Đinh công mạnh là ai

Xứ Mường từ thời chưa lập tỉnh Hòa Bình, có một danh tướng tuyệt đối trung thành với nhà Lê, song cũng đã từng hợp tác rồi lại đụng độ với Tây Sơn và cũng sống dưới triều Gia Long, đó là ông Đinh Công Trinh. Không những thế, ông còn có bà vợ thứ tư là Nguyễn Thị Ánh - chị gái cùng cha khác mẹ với đại thi hào Nguyễn Du...

Đúng giờ Dậu ngày Mồng Một, tháng Mười, năm Mậu Thìn (1748), trong một gia đình họ Đinh Công dòng dõi quan lang nổi tiếng ở Vĩnh Đồng, một sinh linh cất tiếng khóc chào đời và được đặt tên là Đinh Công Trinh. Cả họ nhà lang vui mừng vì "trai mồng một..." ắt sau này làm nên cơ nghiệp… Không phụ niềm mong đợi của họ nhà lang, ông Trinh lớn lên có tầm vóc khỏe mạnh, sức lực hơn người, tướng mạo khôi ngô, trí tuệ thông minh nhanh nhẹn, phong tự rộng rãi, khí vũ hiên ngang và được bà con quý mến.

Khi ông Trinh vào tuổi hai mươi thì trong họ có người thiếu tư cách, hoang dâm vô độ, quấy nhiễu dân lành, gây ra nhiều điều độc ác nên ông rất buồn bực và căm phẫn. Nhưng ở trong hoàn cảnh không cho phép, lại được bà con, anh em khuyên can, ông đành đưa gia quyến tạm lánh lên Khụ Động và Thao Cả, rồi lên Mường Thàng (xã Cao Phong) nương nhờ cụ Đinh Công Hồ tức Hồ Quận Công. Qua một thời gian tiếp xúc, Hồ Quận Công rất mến thương và ngỏ ý muốn nhận Đinh Công Trinh làm con nuôi. Gặp người độ lượng, ông Trinh vui lòng nhận Hồ Quận Công làm cha nuôi.

Đinh công mạnh là ai
Khu mộ ông Đinh Công Trinh trước đây tại Đống Thếch, Kim Bôi!

Năm thứ 36, Cảnh Hưng Lê Hiến Tông, ông Trinh được lệnh đem quân lên vùng biên giới Trấn Minh (Cánh Đồng Chum) đánh giặc Việt - Lào. Dẹp xong giặc trở về, ông được phong sắc "Tây Lĩnh Bá". Năm Đinh Dậu (1777) ở Cao Phong có Lang Huân câu kết với một số người ở Thạch Bi và Vĩnh Đồng tập hợp gần một nghìn quân, hùng hổ kéo tới đánh phá, cướp bóc làng Chiềng Động, Khụ Động. Nhờ sự giúp binh lính của Hồ Quận Công, ông Trinh trở về phá tan bọn dư đảng, khôi phục lại Khụ Động và Vĩnh Đồng trong một năm mới xong.

Năm Quý Mão (1783), ông Trinh làm việc tại kinh thành, ở Vĩnh Đồng bọn dư đảng cầu viện Thổ tù Mường Vang (xã Trung Hoàng) thừa cơ đánh chiếm lại nội ngoại xã Vĩnh Đồng. Nhờ có con trai thứ ba của Hồ Quận Công là Thanh Phái Hầu giữ gìn giáp trung được 5 tháng, Hồ Quận Công sai con cả là Vượng Quân Công đem quân đến tiêu diệt bọn dư đảng. Từ đây, mối ân nghĩa giữa Hồ Quận Công và Đinh Công Trinh càng sâu sắc vững bền.

Khi quân Tây Sơn - Nguyễn Huệ ra Bắc đánh họ Trịnh rồi lại rút về Nam (Bính Ngọ 1786), tình hình đàng ngoài rối ren. Bên trong thì vua Lê Chiêu Thống với chúa Trịnh Bồng - Án Đô Vương có sự bất hòa, bên ngoài thì giặc cướp nổi lên khắp nơi. Vua Lê lệnh cho Hồ Quận Công và Đinh Công Trinh đem hơn một vạn quân sơn cước ra đóng ở Sơn Tây để bảo vệ đô thành. Ông Trinh được phong Tham Đốc tước Quận Công. Việc đóng quân này đã làm rung chuyển một vùng, khiến Trịnh Bồng phải cử Quận Thạc tức Hoàng Phùng Cơ đem quân về đóng ở Sơn Tây tìm cách đối phó.

