Đề thi môn văn lớp 10 học kì 2

Đề thi học kì 2 Văn 10 năm 2021 – 2022 gồm 3 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi học kì 2 lớp 10 sắp tới.

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 môn Vật lí 10, ma trận đề thi học kì 2 lớp 10, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 10, đề thi học kì 2 môn Toán 10. Vậy sau đây là 3 đề thi học kì 2 Văn 10, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

  • Đề thi môn văn lớp 10 học kì 2

  • Đề thi môn văn lớp 10 học kì 2

  • Đề thi môn văn lớp 10 học kì 2

  • Đề thi môn văn lớp 10 học kì 2

Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 10

Chủ đề \ Mức độ

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021 – 2022

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

1. Làm văn:

Xác định được phép tu từ trong câu thơ.

– Khái niệm một số phép tu từ: nhân hóa

– Nhận biết được phép tu từ qua ngữ liệu cụ thể.

Chỉ ra được các hình ảnh nhân hóa qua các ngữ liệu cụ thể.

Chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong những ngữ liệu cụ thể.

1,0

1,0

1,0

30%= 3 điểm

2. Làm văn:

Kỹ năng làm văn nghị luận

văn học: về tác phẩm thơ

Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm.

Hiểu, giải thích được ý nghĩa của các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.

Chỉ ra được ý nghĩa của bài thơ qua các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.

Đánh giá, liên hệ rút ra bài học cho bản thân

0,5

1,5

4,0

1,0

70%=

7điểm

1,0= 1,0%

3,0 = 30%

5,0 = 50%

1,0 = 10%

100%=

10điểm

Đề thi học kì 2 Văn 10

Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu câu hỏi bên dưới:

Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện?

Câu 2: Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt nội dung gì? Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống?

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

Phần I. Đọc hiểu

Câu

Nội dung

Điểm

1

Câu 1: Câu chuyện kể về hành trình của hòn sỏi từ đảng đá khổng lồ, gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập trở thành hòn sỏi láng mịn.

1.0

2

– Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.

– Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.

1.0

1.0

Phần II: Làm văn (7 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết làm một bài văn nghị luận có bố cục ba phần.

– Luận điểm, luận cứ, luận chứng sáng rõ.

– Không mắc lỗi về diễn đạt chính tả; từ ngữ, ngữ pháp chuẩn xác; hành văn trong sáng, mạch lạc

– Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận trong phân tích, cảm thụ tác phẩm.

– Khuyến khích những bài viết sáng tạo thể hiện được cảm nghĩ sâu sắc riêng của cá nhân.

2.Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo những ý cơ bản sau:

– Nêu yêu cầu nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên và nhân vật Thúy Kiều

– Kiều là người chu đáo, vị tha, biết nghĩ cho người khác nhiều hơn là cho mình:

+ Nghĩ và thương cho Kim Trọng nên nhờ em “thay lời nước non”. Hành động này khẳng định Thúy Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết.

+ Đặt mình vào địa vị Thúy Vân để cảm nhận được sự hi sinh lớn lao của em. Kiều lạy em là lạy sự hi sinh cao cả ấy.

– Thủy chung son sắt trong tình yêu: Trao duyên cho em nhưng chẳng thể trao tình.

+ Khi trao kỉ vật, Kiều không đành lòng trao tất cả lại cho em.

+ Không sao quên được mối tình đầu, nàng muốn được trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử sau khi chết, muốn được sống mãi với tình yêu của mình.

– Giàu đức hi sinh: Kiều chấp nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh:

+ Kiều hi sinh tình yêu của mình để trọn đạo làm con.

+ Kiều hi sinh tình yêu của mình vì hạnh phúc của người yêu: Sau khi trao duyên cho em, Kiều trở lại với thực tại đau đớn xót xa. Kiều nhận tất cả mọi lỗi về mình (thiếp đã phụ chàng) để mang mặc cảm đắc tội với chàng Kim.

– Đánh giá chung:

+ Nguyễn Du đồng cảm và ca ngợi lòng vị tha, đức hi sinh của Thúy Kiều. Đoạn thơ làm hiện ra một nàng Kiều đa cảm, giàu lòng yêu thương, một nàng Kiều khổ đau mà cao quý, luôn biết nghĩ, biết lo và thương cho người khác nhiều hơn cho mình. Thúy Kiều tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương, âm thầm chịu đựng, hi sinh bao đời.

