Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần giá bao nhiêu?

Kết quả tái khám sau khoảng 2 tháng, khối u của bà Nguyễn Thị Cúc giảm gần 58% thể tích, chỉ còn 0,71 g, không thấy lồi cổ và cảm giác vướng cổ. Bác sĩ dự kiến khối u còn tiếp tục thu nhỏ thể tích, khả năng một năm sau chỉ còn lại mô sẹo, được xem là khỏi hoàn toàn.

Khi khám sức khỏe tổng quát ở địa phương, bác sĩ phát hiện nhân giáp của bà Cúc và tư vấn mổ bóc nhân. Tuy nhiên, bà ngần ngại chưa muốn phẫu thuật vì lo sợ các biến chứng có thể xảy ra. Tháng 8/2022, cảm thấy cổ lồi hơn và tự sờ thấy khối u, kèm theo khó chịu vùng cổ, bà đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.

Kết quả siêu âm cho thấy, nhân giáp của bà Cúc có kích thước 12x14x23 mm (tương đương 1,7 g), tăng sinh mạch máu nhiều. Bác sĩ chỉ định thực hiện đốt sóng cao tần (RFA) điều trị nhân giáp. Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, ít gây biến chứng cho bệnh nhân.

Theo BS.CKII Lê Văn Khánh, Trưởng khoa Điện quang can thiệp, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, bệnh nhân có nhân giáp lành tính gây lồi cổ mức độ nhẹ, có thể điều trị khỏi chỉ sau một lần đốt sóng cao tần.

Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần giá bao nhiêu?

U tuyến giáp gây lồi cổ ở bà Cúc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ sử dụng kim đốt nhân giáp bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn siêu âm. Thủ thuật kết thúc trong 30 phút, hình ảnh siêu âm kiểm tra cho thấy khối u được điều trị triệt để, không còn mạch máu trong nhân. Bà được xuất viện về ngay trong ngày.

Bà Cúc là một trong nhiều bệnh nhân có u lành tính tuyến giáp được điều trị thành công bằng kỹ thuật RFA tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thời gian qua. Theo bác sĩ Khánh, đa phần người bệnh lựa chọn kỹ thuật này thay cho phẫu thuật vì các ưu điểm bảo tồn tuyến giáp, không đau, không để lại sẹo hoặc sẹo rất nhỏ. So với phẫu thuật, tỷ lệ gặp biến chứng khi thực hiện RFA thấp hơn nhiều.

Bác sĩ Khánh chia sẻ thêm, phẫu thuật bóc tách nhân giáp thường khó tránh khỏi cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, dẫn tới một số nguy cơ như suy giáp, hạ canxi trong máu, thay đổi giọng nói. Trong khi đó, biến chứng đáng kể nhất của RFA là việc đốt trúng dây thần kinh quặt ngược gây khàn giọng. Điều này hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu bác sĩ có kinh nghiệm. Với tỷ lệ thực hiện thành công cao, Bệnh viện Tâm Anh đang hướng tới sử dụng RFA thay thế phẫu thuật trong điều trị u tuyến giáp lành tính.

Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần giá bao nhiêu?

BS.CKII Lê Văn Khánh thực hiện đốt sóng cao tần (RFA) điều trị u tuyến giáp.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Hiền, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, ngoài điều trị bướu giáp, nhân giáp lành tính, những năm gần đây RFA còn được một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... ứng dụng điều trị ung thư tuyến giáp. Một số nghiên cứu cho thấy, hơn 91% khối u biến mất hoàn toàn, số còn lại mặc dù không thể triệt tiêu hết u nhưng u cũng không phát triển thêm, tỷ lệ tái phát thấp. Lượng máu mất đi, thời gian nằm viện và chi phí đốt sóng cao tần cũng thấp hơn so với phẫu thuật.

Tháng 5/2021, Hiệp hội Tuyến giáp châu Âu đã ban hành hướng dẫn thực hành lâm sàng về việc sử dụng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu điều trị tuyến giáp ác tính. Trong đó, hiệp hội này chấp thuận sử dụng RFA điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy cơ biến chứng cao khi phẫu thuật, nhiều bệnh nền đi kèm, từ chối phẫu thuật hoặc trường hợp cần theo dõi chưa điều trị.