Năm Đinh Mùi 1787, Tây Sơn lại kéo quân ra Bắc, Tiết chế Vũ Văn Nhậm tiến quân như vũ bão, quân nhà Lê tan vỡ từng mảng. Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu cứu vua Kiều Long nhà Mãn Thanh. Ông Đinh Công Trinh lúc này ở vào thế đơn độc nên đã hàng Tây Sơn để mưu đồ sau. Vua Quang Trung phong cho ông Trinh chức Đô Đốc tước Quận Công và ban cho ấn kiếm trấn giữ trấn Hưng Hóa.

Năm ông Trinh đã 41 tuổi (Mậu Thân 1788), tuy được Tây Sơn trọng dụng nhưng lòng ông luôn nhớ tới nhà Lê nên đến tháng 10, ông đã bỏ trấn Hưng Hóa trở về quê hương. Quân ông về đến xã Kệ Sơn thì đụng quân Tây Sơn do viên Tư mã Đổng Lý đóng đồn tại đây. Thừa lúc sơ hở, ông Trinh đã bắt được hai con voi trận của quân Tây Sơn đem về giữ ở làng Chiềng Động. Tháng Chạp cùng năm, Lê Chiêu Thống về nước cùng hai mươi vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sỹ Nghị cầm đầu sang xâm chiếm nước ta. Ông Trinh sửa soạn binh mã tiến ra thành Thăng Long bái yết và dâng nộp hai con voi. Lê Chiêu Thống khen ngợi và phong chức Khuông Quốc Đại Tướng Quân cho ông Trinh và giao thống lĩnh các đạo quân Sơn Tây và Hưng Hóa.

Năm Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung chia 5 đạo quân gồm 4 vị đô đốc Bảo, Long, Thuyết và Lộc đi theo đường bộ và đường thủy tiến đánh tan tành quân Mãn Thanh chỉ trong 5 ngày. Thấy tình hình không thuận lợi, ông Trinh cùng anh nuôi là Vương Quân Công rút quân về đóng ở Khụ Động và cử ông Lâm Trạch Hầu đóng quân ở vùng Kim Bôi chiếm lĩnh một dải núi từ Vĩnh Đồng đến Kim Bôi.

Năm Canh Tuất 1790 và Tân Hợi 1791, ông Trinh đã nuôi Vua Lê và Chúa Trịnh Bồng là Án Đô Vương, chiêu mộ binh mã, cùng mưu khôi phục, rước vua vào Cổ Lũng (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Vị Xuyên Hầu là con thứ hai của Hồ Quận Công ở lại hộ giá nhà vua, còn ông Trinh trở ra vùng Sơn Tây phu dụ nhân dân trước sau phải ăn ở cho trọn nghĩa vua tôi.

Đinh công mạnh là ai
Nhà thơ Lê Va ().

Năm Nhâm Tý 1792, ông Trinh tập hợp các thổ tù Sơn Âm, Ngọc Minh, Kim Bôi đem quân tập kích ở Xích Thổ gây thanh thế mỗi ngày một lớn với ý đồ tiến ra chiếm đóng Thăng Long. Nhưng sau đó quan Tư Đồ của Tây Sơn là Dũng đã cho quân vào sâu trong núi rừng để lùng sục, vây hãm, uy hiếp, dụ hàng. Ông Trinh cùng quân lính ở vào thế thủ rồi co cụm và di chuyển trên núi rừng hiểm trở đến bốn, năm năm. Sau gặp quá nhiều khó khăn nên ông Trinh và Nhị Lang là Vị Xuyên Hầu phải ra hàng Tây Sơn. Năm Kỷ Mùi 1799, khi bị giữ ở trong thành Thăng Long được khoảng 6 tháng, lợi dụng sơ hở, ông Trinh trốn về quê chờ thời cơ. Năm Canh Thân 1800, Tây Sơn cử Đốc Mãnh, Đốc Miêu thâm nhập các xã Nật Sơn, Hạ Bì, Thạch Bi bắt người dẫn đến Vĩnh Đồng nhưng ông Trinh cùng tùy tùng đã trốn lên núi. Khoảng 7 tháng sau thì được tin từ Kim Lô Sách cho biết đã đón dược Lê Đạt ra để phục hồi nhà Lê, ông Trinh liền chuẩn bị đội ngũ sẵn sàng vào hội kiến.

