Đi xe máy bánh nhỏ có bị phạt không

Hiện nay, có xuất hiện các chủ sở hữu xe thực hiện các hành vi thay đổi kết cấu xe xe mà không được sự đồng ý hay cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Nếu người có hành vi tự ý thay đổi kết cấu của xe thì bị xử lý như thế nào? Công ty TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật hành chính

Phương tiện giao thông như xe máy, ô tô.. lắp ráp, cải tạo, sản xuất theo một quy trình và một chuẩn mực nhất định, được thông qua dưới sự phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay có nhiều cá nhân tự ý thay đổi kết cấu, kích thước, màu sơn...mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền. Đây là các hành vi vi phạm pháp luật mà nếu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm nãy thì cá nhân đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luâth hành chính.

Tuy nhiên, không phải người nào cũng nắm rõ các quy định pháp luật về vấn đề thay đổi kết cấu của xe nên ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực hành chính, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về xử phạt hành chính về hành vi thay đổi kết cấu xe

>> ''Gửi yêu cầu tư vấn''

Để được luật sư hỗ trợ ngay

Câu hỏi: Cho tôi hỏi về luật giao thông đường bộ về thay đổi kết cấu xe như sau : tình hình là tôi đang sử dụng phương tiện đi lại hàng ngày là moto 2 bánh yamaha exciter 135cc vành đúc ( bánh mâm ) zin của hãng yamaha sau một thời gian sử dụng nay đã thay lại vành nang ( bánh căm) thì bị lực lượng cảnh sát giao thông bắt lỗi vi phạm là THAY ĐỔI KẾT CẤU XE và phạt hành chính 1.150.000 vnđ

Vậy xin hỏi luật sư việc thay đổi từ vành đúc ( bánh mâm ) của nhà sản xuất sang vành nang ( bánh căm) cho xe moto có phải vi phạm luật giao thông hay không mức phạt như vậy có đúng với quy định hay không?

Nhờ luật sư giải đáp giúp.Chân thành cảm ơn !

Trả lời: cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 55 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).

4. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.

5. Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.

6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.”

Như vậy theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 nêu trên thì chủ phương tiện không được thay đổi kết cấu tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 46/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;..”

Việc bạn tự ý thay đổi vành đúc (bánh mâm) sang vành nan (bánh căm) thuộc vào trường hợp tự ý thay đổi khung của xe, do đó việc xử phạt của cảnh sát giao thông là đúng pháp luật.

Về mức phạt quy định tại điểm này đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô là từ 800.000 nghìn đến 1.000.000 đồng, như vậy mức phạt ở đây là cao hơn so với quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về việc xử phạt hành chính do thay đổi kết cấu xe. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn dân sự trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Mâm xe hay còn gọi là lazang hay vành bánh xe – là bộ phận kết nối trục xe và lốp xe. Việc thay đổi mâm xe giúp tăng tính thẩm mỹ và khả năng vận hành xe. Tuy nhiên, việc thay đổi lazang cho xe khác với kết cấu ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn cho chủ xe. Vậy thay đổi mâm xe máy có bị phạt không? Cùng Unitools (bộ lục giác) tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé. 

Mâm xe là gì? Lý do nào bạn muốn thay đổi mâm xe?

Mâm xe hay còn gọi là lazang hay vành bánh xe – là bộ phận kết nối trục xe và lốp xe. Có công dụng giữ cho lốp xe cố định tại một vị trí khi xe lăn bánh. Mỗi dòng xe có những thiết kế; kích thước và được gắn vào trục bánh bởi 4,5 thậm chí 7 lỗ; hoặc thậm chí là 10 lỗ đối với các xe cỡ lớn để tăng khả năng chịu tải.

Lý do nào bạn muốn thay đổi mâm xe?

Thay đổi mâm xe hay còn gọi là độ mâm (ô tô, xe máy) là sở thích đa phần của giới trẻ. Bởi thay đổi mâm xe tùy theo sở thích người dùng. Không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn khẳng định độ chịu chơi; tạo điểm nhấn cũng như mang phong cách riêng cho người dùng. Không chỉ là xe máy, việc độ mâm cho xe ô tô cũng diễn ra phổ biến hiện nay. 

Khả năng vận hành xe sẽ như thế nào sau khi độ mâm. Ngoài việc khiến xe trông thể thao, bắt mắt hơn; bộ mâm lớn hơn, lớp mỏng hơn còn thay đổi đáng kể tính năng vận hành của chiếc xe. Tuy nhiên, nếu thay đổi kích thước mâm và lốp; mà không đảm bảo đường kính ngoài của bánh xe như nguyên bản thì hại sẽ nhiều hơn lợi.

Thay đổi mâm xe máy có bị phạt không?

Đi xe máy bánh nhỏ có bị phạt không

Khoản 3 điều 33 nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010; của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực giao thông đường bộ được sửa đổi; bổ sung tại Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/09/3012 của Chính phủ quy định:

Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô; xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau: 

Tự ý đục lại số khung, số máy 

Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe. 

Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước của xe.

Như vậy, việc thay đổi mâm xe máy dẫn đến việc thay đổi cấu trúc xe như vành xe, kích thước → Lỗi này cũng phụ thuộc vào lỗi thay đổi khung xe máy. 

Những rắc rối chủ xe gặp phải nếu tự ý thay đổi mâm xe?

Bị phạt tiền

Vấn đề này là chắc chắn vì Unitools đã đề cập ở nội dung phần 2. Để tránh việc bị phạt tiền bạn nên tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. 

Không được bảo hiểm bồi thường.

Bảo hiểm về vật chất tự nguyện có thể sẽ không được áp dụng khi chủ xe tự ý thay đổi mâm xe. Căn cứ theo Luật kinh doanh bảo hiểm hiện nay; ”nếu đơn vị chưa xác định được nguyên nhân xảy ra tai nạn thì sẽ từ chối bảo hiểm”

Việc thay đổi kết cấu xe hợp pháp sẽ đảm bảo quyền lợi chủ phương tiện rất nhiều. 

Cụ thể: Nếu chủ xe không có giấy tờ thực hiện việc chuyển đổi số đăng kiểm; đồng nghĩa với việc không có giấy tờ; chứng từ cấp phép của bên đăng kiểm về việc thay đổi thông số mâm; vỏ thì đơn vị bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường.

Có thể bị từ chối đăng kiểm

Việc bảo hiểm có thể từ chối nhận bồi thường cũng là 1 trong những rắc rối lớn cho chủ phương tiện. Ngoài việc thay đổi mâm xe máy có bị phạt không? việc từ chối đăng kiểm cũng là rắc rối lớn cho chủ xe (đặc biệt là ô tô).

Thông số mâm lốp đã cho chúng ta biết về phạm vi kỹ thuật mâm lốp được thiết kế để sử dụng cho ô tô. Tuy nhiên, đơn vị thực hiện việc đăng kiểm sẽ chỉ dựa trên hồ sơ kỹ thuật ban đầu; mà hãng xe đã cung cấp trên giấy tờ để thực hiện việc đăng kiểm. Do đó, nếu chủ xe tự ý thay đổi mâm xe; mà không có hồ sơ khai báo kỹ thuật cả hãng thì sẽ bị từ chối đăng kiểm; không chấp nhận được đăng kiểm.

Hi vọng bài viết “Thay đổi mâm xe máy có bị phạt không” của Unitools mang lại nhiều thông tin tới bạn.