Điều khiển máy tính từ xa Win 10

Remote Desktop Win 10 là một tính năng cho phép người sử dụng có thể điều khiển máy tính từ xa trong cùng một hệ thống máy tính, bằng cách thông qua địa chỉ IP trong mạng Lan. Remote Desktop Protocol [RDP] sẽ giúp người sử dụng kết nối nhanh chóng và có thể sử dụng được mọi thao tác trên chiếc máy tính từ xa trên PC Windows 10 như các bạn đang ngồi trước máy thật.

Trong bài viết này, Techcare – Hệ thống mua bán sửa chữa laptop uy tín hàng đầu tại Đà Nẵng sẽ hướng dẫn đến các bạn cách bật và sử dụng Remote Desktop Win 10. Đặc biệt là không riêng gì với hệ điều hành Windows 10 mà các bạn còn có thể áp dụng được đối với hệ điều hành Windows 7, 8 tương tự như cách này.

Tham khảo Thêm: 
cách tắt tường lửa trong win 10
Cách chỉnh full màn hình desktop win 7
cách cài hình nền máy tính
Mất hết icon trên Desktop win 7

Tính năng Remote Desktop này đã mặc định được tắt trên tất cả các phiên bản Windows, kể cả đối với Win 10. Chính vì vậy, nếu các bạn muốn sử dụng thì bạn phải bật lên nhé!

Cách bật tính năng Remote Desktop Win 10 như sau:

Bước 1: Trước tiên, các bạn hãy nhấp chuột phải vào This PC và chọn Properties.

Sau đó, từ cửa sổ System bạn tiến hành nhấp chuột vào mục Remote settings từ danh sách ở phía bên trái.

Bước 2: Tiếp theo, khi cửa sổ System Properties vừa được xuất hiện trên màn hình. Ở tab Remote bạn hãy tích chọn vào mục Allow remote connections to this computer.

Tiếp đó, các bạn tích chọn vào mục Network Level Authentication rồi bấm nút OK để có thể lưu lại cài đặt.

Như vậy là tính năng Remote Desktop Win 10 đã được bạn bật thành công.

Tham khảo thêm: your windows license will expire soon

Đầu tiên, để có thể kết nối và sử dụng Remote Desktop win 10 thì 2 chiếc máy tính của bạn phải được kết nối cùng với một mạng máy tính. Đối với trường hợp khác mạng thì các bạn cần phải sử dụng đến một công cụ khác, chẳng hạn như Teamviewer.

Ở đây, để các bạn dễ hiểu hơn thì chúng tôi sẽ gọi chiếc máy mà bạn đang dùng là máy A, còn máy cần được điều khiển sẽ là máy B.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Thứ nhất: Các bạn cần phải bật tính năng Remote Desktop win 10 trên cả 2 máy tính.

Thứ hai: Từ máy A, các bạn cần cài đặt một ứng dụng để có thể sử dụng tính năng Remote Desktop, bạn có thể tải về một ứng dụng Microsoft Remote Desktop chính chủ trên Store.

Thứ ba: Bạn hãy tiến hành xem địa chỉ IP của máy B:

Đầu tiên, bạn hãy truy cập Command Prompt bằng quyền Admin.

Sau đó, bạn nhập vào lệnh ipconfig rồi nhấn Enter và IP của máy tính nằm ở dòng IPv4 Address với cấu trúc là 192.168.x.x.

Thực hiện kết nối và sử dụng Remote Desktop win 10

Bước 1: Từ máy A, các bạn bấm phím Windows rồi nhập Remote Desktop vào ở ô tìm kiếm. Sau đó bạn nhấn chọn và mở ứng dụng Remote Desktop mà bạn vừa cài đặt từ Store.

Bước 2: Từ giao diện chính vừa được hiển thị, bạn bấm vào nút Add. Sau đó, hãy nhập địa chỉ IP của máy B vào rồi bấm Connect để thực hiện kết nối.

Bước 3: Nếu trường hợp máy tính B có cài đặt mật khẩu, như vậy bạn sẽ phải nhập mật khẩu vào. Nếu các bạn muốn tiện lợi cho các lần sau thì bạn có thể tích vào mục Remember your credentials để được ghi nhớ mật khẩu..

Bước 4: Đến đây sẽ có một cảnh báo hiện ra, bạn hãy bấm Yes hoặc Connect anyway để xác nhận các bạn muốn kết nối và sử dụng Remote Desktop.

Như vậy là đã hoàn thành, lúc này máy tính B sẽ tạm tắt đi và giao diện màn hình của nó sẽ được hiển thị trên máy tính A, kèm theo đó sẽ là dãy IP của máy B để các bạn có thể tiện theo dõi. Khi đã kết nối thành công thì bạn có được toàn quyền sử dụng như bình thường.

Xem thêm: lỗi invalid partition table

Với những chia sẻ trên của Hệ thống sửa chữa laptop Đà Nẵng uy tín giá rẻ tại Techcare về Remote Desktop win 10 sẽ giúp ích cho các bạn. Vì Remote Desktop win 10 là một tính năng rất tuyệt vời để các bạn có thể quản lý được nhiều máy tính cùng một lúc, bạn cũng không phải cài thêm nhiều phần mềm phức tạp trên máy.

Phần mềm Remote Desktop là một công cụ quan trọng đối với nhiều cá nhân và doanh nghiệp, mang đến cho người dùng khả năng truy cập máy tính từ bất kỳ vị trí nào. Mặc dù có nhiều ứng dụng của bên thứ ba có sẵn cho Windows 10, nhưng bạn cũng có thể kích hoạt công cụ này trong Settings.