Đầu năm Tân Dậu 1801, Ông Trinh đem quân vào Kim Lô Sách cùng quan Thái Quận chiêu dụ các châu, số quân tướng đã có trên một vạn. Đại hội  họp ở Ngọc Lâu (Lạc Sơn) để chuẩn bị kéo quân về Thăng Long khôi phục nhà Lê. Nhưng ngán thay, Lê Đạt không phải người có chí khí, chỉ lo cá nhân, không lấy việc nước làm trọng! Các đạo quân đến trên một vạn thấy vậy bỏ về. Ông Trinh bàn với Thái Quận tìm xem trong nội tộc nhà Lê còn ai khả dĩ thì tôn lên làm minh chủ. Quan Thái Quận cho biết chỉ còn Lê Cán, ông Trinh liền cử người vào Sách Trung để đón rước. Tiếc thay tôi trung thì có mà minh chủ thì không, vận nhà Lê đã hết! Lê Cán, Lê Đạt đánh lẫn nhau! Các tướng lĩnh thấy vậy đều ngao ngán, rồi bỏ căn cứ mỗi người mỗi nơi. Không nản chí, ông Trinh chỉnh đốn binh hùng tướng mạnh đánh 2 trại Đăng Ân và Hoa Cổ của quân Tây Sơn do Đô Đốc Mãnh và Đô Đốc Du đóng giữ. Chiếm xong ông Trinh cho quân luyện tập chờ thời cục ra sao.

Năm Nhâm Tuất 1802, chiến sự nổi lên khắp nơi giữa quân Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã thắng Tây Sơn, lên ngôi vua lấy niên hiệu Gia Long. Ông Trinh tuổi đã 55, thấy thời thế đã biến đổi, để tránh sự nghi ngờ của nhà Nguyễn, bắt buộc ông phải ra chầu! Gia Long tỏ ý khen ngợi ban cho ông chức, tước: "Tuyên úy sứ, Tây Lĩnh Hầu" và giao cai quản dân binh 7 xã như thời nhà Lê.

Trên 30 năm xông pha nơi chiến trường, một lòng phò nhà Lê, thực là một danh tướng nhưng tiếc thay không gặp thời và không tìm đúng chủ! Năm Quý Hợi 1803, ngày 20 tháng Mười, vào giờ Dần, ông Đinh Công Trinh qua đời, hưởng thọ 56 tuổi. Gia Long đã cho sứ vào tận xã Vĩnh Đồng để phúng viếng và ban cho "Long chương nga nhỡn". Sinh thời ông Trinh lấy 7 vợ, trong đó có bà Nguyễn Thị Ánh là con của Tể tướng Nguyễn Nghiễm, chị em cùng cha khác mẹ với đại thi hào Nguyễn Du. Bà Ánh có một người con trai với ông Đinh Công Trinh tên là Đinh Công Cẩm. Ông Cẩm được gửi ra Thăng Long ở với bên ngoại để tiện việc học hành. Những ngày nghỉ Cẩm lại về quê nội ở Vĩnh Đồng, Kim Bôi vui chơi với anh em cùng trang lứa. Trong một lần tập đua ngựa, con ngựa sa hố ngã hất Cẩm vật xuống bãi nên bị chấn thương sọ não, một thời gian sau thì qua đời ở tuổi con rất trẻ, chưa có vợ con. Đau buồn trước cái chết của con trai, bà Ánh ốm yếu rồi cũng qua đời. Ông Đinh Công Trinh qua đời năm 1803, an táng tại khu mộ cổ Đống Thếch, xã Vĩnh Đồng - Kim Bôi.

(Theo gia phả dòng họ Đinh Công gốc ở Vĩnh Đồng, Kim Bôi)

Lê Va

Một Đinh Công Đạt (bình thường) ở giai đoạn “bình thường mới”, không còn tí chút gì khù khoằm, gai góc như Đạt này Đạt nọ của thời xưa. Vẫn ngày ngày cần mẫn, cặm cụi ở xưởng chế tác hệt bộ dạng như công nhân chính hiệu, thật khó để xác định anh đang trong vai nghệ sĩ, điêu khắc gia, họa sĩ, hay nhà thiết kế cao cấp… những danh xưng đã làm nên tên tuổi Đinh Công Đạt.

Đinh công mạnh là ai

Chiếc ghế xưa trong sưu tập của họa sĩ Lê Thiết Cương được làm mới bằng sơn mài, với mặt mây đan do nghệ nhân làng nghề Phú Vinh thể hiện. Ảnh: Đinh Công Đạt, Lam Phong.