+ Nghệ thuật đặc sắc: Nguyễn Du đã thể hiện năng lực thấu hiểu con người và đã miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật thông qua lời đối thoại, độc thoại.

VI. CÁCH CHO ĐIỂM( Câu 2)

Điểm 7: + Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạch, trong sáng.

+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ

Điểm 5-6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.

Điểm 4-5: Đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

Điểm 2-3: Đáp ứng được vài ý trên, diễn đạt lộn xộn, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ

Điểm: 0-1: Bài làm quá sơ sài

…………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Văn 10

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục, Lớp 10

TOP 5 đề thi học kì 2 Văn 10 năm 2021 - 2022 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận 4 mức độ kèm theo. Qua đó giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình.

Với 5 đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn 10 còn giúp các em học sinh lớp 10 ôn luyện giải đề thật nhuần nhuyễn, để ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 10 như: đề thi học kì 2 lớp 10 môn GDCD, đề thi học kì 2 lớp 10 môn Địa lí, đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 10, đề thi học kì 2 Toán 10, đề thi học kì 2 Sinh học 10, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 10. Vậy mời thầy cô và các em tải 5 đề thi học kì 2 Văn 10 tại đây.

Bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 năm 2021 - 2022

Chủ đề \ Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

1. Làm văn:

Xác định được phép tu từ trong câu thơ.

- Khái niệm một số phép tu từ: nhân hóa

- Nhận biết được phép tu từ qua ngữ liệu cụ thể.

Chỉ ra được các hình ảnh nhân hóa qua các ngữ liệu cụ thể.

Chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong những ngữ liệu cụ thể.

1,0

1,0

1,0

30%= 3 điểm

2. Làm văn:

Kỹ năng làm văn nghị luận

văn học: về tác phẩm thơ

Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm.

Hiểu, giải thích được ý nghĩa của các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.

Chỉ ra được ý nghĩa của bài thơ qua các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.

Đánh giá, liên hệ rút ra bài học cho bản thân

0,5

1,5

4,0

1,0

70%=

7điểm

1,0= 1,0%

3,0 = 30%

5,0 = 50%

1,0 = 10%

100%=

10điểm

Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu câu hỏi bên dưới:

Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện?

Câu 2: Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt nội dung gì? Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống?

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

Phần I. Đọc hiểu

Câu

Nội dung

Điểm

1

Câu 1: Câu chuyện kể về hành trình của hòn sỏi từ đảng đá khổng lồ, gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập trở thành hòn sỏi láng mịn.

1.0

2

- Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.

- Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.

1.0

1.0

Phần II: Làm văn (7 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết làm một bài văn nghị luận có bố cục ba phần.

- Luận điểm, luận cứ, luận chứng sáng rõ.

- Không mắc lỗi về diễn đạt chính tả; từ ngữ, ngữ pháp chuẩn xác; hành văn trong sáng, mạch lạc

- Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận trong phân tích, cảm thụ tác phẩm.

- Khuyến khích những bài viết sáng tạo thể hiện được cảm nghĩ sâu sắc riêng của cá nhân.

2.Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo những ý cơ bản sau:

- Nêu yêu cầu nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên và nhân vật Thúy Kiều

- Kiều là người chu đáo, vị tha, biết nghĩ cho người khác nhiều hơn là cho mình:

+ Nghĩ và thương cho Kim Trọng nên nhờ em “thay lời nước non”. Hành động này khẳng định Thúy Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết.

+ Đặt mình vào địa vị Thúy Vân để cảm nhận được sự hi sinh lớn lao của em. Kiều lạy em là lạy sự hi sinh cao cả ấy.

- Thủy chung son sắt trong tình yêu: Trao duyên cho em nhưng chẳng thể trao tình.

+ Khi trao kỉ vật, Kiều không đành lòng trao tất cả lại cho em.

+ Không sao quên được mối tình đầu, nàng muốn được trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử sau khi chết, muốn được sống mãi với tình yêu của mình.