Dưới đây hướng dẫn cách thiết lập quyền truy cập từ xa trên Windows 10. Microsoft Remote Desktop hỗ trợ các kết nối từ xa trên macOS, Linux, iOS, Android hoặc máy tính khác chạy Windows.

Cách kích hoạt và sử dụng tính năng điều khiển máy tính từ xa trên Windows 10

Mặc dù chức năng Remote Desktop được tích hợp Windows 10 nhưng các kết nối từ xa chỉ có thể được thực hiện trên một máy tính chạy Windows 10 Professional hoặc Enterprise. Điều này cũng áp dụng cho các phiên bản trước của Windows.

Phiên bản Windows 10 Home không dùng được tính năng Remote Desktop

Bước 1: Kích hoạt quyền truy cập từ xa trên máy tính chủ

Trước tiên cần thiết lập máy tính bạn muốn truy cập từ xa để chấp nhận kết nối từ các thiết bị khác. Các kết nối từ xa bị tắt theo mặc định nên phải thay đổi tùy chọn này trong Settings.

Bạn sẽ tìm thấy các tùy chọn cho Remote Desktop trong mục System cho phép bật hoặc tắt quyền truy cập cũng như điều chỉnh các cài đặt khác. Bạn cũng nên ghi chú tên PC của mình để thiết lập các kết nối từ xa.

Bước 2: Thêm người dùng vào danh sách trắng cho các kết nối từ xa

Nếu muốn phê duyệt quyền truy cập cho những người dùng khác, bạn phải thêm họ vào danh sách trắng dưới phần User Accounts trong cài đặt Remote Desktop.

Nhấn vào Select users that can remotely access this PC dưới phần User Accounts. Tiếp theo, chọn Add để bắt đầu thêm người dùng vào danh sách trắng. Sau đó nhấn Advanced --> Find Now. Một danh sách tất cả người dùng sẽ hiện ra. Chỉ cần nhấp đúp vào tên để thêm họ vào danh sách trắng của bạn.

Bước 3: Cung cấp quyền truy cập vào tệp cục bộ

Bước này sẽ cho phép người dùng từ xa truy cập dữ liệu của bạn giúp dễ dàng tải xuống hoặc in các tệp từ một vị trí khác. Cài đặt này không có trong Remote Desktop, vì vậy rất dễ bỏ qua nếu bạn tự thiết lập các kết nối máy tính từ xa.

Quyền truy cập vào các tệp cục bộ bị tắt theo mặc định nên bạn cần phải thay đổi cài đặt này thông qua ứng dụng Remote Desktop Connection. Chương trình này tách biệt với Remote Desktop và có sẵn trên cả phiên bản Home và Professional của Windows 10. Chỉ cần nhập “Remote Desktop Connection" vào thanh tìm kiếm ở góc dưới bên trái để tìm ứng dụng.

Sau khi mở Remote Desktop Connection, nhấn Show Options, chọn tab Local Resources. Phần này cung cấp các tùy chọn cho máy in, bảng ghi [để sao chép và dán], trình phát âm thanh và các chức năng quan trọng khác.

Bên dưới mục Local devices and resources, nhấn vào More để điều chỉnh các quyền truy cập khác. Trong danh sách bao gồm cổng, ổ đĩa, thiết bị quay video và thiết bị Plug and Play. Tick vào ô bên cạnh bất kỳ ổ đĩa nào bạn muốn cho phép người dùng từ xa truy cập.

Bước 4: Truy cập thiết bị của bạn từ xa

Sau khi đã thiết lập máy tính của mình để truy cập từ xa, bạn có thể tạo kết nối từ một thiết bị khác. Nếu thiết bị từ xa là một máy tính khác chạy Windows 10 bạn phải tải xuống ứng dụng Microsoft Remote Desktop từ Microsoft Store để thực hiện truy cập.

Trong ứng dụng Microsoft Remote Desktop, bạn có kết nối từ xa với máy tính bằng cách nhấn vào nút Add ở góc trên bên phải. Bạn cũng sẽ có tùy chọn để thêm các tài nguyên từ xa như ứng dụng và desktop nếu đang làm việc cho một nhóm hoặc tổ chức.

Để bắt đầu kết nối, bạn phải nhập tên hoặc địa chỉ IP của máy tính cần kết nối. Thiết bị mà bạn kết nối sẽ yêu cầu thông tin đăng nhập trước khi cung cấp quyền truy cập. Ngoài ra, bạn có thể thêm thông tin tài khoản người dùng thông qua ứng dụng Remote Desktop để tránh phải đăng nhập mỗi khi kết nối.

Tổng kết

Phần mềm Remote Desktop của bên thứ ba có thể hữu ích cho nhóm và các doanh nghiệp. Nhưng công cụ Remote Desktop của Microsoft cung cấp quá đủ tính năng cho nhiều người dùng. Sau khi bật Remote Desktop trong Settings của Windows 10, bạn có thể truy cập máy tính của mình từ xa bằng cách thiết bị PC, Mac, iOS hoặc Android.

Bạn có thể truy cập máy tính Windows của mình bất kể thiết bị đang sử dụng. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn cần sử dụng các công cụ chỉ dành cho Windows từ hệ điều hành khác. Ngoài ra, Windows cũng cung cấp các tính năng điều khiển máy tính từ xa tiện lợi như chuyển tệp tin, phím tắt trên thiết bị di động và dễ dàng in ra máy in cục bộ.

Video liên quan

Chủ Đề