Quan sát sản phẩm, tác phẩm ít ỏi còn kịp lưu lại xưởng trước khi lên đường về cùng chủ mới, câu trả lời cho “bản ngã” của Đinh Công Đạt, dần hé lộ, anh bảo: “Làm nghệ thuật, với một bức tranh, chỉ cần bề mặt là đủ, nhưng khi làm thiết kế, sản phẩm là hàng hóa, không được phép cẩu thả dù chỉ sai sót một chấm nhỏ. Người tiêu dùng chấp nhận trả giá cho sản phẩm ấy, họ không có lỗi gì khiến người thiết kế hành xử cẩu thả trên sản phẩm ấy được. Thế nên trong thiết kế của tôi, không có khái niệm mặt trái, mặt phụ”. Triết lý thiết kế ấy, giản đơn chỉ vài câu từ, nhưng để thực hiện chuẩn, khó hơn cả lên giời. Bởi trong ngôn ngữ sơn mài, bao công đoạn chi li, phức tạp, thời gian đôi ba tháng trời, thậm chí vài năm, mới tạo được sản phẩm ưng ý. Tìm được khách hàng hiểu đúng giá trị, khó hơn mò kim đáy bể. Nhưng Đạt (bình thường), làm được, lại làm dễ nữa là khác. Sự thành danh ấy, Đạt mượn câu của Kim Dung giải nghĩa: “Thành danh, chẳng chỉ do may mắn” và xem đó là khoái cảm bản thân để cật lực cày cuốc, lăn lộn với nghề như một công nhân hơn là nghệ sĩ.

Đinh công mạnh là ai

Ảnh: Đinh Công Đạt, Lam Phong.

Đinh công mạnh là ai

Bàn tròn sơn mài của Đinh Công Đạt, đường kính 84cm (cung Đăng Khoa), cao 32cm (cung Văn Chương), một tỉ lệ vàng trong thiết kế của người xưa. Ảnh: Đinh Công Đạt, Lam Phong.

“MỌI THỨ XUẤT PHÁT TỪ LÕI, TỪ CÁI BẮT ĐẦU LÀ VÓC, RỒI ĐÁNH VẢI, ĐÁNH KEO… TÔI LUÔN LÀM ĐÚNG THEO CÁCH CÁC CỤ NGÀY XƯA, KHÔNG THIẾU CÔNG ĐOẠN NÀO, THẬM CHÍ LÀM TỐT HƠN”.

Đinh công mạnh là ai

Chi tiết trang trí côn trùng thêm vào thiết kế, tạo điểm nhấn sinh động. Ảnh: Đinh Công Đạt, Lam Phong.

Đinh công mạnh là ai

Cánh cửa tủ đóng kiểu tây còn gọi là đồ Đông Dương được làm giữa 1930-1950 xương lim ván gỗ dâu phủ sơn ta vẽ uyên ương. Ảnh: Đinh Công Đạt, Lam Phong.

Chứng minh thêm cho sự thành danh trong nghệ thuật, Đinh Công Đạt tự sự: “Nghệ thuật không là bay bổng, mơ mộng như thường nghĩ. Nó không hề dễ dãi, mà đòi hỏi, khắc nghiệt lắm và cũng rất rõ ràng, công bằng. Kể cả thằng làm nghệ thuật có ác, khốn nạn, khó chịu, mất dạy, nhưng có tài, người cảm thụ có thể căm hờn, giận dỗi về lối sống, nhân cách theo cảm xúc cá nhân, nhưng tài năng vẫn được trân trọng”.

Làm nghệ thuật, bản năng là một phần, quan trọng nhất, theo Đinh Công Đạt, chính là: “Giờ bay!”, anh nói thêm: “Không có đường tắt nào cho nghệ thuật hay sáng tạo cả. Chuyện ăn chênh thời bao cấp, mua đầu chợ, bán cuối chợ, xưa lắm rồi. Chỉ có cách làm thật kỹ, lao động đến nơi đến chốn, làm nhiều hơn nói, mới mong tồn tại”.

Đinh công mạnh là ai

Bên phải trên cao mặt trolley bar ván gỗ làm vóc vẽ cá và lau. Ảnh: Đinh Công Đạt, Lam Phong.

“THÀNH CÔNG CỦA NTK LÀ GẶP ĐƯỢC KHÁCH HÀNG CHẤP NHẬN, HIỂU VÀ DÁM ĐỒNG HÀNH VỚI MÌNH. TÔI LÀM CHO KHÁCH HÀNG CẢM ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỦA CHÍNH HỌ TRONG THIẾT KẾ ẤY”.

Đinh công mạnh là ai

Đôn gỗ, được đặt theo thiết kế của Đinh Công Đạt, kỹ về mộng – khóa, chắc bền ở cốt, đẹp ở thể hiện, cao 600mm phủ sơn mài xanh vẽ hoa lan. Ảnh: Đinh Công Đạt, Lam Phong.

Đinh công mạnh là ai

Tủ trưng đồ, thiết kế mang nét mới, nhưng trên tinh thần cũ của đồ xưa, tạo cảm giác lạ – quen thú vị. Ảnh: Đinh Công Đạt, Lam Phong.

