Điều trị phụ khoa bằng sóng ngắn

ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị bằng sóng điện trường cao tần xoay chiều. Trong vật lý trị liệu thường sử dụng sóng ngắn có tần số 13,7 MHz và 27,3 MHz tương đương bước sóng 22 và 11m, sóng cực ngắn tần số 39,5 MHz tương đương bước sóng 7,6m.

Cơ chế tác dụng chính: tương tác điện trường cao tần đối với tổ chức sống và tăng nhiệt các mô bằng vơ chế nội nhiệt.

Chỉ sử dụng điều trị cục bộ.

II. CHỈ ĐỊNH

Chống viêm.

Giảm sưng nề và máu tụ sau chấn thương, phẫu thuật.

Tăng dinh dưỡng tổ chức tại chỗ.

Giảm đau cục bộ.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người có mang máy tạo nhịp tim.

Các loại u ác tính u máu.

Lao chưa ổn định.

Bệnh máu, đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu.

Thai nhi.

Cơ thể suy kiệt nặng, suy tim, đang sốt cao.

Người quá mẫn cảm với điện trường cao tần.

Điều trị trực tiếp qua não, tủy sống, tim, vùng cơ thể có kim loại.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

bác sỹ Phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

Phương tiện: máy sóng ngắn hay sóng cực ngắn cùng các phụ kiện, kiểm tra các thông số kỹ thuật.

Người bệnh: giải thích cho người bệnh yên tâm. Tháo bỏ các  dụng cụ kim loại như đồng hồ, đồ trang sức…Kiểm tra vùng điều trị, nếu có mồ hôi hay nước ướt phải lau khô.

Tìm hiểu phiếu điều trị, chỉ định.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Chọn tư thế người bệnh phù hợp (nằm, ngồi), chọn và đặt điện cực đúng vị trí theo chỉ định.

Đặt các thông số kỹ thuật như công suất, thời gian, chế độ biểu hiện trên máy.

Kiểm tra giây nối đất nếu có.

Kiểm tra trường điện từ phát ra ở điện cực bằng đèn thử điều trị.

Tắt máy khi hết thời gian, thăm hỏi người bệnh, ghi phiếu 

THEO DÕI

Cảm giác và phản ứng của người bệnh.

Hoạt động máy xê dịch điện cực cần điều chỉnh đúng và kiểm tra.

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Điện giật: tắt máy, xử trí điện giật.

Bỏng tại chỗ: xử trí như xử trí bỏng nhiệt.

Ảnh hưởng của điện trường đối với kỹ thuật viên gây mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn tế bào máu, kỹ thuật viên phải ngồi xa máy lúc vận hành ít nhất 3 mét, 6 tháng kiểm tra tế bào một lần.

Điều trị bằng sóng ngắn là một phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu sử dụng bức xạ điện từ có bước sóng tính bằng mét, với bước sóng 11,2 m. Đây là phương pháp ứng dụng những dao động điện từ cao tần để sinh nhiệt đối với các cơ quan trong cơ thể, nhằm kích thích dây thần kinh vận động và cảm giác.

Điều trị phụ khoa bằng sóng ngắn


Tác dụng điều trị của sóng ngắn -    Gia tăng dinh dưỡng chuyển hóa bằng thúc đẩy thay đổi hóa học trong mô, thải bỏ chất cặn bã -    Lưu thông mạch máu: Tăng tuần hoàn bằng tác dụng trực tiếp lên mạch, kích thích lên các đầu dây thần kinh, tăng lượng máu lưu thông đến các cơ. -    Thư giãn cho cơ và tăng co bóp cơ -    Tăng thân nhiệt -    Hạ huyết áp, điều hòa nhiệt độ và tăng hoạt động các tuyến mồ hôi. -    Chống viêm, giảm phù nề, tăng hoạt tính nội tiết và tái tạo tế bào.