- Giàu đức hi sinh: Kiều chấp nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh:

+ Kiều hi sinh tình yêu của mình để trọn đạo làm con.

+ Kiều hi sinh tình yêu của mình vì hạnh phúc của người yêu: Sau khi trao duyên cho em, Kiều trở lại với thực tại đau đớn xót xa. Kiều nhận tất cả mọi lỗi về mình (thiếp đã phụ chàng) để mang mặc cảm đắc tội với chàng Kim.

- Đánh giá chung:

+ Nguyễn Du đồng cảm và ca ngợi lòng vị tha, đức hi sinh của Thúy Kiều. Đoạn thơ làm hiện ra một nàng Kiều đa cảm, giàu lòng yêu thương, một nàng Kiều khổ đau mà cao quý, luôn biết nghĩ, biết lo và thương cho người khác nhiều hơn cho mình. Thúy Kiều tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương, âm thầm chịu đựng, hi sinh bao đời.

+ Nghệ thuật đặc sắc: Nguyễn Du đã thể hiện năng lực thấu hiểu con người và đã miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật thông qua lời đối thoại, độc thoại.

VI. CÁCH CHO ĐIỂM( Câu 2)

Điểm 7: + Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạch, trong sáng.

+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ

Điểm 5-6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.

Điểm 4-5: Đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

Điểm 2-3: Đáp ứng được vài ý trên, diễn đạt lộn xộn, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ

Điểm: 0-1: Bài làm quá sơ sài

Đề thi học kì 2 Văn 10 năm 2021 - 2022 - Đề 2

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :

Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu

(Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ?

Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ quan niệm về tình yêu của Nguyễn Du qua văn bản.

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: - Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền trăm năm.

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

- Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.

Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:

- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh

- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.

Câu 4:

Qua hành động của Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng để thề nguyền, Nguyễn Du thể hiện khá rõ quan niệm về tình yêu rất tiến bộ. Ông đã đặc tả cái không khí khẩn trương, gấp gáp, vội vã nhưng vẫn trang nghiêm, thiêng liêng của đêm thề ước. Ông trân trọng và ca ngợi tình yêu chân chính của đôi lứa. Đó là tình yêu vượt lên trên sự cương toả của lễ giáo phong kiến, của đạo đức Nho giáo theo quan niệm Nam nữ thụ thụ bất tương thân.

Phần II: Làm văn

1. Mở bài : “Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đang ngày càng được phát huy rực rỡ.

2. Thân bài :

- Giải thích các khái niệm : “tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của học trò đối với thầy ; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lí -> “tôn sư trọng đạo” là…

- Phân tích, chứng minh :

+ Vai trò của người thầy với sự thành công của người trò : Không thầy đố mày làm nên, người thầy là người dạy ta kiến thức, dạy ta đạo đức, lễ nghĩa… -> Chúng ta cần phải biết ơn và trân trọng công lao dạy dỗ của người thầy.

+ Chúng ta luôn tự hào với truyền thống, với phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy.

+ “Tôn sư trọng đạo” là biểu hiện của ý thức coi trọng học hành, coi trọng đạo lí làm người.

+ (Kết hợp đưa ra dẫn chứng)

- Truyền thống “tôn sư trọng đạo” được nối tiếp như thế nào hiện nay :

+ Hoàn cảnh, điều kiện sống có nhiều thay đổi : điều kiện học tập tốt hơn, đời sống vật chất tinh thần giàu mạnh hơn, giáo dục cũng được coi trọng.

+ Nhà nước ta vẫn luôn cố gắng phát huy giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy bằng hành động, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 là một ngày ý nghĩa để mỗi người nhớ và trân trọng công lao người thầy.

+ Tuy nhiên, có những học trò đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng chưa thực sự ý thức được vấn đề cần phải tôn kính, trân trọng giá trị cao đẹp của người thầy, giá trị của những bài giảng nhiệt huyết.

+ Làm thế nào để phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” : Lòng tôn kính thầy, coi trọng đạo lí phải xuất phát từ cái tâm trong lòng.

3. Kết bài : Khẳng định tính đúng đắn của câu nói và bài học bản thân.

................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Văn 10