Đốt sóng cao tần (RFA) là phương pháp điều trị với mức độ xâm lấn tối thiểu giúp khắc phục nhược điểm của phẫu thuật trong điều trị u tuyến giáp lành và ác tính.

đốt sóng cao tần điều trị u tuyến giáp

Đốt sóng cao tần điều trị nhân giáp thành công cho người bệnh

Bà Nguyễn Thị Cúc (62 tuổi, ở Hà Nội) khám sức khỏe tổng quát phát hiện nhân giáp và được tư vấn mổ bóc nhân. Tuy nhiên, bà ngần ngại chưa muốn phẫu thuật vì lo sợ các biến chứng có thể xảy ra. Gần đây, cảm thấy cổ lồi hơn và tự sờ thấy khối u, kèm theo khó chịu vùng cổ, bà đến khám tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội.

Các bác sĩ xác định bà Cúc có nhân giáp kích thước 12x14x23 mm (tương đương 1.7 gram), tăng sinh mạch máu nhiều. Hiểu được nguyện vọng của bà Cúc, mong muốn điều trị bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu, ít gây biến chứng đến sức khỏe, các bác sĩ BVĐK Tâm Anh Hà Nội đã chỉ định thực hiện phương pháp đốt sóng cao tần (RFA) điều trị nhân giáp.

U tuyến giáp gây lồi cổ ở bà Cúc.

Theo BS.CKII Lê Văn Khánh, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh & Điện quang can thiệp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, bà Cúc có nhân giáp lành tính gây lồi cổ độ 1, là mức độ nhẹ, nên có thể điều trị khỏi chỉ sau một lần đốt sóng cao tần với hiệu quả cải thiện nhanh và rõ rệt. 

Sau khi tiến hành vô khuẩn vùng cổ với cồn iod, gây tê khoang quanh tuyến giáp, các bác sĩ sử dụng kim đốt nhân giáp bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn siêu âm. Chỉ chưa đầy 30 phút, thủ thuật kết thúc, hình ảnh siêu âm kiểm tra cho thấy khối u đã được phá hủy hoàn toàn, không còn mạch máu trong nhân. Bà C được xuất viện về ngay trong ngày. 

Kết quả tái khám sau khoảng 2 tháng cho thấy khối u của người bệnh đã giảm gần 58% thể tích, chỉ còn 0.71 gam, không thấy lồi cổ, không còn cảm giác vướng cổ như trước. Bác sĩ dự kiến khối u sẽ còn tiếp tục thu nhỏ thể tích, khả năng 1 năm sau sẽ chỉ còn lại mô sẹo, được xem là khỏi hoàn toàn.

Bà Cúc là một trong nhiều bệnh nhân có u lành tính tuyến giáp được điều trị thành công bằng kỹ thuật RFA tại BVĐK Tâm Anh thời gian qua. Theo bác sĩ Khánh, đa phần người bệnh lựa chọn RFA thay cho phẫu thuật vì các ưu điểm bảo tồn tuyến giáp, không đau, không để lại sẹo hoặc sẹo rất nhỏ. 

Đặc biệt so với phẫu thuật, tỷ lệ gặp biến chứng khi thực hiện RFA thấp hơn nhiều. Phẫu thuật bóc tách nhân giáp thường khó tránh khỏi cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, dẫn tới một số nguy cơ như suy giáp, hạ canxi trong máu, thay đổi giọng nói. Trong khi đó, biến chứng đáng kể nhất của RFA là việc đốt trúng dây thần kinh quặt ngược gây khàn giọng, điều này hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu bác sĩ có kinh nghiệm. 

“Với tỷ lệ thực hiện thành công cao, BVĐK Tâm Anh đang hướng tới sử dụng RFA thay thế phẫu thuật trong điều trị u tuyến giáp lành tính”, bác sĩ Khánh cho biết.

BS.CKII Lê Văn Khánh thực hiện đốt sóng cao tần (RFA) điều trị u tuyến giáp.