Đinh công mạnh là ai

Một Đinh Công Đạt cần mẫn hàng ngày như một công nhân thuần túy ở xưởng vẽ. Ảnh: Đinh Công Đạt, Lam Phong.

Không “nức nở” với sơn mài, chẳng “phong thánh” cho sơn ta, càng không bao giờ tự làm khó mình, Đạt (bình thường) bảo: “Đã bất tài thì thiết kế cái gì cũng lởm, vẽ gì cũng xấu, chất liệu gì vào tay cũng hỏng”. Và thế là Đinh Công Đạt tung tẩy, thỏa sức tăng “giờ bay”, với nhiều thiết kế hiện đại, sang trọng, lịch lãm, nhưng phảng phất nét quen đâu đó của xưa cũ, hoài niệm, nguyên do ở chỗ: “Tôi vận dụng khá nhiều thiết kế của người xưa ở tỉ lệ, các cụ đã tạo nên nhiều thiết kế mang tỷ lệ vàng, nhưng công năng lại bất hợp lý. Tôi giữ lại những cái hay, cái lợi điểm ấy và ứng vào thiết kế hiện đại, nên sẽ thấy ở đó phong cách mới, giá trị mới, nhưng cũng rất thân quen”.

Đinh công mạnh là ai

Chiếc tủ xưa mục nát, được níu lại dáng hình, tạo giá trị mới qua thiết kế của Đinh Công Đạt. Ảnh: Đinh Công Đạt, Lam Phong.

“VÀNG TÔI COI LÀ MỘT MÀU, MỘT CHẤT LIỆU, KHÔNG PHẢI CỨ LẮM VÀNG LÀ ĐẸP, LÀ SANG, VÌ NẾU ĐỂ SAI MÀU, SAI CHỖ, VÀNG CHỈ LÀ THỨ VỨT ĐI”.

Đinh công mạnh là ai

Chú chó làm từ chất liệu gỗ, sơn mài, với điệu bộ tinh nghịch, mang lại niềm vui cho người xem. Ảnh: Đinh Công Đạt, Lam Phong.

Đinh công mạnh là ai

Bộ tác phẩm trong dự án “Búp bê”, chế tác từ giấy bồi, phủ sơn, đang trưng bày tại Mỹ của Đinh Công Đạt. Ảnh: Đinh Công Đạt, Lam Phong.

Làm mới lại các sản phẩm cũ bằng sơn mài, là một trong những thế mạnh khi nhắc về Đinh Công Đạt, hỏi về nguyên do, anh bắn liên thanh: “Nhiều đồ vật cũ, mục nát, giá rẻ mạt, bỏ đi thì tiếc, đem làm củi cũng không xong, nhưng tỷ lệ đẹp, có giá trị hoài niệm riêng. Tôi coi đó là thứ nguyên liệu để sáng tác, thiết kế, đưa sơn mài vào và tạo cho sản phẩm một giá trị mới, hợp thời. Quan trọng hơn là níu giữ được tinh thần xưa cũ, trong đó có vẻ đẹp của di sản, truyền thống, ký ức, hoài niệm, thời kỳ lịch sử… và làm rất kỹ, bền, đẹp, bán rất đắt, tạo cho sản phẩm có giá trị vượt ngưỡng, làm như thế có muốn bỏ đi cũng phải đắn đo. Khi thiết kế ấy đắt giá, người sở hữu sẽ sử dụng, bảo quản, chăm chút cho nó kỹ lưỡng hơn, vậy là nó tiếp tục sống và có thể truyền đời bởi độ bền chắc, cùng vẻ đẹp tôi tạo ra cho sản phẩm”.

“NGHỆ THUẬT VỚI TÔI, KHÔNG SÂU CAY – DÀY VỎ, KHÔNG THÔNG ĐIỆP, CHỈ CẦN VUI LÀ ĐỦ. VẬT LIỆU ĐƠN GIẢN, CHẾ TÁC GIẢN ĐƠN, NHƯNG ĐƯỢC ĐÓN NHẬN… NGƯỜI THỂ HIỆN PHẢI THỰC SỰ YÊU THÍCH VÀ KHOÁI CHÍ KHI LÀM VIỆC MỚI ĐẠT ĐẾN CÁI VUI ẤY”.

Thực hiện chuyên đề: Nguyễn Đình | Ảnh: Đinh Công Đạt, Lam Phong.

Xem thêm:

Ứng dụng hình tượng Nghê trong kiến trúc Việt

Dáng Nghê chầu chốn lăng thiêng