Phương pháp điều trị bằng sóng ngắn được ứng dụng trong điều trị

-    Chống viêm: Viêm quanh khớp vai, viêm bao hoạt dịch, viêm điểm bám gân, viêm khớp, viêm cơ, viêm màng xương, đau lưng, đau cổ vai gáy, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh ngoại vi, co cứng cơ…   -    Chống sưng nề và máu tụ sau chấn thương, vết thương nhiễm khuẩn, phù nề và đau sau mổ, kích thích quá trình lành vết thương -    Giảm đau cho thần kinh cảm giác, thần kinh ngoại vi -    Thư giãn cơ, giảm co thắt cơ 

Trường hợp chống chỉ định

-    Khối u ác tính.                                                                       -    Người bệnh mang thiết bị điện tử cấy ghép (Ví dụ: Máy điều hòa nhịp tim) -    Bệnh lao -    Nhiễm khuẩn -    Sốt                                                                                           -    Rối loạn lưu thông động mạch và tĩnh mạch (Ví dụ: Xơ vữa động mạch, huyết khối…)                                                                                  -    Đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu nội tạng.                                      -    Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp biến dạng vì tăng nhiệt ở khớp gây tăng hoạt tính của men collagenase phá hủy sụn.                                   Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh tim, rối loạn cảm giác, quá mẫn cảm với sóng ngắn không nên áp dụng phương pháp trị liệu này mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Phương pháp điều trị bằng sóng ngắn đã và đang thực hiện tại khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Với chi chi phí hợp lý, an toàn, mang lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh.

ĐIỀU TRỊ VIÊM DÍNH TIỂU KHUNG BẰNG HỒNG NGOẠI, SÓNG NGẮN

(Cập nhật: 28/11/2017)

ĐIỀU TRỊ VIÊM DÍNH TIỂU KHUNG BẰNG HỒNG NGOẠI, SÓNG NGẮN

PHẦN I. ĐIỀU TRỊ BẰNG HỒNG NGOẠI

I. CHỈ ĐỊNH:

- Viêm mạn tính:

- Phù nề do viêm, chèn ép, chấn thương - Đau - Tổ chức da, cơ sẹo xơ dính - Thiểu dưỡng do tuần hoàn kém - Co thắt cơ, cơ tăng trương lực. - Vết thương chậm liền

II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

- Đang sốt cao

 - Đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu

 - Nhiễm trùng cấp

 - Chấn thương mới đang chảy máu hoặc đang tiết dịch nhiều ( có thể điều trị hồng ngoại khi đã ổn định để tiêu dịch và máu tụ)

- Vùng có u ác tính

 - Lao đang tiến triển

- Suy tim độ III, IV. Vùng mất cảm giác nóng lạnh

- Có cảm ứng đặc biệt với bức xạ sáng

 - Kèm đau bụng do các bệnh ngoại khoa: Đau do thủng dạ dày, viêm ruột thừa

III. QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ:

1. Chuẩn bị dụng cụ:

- Đèn hồng ngoại, dây dẫn, giường ghế, khăn, gối, thước dây

2. Chuẩn bị dụng cụ:

- Tiếp xúc giải thích động viên, nói cho bệnh nhân biết cảm giác nóng ấm vừa phải

- Đặt tư thế nằm hoặc ngồi cho phù hợp vùng điều trị

- Bộc lộ vùng điều trị, các vùng khác che lại

3. Chuẩn bị kỹ thuật viên:

- Trang phục đầy đủ, đứng hoặc ngồi cạnh bệnh nhân

 4. Kỹ thuật tiến hành:

- Kiểm tra đèn, dây dẫn, ổ cắm

- Di chuyển đèn thẳng góc với vùng điều trị

- Đo khoảng cách từ đèn đến da bệnh nhân 50cm

- Bật đèn, tính thời gian điều trị

- Hỏi cảm giác bệnh nhân ( nóng ấm). Điều chỉnh khoảng cách nếu cần

- Hết giờ tắt đèn và di chuyển đèn khỏi vùng điều trị

- Dặn dò bệnh nhân, ghi chép hồ sơ, thu dọn dụng cụ

 V. TAI BIẾN ĐIỀU TRỊ TIA HỒNG NGOẠI:

1. BỎNG DA:

2. ĐIỆN GIẬT DO HỞ DÂY DẪN

3. HOẠI TỬ TRÊN DA VÙNG ĐIỀU TRỊ:

- Tai biến này xảy ra do sử dụng tia hồng ngoại ở nhiều vùng da có rối loạn tuần hoàn, do không thể cung cấp đủ nhu cầu oxy cho mô trong khi quá trình biến dưỡng gia tăng dưới tác dụng nhiệt

4 TĂNG CẢM GIÁC ĐAU:

Khi mới bắt đầu viêm cấp tính nếu điều trị tia hồng ngoại da sẽ bị sưng nề và đau tăng lên

5. ĐAU ĐẦU:

Chiếu tia hồng ngoại mồ hôi không tiết ra được hay trong điều kiện thời tiết quá nóng, Đây là biểu hiện của một tình trạng say nóng,