RFA – Triển vọng trong điều trị ung thư tuyến giáp

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Hiền, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh & Điện quang can thiệp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, ngoài điều trị bướu giáp, nhân giáp lành tính, những năm gần đây RFA còn được một số nước đưa vào điều trị ung thư tuyến giáp. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc hiện là các quốc gia tiên phong áp dụng thường quy phương pháp điều trị này.

Nghiên cứu thử nghiệm tại những quốc gia trên cho thấy hiệu quả khả quan của RFA trong điều trị ung thư tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp thể nhú (PTMC) – thể phổ biến nhất. Phó giáo sư Nguyễn Xuân Hiền dẫn nghiên cứu công bố năm 2019 của nhóm tác giả Hàn Quốc gồm Hyun Kyung Lim và các cộng sự, tiến hành trên 133 bệnh nhân, với 152 nhân PTMC kích thước 3-10mm được điều trị bằng RFA. Kết quả cho thấy 91,4% trường hợp khối u biến mất hoàn toàn, số còn lại mặc dù không thể triệt tiêu hết u nhưng u cũng không phát triển thêm. Trong 39 tháng theo dõi, không có trường hợp nào bị tái phát hoặc xảy ra di căn. Tỷ lệ biến chứng là 3%. Các bác sĩ cho rằng, RFA là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả dành cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể nhú kích thước nhỏ, những người không đủ điều kiện phẫu thuật hoặc từ chối phẫu thuật. 

Một nghiên cứu khác trên quy mô lớn với 884 bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể nhú, được bác sĩ Trung Quốc gồm Lin Yan và các cộng sự báo cáo năm 2021, nhằm so sánh hiệu quả của phương pháp RFA so với phẫu thuật cắt bỏ thùy giáp trong điều trị PTMC. Trong đó, 424 bệnh nhân điều trị bằng RFA, 460 bệnh nhân điều trị bằng phẫu thuật. Kết quả theo dõi trong 5 năm cho thấy không có sự khác biệt nào về hiệu quả điều trị ung thư giữa hai phương pháp này. Tỷ lệ di căn hạch sau RFA và phẫu thuật là tương đương nhau (0.6%). Mặc dù phẫu thuật có tỷ lệ tái phát sau điều trị thấp hơn RFA, nhưng biến chứng lại đa dạng và chiếm tỷ lệ cao hơn, với 2.5% bệnh nhân bị liệt dây thần kinh thanh quản, 1.3% bệnh nhân bị suy giáp, trong khi tỷ lệ này ở nhóm điều trị bằng RFA là 0%. Các chỉ số về thời gian thực hiện thủ thuật, lượng máu mất, thời gian nằm viện và chi phí của RFA cũng thấp hơn so với phẫu thuật.

Tháng 5/2021, Hiệp hội Tuyến giáp châu Âu đã ban hành hướng dẫn thực hành lâm sàng về việc sử dụng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu điều trị tổn thương tuyến giáp ác tính. Trong đó có việc chấp thuận sử dụng RFA điều trị cho những bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy cơ biến chứng cao khi phẫu thuật, nhiều bệnh nền đi kèm, từ chối phẫu thuật hoặc thuộc diện giám sát chủ động (theo dõi mà không bắt buộc điều trị).

“RFA có thể là một hướng xử trí mới đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư tuyến giáp trong tương lai gần. Chúng tôi đã chuẩn bị mọi điều kiện chuyên môn và cơ sở vật chất để đón đầu xu hướng này: thiết bị siêu âm đầu dò tần số cao, độ phân giải lớn 2D và 3D, máy đốt sóng cao tần hiện đại, máy chụp cộng hưởng từ…. Bệnh viện thành lập riêng khu can thiệp ngoài mạch máu kèm nơi theo dõi cho người bệnh sau khi đốt RFA tuyến giáp, hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị và kiểm soát biến chứng nếu có”, Phó giáo sư Nguyễn Xuân Hiền chia sẻ.

Để đặt lịch khám, tầm soát và điều trị bệnh lý tuyến giáp tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh, vui lòng liên hệ: