Định giá tài sản công ty cổ phần

Định giá tài sản công ty cổ phần

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Đối với các tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải định giá. Định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp được tiến hành như thế nào? Cá nhân, tổ chức khi góp vốn thành lập doanh nghiệp chắc hẳn rất quan tâm đến vấn đề này. Công ty Luật FBLAW sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến bạn.

1. Định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp

Định giá tài sản công ty cổ phần

Căn cứ quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

  • Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc người có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản thì mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn.

Theo quy định tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

  • Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam

2. Thẩm quyền định giá tài sản góp vốn

Chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn bao gồm:

– Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp

  • Thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận
  • Tổ chức thẩm định định giá

– Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động:

  • Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh
  • Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá
  • Tổ chức thẩm định định giá

Trong trường hợp tài sản được tổ chức thẩm định định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

3. Trách nhiệm khi tiến hành định giá tài sản góp vốn

Định giá tài sản công ty cổ phần

– Đối với tài sản khi góp vốn thành lập doanh nghiệp: Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020

  • Nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá
  • Liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế

– Đối với tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020

  • Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên hội đồng thành viên đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, thành viên hội đồng quản tri đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm két thúc định giá
  • Liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế

Trên đây là toàn bộ những quy định mới nhất của Luật doanh nghiệp về định giá tài sản góp vốn. Công ty Luật FBLAW chúng tôi hy vọng sẽ là người bạn, người đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường khởi nghiệp và thành công.

Công ty Luật FBLAW tự tin với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý nhanh chóng, hiệu quả, chất lượng đảm bảo sự hài lòng cho Quý khách hàng.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0961.156.954 – Hotline: 0973.098.987
  • Email: 
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Trân trọng./.

1.     Khái niệm

Là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường của tổng tài sản của doanh nghiệp.

2.     Công thức tính:

Giá trị thị trường của doanh nghiệp được tính toán dựa trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp và giá trị của vốn chủ sở hữu được tính như sau:

VE = VA – VD           

Trong đó:    VE: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu

                   VA: Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản

                   VD: Giá trị thị trường của nợ

Với:

2.1 Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản (VA) gồm có:

2.1.1. Tài sản hữu hình

2.1.1.1 Tài sản là hiện vật:

-  Tài sản cố định (kể cả tài sản cố định cho thuê)

Giá trị thực tế của tài sản cố định = Nguyên giá tính theo giá thị trường x Chất lượng còn lại của tài sản cố định tại thời điểm định giá.

+ Đối với những tài sản có giao dịch phổ biến trên thị trường thì căn cứ vào giá thị trường và áp dụng phương pháp so sánh giá bán để ước tính nguyên giá.

+ Đối những tài sản không có giao dịch phổ biến trên thị trường thì áp dụng các  phương pháp thẩm định giá bất động sản, máy thiết bị phù hợp khác để ước tính giá.

 -  Hàng hoá, vật tư, thành phẩm:

+ Đối với những hàng hoá, vật tư, thành phẩm có giá trên thị trường thì xác định theo giá thị trường:

Giá trị thực tế của hàng hoá, vật tư, thành phẩm = Số lượng hàng hoá, vật tư, thành phẩm * Đơn giá hàng hoá, vật tư, thành phẩm tính theo giá thị trường tại thời điểm định giá  * Chất lượng còn lại của hàng hoá, vật tư, thành phẩm

+ Đối với những hàng hoá, vật tư, thành phẩm không có giá trên thị trường thì xác định theo nguyên giá  ghi trên sổ sách kế toán * Chât lượng còn lại

2.1.1.2.  Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,...) của doanh nghiệp vào thời điểm thẩm định giá được tính như sau:

a.  Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.

b. Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng.

c.  Các giấy tờ có giá thì xác định theo giá giao dịch trên thị trường. Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ.

2.1.1.3. Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận vào thời điểm thẩm định giá.

2.1.1.4. Giá trị các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: về nguyên tắc phải đánh giá một cách toàn diện về giá trị đối với doanh nghiệp hiện đang sử dụng các khoản đầu tư đó. Tuy nhiên nếu các khoản đầu tư này không lớn thì căn cứ vào số liệu của bên đối tác đầu tư để xác định.

2.1.1.5. Đối với các khoản phải thu: do khả năng đòi nợ các khoản này có nhiều mức độ khác nhau; nên thông qua việc đối chiếu công nợ, đánh giá tính pháp lý, khả năng thu hồi nợ của từng khoản nợ cụ thể, từ đó loại ra những khoản nợ mà doanh nghiệp không thể đòi được, để xác định giá trị thực tế của các khoản phải thu.

2.1.1.6.   Đối với quyền thuê bất động sản tính theo thu nhập thực tế trên thị trường  hoặc theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai.

- Nếudoanh nghiệp đã  trả tiền thuê một lần cho nhiều năm thì tính lại theo giá thị trường vào thời điểm thẩm định giá.

  2.1.1.7.  Giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp: theo phương pháp này, người ta chỉ thừa nhận giá trị các tài sản vô hình đã được xác định trên sổ kế toán (số dư trên sổ kế toán vào thời điểm thẩm định giá) hoặc lợi thế về quyền thuê tài sản và thường không tính đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp.

Giá trị lợi thế thương mại của doanh nghiệp (nếu có) sẽ được xác định      trên cơ sở lấy giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp so sánh thị             trường, hoặc theo phương pháp thu nhập trừ cho giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp tài sản

 2.2. Giá trị thị trường của nợ (VD):được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán vào thời điểm thẩm định giá.

3.     Điều kiện áp dụng

Phương pháp này có thể áp dụng đối với đa số các loại hình doanh nghiệp mà tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản hữu hình.

4.     Ưu, nhược điểm:

+ Ưu: Đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi những kỹ năng tính toán phức  tạp.

+ Nhược: Phát sinh một số chi phí do phải thuê chuyên gia đánh giá tài sản; Không thể loại bỏ hoàn toàn tính chủ quan khi tính giá trị doanh nghiệp; Việc định giá doanh nghiệp dựa vào giá trị trên sổ sách kế toán, chưa tính được giá trị tiềm năng như thương hiệu, sự phát triển tương lai của doanh nghiệp.

5.     Hạn chế

Phương pháp này bị giới hạn trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản vô hình như doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, có bí quyết công nghệ, ban lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực và đội ngũ nhân viên giỏi,…