6. TÁO BÓN:

Do bệnh nhân đổ mồ hôi mà không bù đắp đủ lượng nước cần thiết

7. NGẤT :

Chiếu hồng ngoại toàn thân hoặc diện rộng có thể gây giãn mạch, hạ huyết áp làm bệnh nhân ngất xỉu do thiếu máu não. Ngất cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân ngồi bật dậy sau khi điều trị toàn thân

8. TỔN THƯƠNG MẮT:

Có giả thiết cho rằng tia hồng ngoại có thể gây đục thủy tinh thể. Cũng có thể hồng ngoại gây bong võng mạc, nên cần phải bảo vệ mắt khi sử dụng hồng ngoại

VI. LIỀU LƯỢNG ĐIỀU TRỊ:

- Viêm cấp tính điều trị thời gian tử 10 – 15 phút /1 lần, ngày điều trị 2 lần

- Viêm mãn tính: điều trị thời gian tử 15 – 30 phút/1 lần, ngày điều trị 1 lần

VII. BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI ĐIỀU TRỊ HỒNG NGOẠI:

- Thử cảm giác nóng lạnh trên bệnh nhân, nếu cảm giác kém không điều trị

- Nếu nóng quá bệnh nhân phải báo cáo cho thầy thuốc

- Không tự ý tăng giảm điều trị

- Khi đang điều trị không chạm tay vào đèn và di chuyển đèn

- Không chiếu tia hồng ngoại vào mắt bệnh nhân, nếu chiếu phải che mắt

- Khi điều trị nếu bệnh nhân ra mồ hôi nhiều phải cho bệnh nhân uống nước pha với đường và muối

- Da vùng điều trị phải khô và sạch

PHẦN II: ĐIỀU TRỊ BẰNG SÓNG NGẮN

I, CHỈ ĐỊNH:

+ Viêm phụ khoa: viêm tuyến sữa, viêm tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng II, CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

+ Đang chảy máu tại chỗ hoặc toàn thân

+ Bệnh về máu

+ Đang sốt cao

+ Viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch, tràn dịch khớp, suy tim độ 3 – 4

+ Lao chưa ổn định, bệnh nhân ung thư

+ Người quá mẫn cảm với điện trường cao tần

+ Nhiễm trùng trong sâu có mủ

+ Mất cảm giác trên vùng da

+ Có vật kim loại trên người

+ Người có thai huyết áp giảm

III, CHUẨN BỊ VÀ KỸ THUẬT:

1, Chuẩn bị liều điều trị:

+ Liều 1: Nóng ấm nhẹ công suất máy = 20w

+ Liều 2: Nóng ấm vừa công suất máy = 40w

+ Liều 3: Hơi nóng công suất máy = 60 – 70w

+ Liều 4: Nóng vẫn chịu được = 100 – 120w Điều trị 1 – 2 lần đợt điều trị 7 – 10 ngày 2, Chuẩn bị dụng cụ:

Máy sóng ngắn, dây dẫn, điện cực, tụ điện to, nhỏ tùy theo vị trí điều trị, điện cực phải to hơn vùng điều trị

3, Chuẩn bị bệnh nhân:

+ Tiếp xúc, giải thích, động viên, nói rõ cảm giác sóng ấm khi điều trị

+ Bỏ hết đồ kim loại trong người ra

+ Da khô, sạch sẽ, cởi bỏ quần áo, bộc lộ vùng điều trị

+ Nằm hoặc ngồi tùy theo vị trí điều trị

IV, KỸ THUẬT TIẾN HÀNH:

+ Đọc phiếu điều trị

+ Đặt điện cực, dây dẫn đúng vị trí điều trị

+ Đặt 2 điện cực vào vùng điều trị

+ Khoảng cách từ điện cực đến da là 2 – 4 cm

+ Bật máy

+ Điều chỉnh liều điều trị

+ Thử đèn phát sóng

+ Hỏi cảm giác nóng ấm của bệnh nhân

+ 3 – 5 phút kiểm tra máy và bệnh nhân 1 lần

 + Hết giờ điều trị, vặn các nút về 0, tắt máy, bỏ điện cực ra

+ Ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án

V, TAI BIẾN ĐIỀU TRỊ SÓNG NGẮN

1, Bỏng nhiệt

2, Rộp da

3, Qúa liều gây đau

4, Hoại thư

5, Điện giật

 6, Ngất xỉu

7, Chóng mặt

8, Ớn lạnh

 9, Cháy bóng đèn hỏng máy