vẻ đẹp của quê hương

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

vietanh2392008 rất mong câu trả lời từ bạn. Viết trả lời

Tuyển chọn những bài văn hay Họ gánh về cho tôi mùa ổi mùa xoài mùa mận.Với những bài văn mẫu đặc sắc, chi tiết dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!

Họ gánh về cho tôi mùa ổi mùa xoài mùa mận - Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Họ gánh về cho tôi mùa ổi mùa xoài mùa mận

Mùa sen mùa cốm trên vai

Ngày đi rưng rưng đôi dép lê

Tôi mua được mùa ổi mùa sen bằng đồng bạc lẻ

Đồng bạc lặng lẽ

Thấm đẫm sương đêm thấm đẫm mồ hôi […]

Họ gánh về cổng tôi bao mùa trinh nguyên, những mùa

tôi sẽ quên nếu thiếu họ

Hương nhãn Hưng Yên vừa vào mùa, sen Tây Hồ vừa nở,

cốm làng Vòng vừa trăn trở những hạt xanh

Họ gánh tặng tôi ngọn gió mát lành đồng quê

Nơi mẹ và con và chồng họ đứng chờ […]

Những ngôi sao của tôi

Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận

Vô danh giữa đời thường

Dẫu đôi lúc đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình dấu hỏi.

[Những ngôi sao hình quang gánh, Nguyễn Phan Quế Mai, giải Nhất cuộc thi Thơ về Hà Nội, 20210 do Đài Truyền hình Hà Nội và bán Văn nghệ tổ chức]

Câu 1 [0.5 điểm]. Chỉ ra các từ ngữ thuộc trường từ vựng quê hương có trong đoạn thơ trên.

Câu 2 [0.5 điểm]. Xác định biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong hai khổ thơ đầu. Phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 3 [1.0 điểm]. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ “Họ gánh tặng tôi ngọn gió mát lành đồng quê ”?

Câu 4 [1.0 điểm]. Câu thơ cuối gợi cho anh/chị suy nghĩ, trăn trở gì về thân phận của những người gánh hàng rong?

Lời giải:

Câu 1:

Học sinh xác định được một số từ vựng thuộc trường từ vựng quê hương như sau: đồng quê, hương nhãn, mùa sen, mùa xoài, mùa cốm…

Câu 2:

- Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng: Điệp ngữ [lặp lại các từ như mùa – mùa xoài, mùa mận, mùa sen, mùa cốm, mùa ổi; thấm đẫm – thấm đẫm sương đêm, thấm đẫm mồ hôi].

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh những vẻ đẹp trong gánh hàng rong ở quê nhà, đó là tình cảm gắn bó của tác giả với những kỉ niệm tuổi thơ, những kỉ niệm giúp tác giả luôn nhớ về quê hương của mình.

+ Tạo ra âm hưởng nhịp nhàng, đem lại dấu ấn dư ba trong lòng người đọc về những kỉ niệm xưa cũ.

Câu 3:

Câu thơ “Họ gánh tặng tôi ngọn gió mát lành đồng quê ” là cách nói ý nhị, chỉ những gánh hàng rong như những ngọn gió mát lành của quê hương, gợi không khí làng quên.

Câu thơ mang lại hình dung về cảm nhận của tác giả về những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó với những gánh hàng rong quen thuộc. Những gánh hàng đó không chỉ chở những sản vật của quê hương mà hơn cả là nét đẹp của quê nhà.

Câu 4:

Khổ thơ cuối gợi trong người đọc những suy nghĩ, trăn trở về thân phận con người:

- Những người gánh hàng rong phải mưu sinh, lo lắng cho cuộc sống đời thường hằng ngày của họ.

- Họ là những người vô danh, mang đến niềm vui, hạnh phúc cho mọi người nhưng liệu có ai quan tâm đến họ. Là một người có tấm lòng thương cảm, xót xa, tác giả tự đặt dấu hỏi cho mình về thân phận những người nghèo khó trong xã hội.

Thí sinh có thể trình bày những cảm nhận khác của riêng mình, nhưng cần đảm bảo những chỉ dẫn như trên.

Họ gánh về cho tôi mùa ổi mùa xoài mùa mận - Đề số 2

Đọc đoạn trích sau:

Họ gánh về cho tôi mùa ổi mùa xoài mùa mận

Mùa sen mùa cốm trên vai

Cả nắng ban mai cả hoàng hôn tím

Ngày đi rưng rưng đôi dép lê

Tôi mua được mùa ổi mùa sen bằng đồng bạc lẻ

Đồng bạc lặng lẽ

Thấm đẫm sương đêm thấm đẫm mồ hôi

Sau lưng họ đồng làng mồ côi hun hút gió

Vòng tay ngỏ

Lời ru con căng sữa

[…]

Những ngôi sao của tôi

Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận

Vô danh giữa đời thường

Dẫu đôi lúc đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình dấu hỏi.

[TríchNhững ngôi sao hình quang gánh, Nguyễn Phan Quế Mai]

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1.Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2.Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ nhà thơ qua những từ ngữ nào?

Câu 3.Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về thân phận của người bán hàng rong?

Sau lưng họ đồng làng mồ côi hun hút gió

Vòng tay ngỏ

Lời ru con căng sữa

Câu 4.Anh/chị hãy nhận xét về cảm xúc và suy nghĩ của tác giả đối với người bán hàng rong được thể hiện trong đoạn trích.

Lời giải:

Câu 1: Thể thơ tự do

Câu 2: Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ nhà thơ qua những từ ngữ: mùa ổi, mùa xoài, mùa mận, mùa sen.

Câu 3:

– Những dòng thơ Sau lưng họ đồng làng mồ côi hun hút gió/Vòng tay ngỏ/Lời ru con căng sữa là sự thấu hiểu của tác giả với người bán hàng rong:

+ Khi họ gánh hoa gánh hàng rong [trái cây] đi bán là gánh hết cả sản phẩm đồng quê đi khiến cho đồng làng mồ côi hun hút gió.

+ Còn con nhỏ của họ chịu cảnh khát thèm làm ra mà thiếu ăn khiến cho lời ru con căng sữa.

Câu 4:

– Tác giả suy tư, cảm thông, tri ân sâu sắc về những người bán hàng rong. Nhà thơ trân trọng những ngôi sao của mình, bởi họ đã gánh về những đồng quà, đã nhắc nhớ thời gian, đã đem lại ngọn gió mát lành cũng như những giá trị tinh thần vĩnh cửu trong lời hát.

– Nhà thơ cũng thấu hiểu được đằng sau thế giới kì diệu thiêng liêng mà những ngôi sao hình quang gánh góp phần tạo nên là sự nhọc nhằn khó lòng chia sẻ cùng ai được.

PTBĐ chính: biểu cảm Nội dung: đây là cảm nghĩ về quê hương của nhà thơ ,nhà thơ đã nhận ra quê hương của mỗi người chỉ có một như chỉ một người mẹ sinh ra ta .Nếu ta ko có ko có quê hương thì thật ko co

] Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Quê hương mang nặng nghĩa tình Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “…Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm …. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.” [Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân] Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? Câu 2: Xác định nội dung của đoạn thơ? Câu 3:Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? Câu 4: Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. GỢI Ý: Phần Câu Yêu cầu cần đạt I ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 2 - Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương của tác giả. 3 - Biện pháp tu từ: + Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần. + So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm trăng tỏ; như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: Nhẫn mạnhtình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết. 4 - HS trình bày thành một đoạn văn [từ 5-7 câu] - HS xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân: + Vai trò của quê hương. + Giáo dục tình yêu quê hương. 1. Giới thiệu vấn đề nghị nghị luận và tác phẩm lien quan đến vấn đề nghị luận: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. 2. Giải thích ý kiến trên: - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Trước khi đọc tác phẩm văn chương, những tình cảm đó chưa xuất hiện trong ta. Sau khi đọc tác phẩm, văn chương khơi gợi, giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, mới mẻ, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để ta làm giàu thêm tâm hồn. - Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: Văn chương bồi đắp thêm tình cảm, giúp ta nhận thức sâu sắc thêm về vấn đề để ta biết suy nghĩ, ý thức về mình, về những tình cảm đã có, để cho tình cảm ấy sâu sắc hơn, cao đẹp hơn. 3. Phân tích, chứng minh qua bài thơ “Bánh trôi nước”: * Bài thơ “Bánh trôi nước” bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có: - Bài thơ lấy đề tài dân dã, gần gũi, bình dị [Bánh trôi nước]. Qua hình ảnh chiếc bánh trôi, bài thơ gửi gắm chủ đề về người phụ nữ trong XH phong kiến – một chủ đề quen thuộc của văn học trung đại Việt Nam [vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong XHPK]. - Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật tài tình, tả chính xác chiếc bánh trôi đồng thời còn khơi gợi như Những liên tưởng sâu xa: + Bài thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của tác giả về vẻ đẹp ngoại hình, đặc biệt là ngợi ca, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ [dẫn chứng] + Bài thơ làm người đọc xúc động, thương cảm sâu sắc về thân phận chìm nổi, đắng cay, bất hạnh, phụ thuộc của người phụ nữ trong XHPK bất công [dẫn chứng]. * Bài thơ “Bánh trôi nước” gợi mở cho ta những tình cảm ta không có: - Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu thêm về XHPK xưa – một XH trọng nam khinh nữ. - Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc niềm căm phẫn, thái độ tố cáo XH đầy rẫy những bất công tàn bạo đã chà đạp lên số phận của người phụ nữ. * Nghệ thuật thể hiện: - Hình ảnh, ngôn ngữ dân dã, gần gũi, không cầu kì kiểu cách, ước lệ mà tự nhiên, mang đậm dấu ấn dân giân. - Giọng điệu: vừa kiêu hãnh, tự hào, vừa ngậm ngùi, xót xa, có thách thức. - Thể thơ và kết cấu: Thể thơ Đường luật được sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo. Kết cấu chặt chẽ và độc đáo, sự đối lập giữa thân phận và phẩm chất, bài thơ đã tạo ấn tượng về một vẻ đẹp ngời sáng của người phụ nữ, về một bản lĩnh Xuân Hương kiên cường, mạnh mẽ dám nhìn thẳng vào số phận, vượt lên số phận và thách thức với hoàn cảnh sống. 4. Đánh giá, mở rộng: - Nhận định trên cho thấy giá trị của văn chương: nuôi dưỡng, bồi đắp tình cảm con người, tạo ra phép màu trong cuộc sống, mở rộng cánh cửa lòng nhân ái, giúp ta hiểu thêm tình đời, tình người. - Bài thơ vừa ca ngợi vẻ đẹp cao quý, son sắt của người phụ nữ trong XHPK, vừa thể hiện niềm thương cảm đối với thân phận khổ đau của họ. “Bánh trôi nước” là một bài thơ hay bởi nó giản dị, để lại xúc động và ám ảnh trong lòng người đọc, có sức sống lâu bền trong trái tim những người yêu thơ. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Video liên quan

Chủ Đề